Trang chủDi sảnBảo tồn, phát huy Quần thể di tích Cố đô Huế :...

Bảo tồn, phát huy Quần thể di tích Cố đô Huế : Xác định tầm nhìn phát triển mới

Sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tham mưu cho các cấp chính quyền xây dựng Đề án Quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 1996 – 2010; sau đó là Đề án điều chỉnh Quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010 – 2020 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Chú thích ảnh
Thơ văn trên kiến trúc tại Đại Nội với chất liệu pháp lam (men), những bài thơ được trang trí ở các ô học trên mái của điện Thái Hòa theo lối nhất thi nhất họa. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Hiện nay, Trung tâm đang xây dựng Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định vai trò “hạt nhân” của Quần thể Di tích trong quá trình phát triển đưa tỉnh Thừa Thiên – Huế trở thành đô thị di sản đặc thù. Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế về nội dung này.

Xin ông cho biết sự cần thiết cũng như mục tiêu đặt ra đối với việc xây dựng quy hoạch lần này?

Qua 30 năm, từ khi được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, Quần thể Di tích Cố đô Huế đã trải qua rất nhiều công cuộc cứu vãn, trùng tu di tích. Quá trình đó có nhiều thuận lợi, ưu điểm đi đôi với những khó khăn, hạn chế như: việc khoanh vùng khu vực di tích; vấn đề mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, giữa hoạt động dân sinh, lợi ích của người dân sinh sống trong khu vực di tích với sự quản lý của Nhà nước về di sản; khó khăn trong việc huy động nguồn lực cho các dự án trùng tu; nhận diện những giá trị tiềm năng, lợi thế ở dưới góc nhìn đương đại để phát huy tối đa hiệu quả của di sản văn hóa… Trong bối cảnh chung đó, việc lập Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 là cần thiết, nhằm xác định tầm nhìn phát triển mới.

Công tác lập quy hoạch lần này có 4 mục tiêu chính gồm: Nhận diện, đánh giá đầy đủ những giá trị của Quần thể di tích Cố đô Huế và hoàn thiện các hồ sơ, cơ sở dữ liệu để phục vụ cho công tác chuyển đổi số, tự động hóa trong quản lý di tích, tạo lập khung pháp lý chính sách nhằm thu hút các nguồn lực nói chung; lập quy hoạch nhằm bảo tồn di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, tạo lập, phục hồi không gian gắn với di sản để Quần thể di tích trở thành hạt nhân, động lực trong việc phát triển, hình thành đô thị di sản theo chiến lược định hướng của Trung ương và tỉnh; lập quy hoạch để có cơ sở pháp lý, qua đó giúp Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiếp tục thực hiện các dự án phục hồi, tôn tạo, trùng tu di sản; việc xây dựng quy hoạch lần này cũng là dịp để rà soát, đánh giá và hoàn chỉnh phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích.

Thưa ông, những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng quy hoạch lần này và việc điều chỉnh khoanh vùng các khu vực di tích để tạo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển sẽ được đề cập như thế nào?

Yêu cầu đặt ra lần này là phải lựa chọn được đơn vị tư vấn quy hoạch có năng lực, kinh nghiệm, có hiểu biết và trân trọng về giá trị di sản văn hóa. Theo đó, đơn vị này trên cơ sở đánh giá kỹ, sâu sắc tất cả các tiềm năng, lợi thế, trong đó có tính đến các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng, khu vực lân cận để đưa ra những đề xuất, giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với thực tiễn.

Việc nhận diện quy hoạch các khu vực di tích là một nhiệm vụ, nội dung lớn trong xây dựng Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Dự thảo Quy hoạch dự kiến sẽ được lấy ý kiến của các chuyên gia, đơn vị quản lý và cộng đồng vào khoảng cuối năm 2023 nhằm mục tiêu đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển di sản cũng như đời sống của người dân, từ đó làm tiền đề để hiện thực hóa thành các thể chế, chính sách. Có thể nói, từ năm 1991, việc khoanh vùng khu vực di tích giữ vai trò quan trọng giúp cho địa phương bảo tồn và giữ được không gian của di sản. Trải qua 30 năm, kể từ khi được UNESCO vinh danh, Quần thể Di tích Cố đô Huế đã vượt qua được giai đoạn nguy cấp, hiện tại là thời điểm thích hợp để đánh giá lại.

Ông có thể chia sẻ về vấn đề huy động các nguồn lực xã hội hóa trong việc phát huy giá trị di sản Quần thể di tích Cố đô Huế trong giai đoạn tới?

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có nhiều đề xuất với các bộ, ngành Trung ương tháo gỡ các “rào cản” để có hướng điều chỉnh các quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn, trên tinh thần bảo tồn nhưng phải phát huy được di sản nhằm đem lại hiệu quả kinh tế. Trung tâm đã trùng tu nhiều công trình nhưng hiện cần có cơ chế pháp lý rõ ràng, thuận lợi nhằm kêu gọi xã hội hóa đầu tư những hoạt động, sản phẩm du lịch dịch vụ để “thổi hồn” các điểm đến, tăng sức hấp dẫn thu hút du khách, tạo nguồn lực để tái đầu tư.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hiện được đánh giá là đơn vị làm tốt công tác bảo tồn di sản trong cả nước. Tuy nhiên, việc phát huy giá trị của di sản vẫn còn những hạn chế. Hiện nay, Trung tâm có một đơn vị quản lý mảng dịch vụ nhưng quy mô, sản phẩm đồ lưu niệm bán tại các điểm di tích nhìn chung chưa tương xứng, chưa khai thác hết được tiềm năng, lợi thể, vắng bóng những sản phẩm gắn với di sản đem lại giá trị gia tăng cao. Thời gian tới, Trung tâm hy vọng sẽ tìm được những đối tác có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm để khai thác những giá trị nổi bật của Quần thể di tích Cố đô Huế, góp phần nâng cao nguồn thu từ mảng dịch vụ bên cạnh nguồn thu từ vé tham quan.

