Trang chủNewsKinh tếBắt đầu từ niềm tin vào doanh nghiệp

Bắt đầu từ niềm tin vào doanh nghiệp

Không gian để cắt giảm điều kiện kinh doanh, chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp đang rất thuận lợi, nhưng vẫn cần những thay đổi thực sự về tư duy quản lý nhà nước.

Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Bắt đầu từ niềm tin vào doanh nghiệp

Không gian để cắt giảm điều kiện kinh doanh, chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp đang rất thuận lợi, nhưng vẫn cần những thay đổi thực sự về tư duy quản lý nhà nước.





Quy chuẩn của Việt Nam về chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có yêu cầu cao hơn cả quy chuẩn của những nước phát triển.   Ảnh: Đức Thanh

Vẫn nguyên nỗi lo chi phí tuân thủ

Trong văn bản vừa gửi lãnh đạo Quốc hội của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), lo ngại về sự gia tăng chi phí tuân thủ, sự có mặt của những điểm nghẽn mới lại xuất hiện. Đáng nói là, theo chia sẻ của ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI, điều này lại không làm hiệu quả quản lý nhà nước tối ưu hơn.

Những ý kiến được VCCI tổng hợp khi góp ý Dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sửa đổi) – một dự luật quan trọng có tác động sâu rộng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Luật này, cùng với Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, được xem là nền tảng cho hệ thống kiểm tra, kiểm soát hàng hóa tại Việt Nam. 

Theo Dự thảo, cách tiếp cận phân loại hàng hóa vẫn được duy trì như hiện hành, nghĩa là theo nhóm 1 và nhóm 2, trong đó nhóm 2 là hàng hóa có nguy cơ cao, phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ. Danh mục hàng hóa nhóm 2 do các bộ, ngành ban hành. Theo cơ chế này, hàng hóa nhóm 2 sẽ vẫn phải thực hiện công bố hợp quy trước khi lưu thông.

“Điều này tạo ra gánh nặng lớn cho doanh nghiệp do hợp quy chỉ dựa trên mẫu thử nghiệm, không phản ánh chất lượng sản phẩm trên thực tế. Doanh nghiệp vừa phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, vừa phải thực hiện thêm nhiều thủ tục rườm rà, như công bố hợp quy, in tem nhãn, dừng hàng tại cảng để kiểm tra hợp quy. Chi phí và thời gian tăng cao, trong khi hiệu quả quản lý không được cải thiện đáng kể”, ông Tuấn làm rõ ý kiến khi VCCI đề nghị bỏ quy định về hợp quy, đẩy mạnh hậu kiểm theo phương pháp quản lý rủi ro.

Không những vậy, ông Tuấn bày tỏ sự lo ngại khi Dự thảo có thêm yêu cầu về nhãn điện tử, mã số mã vạch. “Dự thảo yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký sử dụng với cơ quan nhà nước, nộp phí duy trì hàng năm, đầu tư hệ thống công nghệ kết nối. Điều này làm tăng đáng kể chi phí tuân thủ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi lợi ích của việc này chưa thật sự rõ ràng đối với tất cả các ngành hàng”, ông Tuấn phân tích.

Đây là lý do VCCI đề xuất bỏ hoàn toàn danh mục hàng hóa nhóm 2, thay vào đó quản lý chất lượng sản phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật. Trong trường hợp vẫn phải duy trì nhóm 2, VCCI kiến nghị cần kiểm soát chặt việc ban hành danh mục.

Theo hướng này, thẩm quyền ban hành chuyển từ các bộ, ngành lên Chính phủ để đảm bảo tính nhất quán và hạn chế lạm dụng. Cùng với đó, các bộ, ngành phải công bố định kỳ số liệu vi phạm thực tế. Cứ mỗi 3 năm, Chính phủ phải xem xét và loại bỏ các mặt hàng có nguy cơ thấp ra khỏi danh mục nhóm 2…

Bài toán tiền kiểm hay hậu kiểm

Những điều chỉnh mà VCCI đề xuất được xác định là sẽ giúp khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp, giảm chi phí tuân thủ, đồng thời đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Minh chứng thực tế được VCCI nhắc đến là việc ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm) đã giúp tiết kiệm 90% chi phí hành chính, trong khi tỷ lệ vi phạm lại giảm so với giai đoạn trước.

