Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chính“Bí kíp” xây dựng thương hiệu thành công cho nông sản Việt

“Bí kíp” xây dựng thương hiệu thành công cho nông sản Việt





“Bí kíp” xây dựng thương hiệu thành công cho nông sản Việt







Là nước có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng có đến 80% sản lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu. Đây cũng là nguyên do dẫn tới giá trị nông sản Việt khi xuất khẩu chưa cao.


Điển hình có thể kể tới như cà phê. Việt Nam là cường quốc xuất khẩu cà phê lại chủ yếu xuất thô ở dạng nguyên liệu nên nhận diện thương hiệu không có. Điều đáng nói, doanh nghiệp nước ngoài khi nhập khẩu cà phê Việt về chế biến, đóng thương hiệu của họ bán ra thị trường có giá trị rất cao. Cụ thể là giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 5/2023 được ghi nhận là 2.229 USD/tấn (nghĩa là bán 1 ký cà phê nhân mang lại khoảng 2,3 USD) – tương đương với giá 1 ly cà phê ở các nước nhập khẩu. Điều đáng nói 1 ký cà phê nhân có thể pha được khoảng 50 ly và như vậy Việt Nam dù sản xuất ra cà phê nhưng phần thu về chỉ bằng 1/50 so với những người bán cà phê.


Hay với trái sầu riêng, nếu so sánh giữa giống sầu riêng RI6 của Việt Nam với giống Musang King của Thái Lan trồng tại Việt Nam sẽ có sự chênh lệch lớn khi giá RI6 chỉ bằng 1/8 so với của Thái Lan (sầu riêng giống Musang King đang được bán từ 500.000 – 800.000 đồng/kg còn sầu riêng RI6 của Việt Nam chỉ khoảng 100.000 đồng/ký).


“Bí kíp” xây dựng thương hiệu thành công cho nông sản Việt





Ngoài sầu riêng thì con tôm sú cũng là mặt hàng thu về hàng tỷ đô xuất khẩu mỗi năm nhưng cho tới nay, nông dân nuôi tôm ở Cà Mau, Bạc Liêu… vẫn khổ. Nói về câu chuyện này, ông Lê Văn Sử – Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết: Cà Mau có nhiều sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao. Tỉnh này cũng đã xây dựng được 27 nhãn hiệu đã được bảo hộ. Trong đó, có chứng nhận chỉ dẫn địa lý với tôm sú.


Tuy vậy theo ông Lê Văn Sử, dù tỉnh đã nhận gần 10 chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế với vùng nguyên liệu tôm sú nhưng như vậy vẫn chưa “thoả mãn” và chưa đạt mục tiêu vì người nông dân vẫn đang khổ. Lý do, việc mang tôm đi bán sang các thị trường nước ngoài hiện còn khó.





“Bí kíp” xây dựng thương hiệu thành công cho nông sản Việt





Bàn về câu chuyện xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt, GS.TS Võ Tòng Xuân thẳng thắn chỉ ra rằng: Sở dĩ nông thủy sản nói chung của Việt Nam chưa có thương hiệu bắt nguồn từ 3 bên.


Thứ nhất, Nhà nước cũng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc quảng bá thương hiệu cho nông sản Việt. So sánh với câu chuyện xây dựng thương hiệu của sầu riêng Musang King, GS.TS Võ Tòng Xuân dẫn chứng, lãnh đạo Malaysia đi đâu cũng quảng bá về giống sầu riêng Musang King ngon nhất thế giới, nhưng với Việt Nam, dù gạo ST25 đã được quốc tế xướng danh ngon nhất song người ngoài ít ai biết giống lúa nào ngon nhất của Việt Nam.


Thứ hai, cái khó còn đến từ chính doanh nghiệp. GS.TS Võ Tòng Xuân ví dụ với gạo ST25. Ông Hồ Quang Cua – “cha đẻ” của giống lúa này tới nay cũng chưa tổ chức được việc trồng trên diện tích rộng, nguyên liệu đồng nhất, bao bì tốt, đẹp…


Cuối cùng là người nông dân. Theo đó, doanh nghiệp muốn làm dự án lớn, trồng lúa trên diện tích 10.000 ha đất là không dễ khi đồng ruộng phân mảnh. Muốn tập hợp người nông dân lại rất khó bởi họ không muốn phá bờ thửa ruộng của mình.


