Trang chủKinh tếNông nghiệpBế mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội...

Bế mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội năm 2024


Quảng bá thành tựu phát triển nông nghiệp, nông thôn Thủ đô

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ ba năm 2024 là sự kiện quan trọng thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, 70 năm ngày thành lập Đảng bộ khối các cơ quan TP Hà Nội (10/10/1954 – 10/10/2024), 70 năm ngày thành lập Sở NN&PTNT Hà Nội (30/11/1954 – 30/11/2024).

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại trao thưởng cho cá nhân, tập thể. Ảnh: Ánh Ngọc 
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại trao thưởng cho cá nhân, tập thể. Ảnh: Ánh Ngọc 

Festival được tổ chức nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cùng tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm làng nghề. Đồng thời thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn TP Hà Nội; đặc biệt thúc đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới, bảo tồn không gian cộng đồng làng quê và các sản phẩm, sản vật truyền thống; tạo động lực cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện.

Người dân tham quan, chọn mua sản phẩm tại Festival. Ảnh: Ánh Ngọc 
Người dân tham quan, chọn mua sản phẩm tại Festival. Ảnh: Ánh Ngọc 

Trong khuôn khổ Festival đã diễn ra nhiều sự kiện, hoạt động như: tổ chức lễ khai mạc, bế mạc, chương trình nghệ thuật “70 năm khát vọng dựng xây” trong lễ khai mạc Festival; Trưng bày, quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn và các hội nghị hội thảo, hội thi…

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Đình Hoa cho biết, công tác tổ chức, sản phẩm trưng bày, triển lãm tại Festival được bố trí, thiết kế nhiều khu vực tiểu cảnh đẹp và phù hợp cho khách tham quan thưởng lãm, chụp ảnh. Các sản phẩm trưng bày đều đáp ứng được tiêu chí vệ sinh an toàn và chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người dân. Công tác an ninh, trật tự vệ sinh, y tế, phòng cháy chữa cháy, chiếu sáng phục vụ Festival được đảm bảo.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội trao thưởng cho các tập thể, cá nhân. Ảnh: Ánh Ngọc 
Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội trao thưởng cho các tập thể, cá nhân. Ảnh: Ánh Ngọc 

Festival có quy mô 15.000 m2 giới thiệu các sản phẩm trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn của TP Hà Nội và một số tỉnh, thành phố và được sắp xếp theo các khu: khu trưng bày sinh vật cảnh; khu trưng bày, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề tiêu biểu, đặc trưng của các quận, huyện, thị xã; khu ngành hàng sản phẩm nông sản và làng nghề; khu trình diễn tay nghề của các nghệ nhân làng nghề; khu trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP đặc trưng tiêu biểu 4-5 sao, trưng bày các sản phẩm làng nghề đạt giải năm 2024; khu trưng bày giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng, mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn Hà Nội; khu thưởng lãm tinh hoa trà Việt;

Khu trình diễn nghệ thuật và giới thiệu ẩm thực Việt; khu trưng bày, giới thiệu, chế tác sản phẩm quà tặng, lưu niệm; Khu nông nghiệp công nghệ cao; máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và làng nghề; khu gian hàng tiêu chuẩn trưng bày sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã.

Khu thao tác và trình diễn tay nghề của các nghệ nhân làng nghề tại Festival. Ảnh: Ánh Ngọc 
Khu thao tác và trình diễn tay nghề của các nghệ nhân làng nghề tại Festival. Ảnh: Ánh Ngọc 

Ngoài ra, còn có các khu bài trí các tiểu cảnh (tiểu cảnh gốm sứ, tiểu cảnh Chùa Một Cột, tiểu cảnh tháp quả, tiểu cảnh nhà vườn, tiểu Hoa Hà Nội, tiểu cảnh làng nghề…) để làm nơi check in chụp ảnh cho khách vào tham quan, mua sắm; khu ẩm thực và trình diễn ẩm thực của các nghệ nhân; khu thao tác và trình diễn tay nghề của các nghệ nhân làng nghề Hà Nội, tại đây du khách cũng có thể trải nghiệm, tham gia thao tác tay nghề cùng với các nghệ nhân để tạo ra các sản phẩm.