Cũng phải nhắc lại, trong Nghị quyết 02/2025/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025, Chính phủ cũng yêu cầu nhân rộng kinh nghiệm, chính sách tốt đã được chứng minh hiệu quả về cách thức quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như các nguyên tắc quản lý theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

Mấu chốt làm nên “điển hình tốt trong cách thức quản lý nhà nước” của nghị định trên chính là việc áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của hàng hóa. Theo đó, các đối tượng được miễn kiểm tra được gia tăng; tăng phân cấp, khắc phục tình trạng quản lý chồng chéo, tầng nấc, trùng lặp; tạo sự linh hoạt, chủ động cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm…

Trong đợt tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP vào năm ngoái, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM, nay là Viện Nghiên cứu chính sách và chiến lược) đã tính toán, với quy định cho phép tự công bố sản phẩm, trung bình mỗi doanh nghiệp tiết kiệm được 602,5 triệu đồng/năm; với việc bãi bỏ thời hạn của Bản tự công bố, các doanh nghiệp tiết giảm chi phí hơn 310 triệu đồng/năm… Không chỉ các doanh nghiệp, Bộ Y tế đã tiết kiệm tới 8,5 triệu ngày công và 3.332,5 tỷ đồng/năm, góp phần giảm 90% số giấy phép và tới 95% khối lượng kiểm tra nhà nước…

Tuy nhiên, hướng giải quyết trên dường như vẫn chưa phải là cách mà các cơ quan soạn thảo tính đến đầu tiên khi bắt tay xây dựng, sửa đổi các văn bản liên quan đến doanh nghiệp.

Một báo cáo khác của CIEM cũng cho thấy thực tế này, khi nhắc tới một số bộ, ngành ban hành thông tư về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tạo ra nhiều chi phí và rào cản cho hoạt động đầu tư kinh doanh.

Có thể nhắc tới một số vấn đề mà quy chuẩn của Việt Nam có yêu cầu cao hơn cả quy chuẩn của những nước phát triển, như quy chuẩn về chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe hay tình trạng lạm dụng ban hành quy chuẩn và đưa vào danh mục hàng hóa nhóm 2 các loại hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn như Quy chuẩn 20 của Bộ Khoa học và Công nghệ về thép không gỉ…

Đặc biệt, số lượng điều kiện kinh doanh đã giảm về hình thức sau đợt cắt giảm tới 50% vào năm 2018, thể hiện qua các điểm, khoản, mục hoặc gạch đầu dòng, nhưng xuất hiện nhiều điều kiện dẫn chiếu văn bản khác hoặc quy định căn cứ theo quy chuẩn Việt Nam hay căn cứ theo pháp luật liên quan khá phổ biến…

Có thể đặt niềm tin vào doanh nghiệp

Cuối tuần trước, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã tổ chức tập huấn các doanh nghiệp hội viên để phổ biến, cập nhật các quy phạm pháp luật về môi trường và nước thải công nghiệp sau khi Thông tư 06/2025/TT-BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp được ban hành.

Có rất nhiều điểm mới, gỡ được nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp liên quan đến ngưỡng cho phép của các chỉ tiêu trong nuôi và chế biến thủy sản, áp dụng QCVN đặc thù cho nuôi và chế biến thủy sản, lộ trình áp dụng với các cơ sở nuôi và chế biến đã đi vào vận hành kể từ ngày 1/1/2032… Thời điểm này các doanh nghiệp đã chờ đợi 7 năm, sau rất nhiều kiến nghị.

Đặt trong bối cảnh các bộ, ngành phải thực hiện giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, ít nhất 30% chi phí kinh doanh (chi phí tuân thủ); bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết…, theo quy định tại Công điện số 22/CĐ-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đã có những chuyển động tích cực.

Thậm chí, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM đang chờ đợi những chuyển động tích cực và rõ ràng hơn. “Chưa bao giờ chúng ta có cơ sở tốt như hiện tại để làm việc này. Tôi không nhìn thấy sự hạn chế trong thảo luận cải cách thể chế, nghĩa là được nghĩ khác, làm khác, sẽ đạt được mục tiêu”, ông Cung nói.

Hơn thế, ông cho rằng, việc tinh gọn bộ máy mà Đảng, Nhà nước đang thực hiện, về bản chất, là sự thay đổi về vai trò chức năng của Nhà nước nói chung và từng cơ quan tổ chức trong bộ máy nhà nước nói riêng, đặt trong mối quan hệ với thị trường và xã hội. “Như vậy, cùng với cuộc cách mạng tinh gọn về bộ máy, sẽ có cuộc cách mạng tinh gọn về hệ thống pháp luật”, ông Cung lý giải.

