Trang chủChính trịNgoại giaoBiến đổi khí hậu và câu chuyện ứng phó từ Việt Nam

Biến đổi khí hậu và câu chuyện ứng phó từ Việt Nam


 

Biến đổi khí hậu làm gia tăng các quá trình thoái hóa đất, tăng diện tích nhiễm mặn gây giảm sút sản lượng lúa và nhiều hậu quả khác về môi trường; làm suy giảm đa dạng sinh học vùng ven bờ. Ảnh minh họa
Biến đổi khí hậu làm gia tăng các quá trình thoái hóa đất, tăng diện tích nhiễm mặn gây giảm sút sản lượng lúa và nhiều hậu quả khác về môi trường; làm suy giảm đa dạng sinh học vùng ven bờ. Ảnh minh họa

Nhiều tổ chức quốc tế đều có chung nhận định, Việt Nam trên thực tế là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu. Theo đó biến đổi khí hậu sẽ là một trong các tác nhân làm giảm tăng trưởng của Việt Nam. Nếu không có các giải pháp thích ứng hiệu quả, nhiệt độ tăng 1,0℃ và 1,5℃ có thể gây tổn thất lần lượt khoảng 1,8% GDP và 4,5% GDP; thiệt hại kinh tế khoảng 4,3 tỷ USD trong 10 năm tới. Nếu nước biển dâng và nhiệt độ tăng lên theo kịch bản xấu nhất, ước tính đến năm 2050, Việt Nam có khoảng 3,1 triệu người phải di cư nội địa.

 

Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Phạm Văn Tấn (Bộ Tài nguyên và Môi trường):

Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 nhấn mạnh, ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt; người dân và doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm và là chủ thể thực hiện. Quá trình này cần sự nỗ lực liên tục, kiên định, thống nhất trong nhận thức và hành động”.

Khu vực ven biển Việt Nam là nơi chịu tác động nghiêm trọng của nước biển dâng và các hiểm họa liên quan đến khí hậu như bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụt và sạt lở đất. Nếu mực nước biển dâng sẽ làm gia tăng nguy cơ ngập khu vực ven biển. Biến đổi khí hậu làm gia tăng các quá trình thoái hóa đất, tăng diện tích nhiễm mặn gây giảm sút sản lượng lúa và nhiều hậu quả khác về môi trường; làm suy giảm đa dạng sinh học vùng ven bờ, thay đổi hệ sinh thái của các vùng thấp; thu hẹp diện tích rừng và thảm thực vật tự nhiên.

Xét theo các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực chịu tổn thất lớn nhất, tiếp đến là đồng bằng sông Hồng. Khoảng 1,1 triệu tấn thủy sản nuôi trồng, tương đương 935 triệu USD có nguy cơ bị tổn thất do lũ lụt hàng năm. Hầu hết các khu công nghiệp ven biển bị ngập. Ước tính có tới 35% các công trình xây dựng ở các khu vực ven biển bị xói mòn; 42% khách sạn ven biển nằm gần khu vực sạt lở; và 2/3 hệ thống đê (khoảng trên 2.659 km) có thể sẽ không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn.

Ngoài những thiệt hại về kinh tế xác định được, Việt Nam còn có nguy cơ cao chịu thiệt hại phi kinh tế như thiệt hại về người và suy giảm sức khỏe người dân, cộng đồng hoặc chi phí cơ hội khi khu kinh tế bị di dời, mất đất do xói lở, mất di sản văn hóa và kiến thức địa phương, mất đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái.​​​​​​​

Tình hình diễn tiến với những kịch bản như trên cho thấy cần phải có các giải pháp quyết liệt để ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó cần có cách thức mới để người dân thấy được biến đổi khí hậu là nguyên nhân tác động tới sức khỏe và ảnh hưởng tới hệ sinh thái, con người gắn bó với hệ sinh thái và phải chống chịu, thích ứng. Từ đó có những giải pháp phù hợp, biến những thách thức của biến đổi khí hậu thành những cơ hội để chủ động giảm thiểu và thích ứng dựa trên nguyên tắc giải quyết hài hòa, tính hiệu quả, phù hợp với diễn thế của thiên nhiên được đặt lên hàng đầu.

Đặc biệt, cần có những tính toán đầy đủ và phương án qui hoạch phù hợp đối với hoạt động sản xuất các ngành, lĩnh vực, phân bố dân cư và chuyển đổi phát triển kinh tế theo cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ phù hợp cũng như có những giải pháp cho từng ngành, lĩnh vực và từng vùng đối với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu xét trong bối cảnh mới.

