Trang chủNewsThế giớiBầu cử Đức đến giai đoạn nước rút

Bầu cử Đức đến giai đoạn nước rút

Đảng bảo thủ CDU/CSU tại Đức đang dẫn đầu, song vấn đề tìm liên minh để lập chính phủ sẽ là một thách thức.

Cử tri Đức sẽ tiến hành bỏ phiếu vào ngày 23.2 để chọn ra quốc hội mới. Kỳ bỏ phiếu lần này gần như chắc chắn sẽ mang đến sự thay đổi cho vị trí lãnh đạo đất nước, khi phe bảo thủ CDU/CSU (Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo) do ông Friedrich Merz lãnh đạo đang tạo được cách biệt lớn.

Phe bảo thủ giữ lợi thế

Các cuộc thăm dò trong nhiều tháng qua đều cho ra kết quả tương tự ở 4 chính đảng lớn. Khảo sát của YouGov ngày 17.2 cho thấy CDU/CSU duy trì thế dẫn đầu với 27% người ủng hộ, bỏ xa vị trí thứ 2 là đảng cực hữu AfD (Sự lựa chọn vì nước Đức) của bà Alice Weidel – nhận được 20%. Đảng SPD (Dân chủ Xã hội) của đương kim Thủ tướng Đức Olaf Scholz và đảng Xanh của ông Robert Habeck lần lượt xếp sau với 17% và 12%.

Bầu cử Đức 2023: Ai sẽ dẫn đầu trong cuộc đua chính trị? - Ảnh 1.

4 ứng viên tranh luận ngày 16.2: (Từ trái sang) ông Scholz (SPD), ông Habeck (đảng Xanh), ông Merz (CDU/CSU) và bà Weidel (AfD)

Dù đang dẫn đầu, liên minh của ông Merz vẫn cần lưu tâm đến số ghế giành được trong tổng số 630 ghế quốc hội được bầu. CDU/CSU càng giành nhiều ghế thì càng tránh được nguy cơ phải liên minh với nhiều đảng để tạo thế đa số tại quốc hội.

“Tôi muốn đảm bảo về mặt chiến lược rằng chúng tôi có ít nhất 2 lựa chọn, và chỉ cần một, có thể là SPD hoặc đảng Xanh”, ông Merz nói trong buổi tranh luận ứng viên thủ tướng Đức ngày 16.2, theo Politico. Ông cũng loại trừ khả năng liên minh với phe cực hữu AfD. Nếu rơi vào tình thế phải hợp tác với nhiều hơn 1 đảng, phe của ông Merz có thể gặp khó khăn khi vận hành chính phủ, do khả năng xuất hiện quan điểm khác nhau giữa các đảng.

Kết quả thăm dò toàn quốc cũng cho thấy sự trỗi dậy rõ rệt của phe cực hữu, khi AfD dự kiến đứng thứ 2 với tỷ lệ ủng hộ 22%, cao hơn gấp đôi kết quả bầu cử năm 2021. Ở nhóm dưới, các đảng nhỏ, gồm FDP (đảng Dân chủ Tự do), đảng Cánh tả và đảng BSW sẽ phải nỗ lực để thu về 5% phiếu bầu, điều kiện cần để bước chân vào quốc hội Đức. Kết quả bầu cử của các đảng nhỏ cũng có thể tác động đến bức tranh tổng thể, nếu đảng đó nắm số ghế vừa đủ để liên minh với đảng dẫn đầu nhằm tạo chính phủ đa số.

Những vấn đề quan trọng

Kinh tế và nhập cư là 2 vấn đề lớn được các đảng nêu bật lập trường nhằm thu hút sự ủng hộ. Theo Reuters, Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, vào năm ngoái ghi nhận suy thoái năm thứ hai liên tiếp. Giá năng lượng cao đã tác động lớn đến tình hình kinh tế, đời sống của những hộ gia đình và doanh nghiệp tại Đức. Trong 4 đảng dẫn đầu cuộc đua, CDU/CSU, SPD và đảng Xanh đồng ý mở rộng năng lượng tái tạo để giảm chi phí nhưng lại khác nhau về lập trường chi tiêu. CDU và AfD đề xuất xem xét trở lại sử dụng năng lượng hạt nhân, ý tưởng bị 2 đảng lớn còn lại phản đối. Trong khi đó, AfD không đồng tình với việc trợ cấp cho dự án năng lượng tái tạo.

