Trang chủChính trịChủ quyềnBảo vệ nguồn sinh thủy phải trở thành chính sách quốc gia

Bảo vệ nguồn sinh thủy phải trở thành chính sách quốc gia


Bởi thế, trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này đã bổ sung các quy định về trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy góp phần làm căn cứ cho việc lập các chiến lược quy hoạch về tài nguyên nước cũng như tăng cường bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hệ thống hồ đập…

Bảo vệ nguồn sinh thủy trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước

Rừng là nguồn sinh thủy, giữ đất, phòng chống sạt lở, điều tiết nguồn nước. Tuy nhiên, rừng đầu nguồn đang bị suy giảm, tình trạng phá rừng ở Việt Nam đã ở mức báo động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn sinh thủy trên các lưu vực sông.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong 3 năm 2016 – 2018, diện tích rừng bị mất trung bình 2.430ha/năm. Mất rừng làm mất khả năng làm chậm dòng chảy, tăng xói mòn lớp đất bề mặt, tăng bồi lắng, giảm dung tích hữu ích các hồ chứa, tăng nguy cơ lũ lụt, đồng thời làm giảm lượng trữ.

Mặc dù Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã quy định trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy tại Điều 29, việc bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy tập chung chủ yếu vào bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn và các loại rừng khác, tuy nhiên Luật không quy định nội dung cụ thể về phát triển nguồn nước và cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong bảo vệ phát triển nguồn sinh thủy.

11.jpg
Bảo vệ nguồn sinh thủy có vai trò quan trọng để giữ gìn và phục hồi nguồn nước

Bên cạnh đó, do Luật chưa có quy định, định nghĩa cụ thể về những hoạt động phát triển tài nguyên nước và kết nối các hoạt động để tạo sức mạnh tổng hợp trong quản lý phát triển tài nguyên nước; chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch tài nguyên nước với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch quốc phòng, an ninh nên đã dẫn đến gây lúng túng trong việc thực hiện các biện pháp quản lý, làm ảnh hưởng xấu đến bảo vệ phát triển rừng, hành lang bảo vệ nguồn nước và phần diện tích đất là miền cấp của các tầng chứa nước dưới đất,…

Tài nguyên nước bao gồm các thành phần chính là nước mặt, nước mưa, nước dưới đất và nước biển ven bờ, mặc dù các thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tuy nhiên để có những giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ nguồn sinh thủy, cần tiếp cận theo từng đối tượng cần bảo vệ. Ngoài ra, rất cần có những giải pháp để tối ưu hóa việc vận hành các kho nước hiện có, tăng khả năng trữ nước của các hồ chứa nước và tăng hiệu quả khai thác sử dụng nước của các ngành, giảm thiểu thất thoát, lãng phí trong quá trình truyền dẫn của các hệ thống cấp nước.

Vì vậy, trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này, Bộ TN&MT đã đề nghị bổ sung, sửa đổi quy định về bảo vệ và phát triển vùng sinh thủy theo hướng bổ sung các quy định cụ thể đối với hoạt động bảo vệ nguồn sinh thủy và phát triển nguồn nước, trong đó có cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong bảo vệ phát triển nguồn sinh thủy; đề xuất các giải pháp phi công trình và công trình “kho chứa nước” để tích trữ nước nhằm điều hòa nguồn nước giữa các mùa; bảo vệ và phục hồi thảm thực vật, đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển nhằm tăng khả năng tích trữ nước, giảm thiểu lũ lụt về mùa mưa, tăng nguồn sinh thủy về mùa khô.

Tại Điều 30 Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) về bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy quy định: Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hồ chứa, các dự án khai thác, chế biến khoáng sản và các hoạt động khác có sử dụng hoặc ảnh hưởng đến diện tích rừng phải trồng bù diện tích rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa phải đóng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng để bảo vệ vùng sinh thủy thuộc phạm vi lưu vực của hồ chứa theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Nhà nước có cơ chế điều phối, phân bổ nguồn thu từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng để đầu tư cho hoạt động bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, bảo vệ nguồn sinh thủy trên lưu vực; có chính sách phân bổ nguồn thu từ khai thác sử dụng nước ở các địa phương hạ nguồn để chi trả cho các địa phương thượng nguồn, đảm bảo công bằng, hợp lý.

Cần quy định cụ thể về bảo vệ, phát triển nguồn sinh thủy và giữ nước

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá: Điều 30 của Dự thảo Luật Tài nguyên nước đã nêu khá nhiều biện pháp để bảo vệ và tăng nguồn sinh thủy. Để các quy định cụ thể, mạnh mẽ hơn, các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần quy định cụ thể về bảo vệ nguồn sinh thủy, trong đó cần coi đây là chính sách quốc gia và đưa vào Điều 4, đó là chính sách của Nhà nước để bảo vệ và gia tăng khả năng trữ nước sinh thủy trong các lưu vực sông.

