Trang chủChính trịChủ quyềnBền bỉ như cây di sản ở Trường Sa

Bền bỉ như cây di sản ở Trường Sa

Các cây di sản trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có giá trị đặc biệt về lịch sử, khoa học, văn hóa và cảnh quan; là biểu tượng chủ quyền Việt Nam ở quần đảo này

Không chỉ có nắng gió, có bão mưa và nguy hiểm rình rập, trên những hòn đảo xa xôi nơi quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà) còn có những cổ thụ rất đặc biệt, đã được công nhận là cây di sản Việt Nam. Đó là món quà quý báu, là sợi dây liên kết mà những thế hệ tiền nhân đi mở cõi để lại cho con cháu đời sau.

Trăm năm nơi sóng dữ

Ngày 5-6-2020, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp UBND huyện Trường Sa, Lữ đoàn 146, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ công nhận cây di sản Việt Nam cho 4 cây tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đó là 1 cây phong ba trên đảo Song Tử Tây, 12 cây bàng vuông trên đảo Nam Yết, 2 cây mù u trên đảo Sinh Tồn và đảo Sơn Ca. Đây đều là những cây có tuổi đời khoảng 300 năm, gắn liền với lịch sử khai phá, phát triển của người dân Việt Nam trên những đảo này.

Hồ sơ công nhận cây di sản Việt Nam của cơ quan trên cho biết các cổ thụ còn sót lại này được các quan triều Nguyễn (1802 – 1945) trồng. Nhiều nhà sử học cho rằng trong thời gian đầu đặt chân lên đảo, triều đình nhà Nguyễn cho trồng rất nhiều cây với mục đích thu hút các loài chim biển tới trú ngụ, từ đó lấy phân để làm thuốc nổ.

Trải qua hàng trăm năm, những cây xanh cổ thụ còn sống và phát triển ở Trường Sa chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Việc công nhận đó là những cây di sản không chỉ để cho đời sau hiểu rõ hơn về lịch sử khai phá các hòn đảo ngoài Trường Sa mà còn để gìn giữ, nâng niu hơn những điều đang có.

Nếu ai đã từng đi biển hoặc ra những hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa chắc hẳn đều biết rằng sóng gió nơi ngoài xa đại dương luôn khắc nghiệt hơn trong gần đất liền rất nhiều. Cụ thể, cùng một cấp gió nhưng ở đất liền, nó sẽ yếu hơn rất nhiều ngoài biển bởi trong đất liền có nhiều công trình, vật cản đồi núi. Gió cấp 3-4 ở ngoài xa đại dương sẽ mang đến cảm giác mạnh cấp 5-6 trong đất liền. Tương tự, cùng một nhiệt độ nhưng ở ngoài đảo, thời tiết khắc nghiệt hơn. Những tia nắng mặt trời ở đất liền thường bị hấp thụ bớt bởi những vật chất khác, còn ngoài đảo, chúng gần như nguyên vẹn… Đó là những lý do khiến có rất ít loại cây xanh đủ điều kiện để sinh sống tự nhiên ngoài đảo. Ngoài những cây mù u, phong ba, bàng vuông, thông… đến nay, nhiều loại cây không thể trụ vững nơi đảo xa.

Nói vậy để thấy rằng tồn tại tới mấy trăm năm giữa bão gió Trường Sa thực sự là một kỳ tích với những cổ thụ. Điều quan trọng hơn, những cây di sản quý báu này có giá trị đặc biệt về lịch sử, khoa học, văn hóa và cảnh quan; là biểu tượng chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.

Bền bỉ như cây di sản ở Trường Sa - Ảnh 1.
Bền bỉ như cây di sản ở Trường Sa - Ảnh 2.

Cây phong ba trên đảo Song Tử Tây (ảnh trên) và cây mù u trên đảo Sơn Ca được công nhận là cây di sản Việt Nam

Gắn bó đất, cây và con người

Tôi nhớ rõ buổi trưa tới đảo Song Tử Tây trời khá nắng nóng, cộng thêm gió biển thổi vào rát cả mặt nhưng mọi người trong đoàn chúng tôi cảm thấy mát mẻ khi đặt chân lên đảo. Nơi đây hiện nay là một thế giới của rất nhiều loài cây khác nhau. Những cây ở đảo không chỉ giúp mang đến bóng mát, chắn gió, sóng biển mà còn có thể “che mắt” kẻ thù từ xa.

Trong vô vàn cây cối ấy, những chiến sĩ dẫn chúng tôi tới thăm cây phong ba 300 tuổi. Cây có chiều cao chừng hơn 20 m nhưng tán rất rộng, um tùm một góc đảo. Gốc cây có lẽ phải 2 người ôm mới hết.

