Trang chủDi sảnBảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hoá phi...

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hoá phi vật thể “Thực hành Then”

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hoá phi vật thể "Thực hành Then"

“Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Những năm qua, các cấp chính quyền và người dân tỉnh Lạng Sơn đã chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị để di sản Then trở thành tài sản chung của nhân loại.

Loại hình nghệ thuật đặc sắc

Năm 2019, “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” chính thức được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Theo Tiến sĩ Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội Di sản Văn hoá tỉnh Lạng Sơn cho biết, Then của người Tày, Nùng Lạng Sơn là nét sinh hoạt văn hóa cổ xưa với các hệ thống nghi lễ, là dịp để con cháu báo công với tổ tiên, thần linh đã phù hộ cho một mùa làm ăn suôn sẻ, tốt đẹp. Chính vì vậy, Then có nghĩa là Thiên (trời), hát Then là “những câu hát của trời”.

Giống như nhiều địa phương khác trên cả nước, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay, “Thực hành Then” đang tồn tại ở 2 dạng chính: Then nghi lễ – Then cổ (phục vụ việc hành nghề tín ngưỡng) và Then mới (cải biên, sáng tác dựa trên âm hưởng Then cổ đã được sân khấu hóa).

Trong đó, Then nghi lễ ở Lạng Sơn bao gồm một số loại hình như lẩu Then; Then cầu mong; Then chúc tụng; Then cầu mùa… Then được phân bố ở hầu khắp các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, dần hình thành và khẳng định các vùng Then tiêu biểu như Bắc Sơn – Bình Gia; Văn Quan – Chi Lăng; Tràng Định – Văn Lãng; Cao Lộc – thành phố Lạng Sơn…

Mỗi vùng có đặc điểm riêng của làn điệu âm nhạc và mang đậm bản sắc, sự độc đáo của vùng đó trong các cuộc Then. Then Lạng Sơn hiện nay vẫn còn lưu giữ tương đối đầy đủ các làn điệu như tò mạy, khảm hải (vượt biển), sluôi lừa (chèo thuyền), pây tàng (đi đường), múa chầu… Đây chính là yếu tố làm nên sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn của Then Lạng Sơn so với Then ở các địa phương khác trong khu vực.

Đến hết năm 2023, tỉnh Lạng Sơn có 510 nghệ nhân “Thực hành then”, trong đó có 62 nghệ nhân then nam và 448 nghệ nhân then nữ. Đặc biệt, tỉnh đã có 3 nghệ nhân nắm giữ di sản “Thực hành Then” được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân. Cùng với đó, Lạng Sơn đã xây dựng được hơn 60 câu lạc bộ hát then, đàn tính với khoảng 1.500 thành viên tham gia.

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể “Thực hành Then”- Ảnh 1.

Nhiều năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã có những động thái tích cực để bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể “Thực hành Then”.

Phát huy giá trị di sản “Thực hành Then”

Để bảo tồn di sản Then, trong những năm qua, các cấp, ngành của tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều giải pháp góp phần bảo tồn, phát huy, lan tỏa giá trị của Then trong cộng đồng.

Theo ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, ngay sau khi thực hành Then được UNESCO vinh danh, Sở đã xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại này, đảm bảo đồng bộ theo các quy định của Công ước UNESCO.

Cụ thể, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản tới cộng đồng. Đồng thời, tổ chức các hoạt động vinh danh khen thưởng các nghệ nhân, thành lập các câu lạc bộ (CLB), mở lớp truyền dạy hát dân ca, trong đó có hát Then…

Sở đã tham mưu UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2030”.

Theo đó, từ năm 2019 đến nay, trung bình mỗi năm, Sở tổ chức từ 1 đến 3 lớp truyền dạy hát Then, đàn tính cho người dân thuộc nhiều lứa tuổi tại cơ sở. Đồng thời, hỗ trợ nhạc cụ và một số trang phục biểu diễn cho người dân.