Đặc biệt, không phải chỉ với các chính sách hiện nay, thời gian tới cần phải mở rộng các chính sách này. Theo đó, các đại biểu Quốc hội đề xuất mở rộng hơn nữa các đối tượng hiện nay đang khai thác, sử dụng nguồn lợi tài nguyên nước đóng góp tương xứng vào Quỹ dịch vụ môi trường rừng để lấy nguồn kinh phí bù đắp cho vấn đề bảo vệ rừng đặc dụng, bảo vệ rừng phòng hộ; hoặc trong quy hoạch các loại rừng, phải làm rõ căn cứ khoa học của việc xác định tỷ lệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng một cách hợp lý để bảo đảm khả năng sinh thủy. Các chính sách này cần có tác dụng động viên, khuyến khích để ngày càng chuyển nhiều rừng sản xuất sang rừng phòng hộ, có như vậy mới bảo vệ được môi trường, bảo vệ khả năng sinh thủy an toàn cho nguồn nước.

Cùng với đó, cần có các quy định nâng cao hoặc bảo đảm khả năng sinh thủy, giữ nước bằng thảm thực vật. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung vào Điều 10 về công tác điều tra cơ bản, lập các chiến lược quy hoạch về tài nguyên nước, trong đó, bổ sung nội dung điều tra về khả năng giữ nước sinh thủy của thảm thực vật trên từng lưu vực sông, hồ; xác lập các tiêu chuẩn, căn cứ khoa học để xác định diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tối thiểu cho từng vùng, từng khu vực, từng lưu vực cụ thể. Đồng thời, hướng tới mục tiêu lập bản đồ tổng thể quốc gia về vấn đề này để nâng cao hiệu quả quản lý, góp phần làm căn cứ cho việc lập các chiến lược quy hoạch về tài nguyên nước cũng như tăng cường công tác bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hệ thống hồ đập…



Nguồn

Cùng chủ đề

Xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số thống nhất với các luật chuyên ngành liên quan

Ngày 13/3, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo góp ý cho Dự án Luật Công nghiệp công nghiệp số, dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 tới đây. ...

Kiến nghị gỡ vướng ngành cho thuê tài chính, phát triển kênh cung ứng vốn trung, dài hạn

Một số quốc gia trên thế giới xây dựng luật riêng đối với hoạt động cho thuê tài chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm quy mô nhỏ và vừa, tiếp cận kênh cung ứng vốn trung và dài hạn này. Kiến nghị gỡ vướng ngành cho thuê tài chính, phát triển kênh cung ứng vốn trung, dài hạnMột số quốc gia trên thế giới xây dựng luật riêng đối với hoạt động cho thuê...

Bộ GTVT trình Chính phủ Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi)

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), tập trung vào các đổi mới mang tính đột phá, tạo hành lang pháp lý phát triển đường sắt. ...

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo vẫn tồn tại nhiều hạn chế

Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cần có những điều chỉnh mang tính đột phá hơn, tập trung, đơn giản hóa thủ tục thương mại hóa. ...

Học ngành kết hợp kinh tế với công nghệ, cơ hội việc làm ra sao?

Kinh tế số, công nghệ tài chính, digital marketing… là tên nhiều ngành mới kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và công nghệ được tuyển sinh tại nhiều trường trong vài năm gần đây. Vậy cơ hội việc làm ra sao? ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam – Indonesia nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, chiều 10/3, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto đã chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm và chính thức công bố nâng cấp quan hệ Việt Nam – Indonesia lên Đối tác Chiến lược...

Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Cộng hòa Indonesia từ ngày 9-11/3/2025 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, hai nước đã ra "Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam". ...

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo đó, bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:1. Về tài nguyên nước:a) Văn bản xin chủ...

Phát huy tinh thần Chiến thắng Buôn Ma Thuột để Đắk Lắk tiến bước vào kỷ nguyên mới

Đây là mong muốn, niềm tin tưởng của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Đắk Lắk tại Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025), dấu mốc lịch sử trọng đại mở đầu cho thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột, sáng 10/3. ...

Phát biểu chính sách của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN, sáng 10/3, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, thủ đô Jakarta, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và có bài phát biểu chính sách quan trọng. Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung Phát...

Bài đọc nhiều

Phát huy nguồn lực khoáng sản và tài nguyên nước để Đắk Nông

Đến nay, yếu tố nguồn nước vẫn luôn được đặt lên hàng đầu trong quá trình phát triển nông nghiệp. Do đó, tỉnh Đắk Nông đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên...