Tình hình nhập cư nóng lên gần đây với những vụ tấn công nghiêm trọng tại Đức có nghi phạm là người nước ngoài. Điều này làm gia tăng lo ngại của công chúng về an ninh và các đảng cũng đưa ra lập trường siết chặt nhập cư. Ở vấn đề này, AfD có quan điểm cứng rắn khi kêu gọi đóng cửa biên giới, xóa hạn ngạch tiếp nhận tị nạn. Một số thành viên cấp cao trong AfD còn muốn trục xuất hàng triệu người có gốc nước ngoài, bao gồm người đã có quyền công dân Đức.

Trong khi đó, quyết định của ông Friedrich Merz khi đưa ra bỏ phiếu 2 dự luật chống nhập cư được AfD ủng hộ đã gây làn sóng phẫn nộ. Những người phản đối cho rằng ông Merz đã phạm điều cấm kỵ khi phá vỡ “tường lửa” – một lập trường chính trị kể từ sau Thế chiến 2, theo đó các chính đảng tại Đức sẽ không công khai ủng hộ hay hợp tác với các đảng cực hữu. SPD cũng muốn kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn, kết hợp tuyển chọn lao động nước ngoài có tay nghề. Ở chiều ngược lại, đảng Xanh mang lập trường duy trì chính sách tị nạn cởi mở và tăng cường hội nhập.

Bầu cử quốc hội Đức diễn ra như thế nào ?

Khoảng 59 triệu cử tri Đức từ 18 tuổi đủ điều kiện bỏ phiếu vào ngày 23.2. Mỗi người sẽ có 2 phiếu bầu. Lá phiếu đầu tiên sẽ bầu cho ứng viên thuộc 299 khu vực bầu cử, phiếu còn lại sẽ bầu cho các đảng chính trị. Số lượng ghế quốc hội còn lại sẽ được chia cho các đảng theo tỷ lệ phiếu bầu thứ 2.

Mỗi đảng cần nhận ít nhất 5% phiếu bầu để có thể bước chân vào quốc hội Đức. Nếu không đủ tỷ lệ trên, đảng vẫn có thể nhận ghế tại quốc hội nếu có ít nhất 3 ứng viên đảng đó chiến thắng tại 299 khu vực bầu cử. Năm nay cũng là lần thứ 4 Đức bầu cử sớm kể từ sau Thế chiến 2.




Nguồn: https://thanhnien.vn/bau-cu-duc-den-giai-doan-nuoc-rut-185250219222227765.htm

Cùng chủ đề

Nga giành lại lãnh thổ tại Kursk, Mỹ gây sức ép lên Ukraine

Tướng Nga Sergei Rudskoi khẳng định quân đội Nga đang nắm thế chủ động và tiến công trên mọi mặt trận ở tỉnh Kursk (Nga), trong khi lực lượng Ukraine phải rút khỏi nhiều khu vực. ...

Bốn ứng viên Thủ tướng Đức tranh luận quyết liệt

Cuối tuần qua (16.2), lần đầu tiên trong lịch sử, 4 ứng viên Thủ tướng Đức đã tranh luận trực tiếp trên truyền hình trong 2 giờ liền khi còn 1 tuần nữa là đến ngày bầu cử. ...

Thủ tướng Đức phản pháo Mỹ tại Hội nghị An ninh Munich

Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 15.2 lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ phe cực hữu và nói rằng Đức sẽ không chấp nhận sự can thiệp từ bên ngoài vào cuộc bầu cử của nước này. ...

Tổng thống Zelensky nói về khoáng sản của Ukraine sau phát biểu của ông Trump

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh đầu tư vào khoáng sản và cho biết Ukraine phải giữ 'tất cả những thứ này' vì chúng đại diện cho 'những đảm bảo an ninh'. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ tung con bài kết nối Starlink để ép Ukraine chấp nhận thỏa thuận khoáng sản?

Các nhà đàm phán Mỹ hiện gây sức ép với Ukraine bằng cảnh báo có thể cắt quyền truy cập internet vệ tinh Starlink của tập đoàn hàng không vũ trụ SpaceX (Mỹ) nếu không đạt được thỏa thuận về khoáng sản quan...

Trung Quốc phát triển camera do thám mạnh nhất thế giới?

Hệ thống dựa trên laser do một nhóm nhà khoa học Trung Quốc phát triển có khả năng cho phép nước này giám sát các vệ tinh quân sự nước ngoài với độ chính xác vô song, theo South China Morning Post. ...