Từ những khó khăn trên ông cho rằng, mọi người đều có trách nhiệm trong chuỗi thương hiệu bởi ngay cả người lái xe nếu không làm đúng cũng ảnh hưởng đến thương hiệu.





“Bí kíp” xây dựng thương hiệu thành công cho nông sản Việt





“Bí kíp” xây dựng thương hiệu từ các “ông lớn” đầu ngành





Năm 2022 xuất khẩu nông sản mang về 47 tỷ USD, chiếm 12,9% trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết trong việc xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt. Bởi chỉ khi có thương hiệu nông sản mới có giá trị và đem lại nguồn thu cho đất nước, doanh nghiệp và người dân tham gia chuỗi sản xuất này.


Tuy nhiên, ngoài vấn đề khó khăn trong xây dựng thương hiệu nông sản mà chuyên gia và các địa phương chỉ ra còn xuất phát từ sự phong phú của nhiều loại giống trong một loại nông sản tại Việt Nam. Về vấn đề này, ông Phan Văn Chinh – Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nêu ví dụ: Chỉ riêng gạo, Việt Nam đang có cả 100 loại giống. Nếu cứ xây dựng thương hiệu quốc gia cho cả 100 loại giống này, không biết chọn loại nào. Do đó việc lựa chọn xây dựng thương hiệu đối với loại hoa quả nào phải tính đến lợi thế cạnh tranh. Không phải cứ loại quả nào cũng mang ra làm thương hiệu. Bên cạnh đó, việc lựa chọn loại hoa quả nào để làm thương hiệu phải tính đến lợi thế cạnh tranh. Doanh nghiệp cần đặt chiến lược dài hơi, phát triển, nuôi dưỡng, đổi mới và cạnh tranh liên tục. Không thể xây xong bỏ đó và phải có khả năng tài chính để phát triển, nuôi dưỡng…


Có thể thấy được, dù xây dựng thương hiệu rất khó nhưng không có nghĩa Việt Nam không có những thương hiệu thành công. Hiện có thể kể tới những cái tên như Vina T&T, Thành Thành Công, Nutifood, Lộc Trời, Phúc Sinh… Theo đó, để có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường thì mỗi doanh nghiệp đều có những cách rất riêng. Dưới đây là câu chuyện xây dựng thương hiệu của một số doanh nghiệp đầu ngành đã và đang tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới trong những năm gần đây.


“Bí kíp” xây dựng thương hiệu thành công cho nông sản Việt





Vina T&T Group – Ghi điểm với đối tác bằng chất lượng





Chia sẻ câu chuyện của Vina T&T, ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng giám đốc doanh nghiệp này cho biết: Công ty đang xuất khẩu dừa tươi với sản lượng mỗi tháng từ 20 – 30 container. Tuy vậy, khởi đầu năm 2017 khi mang trái dừa đi chào hàng tại Mỹ, nhiều đối tác đã “chê” dừa Việt Nam nhạt, không ngọt. “Điều đối tác nói khiến tôi băn khoăn bởi tôi đã dùng thử trái dừa tươi Bến Tre và thấy rất ngọt, rất thanh. Chất lượng này hoàn toàn có thể cạnh tranh và chiếm lĩnh được thị trường quốc tế. Sau này tôi được biết, nhiều doanh nghiệp Việt mang trái dừa đi chào hàng nhưng lại đi cạnh tranh bằng giá, chứ không phải chào bán trái dừa ngon nhất của Việt Nam”- ông Tùng chia sẻ.


Ngoài dừa tươi, ông Tùng cũng nói đến câu chuyện của gạo ST25. Theo ông Tùng, thời điểm loại gạo này đoạt giải gạo ngon nhất thế giới, công ty đã mang container đầu tiên đi chào hàng tại Mỹ bằng cách phát miễn phí cho người dùng ở một số nhà thờ. Sau đó, khách hàng bắt đầu hỏi mua nhiều hơn. Đến container thứ 2, 3, nhiều thông tin nhiễu loạn xuất hiện khi nói gạo ST25 không đủ sản lượng để xuất khẩu, gạo bán đi nước ngoài là gạo giả…





“Bí kíp” xây dựng thương hiệu thành công cho nông sản Việt





Qua 2 câu chuyện trên ông Tùng đúc kết: Doanh nghiệp trong nước còn chưa đồng lòng vì mục tiêu chung mà vẫn còn cạnh tranh theo kiểu dìm hàng, mạnh ai nấy làm. Điều này hoàn toàn khác hẳn so với đất nước Thái Lan. Khi gạo Thái Lan đoạt giải ngon nhất thế giới, vua Thái Lan đã đích thân quảng bá, kêu gọi sử dụng và tuyên bố sẽ cung cấp khắp thế giới sản phẩm này.