Có nghĩa, khi các văn bản pháp luật được rà soát trên tinh thần là cùng một vấn đề, một nội dung, chỉ nên quy định ở một luật, như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, ông Cung đề xuất làm ngay việc rà soát để cắt giảm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chuyển mạnh từ “tiền kiểm” (bằng các thủ tục hành chính, cấp phép…) sang “hậu kiểm” theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, mức độ rủi ro và lịch sử tuân thủ của đối tượng quản lý…

TS. Trần Du Lịch cũng chia sẻ kế hoạch này, với tính toán, có thể mức cắt giảm chi phí tuân thủ, cũng như điều kiện kinh doanh sẽ cao hơn nhiều mức sàn 30%.

Nhưng điều quan trọng là, với cách quản lý này, 2 yếu tố quan trọng nhất với người kinh doanh, là rủi ro pháp lý và tự do kinh doanh sẽ được giải, từ đó mở ra không gian tự do kinh doanh cho doanh nghiệp.

“Nhưng để thực hiện, phải đặt niềm tin vào doanh nghiệp, tin vào thị trường để thực sự thay đổi tư duy và cách thức quản lý nhà nước”, ông Cung thẳng thắn.

Các bộ, cơ quan, địa phương tập trung rà soát kỹ lưỡng, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, ít nhất 30% chi phí kinh doanh (chi phí tuân thủ); bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết; thực hiện các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp trên môi trường điện tử, bảo đảm thông suốt, liền mạch, hiệu quả.

Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2025 – 2030; hoàn thành trước ngày 31/3/2025.

Nguồn: Công điện số 22/CĐ-TTg





Nguồn: https://baodautu.vn/cat-giam-dieu-kien-kinh-doanh-bat-dau-tu-niem-tin-vao-doanh-nghiep-d254421.html

Cùng chủ đề

Mùa đại hội cổ đông, cổ phiếu trở lại “đường đua”?

(NLĐO) – Lợi nhuận của doanh nghiệp quý I/2025 bắt đầu hé lộ, kế hoạch kinh doanh trong mùa đại hội cổ đông… sẽ là động lực tăng giá mới cho cổ phiếu. ...

Vinamilk muốn nâng cổ tức tiền mặt năm 2024

(NLĐO) - Trong năm 2024, lợi nhuận sau thuế của Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đạt gần 9.453 tỉ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ. ...

Dữ liệu – “nguồn tài nguyên mới”để Việt Nam vươn lên mạnh

Trong dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu, dữ liệu đang trở thành “nguồn tài nguyên mới”, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới mô hình phát triển. Đối với Việt Nam, đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là “cơ hội vàng” để bứt phá, xây dựng nền kinh tế tri thức, sáng tạo và có giá trị gia tăng cao.Dữ liệu - “huyết mạch” của nền kinh tế...

Trung Quốc mở rộng thị trường carbon sang thép, xi măng, nhôm

Trung Quốc mở rộng thị trường giao dịch carbon sang ngành thép, xi măng, nhôm, buộc thêm 1.500 doanh nghiệp phải mua tín chỉ carbon để bù đắp lượng khí thải. Hệ thống giao dịch carbon của Trung Quốc đi vào hoạt động từ năm 2021. Ảnh minh họa Ngày 26/3, Bộ Môi trường Trung...

Chủ tịch một công ty thép đứng tốp 4 thị trường bất ngờ xin từ nhiệm

(NLĐO)- Chủ tịch công ty thép này từ nhiệm vì lý do cá nhân để dành thời gian nghiên cứu, phát triển dự án mới. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện...

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sản

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, thông minh, xanh và bền vững. Trong đó, các dự án bất động sản lớn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, định hướng, định hình hệ thống kiến trúc, góp phần tạo ra một diện mạo hiện đại cho đô thị Đà Nẵng. Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sảnKiến trúc đô thị Đà...

Tìm giải pháp đa đạng hóa thị trường xuất khẩu

Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. Doanh nghiệp Việt đang tỏa đi khắp thế giới Tháng tới, khoảng 150 doanh nghiệp Việt...

Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư trú ẩn vào các cổ phiếu nào?

Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, có thể tìm kiếm nơi “trú ẩn” bằng cách đầu tư vào các công ty hàng đầu, có nội lực để chống chọi được với khủng hoảng. Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào?Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay,...

Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng

Sabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồngSabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Công ty cổ...

Bài đọc nhiều

Dừng hoạt động nhiều cửa hàng bán đồ cho khách Trung Quốc tại Móng Cái

Ngày 28/3, đoàn liên ngành của UBND TP. Móng Cái đồng loạt kiểm tra đột xuất các cửa hàng chuyên phục vụ khách Trung Quốc trên địa bàn. Thời điểm kiểm tra vào chiều cùng ngày, những cửa hàng này không thấy có khách mặc dù buổi sáng thì tấp nập người ra vào. Đơn cử, lực lượng chức năng của địa phương đã tiến hành kiểm tra cửa hàng Đại Dương Quốc Tế (số 31, Đại lộ Hòa Bình,...

Các khoản đầu tư tỷ USD của SK Group, chaebol lớn thứ 3 Hàn Quốc ở Việt Nam

SK Group lớn cỡ nào? Tính theo doanh thu, SK Group là tập đoàn kinh tế gia đình (chaebol) lớn thứ 3 Hàn Quốc chỉ sau Samsung và Hyundai. Năm 2023, tập đoàn này ghi nhận doanh thu 99,64 tỷ USD, giảm nhẹ so với mức 102,53 tỷ USD của năm trước. Chữ SK không phải viết tắt của South Korea (Hàn Quốc) mà là Sunkyong - công ty dệt may - tiền thân của tập đoàn. Doanh nghiệp này bắt...

iPOS.vn và Nestlé Professional công bố Báo cáo thị trường Kinh doanh ẩm thực Việt Nam

iPOS.vn và Nestlé Professional công bố Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam 2024. Đây là dự án nghiên cứu thương niên do 2 bên phối hợp iPOS.vn và Nestlé Professional vừa công bố Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam năm 2024. Đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên, do iPOS.vn phối hợp cùng Công ty trách nhiệm hữu hạn Nestlé Việt Nam thực...

Tiện lợi và nhiều ưu đãi

Phim điện ảnh ngày càng trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu khi giúp khán giả có những giây phút giải trí và thư giãn. Đặc biệt, các nhà sản xuất phim điện ảnh Việt và nước ngoài ngày càng cho ra đời nhiều siêu “bom tấn” hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của công chúng.Với mong muốn khán giả có những trải nghiệm tốt nhất, tiện lợi nhất, ví VNPAY đã tích hợp tính...

Cùng chuyên mục

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sản

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, thông minh, xanh và bền vững. Trong đó, các dự án bất động sản lớn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, định hướng, định hình hệ thống kiến trúc, góp phần tạo ra một diện mạo hiện đại cho đô thị Đà Nẵng. Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sảnKiến trúc đô thị Đà...

Tìm giải pháp đa đạng hóa thị trường xuất khẩu

Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. Doanh nghiệp Việt đang tỏa đi khắp thế giới Tháng tới, khoảng 150 doanh nghiệp Việt...

Furama Resort Đà Nẵng được vinh danh nhiều giải thưởng quan trọng tại VITM 2025

DNVN - Ngày 11/4, Furama Resort Đà Nẵng công bố vinh dự nhận được các giải thưởng uy tín tại Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM) 2025, một lần nữa khẳng định vị thế tiên phong của khu nghỉ dưỡng biển 5 sao đầu tiên tại Việt Nam. ...

Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Tiền Phong Marathon 2025, lan tỏa ý chí bền bỉ

Với cam kết nâng cao sức bền cho thế hệ trẻ Việt Nam, Nestlé MILO đồng hành cùng Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền...

Dự báo giá cà phê ngày mai 31/3/2025, biến động tăng

Dự báo giá cà phê ngày mai 31/3/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica ngày 31/3/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới ngày 30/3 duy trì ổn định. Trên sàn London, cập nhật lúc 16 giờ 00 phút ngày 30/3/2025 kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robustakết ổn định, đi ngang so với phiên...

Mới nhất

Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư trú ẩn vào các cổ phiếu nào?

Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, có thể tìm kiếm nơi “trú ẩn” bằng cách đầu tư vào các công ty hàng đầu, có nội lực để chống chọi được với khủng hoảng. Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn"...

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. ...

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. ...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. ...

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ...

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt...

Mới nhất