Bài đọc nhiều

Binh sĩ Thái Lan – Campuchia đụng độ căng thẳng tại biên giới

Một nhóm binh sĩ Campuchia đã sang ngôi đền ở biên giới Thái Lan để hát quốc ca, gây phản ứng từ lực lượng nước láng giềng. ...

Thuyết âm mưu hay là sự rối ren binh pháp

Mấy ngày gần đây, thế giới rúng động với 3 sự kiện: cuộc điện đàm giữa 2 Tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin, Hội nghị An ninh Munich và thỏa thuận đất hiếm. Thông tin khá dày, nhưng vẫn còn “điểm mờ”, mâu thuẫn, tuyên bố gây sốc, về mối quan hệ Mỹ, Nga, EU và Ukraine.

Xác suất tiểu hành tinh va chạm trái đất cao nhất lịch sử NASA

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chính thức cập nhật xác xuất tiểu hành tinh 2024 YR4 có thể tấn công trái đất vào năm 2032, lên mức cao nhất đối với bất kỳ tiểu hành tinh nào trong lịch sử...

Đề nghị bị Tòa án Hiến pháp thẳng thừng bác bỏ, Tổng thống Yoon Suk Yeol đối mặt hai phiên điều trần liên tiếp

Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc quyết định sẽ tiến hành phiên điều trần thứ 10 về phiên tòa luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol theo kế hoạch vào ngày 20/2.

Cùng chuyên mục

Mỹ tung con bài kết nối Starlink để ép Ukraine chấp nhận thỏa thuận khoáng sản?

Các nhà đàm phán Mỹ hiện gây sức ép với Ukraine bằng cảnh báo có thể cắt quyền truy cập internet vệ tinh Starlink của tập đoàn hàng không vũ trụ SpaceX (Mỹ) nếu không đạt được thỏa thuận về khoáng sản quan...

Trung Quốc phát triển camera do thám mạnh nhất thế giới?

Hệ thống dựa trên laser do một nhóm nhà khoa học Trung Quốc phát triển có khả năng cho phép nước này giám sát các vệ tinh quân sự nước ngoài với độ chính xác vô song, theo South China Morning Post. ...

‘Sốc nặng’ sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump, EU tìm đến “đồng minh đáng tin cậy” này

Chuyến thăm New Delhi sắp tới của đoàn lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ trong các lĩnh vực then chốt “có ý nghĩa sống còn đối với sự thịnh vượng và an ninh của cả châu Âu và Ấn Độ”.

Ông Trump bất ngờ sa thải Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21.2 đột ngột sa thải tướng không quân CQ Brown Jr. khỏi vị trí chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân của nước này - vị trí sĩ quan cấp cao nhất trong quân đội...

Mỹ đề xuất nghị quyết LHQ về xung đột ở Ukraine, “bỏ qua” phần lãnh thổ Nga đang chiếm đóng

Ngày 21/2, các nguồn tin ngoại giao cho biết, Mỹ đã đề xuất một nghị quyết Liên hợp quốc (LHQ) về xung đột ở Ukraine, trong đó bỏ qua việc đề cập phần lãnh thổ Ukraine bị Nga chiếm đóng trong chiến dịch quân sự đặc biệt.

Mới nhất

Nga đặt mục tiêu sở hữu các công nghệ lõi, dẫn đầu trong lĩnh vực khoa học

Nga đặt mục tiêu đi đầu trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ trọng yếu, không chỉ phát triển mà còn sở hữu các công nghệ lõi để tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao, thay vì chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô.

Phát triển trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0

DNVN - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 374/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ...

Có nên quy đổi điểm trúng tuyển đại học về một thang chung?

Theo Bộ GD&ĐT, hiện nay, các trường ĐH đang sử dụng nhiều phương thức khác nhau để xét tuyển. Việc có thang điểm trúng tuyển chung sẽ tạo ra một mặt bằng xét tuyển giữa các trường, các...

Ống thép luồn dây điện GI Cát Vạn Lợi – chất lượng vượt trội, độ bền cao

Năm 2025, với phương châm "tăng tốc - đột phá - vươn mình", Cát Vạn Lợi kỳ vọng tạo bước đà vững chắc, tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững để vươn ra thế giới. Năm 2025 đánh dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Công ty CP Sản xuất Thiết bị điện công nghiệp Cát Vạn...

8,5 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại TPHCM

Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em TPHCM đã phối hợp với đối tác triển khai dự án “Kết...

Mới nhất