Trang chủNewsThời sựbắt đầu đợt 2 trận đánh tiêu diệt đồi C1

bắt đầu đợt 2 trận đánh tiêu diệt đồi C1


Đợt tiến công thứ 2 vào cứ điểm này là đợt dài ngày, gay go, ác liệt nhất. Ngày 11/4/1954, bắt đầu đợt 2 trận đánh tiêu diệt cứ điểm đồi C1, Đại đội 811 (Tiểu đoàn 888, Trung đoàn 176, Đại đoàn 316) được giao nhiệm vụ lên phòng ngự, chiến đấu trên cứ điểm này; Trung đoàn 98 đánh đợt 1 (từ 30/3 đến 10/4) được lệnh rút quân về tuyến sau.

Trong đợt tấn công thứ 2, quân đội ta áp dụng thành công chiến thuật "đánh dúi", đào chiến hào, bí mật áp sát vào tận sâu trong đồn địch đến quân Pháp có cảm giác bộ đội ta như "từ dưới đất chui lên" ngay giữa đồn địch. Trong ảnh: Cuộc chiến dấu các liệt diễn ra trên khu vực đồi C. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Trong đợt tấn công thứ 2, quân đội ta áp dụng thành công chiến thuật “đánh dúi”, đào chiến hào, bí mật áp sát vào tận sâu trong đồn địch đến quân Pháp có cảm giác bộ đội ta như “từ dưới đất chui lên” ngay giữa đồn địch. Trong ảnh: Cuộc chiến dấu các liệt diễn ra trên khu vực đồi C. Ảnh: Tư liệu TTXVN


Sự tương quan giữa ta và địch trên đồi C1

Đồi C1 nằm trong hệ thống các điểm cao phòng ngự đồi phía Đông Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp; là bức bình phong bảo vệ khu trung tâm Mường Thanh, do Đại đội 3 thuộc Tiểu đoàn 1, Bán lữ đoàn 13 lê dương (13DBLE) đóng giữ.

Cứ điểm được xây dựng trên Điểm cao 493, cấu trúc tương đối kiên cố, có hệ thống hàng rào, vật cản dày đặc, phức tạp, mặt hướng đông dày tới 100 m; hệ thống lô cốt, chiến hào nhiều tầng, hình thành điểm tựa vòng tròn. Hầm chỉ huy bố trí ở lô cốt Cột Cờ, đỉnh cao nhất của cứ điểm. Ngoài ra, do đây là hướng phòng ngự chủ yếu của địch nên khi tác chiến xảy ra sẽ được sự chi viện về hoả lực cũng như lực lượng rất lớn của các cứ điểm lân cận và của trung tâm tập đoàn cứ điểm.

Trận đánh tiêu diệt đồi C1 do Trung đoàn trưởng Vũ Lăng (E98, Đại đoàn 316) là Tổng chỉ huy và kéo dài tới 32 ngày, được chia làm hai đợt, đợt 1 từ 30/3 đến 10/4/1954 do Trung đoàn 98 đảm nhiệm; đợt 2 từ 11/4 đến 30/4/1954 do Đại đội 811 (Tiểu đoàn 888, Trung đoàn 176, Đại đoàn 316) đảm nhiệm. 

Bị tấn công, địch ở các vị trí khu đồi C chạy toán loạn, chiến sĩ xung kích của ta ở dưới các giao thông hào dùng súng trường bắn tỉa địch. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Bị tấn công, địch ở các vị trí khu đồi C chạy toán loạn, chiến sĩ xung kích của ta ở dưới các giao thông hào dùng súng trường bắn tỉa địch. Ảnh: Tư liệu TTXVN


So sánh sự tương quan giữa ta và địch trên đồi C1 thì địch có lợi thế hơn ta rất nhiều:

Về lực lượng: Địch có 2 đại đội thiện chiến mới được tăng cường từ Hà Nội lên, nên rất sung sức; ngoài ra chúng còn được sự chi viện đắc lực của 2 tiểu đoàn dù ở đồi C2 và đồi Mâm Xôi liền kề. Trong khi đó: Ta chỉ có 1 đại đội (C811), sức khỏe của bộ đội đã giảm sút do đã chiến đấu liên tục ở Điện Biên Phủ từ cuối tháng 10/1953.

Về trận địa: Địch chiếm giữ 2/3 quả đồi về phía Nam, rộng hơn và ở thế trên cao; trận địa ta chỉ ở 1/3 quả đồi về phía Bắc và hẹp hơn trận địa địch.

Về vũ khí: Địch mạnh hơn ta rất nhiều, chúng có cả súng phun lửa, một loại vũ khí lợi hại, lần đầu tiên sử dụng ở Việt Nam và duy nhất ở trận C1 Điện Biên Phủ. Địch lại có sự chi viện của pháo binh ở Hồng Cúm, của các khẩu trọng liên 4 nòng ở đồi C2 liền kề và ở đầu cầu Mường Thanh chỉ cách trận địa ta vài trăm mét. Ngoài ra máy bay địch thường xuyên ném bom, kể cả bom na-pan xuống trận địa của Đại đội 811. 

