Trang chủKinh tếNông nghiệpBắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi...

Bắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi An Giang, sao vẫn lo con nước bất thường?

Tháng 11, nước nổi còn gọi nước lũ đang rút dần ra sông mang theo nhiều tôm cá, trong đó có cá linh đặc sản. Ngư dân tỉnh An Giang sống ở các vùng đầu nguồn như huyện An Phú, thị xã Tân Châu, thành phố Châu Đốc tập trung đánh bắt cá tôm…

Năm nay, đồng bằng sông Cửu Long có mùa nước nổi khá đẹp, dâng cao vào đồng nên người dân được mùa cá, tôm. Tuy nhiên, trong niềm vui là nỗi lo khi con nước bất thường…

Bắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi An Giang, sao vẫn lo con nước bất thường?- Ảnh 1.

Mùa cá ra sông giúp nhiều người dân vùng đầu nguồn An Giang có thu nhập ổn định với nghề đánh bắt thủy sản, trong đó bắt được nhiều là cá linh, khai thác các sản vật mùa lũ.

Tháng 11, nước nổi còn gọi nước lũ đang rút dần ra sông mang theo nhiều tôm cá. Ngư dân tỉnh An Giang sống ở các vùng đầu nguồn như huyện An Phú, thị xã Tân Châu, thành phố Châu Đốc tập trung đánh bắt cá tôm…

Mùa đánh bắt cá

Đây thời điểm sôi động nhất trong mùa nước nổi, ngư dân gọi là mùa cá ra sông. Nhiều nhất vẫn là cá linh. Từ đồng, cá bơi len lỏi ra sông lớn như sông Tiền, sông Hậu, sông Cái Vừng, sông Châu Đốc để ngược về thượng nguồn sông Mê Công.

Tỉnh An Giang nằm ở đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu nên hằng năm, cứ tháng 7 nước từ thượng nguồn sông Mê Công tràn về ngập các cánh đồng mang theo phù sa, tôm cá. Đến tháng 11, nước rút dần ra sông. Ngư dân dùng các ngư cụ bắt cá, người thì đứng ven bờ chài, người đặt dớn, người thả lưới, người thì câu cá.

Tại phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang), người dân và du khách đã quen với cảnh các thuyền máy xúc cá bằng lưới vợt trên sông Tiền gọi là “kéo dồn”. Đây là cách đánh bắt cá linh khá lạ ở vùng sông nước, chỉ xuất hiện ở Tân Châu.

Bắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi An Giang, sao vẫn lo con nước bất thường?- Ảnh 2.

Kéo dồn bắt cá linh-cá đặc sản trên dòng sông Tiền ở thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

Những thuyền máy kéo dồn chạy ngược xuôi ven bờ sông trong mùa cá ra đã trở nên quen thuộc với cư dân phố thị vùng sông nước. Nhiều người có thời gian rảnh rỗi hay ra bờ kè ngắm cảnh kéo cá.

Anh Cùm Văn Xuyên, chủ một thuyền máy kéo dồn, kể, hơn 20 năm qua anh sống bằng nghề này. Mùa kéo dồn cá linh từ tháng 10 cho đến tháng 11 thì ngưng, cá linh dính dồn là cá đã lớn thích hợp cho ủ nước mắm.

Theo anh Xuyên, kéo dồn dựa vào sức máy móc nên không mệt nhọc nhiều nhưng quan trọng phải biết thả lưới ở độ sâu thế nào mới trúng luồng cá đi.

Anh Xuyên phân tích, mành lưới có bề xuống 15m nhưng thông thường thả xuống ở độ sâu 10m, còn cạn hơn hoặc sâu hơn thì cũng dính cá nhưng rất ít, có khi không có con nào.

Bắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi An Giang, sao vẫn lo con nước bất thường?- Ảnh 3.

Một ngày, ngư dân vùng đầu nguồn An Giang kéo dồn bắt hàng trăm ký cá linh.

