Trang chủDi sảnBảo tồn, phát huy giá trị Khu đền tháp Mỹ Sơn và...

Bảo tồn, phát huy giá trị Khu đền tháp Mỹ Sơn và các Di sản văn hóa thế giới ở miền Trung


VHO – Nhiều vấn đề về phát triển bền vững văn hóa và di sản trong bối cảnh phát triển công nghiệp văn hóa, bảo vệ di sản gắn với thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường… được thảo luận tại Hội thảo khoa học “Khu đền tháp Mỹ Sơn và các Di sản văn hóa thế giới ở miền Trung: Trữ lượng và viễn cảnh” diễn ra vào cuối tuần qua tại Khu đền tháp Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Hội thảo do Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ phối hợp với UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam tổ chức, được xem là diễn đàn học thuật kết nối các nhà quản lý, nhà khoa học, giáo dục, doanh nghiệp miền Trung đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm phát huy di sản hiệu quả, mang lại lợi ích lâu dài, đảm bảo phát triển bền vững.

Nhận diện những thách thức

Các ý kiến trao đổi đã tập trung làm rõ các đánh giá khoa học liên quan đến thực trạng phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới (DSVHTG) ở miền Trung, những khó khăn, thách thức và biện pháp giải quyết phù hợp, đảm bảo di sản được bảo vệ theo đúng cam kết với UNESCO và đồng thời tạo ra ảnh hưởng tích cực đến đời sống kinh tế – xã hội của cộng đồng.

Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và gợi mở viễn cảnh tương lai cho hoạt động bảo tồn và phát huy tối đa giá trị DSVHTG ở miền Trung nói chung và Khu Đền tháp Mỹ Sơn nói riêng.

Bảo tồn, phát huy giá trị Khu đền tháp Mỹ Sơn và các Di sản văn hóa thế giới ở miền Trung - ảnh 1
Nhiều nhóm đền tháp Mỹ Sơn đã được trùng tu, hồi sinh thông qua các nguồn lực hỗ trợ trong nước và quốc tế. Giai đoạn 2003 – 2013, từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ Ý, Chính phủ Việt Nam và UNESCO đã tập trung bảo tồn nhóm tháp G tổng kinh phí gần 60 tỉ đồng. Giai đoạn 2016 – 2022 Chính phủ Ấn Độ hỗ trợ bảo tồn 3 nhóm tháp A, K, H với gần 60 tỉ đồng

Theo TS. Hoàng Hồng Hiệp – Quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, những năm qua, Khu đền tháp Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, quần thể di tích cố đô Huế cũng như các DSVH phi vật thể được UNESCO ghi danh không chỉ được gìn giữ một cách thận trọng mà còn trở thành động lực thúc đẩy văn hóa, du lịch, kinh tế – xã hội ở các địa phương phát triển.

Tuy nhiên, việc bảo tồn, phát huy giá trị các DSVHTG tại miền Trung đang đứng trước nhiều thách thức, từ tác động của biến đổi khí hậu, áp lực phát triển du lịch, đến những vấn đề trong quản lý, liên kết vùng, chuyển đổi số, quy hoạch… Vì vậy, cần nhận diện thẳng thắn những hạn chế, vướng mắc, đề ra giải pháp tháo gỡ để Khu đền tháp Mỹ Sơn cũng như các di sản khác phát triển bền vững hơn thời gian tới.

Với Khu đền tháp Mỹ Sơn, 25 năm qua, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Mỹ Sơn đã đạt được những thành tựu quý giá, hội nhập vào xu hướng bảo vệ di sản của thế giới, đặc biệt là thực thi Công ước UNESCO 2003.

Quá trình này thúc đẩy mở rộng hợp tác giữa Mỹ Sơn và các tổ chức quốc tế, nâng tầm giá trị DSVH Mỹ Sơn trở thành mẫu hình di sản của khu vực và tài sản văn hóa, lịch sử, kiến trúc quý báu của nhân loại.

Bảo tồn, phát huy giá trị Khu đền tháp Mỹ Sơn và các Di sản văn hóa thế giới ở miền Trung - ảnh 2
Sau 25 năm Khu phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là DSVHTG, 15 năm Cù Lao Chàm – Hội An được công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới, ngành du lịch Hội An đã có những bước phát triển vượt bậc với những con số về lượng khách du lịch, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng mạnh

