Trang chủNewsThế giớiBật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử...

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân



Trong phiên họp đầu tiên mới đây, Duma Quốc gia Nga đã thông qua dự luật hủy bỏ việc phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện. 423 đại biểu đã bỏ phiếu nhất trí thông qua văn kiện này. Việc từ chối phê chuẩn nó có ý nghĩa gì.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Không phải có một mà là hai Hiệp ước

Hiệp ước đầu tiên được gọi là “Hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong vũ trụ và dưới nước” (còn được gọi là “Hiệp ước Moscow” theo tên địa điểm ký kết). Văn bản này được ký vào ngày 5/8/1963 tại Mátxcơva.

Các bên tham gia thỏa thuận, tức là những nước khởi xướng, là Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh. Hiệp ước có hiệu lực từ ngày 10/10/1963 và đến nay có 131 quốc gia thành viên.

Cần lưu ý việc ký kết Hiệp ước chỉ là một nửa sự việc; các tài liệu quan trọng nhất phải được phê chuẩn bắt buộc, tức là phải được phê duyệt ở cấp lập pháp và hành pháp cao nhất đối với quốc gia ký kết. Tức là người có thẩm quyền của Nhà nước (Tổng thống/Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao) ký văn bản. Nhưng để Hiệp ước có hiệu lực cần có sự phê chuẩn của Quốc hội với tư cách luật pháp.

Nghị viện bỏ phiếu phê chuẩn hiệp ước và qua đó xác nhận rằng nhà nước cam kết tuân thủ các quy định của Hiệp ước này. Việc phê chuẩn được chính thức hóa bằng một tài liệu đặc biệt gọi là văn kiện phê chuẩn. Trong Hiệp ước Moscow, Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh là nơi lưu giữ. Các quốc gia tham gia Hiệp ước lần lượt chuyển văn kiện phê chuẩn của mình tới Moscow, Washington hoặc London.

Có một điểm chú ý ở đây. Việc tham gia hiệp ước loại này là một quá trình gồm hai giai đoạn nên có thể có những quốc gia đã ký nhưng không phê chuẩn. Ví dụ, Hiệp ước Moscow không được Trung Quốc, Pháp, Triều Tiên, Hàn Quốc và Israel ký kết. Về mặt nguyên tắc, Hiệp ước có phần khiếm khuyết, vì thực tế là một số quốc gia có ý định sở hữu vũ khí hạt nhân nên đã không ký.

Sau đó, Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện ra đời – một hiệp ước quốc tế đa phương nhằm cấm các vụ nổ thử nghiệm vũ khí hạt nhân và bất kỳ vụ nổ hạt nhân nào khác vì mục đích dân sự hoặc quân sự ở bất cứ đâu.

Hiệp ước này không do một số quốc gia khởi xướng nữa mà được thông qua tại khóa họp thứ 50 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 10/9/1996 và ký kết vào ngày 24/9/1996. Hiệp ước này được chuẩn bị kỹ càng hơn nhiều, vì một trong các phụ lục của nó đã xác định rõ ràng danh sách 44 quốc gia có đủ khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân và năng lượng nguyên tử.

Đến năm 2023, Hiệp ước này đã được 187 quốc gia ký kết và được 178 quốc gia trong số đó phê chuẩn.

Nhưng vấn đề không phải là ai ký mà là ai không ký. Ở trên đã nêu rằng một trong những điều kiện để Hiệp ước có hiệu lực là việc mỗi nước trong số 44 quốc gia liệt kê tại Phụ lục số 2 bắt buộc phải ký kết và phê chuẩn Hiệp ước.

Danh sách này không phải tự nhiên mà có. Danh sách 44 quốc gia được Cơ quan năng lượng nguyên trử quốc tế (IAEA) tổng hợp trên cơ sở hiện diện của các quốc gia đang vận hành các lò phản ứng điện hạt nhân trên lãnh thổ của nước họ vào thời điểm Hiệp ước được ký kết.

