Trang chủDi sảnKhu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà NộiBảo vật quốc gia: Đầu rồng thời Trần ở Hoàng thành Thăng...

Bảo vật quốc gia: Đầu rồng thời Trần ở Hoàng thành Thăng Long

Đầu rồng thời Trần ở Hoàng thành Thăng Long là sự tiếp nối và kế thừa nghệ thuật thời Lý của nghệ thuật tạo hình thời Trần.
Một trong hai đầu rồng thời Trần nguyên vẹn nhất

Bảo vật quốc gia Đầu rồng thời Trần Hoàng Thành Thăng Long có mã định danh hiện vật là Đầu rồng C7-5201. Đầu rồng này được phát hiện tại khu vực phát hiện dấu vết kiến trúc bát giác tại Hoàng thành. Tư liệu khảo cổ học cho thấy khi mới xuất lộ tượng còn đủ dáng. Phần bờm bị vỡ và mất một số mảnh nhỏ; các phần khác còn lại tương đối nguyên.

Sau khi phát hiện, hiện vật được đưa lên khỏi hố, làm sạch, đặt ký hiệu, lập hồ sơ và được gắn chắp phần vỡ, phục nguyên phần vỡ bằng bột đá và keo hai thành phần. Phần phục chế được làm lại màu với sắc độ có chút khác biệt so với phần nguyên. Năm 2014, Viện Khảo cổ học bàn giao Đầu rồng C7-5201 cho Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội thống nhất quản lý, trưng bày, giới thiệu.

Theo hồ sơ bảo vật, Đầu rồng C7-5201 là khối tượng tròn, cao 60 cm. Đầu rồng thể hiện rồng ở tư thế chuyển động, bờm và mào chuyển động mạnh với nhiều khúc uốn lượn, hướng về phía trước. Đầu rồng có má phình rộng; miệng mở to, ngậm ngọc báu, răng thể hiện rõ ràng; mũi và môi trên biến thành mào lửa hình lôi văn chữ S. Răng nanh dài và uốn cong lên theo mào lửa. Lưỡi nhỏ dài bao ngoài ngọc báu và cũng uốn lên môi trên theo mào lửa. Mắt to tròn và nổi rõ, lông mày dài thành dải bay ngược lên trên. Tai to, rộng được tạo thế uốn lượn theo chuyển động của mào và bờm. Thân phủ kín vảy.

Bảo vật quốc gia: Đầu rồng thời Trần ở Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 1.

 

Đầu rồng C7-5201. Tư liệu Cục Di sản văn hóa

Theo các nhà khảo cổ, tính đến nay Thăng Long là nơi phát hiện nhiều tiêu bản rồng nhất. Về vị trí đặt tượng trên bộ mái, tượng đầu rồng trang trí ở hai vị trí. Vị trí thứ nhất là đầu rồng trang trí ở đầu kìm, tức là ở đỉnh đầu hồi của công trình, tượng trang trí ở vị trí này thường được gọi là con Kìm; còn vị trí thứ hai là ở điểm kết thúc của bờ chảy. Ở vị trí này tượng thường được gọi chung là con Sô. Đầu rồng Thăng Long C7-5201 thuộc nhóm thứ nhất, tức con Kìm.

Theo hồ sơ bảo vật, so sánh với các tiêu bản khác hiện biết, Đầu Rồng Thăng Long C7-5201 thuộc nhóm có kích thước lớn. Phiên bản đầu rồng lớn nhất hiện biết là đầu rồng thời Lý phát hiện tại hố A11 Khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu thuộc Khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Tiêu bản này chỉ còn phần mào, đã được phục nguyên chiều cao tượng 110 cm.

Theo thống kê chưa đầy đủ của các nhà khảo cổ, hiện loại tượng đầu rồng cỡ lớn của thời Trần có chức năng con Kìm được phát hiện ở các địa điểm: Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Tam Đường (Thái Bình), Tức Mặc (Nam Định), lăng Tư Phúc (Quảng Ninh). Trong số này hai phiên bản còn tương đối nguyên vẹn là bản tại Tam Đường và phiên bản Đầu rồng C7-5201. Như vậy có thể thấy, Đầu rồng C7-5201 hiện lưu giữ tại Hoàng thành Thăng Long là một trong hai đầu rồng còn nguyên vẹn nhất trong bộ sưu tập đầu rồng của thời Trần hiện biết.