Đặc biệt, tại Festival còn trưng bày 50 bức ảnh đẹp và đặc sắc về nông nghiệp, nông thôn Hà Nội; Trưng bày triển lãm 30 tác phẩm và bộ tác phẩm thủ công mỹ nghệ và làng nghề của Hà Nội đạt giải trong “Hội thi sản phẩm Thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024“ do Sở NN & PTNT Hà Nội tổ chức.

Theo đại diện ban tổ chức, tổng số đơn vị tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại Festival là 319 đơn vị, trong đó: có 152 đơn vị của 25 quận, huyện, thị xã của Hà Nội; 125 đơn vị của 25 tỉnh, thành phố bạn và 42 đơn vị, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Số lượng sản phẩm tham gia trưng bày gồm hơn 4.000 sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ và làng nghề; vật tư, máy móc, thiết bị nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và công nghệ chuyển đổi số. Các sản phẩm đều có giấy chứng nhận OCOP 3 đến 5 sao, chứng nhận hữu cơ, VietGAP và có giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Riêng khu trưng bày sinh vật cảnh đã trưng bày khoảng hơn 1.000 tác phẩm cây cảnh nghệ thuật của gần 300 nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn sinh vật cảnh tiêu biểu của 20 tỉnh, thành phố trong cả nước.

 

Trong 5 ngày diễn ra Festival đã có hơn 60.000 lượt người tới tham quan, mua sắm. 

Tổng doanh thu của các đơn vị, DN tham gia trưng bày đạt 30 tỷ đồng. Riêng hoạt động của sinh vật cảnh có doanh thu trên 25 tỷ đồng. 

Thông qua hoạt động trưng bày tại Festival đã có 13 đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất và kinh doanh đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác cung ứng và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề.

Nâng tầm thương hiệu các làng nghề truyền thống

Festival cũng tạo dựng không gian văn hóa ẩm thực với quy mô 900m2, tương đương 17 gian hàng ẩm thực của các quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội giới thiệu đến khách thăm quan những món ăn truyền thống đặc trưng của Hà Nội như: bánh cuốn Thanh Trì, bánh tẻ Phú Nhi, bún hến Phú Xuyên, Giò chả Ước Lễ, cốm Mễ Trì, chả vịt Vân Đình…

Đây là một trong những sự kiện của Festival nhằm tôn vinh giá trị văn hóa lịch sử nổi bật của các món ăn; quảng bá những nét độc đáo, tinh hoa văn hóa ẩm thực đặc trưng vùng miền của người xưa.

Đặc biệt, tại khu ẩm thực sẽ diễn ra trình diễn tay nghề của các nghệ nhân, chế biến các món ăn từ các sản phẩm nông sản của Hà Nội; trình diễn tay nghề của các nghệ nhân đến từ các làng nghề nổi tiếng Thủ đô (gốm sứ bát tràng, lụa tơ tằm, thêu tay, dát vàng, kéo giò hoa tay…)

Đây là một hoạt động đặc sắc có ý nghĩa trong khuôn khổ Festival, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển và nâng tầm quảng bá thương hiệu của các làng nghề truyền thống.

Khách tham quan trực tiếp chứng kiến từng công đoạn để tạo ra được các sản phẩm; được trải nghiệm tự tay làm sản phẩm. Sản phẩm trải nghiệm đạt yêu cầu được tặng quà mang về đã thu hút rất đông đảo sự tham gia của du khách.