Mọi thứ đều minh bạch: nếu có lò phản ứng hạt nhân, sẽ có khả năng thu nhận được plutonium để chế tạo vũ khí, nghĩa là về mặt lý thuyết có thể chế tạo vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, nhiều quốc gia đã làm điều đó.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Trong số 44 quốc gia có năng lượng hạt nhân vào thời điểm Hiệp ước được hình thành, chỉ có 3 quốc gia không ký kết: Ấn Độ, Pakistan và CHDCND Triều Tiên. Nghĩa là, yêu cầu đầu tiên để Hiệp ước có hiệu lực đã không được đáp ứng, chỉ có 41 trong số 44 nước ký.

Tiếp đó, số nước phê chuẩn Hiệp ước thậm chí còn ít hơn, chỉ 36 trên 44 quốc gia. Các bên không ký phê chuẩn có sự tham gia của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Israel, Iran và Ai Cập.

Liên Hợp Quốc không bỏ cuộc. Ngày 6/12/2006, Đại hội đồng đã thông qua một nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng ký kết và phê chuẩn Hiệp ước. 172 quốc gia đã bỏ phiếu tán thành nghị quyết và 2 quốc gia phản đối: CHDCND Triều Tiên và Hoa Kỳ.

Như vậy, Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện không có hiệu lực, điều đó có nghĩa là nó thực tế vẫn là chỉ một điều mong muốn. Nhưng không hoàn toàn như vậy, nhiều nước vẫn tuân thủ các điều khoản của Hiệp ước và đã không tiến hành thử nghiệm. Không có vụ thử nào được Hoa Kỳ thực hiện kể từ năm 1992. Nga cũng đã làm điều tương tự như vậy. Không quan trọng đó là thỏa thuận theo dạng quân tử, hay là thực sự có tâm, điều quan trọng là các bên đã tuân thủ các điều khoản của Hiệp ước.

Các vụ thử hạt nhân của Nga

Việc thu hồi chữ ký là không thể, còn việc có thể tiến hành là thu hồi văn bản phê chuẩn. Nga sẽ vẫn là một bên ký kết Hiệp ước, nhưng về bản chất, là một bên tham gia một hiệp ước không có hiệu lực.

Từ năm 1949 đến 1990, Liên Xô đã tiến hành 715 vụ thử hạt nhân, sử dụng 969 thiết bị hạt nhân. Trong số này có 124 cuộc thử nghiệm được thực hiện vì mục đích hòa bình.

Hầu hết các cuộc thử nghiệm ở Liên Xô đều diễn ra tại địa điểm thử nghiệm hạt nhân Semipalatinsk và quần đảo Vùng đất mới (Novaya Zemlya).

Ngày 30/10/1961, quả bom hydro mạnh nhất trong lịch sử – bom Sa hoàng, có công suất 58 megaton, đã phát nổ tại trung tâm thử nghiệm Novaya Zemlya.

Sóng địa chấn do vụ nổ tạo ra, đi qua ba lần trái đất và sóng âm vang đến nơi cách vụ thử 800 km.

Còn tại bãi thử Semipalatinsk, ngày 11/10/1961, lần đầu tiên một vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất đã được thực hiện.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Trong Hiệp ước Matxcơva “Cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong vũ trụ, và dưới nước” có hiệu lực cuối năm 1963 chưa đề cập đến các vụ thử dưới lòng đất. Tuy nhiên, một trong những yêu cầu của Hiệp ước là: bụi phóng xạ sau vụ nổ hạt nhân trong lòng trái đất không được phép vượt ra ngoài quốc gia thực hiện các cuộc thử.

Tại bãi thử Semipalatinsk còn diễn ra nhiều vụ thử khác. Từ năm 1949 đến năm 1989, 468 vụ thử hạt nhân đã được thực hiện ở đó, trong đó có 616 thiết bị hạt nhân và nhiệt hạch được kích nổ, bao gồm: 125 khí quyển (26 mặt đất, 91 trên không, 8 có độ cao lớn) và 343 dưới lòng đất.

Bãi thử Semipalatinsk bị đóng cửa vào ngày 29 tháng 8 năm 1991. Nga chỉ còn lại một địa điểm thử nghiệm ở Novaya Zemlya.