 

TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu

Điều cấp bách nhất là mỗi người và mỗi gia đình cần nâng cao năng lực chống chịu thiên tai và khí hậu cực đoan. Người ta vẫn thường nói “nước nổi thì bèo nổi”, người Việt Nam thấy nước lên thì kê cao đồ đạc, be bờ. Nhưng đó là những thích ứng tự phát mang tính “nước đến chân mới nhảy”. Hầu hết những thích ứng tự phát của người Việt sẽ không có hiệu quả lâu dài. Chúng ta phải biến nó thành thích ứng có chiến lược, có quy hoạch và dài hạn mới giải quyết triệt để vấn đề. Vì vậy vai trò của chính quyền địa phương ở các cấp khác nhau trong việc thích ứng rất quan trọng, cần phải định hướng quá trình đó chứ không nên để người dân thích ứng tự phát. Nhà nước có vai trò định hướng chính sách và hoạch định con đường nhưng thực hiện phải là toàn dân, từng người một. Vì thế, phải thay đổi cả nhận thức và hành động của người dân – đó mới là điều cốt lõi để tạo ra những thành quả cụ thể”.

Trong bối cảnh toàn cầu chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế, nắm bắt cơ hội để có những chuyển giao về khoa học công nghệ thế hệ mới, đầu tư tài chính và kinh nghiệm quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo các chuyên gia, phát triển xanh ở Việt Nam là giải pháp thích ứng hữu hiệu với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Phát triển xanh ở Việt Nam cũng không ngoài các triết lý chung của thế giới, theo đó đây là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Các đặc trưng chủ yếu của phát triển xanh ở thế giới cũng như ở Việt Nam cũng đều có 4 đặc trưng. Một là giảm thiểu khí thải nhà kính với việc nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng năng lượng từ nguyên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ và khí đốt).

Hai là tăng cường sử dụng năng lượng xanh với việc đầu tư vào nghiên cứu phát triển những nguồn năng lượng xanh, thân thiện với môi trường.

Ba là chú trọng tiết kiệm năng lượng và nước bởi đây đều là các nguồn tài nguyên quý giá, đặc biệt là nước.

Bốn là tích cực bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái. Những hệ sinh thái này rất quan trọng cho sự tồn tại của các loại sinh vật, giữ gìn sự đa dạng sinh học, giữ carbon trong đất và giảm thiểu sự biến đổi khí hậu.

Ngày 26/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 896/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 nhằm chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ dễ bị tổn thương, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu.

 

 

 

 



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/bien-doi-khi-hau-va-cau-chuyen-ung-pho-tu-viet-nam.html

Cùng chủ đề

Lindström khai trương trung tâm dịch vụ đầu tiên tại Việt Nam

Lindström - công ty dịch vụ dệt may từ Phần Lan - khai trương trung tâm dịch vụ đầu tiên tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, triển khai mô hình cho thuê đồng phục lao động dựa trên kinh tế tuần hoàn. Với mô hình kinh doanh trọng tâm là kinh tế tuần hoàn, Lindström tập trung vào việc tối ưu vòng đời sản phẩm một cách hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên. Với một khoản phí...

Bạc Liêu chốt hạn hoàn thành dự án nâng cấp đê biển Đông trong 60 ngày

Dự án nâng cấp đê biển Đông còn khoảng 2km vướng mặt bằng, đang tạm dừng thi công. Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ với nhà thầu, có biện pháp bảo vệ thi công, hoàn thành trong 60 ngày. ...

Giải cứu các sông băng đang biến mất là vấn đề sống còn của nhân loại

Toàn bộ 19 vùng sông băng trên thế giới vào năm 2024 đã trải qua đợt hao hụt năm thứ ba liên tiếp, buộc Liên Hiệp Quốc phải cảnh báo rằng nỗ lực giải cứu sông băng hiện trở thành vấn đề sống...

Brazil dự kiến rót 125 tỷ USD vào quỹ bảo vệ rừng

Brazil dự kiến ra mắt một quỹ trị giá 125 tỷ USD để bảo vệ rừng nhiệt đới. Đây là một phần trong chiến lược toàn diện của Brazil. Một phần trong chiến lược toàn diện của Brazil Brazil dự kiến ra mắt một quỹ trị giá 125 tỷ USD để bảo vệ rừng nhiệt đới khi nước này tổ chức hội nghị COP30 (một phần trong chuỗi các cuộc họp hàng năm của Liên Hợp Quốc...