Với DSVHTG Hội An, nhiều ý kiến tại hội thảo đánh giá cao việc Hội An chủ động triển khai khá tốt việc kết nối DSVHTG Khu phố cổ Hội An với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An và không gian văn hóa các làng quê, làng nghề truyền thống, khu sinh thái ven sông,… trong phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, Hội An cũng chú trọng đầu tư triển khai mạnh mẽ, hiệu quả cho công tác truyền thông, giáo dục, bảo tàng, triển lãm, quảng bá về giá trị di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Tuy nhiên, thực trạng phát triển du lịch di sản của thành phố Hội An thời gian qua vẫn còn thiếu tính bền vững, sự gắn kết, tương hỗ trong phát triển giữa các ngành kinh tế gắn với ngành du lịch còn khá thấp. Tính lan tỏa, kết nối trong phát triển du lịch di sản với các vùng phụ cận còn hạn chế. Di sản này cũng đối diện với những hạn chế về môi trường du lịch, trật tự đô thị, trật tự kinh doanh, môi trường văn hóa, vấn đề bảo vệ di sản tại các điểm đến,… cần nhanh chóng khắc phục.

Những gợi mở hài hòa giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Các ý kiến tại hội thảo cũng đặt ra những vấn đề gợi mở, thảo luận, đóng góp thiết thực cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các DSVHTG ở miền Trung nói chung và Khu Đền tháp Mỹ Sơn nói riêng.

Với Hội An, câu hỏi được đặt ra để cùng trao đổi là trước áp lực từ quá trình phát triển “nóng” và những thách thức mới trong giai đoạn hậu Covid-19, Hội An cần làm gì để phát triển du lịch di sản một cách bền vững, trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa và thiên nhiên – những tài sản quý báu của nhân loại.

Ông Nguyễn Công Khiết – Giám đốc Ban Quản lý DSVH Mỹ Sơn cho rằng, Mỹ Sơn là điểm tham quan không phải là một khu du lịch nên khó có thể thỏa mãn các nhu cầu dịch vụ, giải trí cho du khách.

Xuất phát điểm của Mỹ Sơn khác Hội An, Mỹ Sơn là thánh địa của người Chăm là nơi thờ phụng thần linh gắn liền với tầng lớp tu sĩ Bà la môn nên cũng hạn chế một số dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống… không phù hợp. Mỹ Sơn cố gắng làm tốt công tác bảo tồn và phát huy di sản một cách hài hòa, không quá nặng về nguồn thu, nhưng không có nghĩa thiếu đầu tư phục vụ du khách.

Bảo tồn, phát huy giá trị Khu đền tháp Mỹ Sơn và các Di sản văn hóa thế giới ở miền Trung - ảnh 3
Ngoài ra, Mỹ Sơn cũng quan tâm đến đầu tư hạ tầng công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số phục vụ du khách

Theo ông Khiết, để đạt được các mục tiêu đề ra, Mỹ Sơn đã và đang tập trung cho nguồn nhân lực và vật lực. Trong đó, nguồn vật lực trở thành yếu tố mấu chốt trong công tác bảo tồn. Đảm bảo nguyên tắc bảo tồn là nghiêm ngặt, phát huy là khai thác, tận dụng tiềm năng, lợi thế phù hợp để tạo nguồn lực duy trì bảo tồn, hướng đến cộng đồng cùng hưởng lợi, đảm bảo di sản được bảo vệ theo đúng cam kết với UNESCO, đồng thời, tạo ra ảnh hưởng tích cực đến đời sống kinh tế – xã hội.

Bảo tồn, phát huy giá trị Khu đền tháp Mỹ Sơn và các Di sản văn hóa thế giới ở miền Trung - ảnh 4
Biểu diễn nghệ thuật Chăm tại Khu đền tháp Mỹ Sơn; Ảnh:BQLMS

Hội thảo cũng đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề về phát triển bền vững về văn hóa và di sản trong bối cảnh phát triển công nghiệp văn hóa, các động thái liên kết phát triển du lịch bền vững và các biện pháp, xu hướng mới cập nhật về bảo vệ di sản hiện nay.

“Với tầm nhìn dài hạn, xu hướng phát triển bền vững về văn hóa và di sản, bối cảnh phát triển công nghiệp văn hóa khuyến khích bảo vệ di sản gắn với thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường, cần đến quy hoạch và chiến lược phù hợp, đột phá, sự tham gia và trách nhiệm của cộng đồng địa phương, du khách, doanh nghiệp và các bên liên quan. Đồng thời, phải tiếp tục đảm bảo thực thi đầy đủ các cam kết với UNESCO về bảo vệ và phát huy giá trị di sản”, TS.Hoàng Hồng Hiệp nhấn mạnh.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/bao-ton-phat-huy-gia-tri-khu-den-thap-my-son-va-cac-di-san-van-hoa-the-gioi-o-mien-trung-113778.html

Cùng chủ đề

Dự án AI trị giá 500 tỷ USD của Mỹ: Thách thức lớn cho châu Âu

Mỹ đã chính thức khởi động một cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI) với quy mô đầu tư khổng lồ, tạo áp lực lớn lên châu Âu trong việc duy trì vị thế cạnh tranh. ...