Còn tại Novaya Zemlya, từ năm 1955 đến năm 1990, có 132 vụ nổ hạt nhân đã được thực hiện gồm cả khí quyển, mặt đất, dưới nước và trong lòng đất. Ở Novaya Zemlya, có thể tiến hành các vụ thử nhiều thiết bị hạt nhân khác nhau.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Thử hạt nhân tại các nước

Về số lượng thử, Nga không phải là nước dẫn đầu, mà là Hoa Kỳ. Từ năm 1945 đến năm 1992, Hoa Kỳ đã chính thức tiến hành 1054 cuộc thử thuộc mọi loại, khí quyển, dưới lòng đất, trên mặt nước, dưới nước và trong vũ trụ.

Hầu hết các cuộc thử nghiệm được tiến hành tại Trung tâm thử Nevada (NTS), Quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Vụ nổ hạt nhân cuối cùng ở Mỹ diễn ra tại bãi thử hạt nhân ở Nevada ngày 23/9/1992. Bãi thử đã đóng cửa nhưng vẫn có thể hoạt động trở lại.

Trung Quốc đã thực hiện 45 vụ thử vũ khí hạt nhân (23 trên khí quyển và 22 dưới lòng đất) từ năm 1964 đến 1996. Việc thử nghiệm dừng lại vào năm 1996, khi Trung Quốc ký Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện. Kể từ năm 2007, theo sắc lệnh của chính phủ Trung Quốc, bãi thử hạt nhân Lop Nur đã đóng cửa hoàn toàn và trở thành điểm du lịch.

Pháp đã tiến hành 210 vụ thử hạt nhân từ năm 1960 đến năm 1996 nhưng không phải trên lãnh thổ của mình: 17 cuộc thử nghiệm đã được thực hiện ở sa mạc Sahara, trên lãnh thổ Algeria (thuộc Pháp trước đây), 46 cuộc thử nghiệm trên khí quyển và 147 cuộc thử nghiệm trên mặt đất và dưới lòng đất trên các đảo san hô Fangataufa và Mururoa ở Polynesia thuộc Pháp.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Anh tiến hành vụ thử đầu tiên vào ngày 3/10/1952, cho nổ một thiết bị hạt nhân trên một con tàu đang neo đậu ở Quần đảo Monte Bello (mũi phía tây Australia). Tổng cộng, Anh đã tiến hành 88 vụ thử hạt nhân từ năm 1952 đến năm 1991.

Triều Tiên đã tiến hành sáu vụ thử hạt nhân tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri.

Ấn Độ tiến hành cuộc thử đầu tiên vào năm 1974. Cho đến năm 1998, 5 vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất đã được thực hiện tại bãi thử trên sa mạc Rajasthan, gần thành phố Pokhran. Kể từ đó, Ấn Độ chính thức được tuyên bố là cường quốc hạt nhân, nhưng hai ngày sau đó Delhi tuyên bố từ chối các vụ thử tiếp theo.

Pakistan không hề tụt hậu so với đối thủ của mình. Vào ngày 28/5/1998, nước này đã cho nổ 5 quả bom dưới lòng đất và một quả nữa ngày 30/5.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Việc rút lại phê chuẩn Hiệp ước có ích gì cho Nga?

Vũ khí hạt nhân có đặc tính rất khác so với vũ khí thông thường. Một viên đạn thông thường có thể lặng lẽ nằm trong kho khô ráo vài thập kỷ mà không mất đi đặc tính chết người.

Nhưng trong thiết bị hạt nhân, các quá trình phân rã phóng xạ phức tạp liên tục xảy ra. Nghĩa là, theo thời gian, thành phần đồng vị của điện tích thay đổi và nó có thể bị suy giảm ở một mức độ nào đó.

Ngày nay, nhiều phương tiện truyền thông ở các quốc gia không thân thiện thường nói rằng Nga là một gã khổng lồ với đôi chân bằng đất sét, và đội quân khiến mọi người phải sợ hãi trong 30 năm qua, thực chất còn lâu mới hoàn hảo.