Ngoài Thái Lan thì ở các quốc gia như Mỹ, hay New Zealand, để xây dựng thương hiệu cho trái táo, cherry, Chính phủ, bộ, ngành, doanh nghiệp, người dân đã cùng bắt tay làm. Theo đó, họ chọn những trái ngon nhất, thượng hạng nhất dành cho xuất khẩu, loại 2 mới dành cho tiêu thụ trong nước và dưới nữa mới dành cho chế biến. Từ đó, ông Tùng cho rằng, Việt Nam cần chọn lựa 1 – 2 nông sản đại diện cho quốc gia, kêu gọi sự đồng lòng của các tầng lớp, các bộ ngành để chung tay quảng bá. Không chỉ là trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hay Bộ Công Thương, mà nhiều bộ ngành khác cũng phải vào cuộc.





Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) – Phải bắt đầu từ chính thương hiệu của doanh nghiệp





Với TTC, ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch của TTC cho biết, việc xây dựng thương hiệu nông sản là cả một quá trình, từ sản phẩm, công nghệ, bao bì đến khí hậu, thổ nhưỡng… và đặc biệt là con người. Lấy dẫn chứng từ thành công trong xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nước dừa Cocoxim Betrimex, ông Đặng Văn Thành nói: Trước đây, khi tập đoàn chưa đầu tư nhà máy tại Bến Tre để làm sản phẩm này, nước dừa tại Việt Nam đa số chỉ sản xuất làm nước màu (nước màu kho cá, thịt, chế biến thực phẩm). Xuất phát từ đó, Thành Thành Công bắt tay vào đầu tư nhà máy sản xuất, chế biến đóng hộp nước dừa, sản phẩm của công ty được khách hàng nhận xét “có vị ngọt rất thanh”.





“Bí kíp” xây dựng thương hiệu thành công cho nông sản Việt





Cho đến nay, nhờ thế mạnh về thổ nhưỡng khí hậu, hộp nước dừa Việt ngọt thanh hơn và đã có cơ hội đi xa, đi nhanh hơn. Theo đó, 90% sản phẩm nước dừa trong dây chuyền sản xuất của Thành Thành Công được xuất khẩu. Doanh nghiệp còn làm cả sữa dừa phục vụ cho người dân Hồi giáo tại các nước, vốn không sử dụng sữa có nguồn gốc từ động vật.


Riêng về đường, khi Việt Nam gia nhập ATIGA, doanh nghiệp rất lo ngại, giới hạn hạn điền cùng nhiều vướng mắc khác. Nhưng cái gì cũng phải có giải pháp và Công ty CP Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS, trực thuộc Tập đoàn Thành Thành Công) đã quyết tâm nghiên cứu, phát triển, xây dựng theo mô hình phát triển bền vững từ trong nước rồi vươn ra thế giới. Đến nay, Thành Thành Công đã xuất khẩu những mặt hàng đặc trưng từ đường.


Đúc kết lại, ông Đặng Văn Thành khẳng định: Muốn xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt, phải bắt đầu tư trách nhiệm và tinh thần doanh nhân và phải bắt đầu từ thương hiệu cá nhân, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp.





Phúc Sinh Group – Gia tăng giá trị từ chế biến sâu





Ông Phan Minh Thông – Tổng giám đốc Phúc Sinh kể: Phúc Sinh thành lập từ năm 2001 khi ngành tiêu Việt Nam còn rất “bé nhỏ”. Khi đó, cả nước chỉ xuất khẩu được khoảng 60.000 tấn hạt tiêu và khi Phúc Sinh xuất sang thị trường Mỹ gặp phải rất nhiều vấn đề, đặc biệt về chất lượng. Điều đó giúp ban lãnh đạo công ty nhận ra rằng, một khi muốn bước chân ra thị trường thế giới, nếu không cải tiến chất lượng thì sẽ không đi tới đâu.