Cách nào thu hút 23 triệu khách quốc tế?

Năm 2025 được xác định là năm du lịch Việt Nam tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để góp phần cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Ngành du lịch hướng đến đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế, 120 - 130 triệu lượt khách nội địa, đạt doanh thu từ 980.000 tỷ đồng đến 1,05 triệu tỷ đồng và tạo 5,5 triệu...

Nhiều hoạt động du Xuân đặc sắc ở di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, Hội An

22/01/2025 16:27 (PLVN) - Để chào đón xuân Ất Tỵ 2025, hai di sản văn hóa thế giới ở tỉnh Quảng Nam là Mỹ Sơn và phố cổ Hội An tổ chức nhiều hoạt hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí sôi động cho Nhân dân và du khách tham gia. Ngày 22/1, thông tin từ Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn cho hay, nhằm tăng cường các hoạt động văn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Bảo tồn, phát huy giá trị chuẩn mực trong thực hành Di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện những hiện tượng không đúng chuẩn mực, làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa, di sản cũng như các nghệ nhân uy tín, gắn bó lâu năm với di sản đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có những không gian, hoạt động thực hành chuẩn mực, góp phần tôn vinh giá trị di sản. Bảo...

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Đảng Cộng sản Việt Nam – Những mốc son lịch sử“

VHO - Sáng nay 16.1 tại Hà Nội, trưng bày chuyên đề "Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp tổ chức đã khai mạc. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương dự và cắt băng khai mạc trưng bày. Nhiều tài liệu, hiện vật quý, tiêu biểu trong phần nội dung này như các đồng chí Lãnh...

Tự hào nghề muối Sa Huỳnh

VHO - Nghề làm muối Sa Huỳnh ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghề này đã có lịch sử hàng trăm năm và trở thành một nghề truyền thống, văn hóa đặc trưng của địa phương. Hiện nay, đồng muối Sa Huỳnh có tổng diện tích khoảng 106 ha với hơn 560 hộ diêm dân thuộc 3 tổ dân...

Chuyện về ba chiếc xe ô tô từng phục vụ Bác Hồ được công nhận là Bảo vật quốc gia

VHO - Nhằm tôn vinh giá trị di sản vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho quốc gia, dân tộc, vào ngày 19.1.2025, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ trang trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia với ba chiếc xe ô tô đã từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Biểu Tượng Rực Rỡ Của Nền Văn Minh Lúa Nước: Âm Vang Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn từ lâu đã được xem là biểu tượng rực rỡ của nền văn minh lúa nước Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc qua nhiều thế hệ. Xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, trống đồng không chỉ là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Khánh Hòa liên tục đón tàu biển quốc tế đến tham quan, du lịch

Kinhtedothi - Trong tuần qua, Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) đã đón 2 chuyến tàu biển quốc tế với 4.200 du khách lên bờ tham quan. Ngày 24/1, tàu biển quốc tế mang tên Norwegian Spirit cùng khoảng 1.200 du khách đến từ nhiều quốc gia đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Sau khi cập...

Nam sinh không đi học thêm, đổ xô mọi kỷ lục của kỳ thi đánh giá tư duy

Vũ Minh Đức, chàng trai chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, vừa trở thành thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 năm 2025 của ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây cũng là thí sinh đạt mức điểm cao nhất từ trước tới nay tại kỳ thi này. Ngày 24/1, trong buổi học cuối cùng trước...

Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiện

Esketamine là một đồng phân của chất Ketamine – một chất hướng thần, đã được đưa vào danh mục kiểm soát tại số thứ tự 40 trong danh mục III của Nghị định số 57/2022/NĐ-CP. Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiệnEsketamine là một đồng phân của chất Ketamine –...

Hải quan cam kết mục tiêu ‘Hiệu quả, An ninh và Thịnh vượng’

(PLVN) - Tổ chức Hải quan Thế giới lựa chọn chủ đề của ngày Hải quan quốc tế 2025 là “Cơ quan Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu Hiệu quả, An ninh và Thịnh vượng”. 24/01/2025 14:34 Công tác hợp tác quốc tế luôn được Tổng cục Hải quan chú trọng. (Ảnh minh họa: HP) ...

“Full time” buôn bán tại chợ hoa độc đáo ở TP.HCM

Để phục vụ nhu cầu của người dân, các tiểu thương tại chợ hoa "trên bến dưới thuyền" tại Bến Bình Đông mở cửa, buôn bán xuyên đêm. ...

Mới nhất