Chúng tôi lên thuyền máy xem anh Xuyên đánh cá. Trên thuyền có 4 người. Anh Xuyên là “máy trưởng”, anh cầm lái chạy thuyền, nhìn luồng nước để phán đoán độ sâu mà cho thả lưới. 3 người còn lại có nhiệm vụ thả lưới, kéo lưới và xúc cá dính lưới.

Thời gian thả và kéo lưới khoảng 15 phút. Ở lần thả đầu, khi từ từ kéo lưới lên, bên trong lưới cá nhảy lao xao. Nhìn bầy cá, mắt anh Xuyên sáng rỡ, vui vẻ nói: “Lưới này cá nhiều, khoảng 9kg. Vậy là khá lắm vì thường mỗi lưới kéo dính 3,4kg cá”.

Nhìn cá nhảy trong lưới mà họ biết dính nhiều hay ít. Cá nhiều nên ai cũng vui. Anh Nguyễn Văn Thắng cầm cây vợt to xúc cá. Cá bắt được, có hơn 90% là cá linh, còn lại là cá heo, cá rô biển, cá thiểu…Anh Thắng nhanh chóng trút cá vào thùng to chứa 10kg cá.

Bắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi An Giang, sao vẫn lo con nước bất thường?- Ảnh 4.

Một thùng nhựa này có thể chứa 10 kg cá linh.

Được 5 thùng cá, nhóm anh Thắng tấp vào bờ, giao thùng cá cho bạn hàng, lái cá rồi lại tiếp tục theo con nước đánh bắt cá linh. Một ngày như vậy nhóm anh Thắng đánh bắt hơn 8 giờ.

Anh Thắng nói, anh đi làm ăn công, trả công theo ngày tùy theo cá nhiều hay ít, lúc cá ít được trả công 300.000 đồng/ngày, còn lúc cá nhiều từ 500.000 đồng/ngày trở lên.

Hôm nào lưới còn ướt thì có tiền, nghề kéo dồn khác với kéo lưới, giăng lưới thông thường bởi chỉ làm được 2 tháng lúc cá lớn ra sông. Một mùa kéo cá có dư vài chục triệu đồng, xài tiết kiệm, dành mua sắm Tết và mấy tháng sau, bởi xong mùa cá thì cuốn lưới, kiếm việc khác làm.

Anh Nguyễn Văn Thắng

Còn anh Xuyên ước lượng, một ngày bắt được hơn 200kg cá trở lên, tùy theo con nước cá ra sông nhiều hay ít. Cá tươi đưa lên giao bạn hàng, anh Xuyên còn ship cá linh cho các cơ sở làm mắm cá, nước mắm cá linh…

Vui, buồn con nước nổi

Cá ra sông nhiều nên dọc theo các bờ kênh, rạch nhiều người dân đứng ven bờ chài bắt cá. Anh Nguyễn Văn Vệ, ngụ phường Vĩnh Nguơn, thành phố Châu Đốc chài cá trên kênh Vĩnh Tế, nói, buổi sáng nào cũng mang chài ra bờ kênh kiếm mớ cá.

Bắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi An Giang, sao vẫn lo con nước bất thường?- Ảnh 5.

Nhiều người dân thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) tập trung chài cá ở kênh Vĩnh Tế.

Anh Vệ chỉ chài cá trong buổi sáng, cá bắt được là cá lăn, cá lóc, cá heo nước ngọt, cá linh… Số cá này gia đình anh Vệ chế biến các món kho, chiên, nấu canh, số dư còn lại đem ra chợ cá bán hoặc làm khô ăn dần.

Mùa cá ra đã giúp hàng trăm người không chuyên về nghề cá ở Châu Đốc như anh Vệ không phải tốn tiền mua cá mắm cho bữa ăn. Có cá nhiều nên bữa cơm hằng ngày cũng ngon hơn.