Tiếp nối của kiến trúc

Đầu rồng C7-5201 phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long là vật liệu trang trí ở vị trí con Kìm, được đặt trên mái công trình kiến trúc với hàm ý cầu cho công trình tránh được hỏa hoạn. Tuy nhiên, mặc dù cùng gọi là Long Vẫn (đầu rồng), nhưng so sánh giữa Long Vẫn thời Lý, Trần với Long Vẫn thời Tống có thể thấy sự khác biệt rất quan trọng giữa các hình tượng này. Nếu phần trước của Long Vẫn trong kiến trúc Trung Hoa thời Tống, miệng rồng há rộng ngậm lấy bò nóc thì trong kiến trúc Lý, Trần, bò nóc được tạo thành như một thân rồng, phần đầu vươn lên cao, hướng vào giữa, tạo tư thế bay lượn lên trên. Như vậy, Đầu rồng C7-5201 phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long là minh chứng cho sự khác biệt trong nghệ thuật trang trí của kiến trúc Đại Việt thời Lý, Trần.

Hồ sơ bảo vật quốc gia cho biết Đầu rồng C7-5201 cũng là minh chứng cho sự kế thừa và tiếp nối Thăng Long của nhà Trần.

Cụ thể, đầu rồng này có vị trí xuất hiện trong lớp nền sân cải tạo, sửa chữa sân phía tây của kiến trúc bát giác của Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần. Hiện vật này cùng các dấu vết cải tạo, sửa chữa bó nền của bát giác cho thấy, đến thời Trần, bát giác đã được cải tạo sửa chữa, thậm chí phần mái có thể được làm lại và Đầu rồng C7-5201 là minh chứng xác thực cho việc ấy.

Hồ sơ cho biết: “Đầu rồng C7-5201 cùng với đầu rồng phát hiện tại Tam Đường là minh chứng sinh động cho sự tiếp nối và kế thừa nghệ thuật thời Lý của nghệ thuật tạo hình thời Trần, qua đây cũng thấy được những biến chuyển của nghệ thuật thời Trần so với nghệ thuật thời Lý”. (còn tiếp) 

Nguồn: https://thanhnien.vn/bao-vat-quoc-gia-dau-rong-thoi-tran-o-hoang-thanh-thang-long-185230215132822417.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cùng nhiễm một loại hóa chất

37 học sinh Tuyên Quang trong vụ ngộ độc thuốc diệt chuột điều trị tại Hà Nội có nước tiểu dương tính với hóa chất fluoroacetate, một số trẻ bị tổn thương não, ảnh hưởng chức năng tim. ...

Thiên thạch cổ đại lớn gấp 4 lần núi Everest đã mang sự sống đến trái đất?

Một thiên thạch cổ đại có kích thước lớn gấp 4 lần núi Everest đã gây ra đợt sóng thần lớn chưa từng có trong lịch sử trái đất và khiến các đại dương sôi sùng sục, nhưng cũng chính thiên thạch này...

Bài đọc nhiều

Khai quật Chính điện Kính Thiên: Phát lộ dấu tích sân Đan Trì, đường Ngự đạo

Hàng nghìn hiện vật khảo cổ gồm các loại gạch, ngói, đồ gốm men, đồ sành, đồ đất nung, đồ kim loại, đồ đá... được tìm thấy thông qua cuộc khai quật khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022. Trong đó, các nhà khoa học, khảo cổ học lần đầu tìm thấy những dấu tích về sân Đan Trì, đường Ngự đạo. Kết quả được công bố sáng 22/11. Phát lộ dấu tích sân Đan Trì Trung tâm bảo tồn...

Chiêm ngưỡng kiến trúc điện Kính Thiên lần đầu được giải mã

Kiến trúc điện Kính Thiên được các nhà khoa học nghiên cứu và tái hiện dưới mô hình 3D. Công chúng lần đầu chiêm ngưỡng nét rất khác của công trình lịch sử này. Từ những nguồn tư liệu uy tín của khảo cổ học, các nhà khoa học Viện nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã nghiên cứu, tìm tòi để giải mã hệ thống kiến trúc của điện Kính Thiên. Từ...

Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long

Nổi bật trong số các phát hiện lần này là chiếc giếng sâu nhất từ trước đến nay mà các nhà khảo cổ tìm được, một chiếc chậu lớn đời Trần miệng rộng 1,2m và một khu mộ đôi bằng gạch. Ngày 22/4 tại Hoàng thành Thăng Long, đoàn khai quật Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội và Viện Khảo cổ học công bố nhiều phát hiện mới tại khu vực khai quật rộng gần 1.000m2 phía...

Phát hiện nhiều dấu tích mới ở Hoàng thành Thăng Long

Chiều 10-1, tại Hà Nội, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức báo cáo kết quả khai quật thăm dò khu vực chính Điện Kính Thiên năm 2024. Cuộc khai quật dù chỉ với diện tích nhỏ 500m2, nhưng đã đem lại nhiều nhận thức mới, tiến thêm một bước quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên...

Kiến trúc Điện Kính thiên thời Lê Sơ-nghiên cứu, giải mã hình thái

Nghiên cứu giải mã hình thái kiến trúc cung điện cổ trong Hoàng cung Thăng Long nói chung, điện Kính Thiên nói riêng vốn là vấn đề vô cùng khó – Đây thực sự là một thách thức lớn đối với các nhà khoa học, do thiếu hụt các nguồn tư liệu. Trong nhiều năm qua, dựa vào các nguồn tư liệu khảo cổ học, sử học và kết quả nghiên cứu so sánh với kiến trúc cung điện cổ...

Cùng chuyên mục

Khai quật Chính điện Kính Thiên: Phát lộ dấu tích sân Đan Trì, đường Ngự đạo

Hàng nghìn hiện vật khảo cổ gồm các loại gạch, ngói, đồ gốm men, đồ sành, đồ đất nung, đồ kim loại, đồ đá... được tìm thấy thông qua cuộc khai quật khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022. Trong đó, các nhà khoa học, khảo cổ học lần đầu tìm thấy những dấu tích về sân Đan Trì, đường Ngự đạo. Kết quả được công bố sáng 22/11. Phát lộ dấu tích sân Đan Trì Trung tâm bảo tồn...

Chiêm ngưỡng kiến trúc điện Kính Thiên lần đầu được giải mã

Kiến trúc điện Kính Thiên được các nhà khoa học nghiên cứu và tái hiện dưới mô hình 3D. Công chúng lần đầu chiêm ngưỡng nét rất khác của công trình lịch sử này. Từ những nguồn tư liệu uy tín của khảo cổ học, các nhà khoa học Viện nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã nghiên cứu, tìm tòi để giải mã hệ thống kiến trúc của điện Kính Thiên. Từ...

Kỳ đài hơn 200 năm tuổi ở Thủ đô: Biểu tượng hùng thiêng của Hà Nội

Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ XIX thuộc Niên hiệu Vua Gia Long, trải qua hơn 200 năm, tới nay, Cột cờ Hà Nội (còn gọi là Kỳ đài) trên đường Điện Biên Phủ (Ba Đình, Hà Nội) là chứng tích ghi lại những dấu ấn oanh liệt của Thăng Long - Hà Nội, là biểu tượng thiêng liêng, biểu trưng cho ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam. Cột cờ Hà Nội được xây dựng năm...

Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long

Nổi bật trong số các phát hiện lần này là chiếc giếng sâu nhất từ trước đến nay mà các nhà khảo cổ tìm được, một chiếc chậu lớn đời Trần miệng rộng 1,2m và một khu mộ đôi bằng gạch. Ngày 22/4 tại Hoàng thành Thăng Long, đoàn khai quật Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội và Viện Khảo cổ học công bố nhiều phát hiện mới tại khu vực khai quật rộng gần 1.000m2 phía...

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Mới nhất

Thiên thạch cổ đại lớn gấp 4 lần núi Everest đã mang sự sống đến trái đất?

Một thiên thạch cổ đại có kích thước lớn gấp 4 lần núi Everest đã gây ra đợt sóng thần lớn chưa từng...

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TPO - Các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do bão số 3 như Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh; Cung quy hoạch, Bảo tàng - thư viện tỉnh; Cột đồng hồ; Khu huấn luyện, thi đấu Đại Yên được tỉnh Quảng Ninh gấp rút sửa chữa và hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán Ất...

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. ...

Mới nhất