Trong rất nhiều điều đặc biệt ở Song Tử Tây, có lẽ cây phong ba di sản này là điều đặc biệt nhất. Nó chứng minh cho sự gắn bó giữa đất, cây và con người nơi đây. Bắt đầu được gầy dựng bởi cha ông của nhiều thế hệ đi trước, cây phong ba bền bỉ ở nơi đầu sóng ngọn gió, chứng minh người dân Việt Nam đã đặt chân lên Trường Sa từ rất lâu.

Theo quan sát của tôi, dù không còn khai thác phân chim làm thuốc nổ như thời triều Nguyễn nhưng những cây trên đảo Song Tử Tây hiện có rất nhiều chim. Các cán bộ, chiến sĩ trên đảo bảo rằng mùa mưa bão về, số lượng chim còn nhiều hơn. Thậm chí có những đêm, cả ngàn con chim biển bay về đậu kín các cây trên đảo. Trước những trận bão, chim thường cảm nhận được và tìm tới những hòn đảo giữa mênh mông đại dương trú ngụ.

Nhưng không chỉ có vậy, theo những cán bộ, chiến sĩ trên đảo, để cây phong ba được xanh tốt, phát triển như ngày nay, suốt mấy chục năm qua, mọi người đã bỏ ra nhiều công sức để chăm sóc, bảo vệ. Những đợt bão lớn, cây cũng phải được cắt tỉa cẩn thận nhằm tránh bật gốc. Việc cây ngoài đảo bật gốc thì không lạ mà thực tế đã diễn ra khá thường xuyên. Nhiều trận bão lớn, hàng loạt cây trồng bị gãy đổ, bật gốc khiến việc cán bộ, chiến sĩ trồng lại cây mới sau mùa bão gió đã thành thói quen.

Hai cây mù u di sản trên đảo Sơn Ca và đảo Sinh Tồn cũng rất đặc biệt. Loài cây này có tán rộng nhưng ít nhánh, thấp, gốc to và rễ dài. Nhờ những đặc điểm đó mà cây có thể đứng vững qua mấy trăm năm tới ngày nay. Trên đảo Sinh Tồn, một vài công trình kiến trúc còn được xây gần cây mù u di sản để che chắn bớt bão gió, giúp cây sống thuận lợi hơn.

Thật lòng, đi dưới tán cổ thụ ngoài đảo xa mang đến cho người ta cảm giác yên bình đến lạ lùng. Nó dường như làm dịu đi những bão giông và hiểm nguy nơi đại dương xa xôi vậy… 

Những cây di sản vẫn đứng vững và màu xanh của rất nhiều loài cây mới đã và đang được các chiến sĩ ở Trường Sa trồng, chăm sóc, phủ màu xanh trên các đảo như nhắc nhớ chúng ta ra sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đó cũng là điều mà cha ông đi mở cõi đã gây trồng, gửi gắm cho các thế hệ mai sau.



Nguồn: https://nld.com.vn/bien-dao/ben-bi-nhu-cay-di-san-o-truong-sa-20210204222256264.htm

Cùng chủ đề

Trường ĐH Ngân hàng TP HCM có nhiều sai phạm

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có kết luận về việc thanh tra hành chính tại Trường ĐH Ngân hàng TP HCM. ...

Hình ảnh Thủ tướng kiểm tra thực địa dự án đường ven biển và cao tốc Bắc-Nam đoạn qua Quảng Ngãi

(NLĐO)- Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần 'qua sông bắc cầu, qua ruộng đổ đất, qua núi khoét núi', làm tuyến đường cho thẳng, đẹp, chất lượng. ...

Vụ nam thanh niên mất tích khi đi lễ chùa đầu năm: Tìm thấy thi thể

(NLĐO) - Thi thể nam thanh niên mất tích khi đi lễ đầu năm được tìm thấy cách ngôi chùa khoảng 300 m ...

Mùng 4 Tết, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 tiếp tục nhảy vọt

(NLĐO) – Mỗi lượng vàng miếng SJC sáng nay tăng tiếp, tiến tới mốc 89 triệu đồng khi giá thế giới duy trì ở mốc đỉnh mới. ...

Độc đáo bánh tét mặt trăng, bánh tét bắp

Những ngày cận Tết, bếp lửa ở làng Đại An Khê (xã Triệu Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) dường như không tắt. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghệ sĩ tề tựu trong ngày Giỗ lần thứ 20 của nhạc sĩ Bắc Sơn

(NLĐO) - Ngày 14 tháng Giêng hàng năm gia đình cố nhạc sĩ NSƯT Bắc Sơn đều tổ chức giỗ. Năm nay tròn 20 năm, đông nghệ sĩ tề tựu ...