Đi dọc theo kênh Vĩnh Tế, cảnh đánh bắt và mua bán cá sôi động. Ngư dân Trần Văn Hải, ngụ xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, nói, lúc này anh và 4 người trong gia đình cùng đi đặt dớn, một đêm có thể dính vài trăm ký cá và nhiều nhất vẫn là cá linh. Trừ các chi phí, một đêm có thể kiếm được hơn 2 triệu đồng.

Cá bắt được, nhóm anh Hải lựa ra cá lớn có giá cao đưa ra chợ cá bán, còn lại cá linh và các loại cá nhỏ khác cân bán sa cạ cho lái, giá vài nghìn đồng đến 11 nghìn đồng/ký. Tháng này các vựa cá, lái cá thu cá vào để bỏ mối lại cho các cơ sở làm mắm, nước mắm và các vùng nuôi cá bè.

Bắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi An Giang, sao vẫn lo con nước bất thường?- Ảnh 6.

Cá linh mùa này đã lớn dùng để chế biến nước mắm hay nấu canh chua rất ngon.

Anh Hải tâm sự, 4 năm gần đây mới có một mùa nước đẹp nên tôm cá nhiều. Đối với ngư dân và người dân vùng đầu nguồn, mùa nước đẹp là nước dâng lên từ từ, ở mức cao hơn báo động 1 và lũ năm nay đạt các điều này.

Nhưng với con nước hiện nay, ngư dân như anh Hải không hiểu vì sao nước lại bất thường.

Thông thường tháng 8 là nước dâng lên rồi vào đồng từ từ. Năm nay nước về rất trễ, không vào đồng nên ai cũng lo không có mùa nước nổi, thì bất ngờ tháng 9 nước lại về, tràn ngập vào đồng.

Anh Trần Văn Hải

Các ngư dân như anh Hải so sánh, với bất thường vậy nên năm nay như có 2 mùa nước nổi. Con nước bất thường nên nguồn cá cũng bị ảnh hưởng theo.

Chỉ tay vào mớ cá linh, anh Hải nói, thông thường cá linh kích cỡ bằng nhau do xuất hiện cùng thời điểm. Nhưng năm nay nước về bất thường nên cá linh kích cỡ cũng khác theo, có con to bằng ngón tay cái, rồi có con nhỏ bằng ngón giữa, ngón út. Đây là điều rất ít thấy trong các mùa đánh bắt cá linh.

Bắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi An Giang, sao vẫn lo con nước bất thường?- Ảnh 7.

Mùa cá linh giúp nhiều người dân An Giang có thu nhập khá.

Anh Hải đoán, cá linh kích cỡ bất thường do đợt tháng 8 nước về dù mực nước thấp nhưng cá linh bị tín hiệu dẫn dụ về theo đẻ trứng. Đến tháng 9, đợt nước về nhanh và mực nước cao hơn, cá linh lại theo về tiếp.

Vì như có hai mùa nước nên cá về loạn xạ và con sinh đẻ trước, con sinh đẻ sau nên từ đó dẫn đến kích cỡ cá non cũng khác theo. Hơn mấy chục năm sống bằng nghề đánh cá trong mùa lũ, những ngư dân như anh Hải chưa thấy năm nào con nước như năm nay.

Những năm trước, mùa nước nổi dù thấp, trung bình hay cao đi nữa nhưng vào đồng theo đúng chu kỳ tháng 7. Lúc trước, kinh nghiệm người xưa truyền lại “3 năm lũ nhỏ có 1 năm lũ lớn” nhưng từ năm 2008 trở về không thể dựa vào kinh nghiệm này.

Bắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi An Giang, sao vẫn lo con nước bất thường?- Ảnh 8.

Cá linh được các cơ sở thu mua thủy sản mùa nước nổi ở An Giang để làm nước mắm hay làm mắm.