“Bí kíp” xây dựng thương hiệu thành công cho nông sản Việt





Chính vì thế, từ năm 2010, Phúc Sinh là 1 trong những công ty đầu tiên của Việt Nam theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững bắt đầu từ sản xuất hạt tiêu sạch, sau đó làm hạt tiêu tiệt trùng. Nhờ tuân thủ tuyệt đối tiêu chuẩn, Phúc Sinh thành công đưa hạt tiêu Việt Nam vào các thị trường khó tính hàng đầu như Mỹ, châu Âu và giờ đã có mặt tại 102 nước trên thế giới.


Theo ông Thông, dù mới chỉ phát triển khoảng 20 năm nhưng ngành tiêu của Việt Nam đã đi khắp thế giới, hơn cả Indonesia hay Brazil đã có lịch sử hàng trăm năm phát triển ngành tiêu. Ông Thông đặt câu hỏi: Nhờ đâu mà chúng ta có được thành quả như vậy? Nhờ nhập thô rồi chế biến sâu và xuất khẩu. Một năm, Việt Nam nhập một lượng khổng lồ hạt tiêu của Brazil, chế biến sâu và tái xuất. Nhờ vậy, giá trị hạt tiêu xuất khẩu mới tăng lên, mang lại giá trị lớn cho người nông dân cũng như các doanh nghiệp như Phúc Sinh.





Công ty CP Trà Rồng Vàng – Đầu tư có trọng điểm vào chế biến sâu





Bà Võ Thị Tam Dân – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Rồng Vàng cho biết: Với 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác, sản xuất và thương mại trà, việc được cấp quyền sử dụng thương hiệu “Trà B’Lao” như một bảo chứng cho sản phẩm trà của doanh nghiệp có chất lượng ổn định, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và đáp ứng được 3 tiêu chí: Sở hữu nguồn nguyên liệu ổn định, an toàn; sở hữu dây chuyền sản xuất tiêu chuẩn; sản phẩm có chất lượng theo tiêu chuẩn Vilas dưới sự kiểm tra định kỳ của các cơ quan chức năng.





“Bí kíp” xây dựng thương hiệu thành công cho nông sản Việt





Theo bà Võ Thị Tam Dân để xây dựng thương hiệu cho ngành trà Việt, đối với các đơn vị sản xuất tập trung nâng cao năng suất, chất lượng chè Việt thông qua chuyển đổi các giống trà cũ sang các giống mới. Đầu tư có trọng điểm vào công tác chế biến sâu, đặc biệt là các sản phẩm trà sau chế biến có chất lượng cao, mang lại giá trị kinh tế lớn để hình thành ngành công nghiệp chế biến chè tiên tiến tại Việt Nam. Đa dạng hóa sản phẩm trà chế biến bằng công nghệ tiên tiến. Các doanh nghiệp chế biến liên kết với nông dân từ xây dựng vùng nguyên liệu đến bao tiêu sản phẩm nhằm đảm bảo sự ổn định, đủ nguyên liệu trà tươi cho chế biến. Đồng thời các doanh nghiệp xuất khẩu trà cần chủ động thay đổi hình ảnh, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng. Đầu tư các công nghệ nhằm sản xuất các mặt hàng đạt tiêu chuẩn quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm.


Về phía các cấp chính quyền địa phương, cơ quan quản lý chuyên môn cần hỗ trợ, tạo điều kiện mang tính đồng bộ. Chẳng hạn, duy trì và thúc đẩy xuất khẩu và sản phẩm trà chế biến sâu vào các thị trường chủ lực; Hỗ trợ xúc tiến thương mại và thúc đẩy xuất khẩu và sản phẩm trà chế biến sâu đến thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, EU, Mỹ… Thêm vào đó, thúc đẩy các hộ trồng trà trên cả nước tham gia vào chuỗi cung ứng bền vững và chất lượng, đẩy mạnh mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.





Ông Phan Văn Chinh – Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu: Lồng ghép xây dựng thương hiệu với xúc tiến thương mại quốc gia





Theo chương trình Thủ tướng Chính phủ giao, từ năm 2019, tầm nhìn 2030, Bộ Công Thương phải phát triển thương hiệu thực phẩm với 9 mặt hàng như: Chè, cà phê, tiêu, hạt điều, rau quả, ngũ cốc, thủy sản, rau quả tươi, mật ong. Hiện Bộ Công Thương đang lồng ghép việc xây dựng thương hiệu vào các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với sự hỗ trợ của các ngành hàng.