Xin ông cho biết công tác số hóa các di sản vật thể và phi vật thể, phục vụ công tác quản lý và giới thiệu đến công chúng?

Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu có vai trò quan trọng bởi vì có dữ liệu đầu vào mới có thể ứng dụng công nghệ. Đơn cử như Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hiện đang sử dụng Điện Long An làm không gian trưng bày chính nhưng lại có diện tích hạn chế; vào một thời điểm chỉ có thể trưng bày được khoảng 300 hiện vật trong tổng số 11.000 hiện vật đang được lưu giữ. Trước tình hình này, trong chuyến công tác nước ngoài tại Pháp vào cuối tháng 8, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ đặt vấn đề với các cơ quan lưu trữ, bảo tàng ở Pháp để sưu tầm hồ sơ, tư liệu và thiết lập các kênh trao đổi thông tin nhằm đảm bảo các nguồn tư liệu phục vụ cho các dự án trùng tu giai đoạn tới. Vì vậy, nhu cầu số hóa để quảng bá rộng rãi các hiện vật này trên không gian mạng là rất cần thiết, tạo sức hấp dẫn đối với du khách. Hiện nay, Trung tâm đang triển khai Đề án chuyển đổi số của đơn vị. Thời gian tới, đơn vị sẽ đưa vào ứng dụng vé điện tử, mã hóa các cổ vật để từng bước xây dựng bảo tàng trực tuyến trên không gian mạng.

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn: https://baotintuc.vn/van-hoa/bao-ton-phat-huy-quan-the-di-tich-co-do-hue-bai-2-xac-dinh-tam-nhin-phat-trien-moi-20220826091709024.htm

Cùng chủ đề

Phát hiện nhóm “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” có cả trẻ em ở Quảng Nam

(NLĐO) – Nhóm 9 người gồm 5 nữ, 3 nam và 1 trẻ em ở tỉnh Quảng Nam tụ tập sinh hoạt tôn giáo trái phép vừa bị phát hiện, xử lý. ...

Cùng nhiễm một loại hóa chất

37 học sinh Tuyên Quang trong vụ ngộ độc thuốc diệt chuột điều trị tại Hà Nội có nước tiểu dương tính với hóa chất fluoroacetate, một số trẻ bị tổn thương não, ảnh hưởng chức năng tim. ...

Xóa tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do thanh niên 30 tuổi cầm đầu

Công an vừa bắt quả tang và xử lý một tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do 1 nam thanh niên 30 tuổi làm trưởng nhóm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ngày 24/1, Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý vụ việc liên quan đến một tụ điểm sinh hoạt "Hội thánh Đức Chúa trời mẹ" trên địa bàn. Trước đó, khoảng 19h40 tối 21/1,...

Ngày Hải quan quốc tế năm 2025 gắn với nhiều mục tiêu

Chủ đề năm 2025 được Tổ chức Hải quan Thế giới lựa chọn là “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu: Hiệu quả, an ninh và thịnh vượng" Ngày 24/1, Tổng cục Hải quan thông tin, Tổ chức Hải quan Thế giới ra thông báo về ngày Hải quan quốc tế 26/1/2025 νới chủ đề: “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu Hiệu quả,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sản phẩm OCOP tưng bừng chào Tết

Với tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, rõ nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã đẹp nên nhiều sản phẩm OCOP của các địa phương trong tỉnh Nghệ An đã được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn để  làm quà biếu, tặng trong dịp Tết Nguyên đán. Đây cũng là mùa vụ quan trọng nhất trong năm đối với nhiều chủ thể OCOP. Nâng tầm giá trị đặc sản địa phương Từ phương thức chế biến truyền...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Chiều 22/1/2025, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đến thăm, làm việc, kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/tong-bi-thu-to-lam-tham-lam-viec-tai-bo-tu-lenh-bo-doi-bien-phong-20250122153352869.htm

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP

Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần 2 năm 2024 (diễn ra từ ngày 28/11-4/12), ngày 28/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP giữa Long An với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Tại hội...

Mai anh đào khoe sắc trên buôn làng người K’Ho ở Lâm Đồng

Những ngày cuối năm, hoa mai anh đào đồng loạt bung nở khoe sắc trên những buôn làng của người K’Ho thuộc huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Nhiều du khách, nhất là các bạn trẻ đã tìm đến tham quan, chụp ảnh với mai anh đào trước kỳ nghỉ Tết cổ truyền sắp tới. Advertisements   X   TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/anh/mai-anh-dao-khoe-sac-tren-buon-lang-nguoi-kho-o-lam-dong-20250121160141206.htm

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Biểu Tượng Rực Rỡ Của Nền Văn Minh Lúa Nước: Âm Vang Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn từ lâu đã được xem là biểu tượng rực rỡ của nền văn minh lúa nước Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc qua nhiều thế hệ. Xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, trống đồng không chỉ là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Thiên thạch cổ đại lớn gấp 4 lần núi Everest đã mang sự sống đến trái đất?

Một thiên thạch cổ đại có kích thước lớn gấp 4 lần núi Everest đã gây ra đợt sóng thần lớn chưa từng...

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TPO - Các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do bão số 3 như Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh; Cung quy hoạch, Bảo tàng - thư viện tỉnh; Cột đồng hồ; Khu huấn luyện, thi đấu Đại Yên được tỉnh Quảng Ninh gấp rút sửa chữa và hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán Ất...

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. ...

Mới nhất