Làm mát tòa nhà mang lại lợi ích lớn về môi trường và sức khỏe cộng đồng

Việc làm mát tòa nhà là một yếu tố quan trọng trong thiết kế và vận hành các tòa nhà, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự gia tăng nhiệt độ đô thị. Các giải pháp làm mát tòa nhà không chỉ giúp tăng cường sự thoải mái cho người dân mà còn có những tác động tích cực đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Chiến lược năng lượng để giảm thiểu biến đổi khí hậu ở khu vực đô thị

Tính đến tháng 12/2023, Việt Nam có tổng số 902 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 36 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 95 đô thị loại IV, 702 đô thị loại V. Khu vực đô thị là nơi cư trú của khoảng hơn 41 triệu người hiện là khu vực động lực chính cho tăng trưởng cả nước với việc đóng góp tới 70%...

Giá cà phê sụt giảm mạnh bởi lý do không phải cung-cầu, robusta còn giảm, cơn sốt “lạ” ở Australia?

Thị trường robusta chịu áp lực lớn khi các nhà xuất khẩu bán mạnh trước lo ngại giá còn có thể giảm thêm. Theo dự đoán, giá cà phê có thể tiếp tục giảm nhẹ trong ngắn hạn do áp lực nguồn cung vẫn còn lớn. Dự báo mới nhất cho thấy, giá robusta có thể giảm thêm khoảng 100-150 USD/tấn nếu lực mua không sớm quay trở lại.

Yếu tố tạo đột phá trong phát triển bền vững ở Việt Nam

Kể từ COP26 (năm 2021), Nhóm G7 đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên, với mong muốn các bên đều sớm đạt thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi năng lượng công bằng, bền vững.

Tăng trưởng xanh là trách nhiệm của tất cả mọi người

Chiều 15/9, thông tin về kết quả của Diễn đàn Kinh tế Hồ Chí Minh lần thứ 4 (HEF 2023), Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan khẳng định, việc triển khai chiến lược tăng trưởng xanh là việc lớn, là trách nhiệm của tất cả mọi người, từ Chính phủ cho đến các địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư...không ai đứng ngoài cuộc.

Phát triển công trình xanh là xu hướng tất yếu

Ngày 26/9, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội (TP Hà Nội) đồng chủ trì tổ chức “Diễn đàn thúc đẩy phát triển tại Việt Nam: Kinh nghiệm và giải pháp”.

Cùng chuyên mục

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Thúc đẩy kinh tế tư nhân và bài học từ Mỹ (kỳ 1)

Mô hình America Inc. dưới thời chính quyền Trump 2.0 - coi chính phủ như một tập đoàn cần tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm - gồm 10 điểm nhấn chiến lược.

ASEAN chung tay khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan

Sáng 30/3, theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất xảy ra ngày 28/03 tại Myanmar và Thái Lan.

Tuyên bố không bận tâm nếu giá tăng sau ‘Ngày giải phóng’, ‘ván cược’ của Tổng thống Trump có đưa ngành sản xuất Mỹ...

Nhà Trắng đang chuẩn bị áp dụng mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng vào ngày 2/4, động thái vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo quốc tế và lo ngại về khả năng giá cả tăng đối với người tiêu dùng. Tổng thống Donald Trump tuyên bố không bận tâm.

Mới nhất

SABECO TÁI RA MẮT BIA LẠC VIỆT: TÔN VINH TINH THẦN VIỆT, VƯƠN TẦM THẾ GIỚI

Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) chính thức công bố diện mạo mới của Bia Lạc Việt, dòng sản phẩm từng được công nhận là “Bia Lager nhẹ ngon nhất Thế giới năm 2024 ”*. Theo đó, thiết kế bao bì mới của Bia Lạc Việt với những điểm...

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC Chính thức công bố mở Bến cảng số 4 Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại...

Ngày 15/4/2025, Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam đã ra Quyết định số 400/QĐ-CHHĐTVN  về việc công bố mở Bến cảng số 4, Bến sà lan, dịch vụ – Khu bến cảng Lạch Huyện, khu vực đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng để tiếp nhận tàu thuyền trong nước và nước ngoài ra, vào hoạt...

Ung thư đại tràng xuất hiện ở những người trẻ tuổi

Báo điện tử Dân Trí đưa tin về bài viết “Ung thư đại tràng xuất hiện ở những người trẻ tuổi” ngày 17/4/2024. Để cập nhật thông tin tới khách hàng, chúng tôi sẽ trích nội dung từ Báo Dân trí để cung cấp tới bạn đọc.Trích dẫn toàn bộ nội dung bài báo Ung thư đại trực tràng...

Tập đoàn Vietravel chính thức cất nóc dự án Huế Tourism Complex Plaza

Sự kiện diễn ra với sự tham dự của đại diện Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, các sở ban ngành địa phương, đối tác chiến lược, Ban Lãnh đạo Tập đoàn Vietravel cùng đại diện các cơ quan thông tấn báo chí, đánh dấu bước tiến vững chắc của Vietravel trong chiến lược phát triển hệ sinh...

Mới nhất