“Bí kíp” xây dựng thương hiệu thành công cho nông sản ViệtBên cạnh đó, trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ là những lợi thế mà doanh nghiệp cần tận dụng. Và muốn tận dụng, quan trọng nhất là chúng ta phải xây dựng thương hiệu sản phẩm trong hệ sinh thái chế biến, vừa giúp tăng giá trị gia tăng và vượt qua rào cản để xuất hàng đi, bên cạnh đó cần đưa tinh thần xanh vào khi xây dựng và đánh giá sản phẩm để làm thương hiệu.


Bởi lẽ, để xuất khẩu lô trái cây tươi sang một nước thì chúng ta phải “xếp hàng” rất lâu, mất 5 – 7 năm mới được. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không thể đi đàm phán để đưa quả này quả kia vào thị trường nào đó, quan trọng là chính doanh nghiệp xây dựng thương hiệu ngay trong hệ sinh thái đó bằng chế biến sâu, một mặt giúp nâng giá trị gia tăng sản phẩm, mặt khác để “vượt qua rào cản” xuất hàng đi”.








Cấp bách xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Chọn sản phẩm có lợi thế cạnh tranh để xây dựng thương hiệu cho nông sản





Thực hiện: Thùy Dương – Hà Duyên



Hà Duyên – Ngọc Thùy





Nguồn

Cùng chủ đề

Phát hiện nhóm “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” có cả trẻ em ở Quảng Nam

(NLĐO) – Nhóm 9 người gồm 5 nữ, 3 nam và 1 trẻ em ở tỉnh Quảng Nam tụ tập sinh hoạt tôn giáo trái phép vừa bị phát hiện, xử lý. ...

Cùng nhiễm một loại hóa chất

37 học sinh Tuyên Quang trong vụ ngộ độc thuốc diệt chuột điều trị tại Hà Nội có nước tiểu dương tính với hóa chất fluoroacetate, một số trẻ bị tổn thương não, ảnh hưởng chức năng tim. ...

Xóa tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do thanh niên 30 tuổi cầm đầu

Công an vừa bắt quả tang và xử lý một tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do 1 nam thanh niên 30 tuổi làm trưởng nhóm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ngày 24/1, Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý vụ việc liên quan đến một tụ điểm sinh hoạt "Hội thánh Đức Chúa trời mẹ" trên địa bàn. Trước đó, khoảng 19h40 tối 21/1,...

Ngày Hải quan quốc tế năm 2025 gắn với nhiều mục tiêu

Chủ đề năm 2025 được Tổ chức Hải quan Thế giới lựa chọn là “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu: Hiệu quả, an ninh và thịnh vượng" Ngày 24/1, Tổng cục Hải quan thông tin, Tổ chức Hải quan Thế giới ra thông báo về ngày Hải quan quốc tế 26/1/2025 νới chủ đề: “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu Hiệu quả,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngày Hải quan quốc tế năm 2025 gắn với nhiều mục tiêu

Chủ đề năm 2025 được Tổ chức Hải quan Thế giới lựa chọn là “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu: Hiệu quả, an ninh và thịnh vượng" Ngày 24/1, Tổng cục Hải quan thông tin, Tổ chức Hải quan Thế giới ra thông báo về ngày Hải quan quốc tế 26/1/2025 νới chủ đề: “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu Hiệu quả,...

Tương lai của AI dưới thời Tổng thống Donald Trump

Là cường quốc về AI, nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump được dự báo sẽ triển khai những chính sách AI mới, tác động mạnh mẽ với thế giới. Điều chỉnh quy định AI Ngay sau khi quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một động thái mang tính biểu tượng liên quan đến tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Ông đã loại bỏ...

Giá cà phê trong nước ngày 24/1/2025 tăng cao nhất 2.200 đồng/kg

Cập nhật giá cà phê hôm nay 24/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 24/1/2025. Giá cà phê hôm nay 24/1/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn...