Khách tham quan trải nghiệm làm tò he tại Festival. Ảnh: Ánh Ngọc 
Khách tham quan trải nghiệm làm tò he tại Festival. Ảnh: Ánh Ngọc 

Ngoài ra, còn có rất nhiều hoạt động khác diễn ra trong các buổi tối như: chương trình nghệ thuật “ Hương sắc Thủ đô”, “Sắc màu tuổi trẻ”; chương trình biểu diễn nghệ thuật kết hợp với trình diễn áo dài tái hiện các hoạt động gắn liền với đời sống sản xuất, văn hóa tinh thần của các làng quê Hà Nội;

Đến với Festival lần này, khách tham quan được chiêm ngưỡng những tác phẩm sinh vật cảnh độc đáo. Đặc biệt là có dịp tham quan, tìm hiểu đặc trưng văn hoá nông nghiệp Hà Nội thông qua các khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các quận, huyện, thị xã và được mua sắm với hàng nghìn sản phẩm nông nghiệp và làng nghề đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Từ những kết quả đạt được của Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ ba năm 2024, Sở NN&PTNT Hà Nội đề xuất UBND TP tổ chức định kỳ Festival 2 năm/lần. Festival nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp và làng nghề đến người dân Hà Nội, các tỉnh, thành phố trong cả nước và khách nước ngoài để góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là dịp vinh danh người sản xuất và các nghệ nhân, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực NN&PTNT trên địa bàn TP.

 

Tại lễ bế mạc Festival, Ban tổ chức đã trao giải cho 16 đơn vị quận, huyện tham gia hội thi Trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp và làng nghề địa phương. Trong đó, khu trưng bày huyện Hoài Đức giành giải Đặc biệt. 
Sở NN& PTNT Hà Nội tặng giấy khen cho 25 tập thể và 33 cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia Festival.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/be-mac-festival-san-pham-nong-nghiep-va-lang-nghe-ha-noi-nam-2024.html

Cùng chủ đề

Nông dân Hà Nội làm giàu nhờ trồng rau an toàn

Những vùng rau an toàn cho thu nhập tiền tỷ Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) là đơn vị điển hình của Hà Nội trong sản xuất, tiêu thụ rau an toàn. Giám đốc Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn Hoàng Văn Thám chia sẻ, để tạo sức cạnh tranh trên thị trường và nâng cao giá trị từ cây rau, hợp tác xã luôn tuân thủ quy định sản xuất rau...

Hà Nội sẽ có Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Theo Kế hoạch số 73KH-UBND, TP Hà Nội phấn đấu đến năm 2030, ít nhất 20% nhiệm vụ khoa học và công nghệ về ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong nông nghiệp được nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao phục vụ phát triển nông nghiệp của Thủ đô. Thúc đẩy hình thành, duy trì và phát triển ít nhất 10 doanh nghiệp có phương án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ...

Hà Nội hoàn thành đạt và vượt 5 chỉ tiêu nông thôn mới

Thống kê của Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội cho thấy, từ năm 2021 đến năm 2023, TP đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận thêm 11 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (vượt trước 2 năm so với mục tiêu Chương trình 04). Đến nay, 17/17 huyện và thị xã Sơn Tây của Hà Nội đã đạt chuẩn nông thôn mới. Sau khi về đích, các huyện tiếp tục tranh...

Đông Anh, Thanh Oai được công nhận “Huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”

Theo các Quyết định số 564 và 565, Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thanh Oai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 và công nhận huyện Đông Anh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Tại các quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP Hà Nội có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Thanh Oai và huyện Đông Anh tiếp tục duy trì và...

Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định công nhận 38 xã của 12 huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thường Tín, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Đông Anh, Phúc Thọ, Ba Vì, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thạch Thất và Thanh Oai, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 2) năm 2024. Trong số các xã được công nhận đợt này, huyện Sóc Sơn có 7 xã: Đông Xuân, Hồng Kỳ, Hiền Ninh, Minh Phú, Tân Dân, Tân Minh,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Hội Nông dân Sơn La tập huấn, bỗi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động nông thôn mới

Clip: Nông dân Sơn La tích cực tham gia xây dựng nông thôn mớiTích cực thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mớiTriển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng...

Ngăn đà sụt giảm xuất khẩu gỗ

Một trong những giải pháp trọng tâm trong thời gian tới của ngành gỗ trong nước là phát triển bền vững, dựa trên yếu tố cơ bản là sử dụng gỗ có chứng chỉ SFC và sản phẩm giảm phát thải…Đối mặt nhiều khó khăn Hiện nay, mỗi năm ngành gỗ xuất khẩu thu về trung bình trên 10 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ...