Theo đó, tiềm lực hạt nhân của Nga cũng đang gặp phải những vấn đề tương tự như quân đội Nga nói chung. Tên lửa được chế tạo từ thời Liên Xô, đầu đạn cũng được chế tạo cùng thời, vì vậy có lý do để nghi ngờ rằng khả năng hạt nhân của Nga cũng chỉ là tiềm năng mà thôi, kiểu “Thanh kiếm rỉ sét thời Xô Viết”. Plutonium đã cũ và không thể tạo ra loại đạn mới từ nó nữa vì nó đã thay đổi tính chất đồng vị.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Một ý kiến ​​như vậy có thể làm suy yếu quyền lực vốn đã thấp của Nga. Trước kia phương Tây sợ Nga, còn bây giờ Nga trở nên ít đáng sợ hơn nhiều. Tất nhiên, điện tích hạt nhân không phải là nguyên nhân có lỗi ở đây mà là ở điều khác. Nhưng lá chắn hạt nhân phải là thứ đe dọa đối thủ của Nga.

Việc đơn phương thoát khỏi lệnh cấm là một lựa chọn khả thi. Thực tế Hiệp ước vẫn chưa có hiệu lực, bởi nhiều nước không phê chuẩn, nên giá trị pháp lý của nó thấp, cho dù tất cả các nước thời gian qua đã không tiến hành các vụ thử nghiệm.

Việc Nga rút khỏi Hiệp ước, mặc dù là đơn phương, để kiểm tra kho vũ khí hạt nhân là một bước đi cần thiết mà không cần quan tâm đến Hoa Kỳ và Châu Âu. Liệu Hoa Kỳ có bắt đầu thử nghiệm để đáp trả hay không cũng trở nên không quá quan trọng. Và việc thử nghiệm một vài tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tại bãi thử Novaya Zemlya cũng sẽ hoàn toàn không gây hại gì.

Dù thế nào thì những hành động như vậy tất nhiên sẽ gây ra một làn sóng phẫn nộ và lên án khác từ cộng đồng thế giới, mà từ khóa ở đây chỉ là vụ thử “tiếp theo”. Nhưng nó sẽ cho phép đưa ra kết luận về tình trạng lá chắn hạt nhân của Nga.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hoa Kỳ sở hữu loại bom “cơn ác mộng hạt nhân”

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 27/3: Hoa Kỳ đang sở hữu 'cơn ác mộng hạt nhân'. Đó là bom có điều khiển B61-12 với tích hợp đầu đạn hạt nhân nhiều chủng loại. Hoa Kỳ quảng bá về “cơn ác mộng hạt nhân”; những thông tin về giá thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 F-47 bị rò rỉ là những nội dung của bản tin công nghiệp quốc phòng hôm nay ngày...

Triều Tiên cho biết sẽ liên tục nâng cấp lực lượng vũ trang hạt nhân

(CLO) Hôm thứ Hai, Triều Tiên tuyên bố sẽ không ngừng nâng cấp và củng cố lực lượng hạt nhân của mình, đồng thời cáo buộc các bộ trưởng ngoại giao nhóm G7 vi phạm quyền chủ quyền của nước này khi yêu cầu chấm dứt chương trình vũ khí hạt...

Tổng thống Ba Lan giục Mỹ chuyển đầu đạn hạt nhân

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda kêu gọi Mỹ chuyển vũ khí hạt nhân đến lãnh thổ nước này như một biện pháp răn đe trong bối cảnh lo ngại Nga. ...

Thủ tướng sắp tới của Đức muốn Anh và Pháp chia sẻ vũ khí hạt nhân

(CLO) Thủ tướng sắp nhậm chức của Đức, Friedrich Merz, hôm Chủ nhật cho biết ông muốn thảo luận với Pháp và Anh về việc chia sẻ vũ khí hạt nhân, nhưng không phải để thay thế lá chắn hạt nhân của Mỹ đối với châu Âu. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Israel ồ ạt tấn công ở Yemen, suýt trúng Tổng giám đốc WHO

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel chỉ mới bắt đầu chiến dịch chống lại Houthi, sau khi quân đội Israel không kích nhiều khu vực tại Yemen. ...

LSF hỗ trợ hệ thống lọc nước uống và nhu yếu phẩm cho học sinh khó khăn tại Quảng Nam

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định 2360/QĐ-UBND giao dự toán nguồn vốn 464 triệu đồng để thực hiện phi dự án “Hỗ trợ hệ thống lọc nước uống cho các trường học và nhu yếu phẩm cho học sinh khó khăn tại tỉnh năm 2024 của tổ chức Lifestart Foundation Inc (LSF) tài trợ. Cụ thể, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của nước...