Giá USD đảo chiều giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay 24/01/2025: Đồng USD giảm sau lời kêu gọi giảm lãi suất của Trump khi thị trường chú ý đến thuế quan và các ngân hàng trung ương. Tỷ giá USD hôm nay 24/01/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 24/01, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước hiện là 24.332 đồng/USD, giảm 4 đồng so với phiên giao dịch ngày hôm qua. Cụ thể, tại ngân...

Kiểm tra đảm bảo điện khối truyền tải dịp Tết

Sáng ngày 24/1, đoàn công tác của Bộ Công Thương đã đến làm việc, kiểm tra công tác cấp điện dịp Tết Nguyên đán và mùa khô 2025 tại một số đơn vị truyền tải. ...

Bài đọc nhiều

Chứng khoán giảm sâu, VN-Index thủng mốc 1.250 điểm, QCG vẫn ngoại lệ

ANTD.VN - Cổ phiếu vốn hóa lớn đè nặng khiến VN-Index bị kéo lùi hơn 10 điểm phiên hôm nay, thủng mốc 1.250 điểm. Sau phiên giảm gần 10 điểm cuối tuần trước, thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch hôm nay trong trạng thái giằng co. Chỉ số nỗ lực lấy lại sắc xanh, tuy nhiên, bên bán tiếp tục chiếm ưu thế khiến VN-Index nhanh chóng bị kéo lùi xuống dưới tham chiếu chỉ sau...

Thương mại Việt – Mỹ tăng mạnh sau 1 năm thiết lập Đối tác chiến lược toàn diện

Nhân chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9-2023, hai nước đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục đà phát triển...

Chạy đua giao hàng dịp Tết

Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết, nhu cầu giao nhận hàng hóa tăng vọt, đã có nơi thông báo tạm ngưng nhận đơn hàng đi xa. Ghi nhận của Tuổi Trẻ tại TP.HCM, từ các bưu cục, siêu thị đến doanh nghiệp...

VinFast niêm yết tại Mỹ, cổ phiếu họ Vin gánh thị trường

Mở cửa phiên giao dịch ngày 16/8, sự hứng khởi của các nhà đầu tư sau thông tin VinFast (một công ty con của Vingroup) niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ với mức định giá lên tới 85 tỷ USD đã khiến cổ phiếu Vingroup (VIC) tăng kịch trần với dư mua rất lớn. Tính tới 10h9, cổ phiếu Vingroup tăng 4.900 đồng lên 75.600 đồng/cp với dư mua giá trần gần 5,9 triệu...

VN-Index cắt chuỗi giảm sâu hai phiên liên tiếp

VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. Sau hai phiên giảm mạnh...

Cùng chuyên mục

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. Ông...

Việt Nam chỉ còn 5 tỉ phú USD, ai vừa rời khỏi danh sách?

(NLĐO)- Theo cập nhật mới nhất từ Forbes, danh sách tỉ phú Việt Nam chỉ có 5 người. Tổng tài sản của các vị tỉ phú này đạt 12,4 tỉ USD. ...

Thanh khoản yếu, VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng”

Tuần giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ dài khởi đầu với phiên giao dịch đầy thận trọng. Tuần giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ dài khởi đầu với phiên giao dịch đầy thận trọng. Sau phiên cuối tuần VN-Index đóng cửa ở mức 1.249,11 điểm và ghi nhận mức tăng 1,51% cả tuần với khối lượng giao dịch giảm 11,4% và...

Kiếm tiền triệu mỗi ngày từ nghề ‘chở Tết’

Những ngày cuối năm nhiều người dân tranh thủ xuống phố hành nghề chở hộ cây cảnh để kiếm thêm thu nhập trang trải những ngày Tết. Nguồn: https://tuoitre.vn/kiem-tien-trieu-moi-ngay-tu-nghe-cho-tet-20250124110323726.htm

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Mới nhất

Thiên thạch cổ đại lớn gấp 4 lần núi Everest đã mang sự sống đến trái đất?

Một thiên thạch cổ đại có kích thước lớn gấp 4 lần núi Everest đã gây ra đợt sóng thần lớn chưa từng...

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TPO - Các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do bão số 3 như Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh; Cung quy hoạch, Bảo tàng - thư viện tỉnh; Cột đồng hồ; Khu huấn luyện, thi đấu Đại Yên được tỉnh Quảng Ninh gấp rút sửa chữa và hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán Ất...

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. ...

Mới nhất