Cục Hàng không lên tiếng việc cấp slot bay cho Emirates đến Sân bay Đà Nẵng

(NLĐO)- Làm việc với Thủ tướng, lãnh đạo TP Đà Nẵng đề xuất khẩn trương cấp slot cho hãng hàng không Emirates. Cục Hàng không có phản hồi về việc này. ...

Tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, bầu Hiển hé lộ hợp tác với các tập đoàn lớn của Mỹ

(NLĐO) - HDBank và đối tác đang thực hiện các hợp đồng 48 tỉ USD với tập đoàn lớn của Mỹ; tập đoàn T&T của bầu Hiển xúc tiến hợp tác chiến lược với Boeing… ...

Bảo đảm tuyệt đối an ninh Đại hội Đảng các cấp

(NLĐO)- Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Thế Tùng yêu cầu bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng ...

Bất ngờ hình ảnh trước giờ Khai ấn đền Trần

(NLĐO)- Chỉ còn ít giờ đồng hồ nữa sẽ diễn ra lễ Khai ấn đền Trần (Nam Định), thế nhưng người dân, du khách về dự lễ không còn tấp nập như những năm trước ...

Bài đọc nhiều

Gắn khai thác đá VLXD với phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triểnBình Dương là tỉnh có tiềm năng tương đối lớn về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT). Ngành khai khoáng của tỉnh trong nhiều năm qua đã cung ứng nguyên liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng của...

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nướcCác mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia,...

Chuỗi hoạt động vì biển xanh tại Côn Đảo

(TN&MT) - Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Côn Đảo tổ chức “Chuỗi hoạt động vì biển xanh”. Mục tiêu là nhằm góp phần tuyên truyền bảo...

Công nghiệp khai khoáng góp phần phát triển kinh tế

Sau 13 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã từng bước có chuyển biến tích cực, trách nhiệm người đứng đầu của các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương đã được nâng cao. Các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản đã có ý thức chấp hành pháp luật, đầu tư các...

Bộ TN&MT nhận được 6 nhóm ý kiến lớn góp ý cho dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên đánh giá cao những ý kiến góp ý rõ ràng của các thành viên Ban soạn thảo dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, đồng thời đề nghị Cục Khoáng sản Việt...

Cùng chuyên mục

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Mới nhất

Giá vàng thế giới chứng kiến “cơn cuồng phong”, sẽ tăng tới 3.500 USD/ounce? SJC biến động thất thường

Giá vàng hôm nay 12/2/2024 ghi nhận thị trường thế giới tăng vọt lên mức cao kỷ lục, tiến gần mốc 3.000 USD/ounce vì thuế quan của ông Trump. Chuyên gia dự báo, giá kim loại quý có thể đạt 3.250 - 3.500 USD/ounce trong thời gian tới.

hoàn thiện phương án sắp xếp các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

Kinhtedothi - Ngày 11/2, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 429/UBND-NC về việc hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Theo đó, phương án sắp xếp gồm: Duy trì 6 phòng và tương đương: (1) Văn phòng HĐND và UBND; (2) Thanh tra; (3) Phòng Tư...

Techcombank trả lương tổng giám đốc người nước ngoài gần 26 tỉ đồng năm 2024

Một số ngân hàng, doanh nghiệp chi thù lao, lương cho cấp quản lý cũng như nhân viên năm 2024 khá "mạnh tay". Đặc biệt, Techcombank trả cho tổng giám đốc người nước ngoài mức thu nhập lên vài chục tỉ một năm. ...

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị việc thi, kiểm tra không gây áp lực học thêm cho học sinh

NDO - Ngày 11/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 545/BGDĐT-GDTrH gửi UBND cấp tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông. Năm học 2024-2025 là năm học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai thực hiện trong toàn bậc học phổ thông...

Đức Phúc mất 6 tiếng quay cảnh cầu hôn Hoa hậu Thanh Thủy

Ra mắt MV "Chăm em một đời" nhân dịp Valentine, khoảnh khắc Đức Phúc quỳ gối cầu hôn Hoa hậu Thanh Thuá»· nhận được nhiều chú ý của khán giả. Tối 11/2, Đức Phúc phát hành MV Chăm em một đời - sản phẩm âm nhạc được ra mắt dịp Valentine.  Đây không chỉ là MV ca nhạc mà còn là...

Mới nhất