Mùa cá này, anh Hải vui vì cá nhiều nhưng kèm theo đó là nỗi lo vì lũ năm nay khá lạ so với những người hiểu biết vùng sông nước như anh. Đó là nỗi lo phải đối mặt những mùa nước nổi khó lường.

Mùa nước nổi là người bạn thân thuộc của nông dân, khi xưa, họ dựa vào thiên nhiên là dự đoán được năm nào nước lớn và năm nào nhỏ, nhưng bây giờ, không ai biết rõ, bởi con nước thất thường.

Và như thế, mỗi khi bắt đầu vào mùa nước nổi, hàng nghìn người dân sống nhờ vào con nước lại phập phồng, băn khoăn mùa cá sẽ ra sao?…





Nguồn: https://danviet.vn/bat-la-liet-ca-linh-ca-dong-tom-song-mua-nuoc-noi-an-giang-sao-van-lo-con-nuoc-bat-thuong-20241121104251784.htm

Cùng chủ đề

Thêm một siêu thị cao cấp ở TP.HCM đi vào hoạt động

Ngày 20-12, Saigon Co.op chính thức khai trương Finelife Foodstore Lumière An Phú, thành viên thứ 5 trong chuỗi siêu thị cao cấp Finelife, tại chung cư Lumière Riverside (phường An Phú, TP Thủ Đức). ...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam An Giang 2

(NADS) - Sáng ngày 07/12, tại hội trường Thành ủy thành phố Châu Đốc, Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam An Giang 2 đã tiến hành Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024-2029. Đến dự có NSNA Duy Bằng, Ủy viên...

Giữ rừng đầu nguồn bảo vệ dòng sông Bé

Sông Bé có chiều dài 350km, bắt nguồn từ Đắk Nông rồi chảy về các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai. Nhiều năm qua, rừng đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt đã điều tiết nguồn nước cho các nhà máy thuỷ điện; đồng thời, tạo nguồn thuỷ sản phong phú và đánh thức nhiều tài nguyên du lịch sinh thái của địa phương.Chúng tôi về thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vào...

An Giang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành Kênh Vĩnh Tế

Tối 14/11, tại TP.Châu Đốc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024)- phu nhân Danh thần...

Diện mạo 9 cầu đi bộ kết nối nhà ga Metro số 1 vừa hoàn thành

(Dân trí) - Hoàn thành 9 cây cầu đi bộ kết nối nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) là bước ngoặt quan trọng, tiến đến vận hành toàn tuyến vào cuối năm nay. Vừa qua, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã hoàn tất việc xây dựng 9 cây cầu đi bộ kết nối với nhà ga của tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Đây được xem là bước ngoặt quan...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đây là một huyện ở Ninh Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. ...

25 Tết, người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc, chen chân tại bến xe để về quê

Rất đông người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc có mặt tại bến xe Miền Tây để mua vé lên xe về quê đón Tết Nguyên đán 2025. ...

Tài xế ngao ngán vì “đốt” hàng chục lít dầu, trẻ em ngủ gục trên đường Vành đai 3

Chiều nay (24/1), trong ngày làm việc cuối cùng của năm, đường Vành đai 3 trên cao (Hà Nội) ùn tắc kéo dài hơn 10 km do lượng phương tiện rời khỏi thành phố tăng vọt. Theo chia sẻ của tài xế xe tải, với tốc độ "rùa bò" sẽ phát sinh thêm khoảng 10 lít dầu cho quãng...

Tỷ phú Gia Lai là một ông nông dân trồng 4 cây chủ lực gì mà lãi ròng 1,6 tỷ/năm, cả làng phục lăn?

Đến nay, ông Rơ Châm Nhel, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) trồng được 3 ha cà phê, 3 ha cao su, 3 ha điều và hơn 1 ha lúa nước. Riêng năm 2023, ông thu hơn 11 tấn cà phê nhân, 50 tấn mủ cao su, 3...