Ngoài ra, ngành Văn hóa tỉnh Lạng Sơn cũng phối hợp cùng Hội Bảo tồn dân ca tỉnh vận động, khuyến khích các cơ sở có đông đồng bào dân tộc Tày, Nùng sinh sống, thành lập các CLB hát Then – đàn tính gắn với truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Tại các huyện, thành phố, ngành Văn hóa cũng rất chú trọng công tác bồi dưỡng Then cho thế hệ trẻ. Hằng năm, ngành Văn hóa đều phối hợp với các trường học mời các nghệ nhân, trong đó có nghệ nhân trẻ đến giới thiệu giá trị của di sản Then tại các hoạt động ngoại khóa.

Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể “Thực hành Then” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

Mục đích của kế hoạch nhằm huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị Then theo các nội dung đã cam kết với UNESCO, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, công ước quốc tế đối với di sản văn hóa phi vật thể trong các danh sách của UNESCO và danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Bên cạnh đó, chương trình cũng nhằm mục đích gìn giữ, lưu truyền cho các thế hệ mai sau những giá trị độc đáo, mang đậm tính nhân văn nhằm từng bước nhân rộng, lan tỏa, phát triển không gian văn hóa Then trong đời sống, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, phổ cập văn hóa Then trong nhà trường; nâng cao nhận thức và lòng tự hào, ý thức tự giác của cộng đồng, cá nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ về ý nghĩa, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Then trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ở hiện tại và tương lai.

Kế hoạch cũng nhằm đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị “Thực hành Then” ở quy mô sâu rộng hơn, hoàn chỉnh hơn, mang tính bền vững và trở thành nội lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, dịch vụ của tỉnh.

Kế hoạch của chương trình sẽ gồm 6 nhóm nội dung chủ yếu, trong đó đặc biệt là việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê và tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, quảng bá, giới thiệu Then; Tập huấn, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh hoạt động truyền dạy Then trong cộng đồng, nhà trường và xây dựng mô hình, điểm không gian trải nghiệm, trưng bày, triển lãm, quảng bá, giới thiệu, trình diễn Then gắn với phát triển du lịch.

Để thực hiện kế hoạch, trung bình mỗi năm tỉnh Lạng Sơn sẽ đầu tư, hỗ trợ mới các trang thiết bị cần thiết như: đàn tính, trang phục, đạo cụ và cơ sở vật chất liên quan khác cho từ 3 – 5 CLB hoặc mô hình sinh hoạt Then truyền thống trên địa bàn toàn tỉnh; các huyện, thành phố đầu tư, hỗ trợ mới các trang thiết bị cần thiết như: đàn tính, trang phục, đạo cụ và cơ sở vật chất liên quan khác cho từ 1 – 2 CLB hoặc mô hình sinh hoạt Then truyền thống trên địa bàn quản lý…

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/bao-ve-va-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-phi-vat-the-thuc-hanh-then-20241221111325131.htm

Cùng chủ đề

Gần 8,39 tỉ đồng bảo tồn di tích tháp Chăm Bằng An

VHO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia tháp Chăm Bằng An (phường Điện An, thị xã Điện Bàn) với tổng mức đầu tư gần 8,39 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh nhằm phục hồi, ổn định lâu dài cho cấu trúc của di tích, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Dự án tập trung...

Trở thành trung tâm du lịch văn hóa tâm linh

VHO - Mục tiêu của quy hoạch nhằm bảo vệ các yếu tố gốc của di tích, từ đó bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu trở thành trung tâm du lịch văn hóa tâm linh có giá trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Ngày 14.4, tại thị trấn Nưa (huyện Triệu Sơn), Sở VHTTDL...

Dấu tích lịch sử bên dòng sông Dâu

Sau hơn 20 ngày thực hiện khai quật, hình dáng 2 chiếc thuyền cổ gần thành Luy Lâu (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đã xuất lộ. Các chuyên gia bắt đầu đi tìm lời giải về niên đại và những bí ẩn của 2 chiếc thuyền cổ này… ...