Đại đội 811 được lệnh lên phòng ngự trên đồi C1, Trung đoàn 98 rút quân về tuyến sau

Nếu sự có mặt của bộ đội ta trên đồi C1 là không thể chấp nhận đối với quân địch thì ta cũng cần duy trì điểm cao này để làm một bàn đạp cho đợt tiến công cuối cùng. Ngày 11/4/1954, chỉ diễn ra những cuộc chiến đấu lẻ tẻ. Cả quân địch và quân ta đều phải dồn mọi nỗ lực vào việc củng cố chỗ đứng chân trên trái đồi, bom đạn đã hủy diệt toàn bộ các công sự chiến đấu cũng như chỗ ẩn náu. Địch phải đưa đại đội thứ ba của tiểu đoàn lê dương dù 2 vừa chân ướt chân ráo tới Mường Thanh, thay thế cho lực lượng chiến đấu suốt đêm  hôm trước đã quá rệu rã. 

Mờ sáng ngày 11/4/1954, trận địa của đôi bên đều yên tĩnh. Địch đang sửa soạn đánh xuống, còn ta thì đang trong thế bất lợi, kiên quyết gấp rút chuẩn bị phản xung phong chiếm lại. Trong một căn hầm ở sườn phải đồi C1, tiểu đoàn trưởng Hoàng Vượng đang cùng cán bộ bàn bạc hạ quyết tâm chiếm lại Cột Cờ. 

Chiến hào vào gần còn mang cho quân Pháp nhiều tai họa khác. Hàng rào dây kẽm gai và bãi mìn của cứ điểm lúc này lại trở thành những vật chướng ngại bảo vệ an toàn cho quân đội ta. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chiến hào vào gần còn mang cho quân Pháp nhiều tai họa khác. Hàng rào dây kẽm gai và bãi mìn của cứ điểm lúc này lại trở thành những vật chướng ngại bảo vệ an toàn cho quân đội ta. Ảnh: Tư liệu TTXVN


Theo kế hoạch của Bộ Chỉ huy chiến dịch, Trung đoàn 98 được lệnh rút quân về tuyến sau củng cố chuẩn bị cho cuộc tổng công kích sắp tới. Chiều 11/4/1954, trong khi đang phối hợp với Đại đoàn 304 chiến đấu ở Hồng Cúm, Tiểu đoàn 888 (Đại đoàn 316) được lệnh hành quân về tăng cường cho Trung đoàn 98. Do yêu cầu tác chiến, Trung đoàn trưởng Vũ Lăng quyết định chỉ đưa Đại đội 811 của Tiểu đoàn 888 lên phòng ngự, chiến đấu trên đồi C1. Đại đội 811 đã phòng ngự tại đồi C1 hai mươi ngày liền, cho đến khi ta hoàn toàn tiêu diệt cứ điểm này vào cuối tháng tư. 

Chiều ngày 11/4/1954, đại đội 811 xây dựng những đường hào, ụ súng, hầm ngủ rồi lấy dây thép gai và mìn của địch để xác định ranh giới giữa ta và địch.

Trận đánh ngày 10 và 11/4/1954 là cuộc phản kích lớn cuối cùng của Bigeard (Bi-gia) lên những trái đồi phía đông. Địch buộc phải luân phiên đưa từng đại đội lên phòng ngự ở phần đồi phía trong. Ta và địch đã quá hiểu nhau, chấp nhận tạm thời giữ nguyên trạng. Thỉnh thoảng có những trái lựu đạn, những loạt liên thanh qua lại, những luồng súng phun lửa, những cuộc đột kích chớp nhoáng.

Trong suốt 20 ngày đêm từ ngày 11 đến 30/4/1954, cả ta và địch trên cứ điểm C1 tổ chức nhiều đợt tấn công giành giật nhau từng tấc đất, từng ụ súng, từng đoạn chiến hào nhưng không phân thắng bại.

[Nguồn: TTXVN; sách: Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập Hồi ký, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2010, tr. 1043; Chiến thắng Điện Biên phủ-ký sự tập 2, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội 2024, tr.146,147]



Nguồn

Cùng chủ đề

Lãnh đạo TP Hà Nội thăm, tặng quà chiến sĩ Điện Biên tại quận Ba Đình

Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chiều nay, 14/5, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội (MTTQ TP) Nguyễn Lan Hương đã đến thăm, tặng quà Thiếu tướng Đặng Quốc Bảo - Cán bộ lão thành cách mạng, Chiến sĩ Điện Biên (trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ) tại...