“Full time” buôn bán tại chợ hoa độc đáo ở TP.HCM

Để phục vụ nhu cầu của người dân, các tiểu thương tại chợ hoa "trên bến dưới thuyền" tại Bến Bình Đông mở cửa, buôn bán xuyên đêm. ...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Lần đầu tiên truy xuất phát thải carbon trên trái thanh long Bình Thuận

Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử theo dõi xuất xứ và dấu chân carbon trên trái thanh long Bình Thuận giúp người tiêu dùng biết rõ lượng phát thải carbon trong từng công đoạn sản xuất. Hệ thống này do Bộ NN-PTNT và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đang triển khai thí điểm trên trái thanh long được trồng tại Bình Thuận, lần đầu tiên giới thiệu tại Hội nghị chuyển đổi số hướng tới nông...

Dòng nước cuồn cuộn, đường nông thôn bị ngập nặng, giao thông chia cắt vì mưa lớn tại Bình Định

Tại nhiều địa phương ở phía Bắc tỉnh Bình Định xuất hiện tình trạng ngập cục bộ, giao thông bị chia cắt do mưa lớn kéo dài. ...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Cùng chuyên mục

Đây là một huyện ở Ninh Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. ...

Tỷ phú Gia Lai là một ông nông dân trồng 4 cây chủ lực gì mà lãi ròng 1,6 tỷ/năm, cả làng phục lăn?

Đến nay, ông Rơ Châm Nhel, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) trồng được 3 ha cà phê, 3 ha cao su, 3 ha điều và hơn 1 ha lúa nước. Riêng năm 2023, ông thu hơn 11 tấn cà phê nhân, 50 tấn mủ cao su, 3...

Vốn là khu rừng rậm, sao chính quyền Đông Dương lại quy hoạch Đà Lạt là thành phố vườn?

Ngay từ những ngày đầu mới “thai nghén” (1893), Đà Lạt đã được chính quyền Đông Dương dành sự quan tâm đặc biệt đó là thực hiện nhiều đồ án quy hoạch xây dựng và phát triển biến Đà Lạt thành một nơi nghỉ dưỡng mang kiểu cách châu Âu...

Con hươu sao vốn là động vật hoang dã, dân Kon Tum nuôi thành công, bán 42 triệu/cặp giống

So với nhiều vật nuôi khác, nuôi hươu sao tuy vốn đầu tư lớn, song hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, không phải quá lo lắng về đầu ra sản phẩm. Nhận thấy những điều này, một số hộ dân ở xã Văn Lem, huyện Đăk Tô (tỉnh Kon...

“Phát sốt” với vườn treo lủng lẳng các trái xoài mang hình con rắn ở Hậu Giang

Anh Bùi Văn Thức ở tỉnh Hậu Giang đưa ra thị trường sản phẩm mới lạ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đó là trái xoài có hình con rắn - linh vật Ất Tỵ. Sản phẩm trái xoài có hình con rắn được bán với giá cao gấp...

Mới nhất

Đường hoa Đà Nẵng chưa mở cửa, con gái đã đưa mẹ 85 tuổi đi check-in

Dù chưa chính thức mở cửa, đường hoa Đà Nẵng tại đường Bạch Đằng (quận Hải Châu) đã thu hút đông đảo du khách và người dân đến tham quan, chụp ảnh. ...

Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1

Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều nay 24-1 tại Hà Nội. ...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì Tọa đàm Hạ tầng số

(MPI) - Trưa ngày 22/01/2025, theo giờ địa phương, tại Davos, Thuỵ Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tập đoàn Sovico tổ chức Tọa đàm với lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới về chủ đề "Hạ tầng số - Năng lượng xanh: Vươn mình trong kỷ nguyên...

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. ...

Đóng điện dự án truyền tải hơn 1.100 tỉ để nhập điện từ Lào

Ngày 24-1, theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) đã được đóng điện thành công để phục vụ cho nhập khẩu điện từ Lào. ...

Mới nhất