Tiếp tục “hồi sinh” khu đền tháp Mỹ Sơn

Những ngày này các chuyên gia Ấn Độ bắt đầu triển khai thực hiện dự án bảo tồn nhóm tháp E, F Mỹ Sơn có tổng trị giá 4,852 triệu USD từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Ấn Độ. Đây là hai nhóm tháp có vai trò đặc biệt trong quần thể công trình Khu di tích Mỹ Sơn… ...

Thêm cách gìn giữ nghề dệt thổ cẩm Hà Ri

Dệt thổ cẩm Hà Ri, thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) vừa được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn làng nghề theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định số 52/2018-NĐ/CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Đây là tín hiệu vui và là “luồng sinh khí” mới giúp nghề dệt thổ cẩm tại địa phương vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt cơ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TPHCM mở rộng đối tượng thi tuyển lớp 10 chuyên

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được phép tiếp nhận thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác. ...

Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Tiền Phong Marathon 2025, lan tỏa ý chí bền bỉ

Với cam kết nâng cao sức bền cho thế hệ trẻ Việt Nam, Nestlé MILO đồng hành cùng Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền...

Hướng đi tất yếu của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân bắt nhịp với xu hướng phát triển bền vững, kinh tế xanh như thế nào để có đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội? ...

Vượt qua rào cản để cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Đồng hành cùng sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân, các nữ doanh nhân đang vượt qua nhiều rào cản để cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới. ...

Vinamilk hỗ trợ nước uống, sữa tại sự kiện diễu hành áo dài và xếp hình bản đồ Việt Nam

Đồng hành với sự kiện Diễu hành áo dài và Xếp hình bản đồ Việt Nam do Báo Phụ nữ Việt Nam tổ chức vào sáng 29/3, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tài trợ...

Bài đọc nhiều

Rà soát, điều chỉnh đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có di tích đã được công nhận theo hướng dẫn Bộ...

VHO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công văn về việc rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có di tích là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ VHTTDL. Có thể kể đến những di tích, di sản tiêu biểu như: Di tích...

Tiếp nối hành trình khám phá nền văn hóa tiền sử Tây Nguyên

VHO - Ngày 16.4, Sở VHTTDL Đắk Lắk cho biết, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành Quyết định số 1067/QĐ-BVHTTDL, cho phép khai quật khảo cổ học lần thứ 4 tại di chỉ Thác Hai, tọa lạc ở thôn 6, xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Quyết định này đánh dấu bước tiếp theo trong nỗ lực nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của một trong những di...

Đàn tế Nam Giao: Quần thể kiến trúc đặc trưng của Vương triều Hồ

Đàn tế Nam Giao Vương triều Hồ, thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc) là một trong số ít các công trình thuộc Di sản thế giới Thành nhà Hồ còn lưu giữ gần như nguyên vẹn đến ngày nay.   Đàn tế Nam Giao Thành nhà Hồ được Vương triều Hồ xây dựng vào năm 1402, cách Thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam, và có diện tích hơn 2ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án...

Sở VHTTDL yêu cầu có ngay biện pháp xử lý

VHO - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang Nguyễn Sĩ Cầm cho biết, ngay sau khi xảy ra vụ cháy tại chùa Làng Vẽ (phường Thọ Xương, TP. Bắc Giang), sáng nay 10.2.2025, lãnh đạo Sở VHTTDL và các đơn vị chuyên môn đã có mặt tại hiện trường di tích, đánh giá sơ bộ thực trạng, nguyên nhân và bước đầu chỉ đạo biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả cũng như sớm đề...

Thấy Champa, Đại Việt, Ấn Độ, Khmer trong lòng một phế tích

Hai đợt khai quật phế tích tháp Đại Hữu (thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) cho thấy, kiến trúc Champa giữa thế kỷ XIII này là sản phẩm kết tinh nhiều nền văn hóa. Kích thước hoành tráng, hiện vật đa dạng Đại Hữu được biết lần đầu qua công trình “Thống kê, khảo tả các di tích Chàm tại An Nam” của Henri Parmentier, xuất bản năm 1909. Mô tả từ nhà nghiên cứu Pháp...

Cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội Nghinh Ông giai đoạn 2023-2028, huyện đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận...

Dựng lại đền thờ chúa Tiên Nguyễn Hoàng tại làng An Nha

VHO - Ngày 16.4, UBND xã Gio An, huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) đã tổ chức động thổ xây dựng đền thờ chúa Nguyễn Hoàng. Công trình có kinh phí khoảng 2 tỉ đồng, được huy động từ nguồn xã hội hóa. Ông Nguyễn Văn Song, Chủ tịch UBND xã Gio An cho biết: ý tưởng xây dựng lại đền thờ chúa Nguyễn Hoàng đã được người dân địa phương ấp ủ từ lâu; nhưng phải đến năm...

Tiếp nối hành trình khám phá nền văn hóa tiền sử Tây Nguyên

VHO - Ngày 16.4, Sở VHTTDL Đắk Lắk cho biết, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành Quyết định số 1067/QĐ-BVHTTDL, cho phép khai quật khảo cổ học lần thứ 4 tại di chỉ Thác Hai, tọa lạc ở thôn 6, xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Quyết định này đánh dấu bước tiếp theo trong nỗ lực nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của một trong những di...

Đưa Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang – Lâm Bình trở thành khu du lịch trọng điểm vùng Đông Bắc

VHO - Quy hoạch tu bổ, phục hồi Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình trở thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh Tuyên Quang, kết nối với các di tích, danh lam thắng cảnh khác của tỉnh và vùng Đông Bắc thành chuỗi sản phẩm du lịch đặc sắc. Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký ban hành Quyết định số 763/QĐ-TTg ngày 15.4.2025 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu...

Gần 8,39 tỉ đồng bảo tồn di tích tháp Chăm Bằng An

VHO - UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia tháp Chăm Bằng An (phường Điện An, thị xã Điện Bàn) với tổng mức đầu tư gần 8,39 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh nhằm phục hồi, ổn định lâu dài cho cấu trúc của di tích, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Dự án tập trung...

Mới nhất

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Tin tức doanh nghiệp-Bắt nhịp kỷ nguyên công nghệ, nhiều đơn vị công an triển khai hoạt động trên không gian số

Hàng loạt đơn vị công an trên cả nước đang tiên phong ứng dụng Zalo Official Account (OA) và Zalo Mini App để kết nối với người dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy chuyển đổi số.Đây là bước đi thiết thực, thể hiện tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động năm 2024

VNG Snapshot FY.2024 trình bày tóm lược các chỉ số tài chính và những thông tin xoay quanh hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG, các mảng sản phẩm cho năm tài chính 2024.Trong năm 2024, bên cạnh việc đẩy mạnh các mũi nhọn chiến lược như AI, VNG tiếp tục đảm bảo trách nhiệm...

Tin tức doanh nghiệp-VNG được vinh danh tại Lễ tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao điện tử 2025

Ngày 06/04/2025, VNG đã nhận bằng khen của Ủy ban Olympic nhờ những nỗ lực nổi bật trong việc phát triển Thể thao điện tử (eSports) và thúc đẩy phong trào Olympic tại Việt Nam năm 2024. Tại Lễ Tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao Điện tử 2025 do Hiệp hội Thể thao điện tử Giải trí...

Tin tức doanh nghiệp-VNG lần thứ 3 tham gia Vietnam Game Awards 2025 với 53 đề cử

Tại vòng sơ loại Vietnam Game Awards 2025, VNGGames và Zalopay đang dẫn đầu với  53 đề cử cùng hơn 320.000 lượt bình chọn từ cộng đồng chỉ trong 3 tuần, khẳng định sức hút mạnh mẽ của hệ sinh thái giải trí và thanh toán số VNG.Cụ thể, Zalopay dẫn đầu hạng mục Kênh thanh toán yêu...

Mới nhất