Chia sẻ tài nguyên nước nhìn từ mô hình Ban điều phối lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn

Tìm được tiếng nói chungVu Gia - Thu Bồn là 1 trong 10 lưu vực sông lớn nhất Việt Nam và có lượng mưa trung bình lưu vực lớn nhất Việt Nam. Thế nhưng, trên thực tế, tài nguyên nước trên lưu vực không dồi dào...

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nướcCác mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia,...

Tự hào hành trình kết nối đất liền và biển đảo

Hơn 10 năm trước, khi còn là học sinh THPT, cậu bé Hoàng Văn Trung đã được nhận của Quỹ học bổng Vừ A Dính. Từ bệ phóng này, tình yêu biển đảo trong chàng trai trẻ được hun đúc. Hoàn thành việc học, Trung khoác lên mình màu áo hải quân, tình nguyện ra đảo Sinh Tồn Đông làm công tác, làm nhiệm vụ canh giữ biển trời Tổ quốc. Điều đặc biệt là Thượng úy Hoàng Văn...

Phổ biến Luật Biên phòng Việt Nam cho hơn 1.000 học sinh tại Sóc Trăng

Luật Biên phòng Việt Nam gồm 6 chương và 36 điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Luật Biên phòng Việt Nam quy định đầy đủ, toàn diện, cụ thể về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Luật cũng quy định, phân định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng, cũng như của các cấp, ngành và của cả...

Cùng chuyên mục

Khơi dậy tình yêu biển, đảo

Cuộc thi "Em yêu biển, đảo quê hương" góp phần khơi dậy tình yêu đất nước, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc cho thế hệ trẻ ...

Sôi nổi các hoạt động Tháng Thanh niên tại Vùng Cảnh sát biển 2

(NLĐO) - Tuổi trẻ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã tổ chức nhiều hoạt động Tháng Thanh niên năm 2025. ...

Canh giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc

Ở biên giới Quảng Trị - Savannakhet - Salavan, những người lính biên phòng âm thầm canh giữ từng tấc đất của Tổ quốc, giữ gìn tình hữu nghị bền chặt Việt - Lào. ...

Khánh Hòa thành lập Chi cục Thủy sản, Biển và Hải đảo

(NLĐO)- UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Quyết định số 709 về việc thành lập Chi cục Thủy sản, Biển và Hải đảo trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường. ...

Cảnh sát biển đang làm rõ vụ 2 ngư dân rơi xuống biển

(NLĐO) – Sau khi được lực lượng Cảnh sát biển cứu với, sức khỏe và tinh thần của 2 ngư dân rơi xuống biển đã ổn định ...

Mới nhất

THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI “30 NĂM ACECOOK – QUÉT MÃ, VI VU NHẬT BẢN”

Chúc mừng hành trình 30 năm đồng hành cùng Acecook. Để kiểm tra mã kích hoạt thành công vui lòng truy cập Kho mã dự thưởng. Liên hệ 1900 06 88 30 (1,000đ/phút) để được hỗ trợ và tư vấn.”Hình ảnh hệ thống dự kiến:Mã dự thưởng được kích hoạt thành công ngay tại thời điểm khách...

DOJI RA MẮT BST VÒNG CHARM VÀNG 24K MỪNG NGÀY CỦA MẸ

Tháng 5 – tháng của yêu thương và tri ân, là dịp để những người con tỏ lòng yêu kính mẹ bằng những món quà đầy ý nghĩa. Nhân dịp này, DOJI ra mắt bộ sưu tập (BST) vòng charm vàng 24K “Kết Nối Yêu Thương”, như một biểu tượng gắn kết thiêng liêng của tình mẫu tử...

Tạm biệt “chàng trai cao tuổi”!

VHO - Nếu thấy anh Lân Cường phóng xe máy đi làm hay đến nơi khai quật khảo cổ; nếu thấy anh lúc thuyết trình về chuyên môn hay trong bộ cánh đuôi tôm chỉ huy dàn nhạc, và nhất là khi nào anh nheo mắt cười thì thật khó đoán tuổi của anh. Và chỉ đến khi...

Điều trị hiệu quả với phác đồ 4 thuốc

Báo điện tử Dân Trí đưa tin về bài viết “Loét dạ dày do HP kháng thuốc: Điều trị hiệu quả với phác đồ 4 thuốc” ngày 9/5/2025. Để cập nhật thông tin tới khách hàng, chúng tôi sẽ trích nội dung từ Báo Dân trí để cung cấp tới bạn đọc.Trích dẫn toàn bộ nội dung bài...

Mới nhất