Ông Trump khen ngợi tỉ phú Elon Musk tại quốc hội

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước quốc hội ám chỉ tỉ phú Elon Musk đứng đầu Ban Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE), trái với tuyên bố từ Nhà Trắng trước đó. ...

Mặt trận vô hình trên chiến trường Ukraine

Những cuộc chạm trán và khắc chế lẫn nhau trên mặt trận tác chiến điện tử giữa Nga và Ukraine cũng không kém phần khốc liệt như đạn pháo, tên lửa. Tại một chốt trinh sát ở tiền tuyến miền đông Ukraine, binh sĩ với bí danh Alain, thành viên trong một đội tình báo điện tử Ukraine, quyết định thay đổi vị trí. Anh cho rằng quân đội Nga có thể đã phát hiện ăng-ten của đội và...

“Độc lạ”, gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay có nhiều điểm đặc biệt và dù hai ứng cử viên bà Kamala Harris và ông Donald Trump đang tranh đua quyết liệt chưa phân thắng bại, nhưng quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn duy trì đà phát triển tích cực trong tương lai.

Cùng chuyên mục

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Thủ tướng Israel nêu rõ điều kiện cho giai đoạn đàm phán tiếp theo với Hamas, khẳng định không giấu giếm

Ngày 30/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza với điều kiện Hamas phải hạ vũ khí và rời khỏi vùng đất này.

Tổng thống Donald Trump tự tin về sáng kiến sáp nhập Greenland

Tổng thống Mỹ Donald Trump tin chắc 100% rằng sáng kiến sáp nhập Greenland của ông sẽ thành công.

Houthi phóng tên lửa vào Israel, tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Quân đội Israel ngày 30/3 xác nhận đã chặn được một tên lửa phóng từ Yemen, sau khi kích hoạt còi báo động không kích trên nhiều khu vực của Israel.

Mới nhất

Bất ngờ một mạnh thường quân mua logo tiền thưởng tặng em nhỏ mồ côi trong chương trình “Mái ấm gia đình Việt”

Trong một chương trình thiện nguyện, Lâm Vỹ Dạ – Hứa Minh Đạt và...

Quảng Ngãi tập trung xử lý dứt điểm những kiến nghị của Hòa Phát để đảm bảo tiến độ dự án

Chiều 25/4/2025, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp nhằm giải quyết những kiến nghị của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất về những khó khăn vướng mắc trong thực hiện các dự án trên địa bàn, trong đó có dự án sản xuất ray thép và thép đặc biệt của Tập đoàn Hòa...

VOSCO nhận bàn giao tàu hàng rời VOSCO SUNLIGHT

25/04/25 4:53 PM Ngày 23/4/2025, tại Singapore, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO) đã chính thức tiếp nhận tàu hàng rời Vosco Sunlight (tên cũ là Teleri-M). Đây tiếp tục là một bước đi quan trọng trong chiến lược mở rộng đội tàu và nâng cao năng lực vận tải của VOSCO trong năm 2025. Vosco Sunlight là...

VIGLACERA ĐẠT ĐÁNH GIÁ SMETA 4 VÀO NGÀY 31/03/2025 – Tổng công ty Viglacera

Viglacera, thương hiệu hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam, tự hào thông báo hiện nhiều nhà máy trong chuỗi sản xuất của mình đã hoàn thành thành công đánh giá SMETA 4 – tiêu chuẩn kiểm toán đạo đức thương mại uy tín toàn cầu do Sedex thiết lập. Đây là một cột...

VNR 500 vinh danh Viglacera thuộc Top 10 doanh nghiệp Bất động sản công nghiệp uy tín & Vật liệu xây dựng uy tín...

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2025 - Tổng công ty Viglacera - CTCP (Viglacera) vừa được Tổ chức VNR500 vinh danh đồng thời ở hai hạng mục uy tín hàng đầu: Top 10 Công ty Bất động sản Công nghiệp và Top 10 Doanh nghiệp Vật liệu Xây dựng. Đặc biệt, trong lĩnh vực bất động...

Mới nhất