Hồng giòn, loại quả ngon này đang chín, bán được giá, cả làng này ở Hà Tĩnh nhà nào cũng vui

Clip: "Đặc sản" hồng giòn Yên Du, Vũ Quang, Hà Tĩnh bước vào mùa thu hoạch.Hồng giòn Yên Du "đặc sản" hút kháchNhững ngày này, gia đình ông Nguyễn Văn Hoàn, ở thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh...

Rầm rộ trồng cây, dựng hàng rào trái phép, vì sao hàng chục hộ dân ở Kon Tum lại tháo gỡ đi rồi?

Ngày 17/10, ông Phạm Khắc Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Pék, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, cho biết đã vận động, thuyết phục thành công 31 hộ dân ở thôn Đăk Ven và thôn 14A, xã Đăk Pét tự nguyện tháo dỡ...

Người La Hủ trồng sâm Lai Châu

Tuy nhiên hiện nay, chính sách hỗ trợ và công cụ quản lý trong phát triển giống sâm Lai Châu còn hạn chế; hạ tầng giao thông đến bản còn khó khăn. Để giải quyết vướng mắc này cần phát triển và hình thành chuỗi liên kết sản xuất giữa người dân và doanh nghiệp; chuyển giao khoa học công nghệ về giống, quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm.Ông Đao...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

COVERINGS 2025 CHÍNH THỨC KHAI MẠC – VIGLACERA GÂY NGẠC NHIÊN TẠI TRIỂN LÃM LỚN NHẤT BẮC MỸ CHUYÊN NGÀNH GẠCH MEN & ĐÁ...

Ngày 29/4/2025, lúc này là 21h30 theo giờ Việt Nam, bên kia bán cầu, tại Orlando, Florida nước Mỹ, Triển lãm lớn nhất tại Bắc Mỹ chuyên ngành gạch men và đá tự nhiên Coverings 2025 chính thức khai mạc. Chúng tôi đã ngay lập tức nhận được những tin tức mới nhất gửi về từ ông Mai...

Hội Kiến trúc sư Việt Nam tăng cường hợp tác toàn diện với Cuba và mở rộng kết nối quốc tế – Tổng công...

Đầu tháng 5/2025, TS.KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam và các KTS đã có chuyến công tác chính thức tại Cuba nhằm thúc đẩy hợp tác nghề nghiệp, giao lưu học thuật và phát triển mạng lưới kiến trúc sư trẻ giữa hai quốc gia có mối quan hệ hữu nghị...

NOVAGROUP ĐỒNG HÀNH CÙNG THỂ THAO CÔNG AN NHÂN DÂN PHÁT TRIỂN CÁC BỘ MÔN THỂ THAO TRỌNG ĐIỂM, NÂNG CAO VỊ THẾ THỂ...

Lễ kết nạp Hội viên tổ chức và Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác có sự tham dự của: Giáo sư Tiến sỹ Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế; Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn – Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ Công an, Cục trưởng Cục Công tác...

Tăng trưởng vượt bậc, vươn tầm quốc tế

Thị trường GPU dành cho trí tuệ nhân tạo (AI GPU) đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng vượt bậc, do nhu cầu triển khai khối lượng công việc AI tại các trung tâm dữ liệu ngày càng gia tăng. Theo dự báo của Gartner, doanh thu từ GPU AI toàn cầu sẽ tăng từ 13,1 tỷ USD...

Nỗ lực kết nối số quốc gia & phát triển AI vì người Việt

Năm 2024, thị trường công nghệ thông tin Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng, khi 78,8% dân số sử dụng Internet và 75,2% tham gia mạng xã hội, vượt xa mức trung bình toàn cầu 63,9%, theo báo cáo We Are Social 2025.  Trong bối cảnh này, Zalo tiếp tục giữ vững vị thế là công...

Mới nhất