Các trận đánh đồi A1 qua hồi ức của người lính thông tin

Bảo đảm thông tin liên lạc chính xác, kịp thời Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc tiến công điển hình có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng quân binh chủng. Vì vậy, nhiệm vụ của bộ phận thông tin vô cùng quan trọng, đòi hỏi phải bảo đảm tính an toàn, bảo mật, bảo đảm thông tin liên lạc chính xác và kịp thời.  Tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến sĩ thông tin...

Tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa và lễ kính cùng đoàn công tác trung...

Chủ nhiệm UBKT Thành ủy thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ tại huyện Gia Lâm

Tại đây, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội cùng đoàn công tác đã thăm, tặng quà gia đình chiến sĩ Đặng Trần Hoan (sinh năm 1927) ở thôn Phù Đổng 3, xã Phù Đổng; là người tham gia kháng chiến từ 1945-1957, tiếp quản Thủ đô năm 1954. Tiếp đó, đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ Nguyễn Thế Nghiệp tại thôn Phù Đổng 3, xã Phù Đổng. Liệt sĩ Nguyễn Thế...

Ghi nhớ công ơn to lớn của các chiến sỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, đã tới dâng hương, dâng hoa tại Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (TP Thanh Hóa) và thăm hỏi, tri ân những gia đình, cựu binh, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (TP Thanh Hóa) Đại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Wi-Fi 7 có thể phổ biến tại Việt Nam hay không?

Với nhiều ưu điểm vượt trội, Wi-Fi 7 có thể sẽ thay đổi trải nghiệm mạng tại Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua. Wi-Fi 7, còn được biết đến với tên gọi 802.11be, là chuẩn công nghệ mạng không dây mới nhất với nhiều cải tiến vượt trội về tốc độ và hiệu suất. Công nghệ này hứa hẹn mang lại trải nghiệm mạng mượt mà hơn, đặc biệt cho các ứng dụng yêu cầu...

Bộ trưởng Bộ GTVT: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Bộ trưởng Trần Hồng Minh yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu quyết tâm cao nhất đưa dự án về đích vượt tiến độ. ...

Không để một xe bị quản lý bởi hai luật

Tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 24/11, nhiều đại biểu đề nghị cần rà soát các nội dung trong dự án Luật Đường bộ, tránh trùng lắp với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Không để một xe bị quản lý bởi hai luậtĐại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) tán thành xây dựng 2 Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đại...

Thủ tướng: Thí điểm Khu thương mại tự do là việc mới, khó nhưng phải làm

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, Đà Nẵng sẽ còn nhiều việc khó khăn, phức tạp khi thực hiện Nghị quyết 136 của Quốc hội, trong đó có việc thành lập Khu thương mại tự do. Song nhìn cơ chế đã có, nhận thức đã rõ, nhiệm vụ rất cụ thể. Chiều 31.8, phát biểu tại hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết 136 (ngày 26.6.2024) của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động quý 1 năm 2025

Báo cáo VNG Snapshot Q1/2025 tóm lược các chỉ số tài chính, hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG và các mảng sản phẩm tính đến ngày 31/03/2025. Nội dung bao gồm kết quả tài chính, hiệu suất kinh doanh trên thị trường quốc tế, chiến lược AI và những đóng góp của VNG cho...

TP.HCM SẼ LÀM ĐƯỜNG TỐC ĐỘ NHANH 8 LÀN NỐI KHU NAM VỚI SÂN BAY LONG THÀNH

TP.HCM và tỉnh Đồng Nai dự kiến làm đường tốc độ nhanh kết nối từ khu Nam TP đến sân bay Long Thành với tổng vốn 21.484 tỉ đồng. Tuyến đường tốc độ nhanh cầu đường Phú Mỹ 2 kết nối sân bay Long Thành trong tổng thể mạng lưới giao thông TP - Ảnh: Sở GTCC TP.HCM Theo nghiên...

THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH BẢO HÀNH 1 ĐỔI 1 ĐỘNG CƠ BLDC SẢN PHẨM QUẠT TRẦN SUNHOUSE APEX

Kính gửi: Quý khách hàng, Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng sử dụng sản phẩm. Công ty Cổ phần Tập...

THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI “NHẬP QUẠT ĐUA TOP

Nhằm đồng hành cùng Quý Đại lý trong mùa cao điểm nắng nóng, đồng thời thúc đẩy hoạt động bán hàng với các sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu...

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI NHÓM QUẠT TRẦN “GIÓ X3, ĐIỆN NỬA TIỀN SUNHOUSE APEX BAO GIÓ CẢ HÈ”

Nhằm đồng hành cùng Quý khách hàng trong giai đoạn cao điểm nắng nóng, cũng như một lời tri ân từ SUNHOUSE, SUNHOUSE chính thức mang đến chương trình khuyến...

Mới nhất