Trang chủDi sảnBảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền...

Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ

Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ

Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ là một trong những lễ hội xuân đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn.

Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ được ghi vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015. Nhằm phát huy và từng bước nâng tầm giá trị di sản văn hóa độc đáo này, những năm qua, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều giải pháp tích cực.

Lễ hội xuân đặc sắc của xứ Lạng

Lạng Sơn nằm ở cửa ngõ phía Bắc Tổ quốc, là một địa phương tiêu biểu thuộc vùng văn hóa Đông Bắc Việt Nam. Trải qua thăng trầm lịch sử, Lạng Sơn hiện sở hữu kho tàng văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, chứa đựng nhiều nét độc đáo.

Song song với đó, Lạng Sơn còn sở hữu hệ thống đa dạng các danh lam thắng cảnh, các di tích tâm linh tín ngưỡng như núi Mẫu Sơn, chùa Tam Thanh, thành nhà Mạc, chùa Thành, đền Kỳ Cùng, đền Bắc Lệ…

Lạng Sơn hiện có 9 di sản đã được Bộ Văn hoá,Thể thao và Du lịch ghi vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia (trong đó phần lớn là những di sản của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Một trong số này là Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ.

Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ- Ảnh 1.

Đoàn rước kiệu tại Lễ hội đền Kỳ Cùng – đền Tả Phủ.

Lễ hội đền Kỳ Cùng – đền Tả Phủ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 27 tháng Giêng hàng năm, gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ chính của lễ hội tập trung chủ yếu vào 2 ngày (22 và ngày 27 tháng Giêng), trong đó có lễ tế khai hội, đón rước và lễ an vị, lễ tạ. Đúng vào giờ Ngọ ngày 22 tháng Giêng, lễ rước kiệu đặt bát hương quan lớn Tuần Tranh từ đền Kỳ Cùng sang đền Tả Phủ được thực hiện trang nghiêm, long trọng. Đến ngày 27 tháng Giêng lại rước quan lớn Tuần Tranh về lại đền Kỳ Cùng.

Theo ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, mối liên hệ và sự gắn kết giữa 2 đền thông qua truyện kể về nỗi oan khuất của quan lớn Tuần Tranh được Hán quận công Thân Công Tài, chứng minh và giải oan. Vì vậy để báo đáp công ơn của Hán quận công Thân Công Tài, hằng năm trong dịp Lễ hội đền Tả Phủ – Kỳ Cùng, bát hương quan lớn Tuần Tranh được Nhân dân rước từ đền Tả Phủ (nơi thờ Hán quận công Thân Công Tài) để dự hội Đầu pháo và tạ ơn người giải oan.

Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ- Ảnh 2.

Nhiều người tham gia tranh cướp đầu pháo tại Lễ hội đền Kỳ Cùng – đền Tả Phủ.

Đó chính là sự liên quan, gắn kết trong lễ hội truyền thống giữa 2 di tích đền Kỳ Cùng và đền Tả Phủ, tuy là 2 di tích nhưng có chung một lễ hội gọi là Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ hay Lễ hội truyền thống đền Tả Phủ – Kỳ Cùng.

Về phần hội, Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ bao gồm những nghi thức rước kiệu và các trò chơi, như: Cướp đầu pháo, cờ tướng, kéo co, đấy gậy, võ thuật, lễ hội ẩm thực, hát sli, lượn, quan họ… được diễn ra với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp Nhân dân và du khách thập phương.

Trong Lễ hội đền Kỳ Cùng – đền Tả Phủ, đặc sắc nhất phải nói đến màn tranh cướp đầu pháo vào sáng ngày 27 tháng Giêng. Ông Dương Văn Biên, Phó Chánh Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cho biết, trước khi diễn ra lễ hội, đầu pháo sẽ được thờ cúng quanh năm theo đúng phong tục. Người dân quan niệm, nếu ai tranh được đầu pháo trong ngày hội mang về nhà thờ thì trong năm và cũng như những năm về sau, gia đình và dòng tộc sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt.

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, trên cơ sở xác định rõ lợi thế so sánh, tỉnh đã có nhiều nỗ lực để gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế, du lịch, bảo đảm hài hòa, hợp lý giữa bảo tồn di tích lịch sử văn hóa với yêu cầu phát triển kinh tế; tạo động lực trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Cụ thể, những năm qua, Sở đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án và triển khai các hoạt động để phát huy giá trị di sản văn hóa. Đồng thời, hướng dẫn các huyện, thành phố đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền sâu rộng nội dung các văn bản pháp luật như: Luật Di sản văn hóa Việt Nam; nghị quyết về bảo tồn, phát huy DSVH của tỉnh cùng nhiều văn bản liên quan khác đến cộng đồng dân cư để người dân hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với vấn đề bảo tồn di sản văn hóa.

Từ năm 2016 đến nay, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã và đang tiến hành triển khai thực hiện gần 20 dự án, đề án bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Tiêu biểu là các loại hình như: Lễ hội, tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn dân gian, các làn điệu dân ca truyền thống…

Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ- Ảnh 3.

Tỉnh Lạng Sơn chú trọng đến việc bảo tồn các lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch.

Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể thường xuyên được lưu giữ, trao truyền và phát huy giá trị. Nhờ đó đến nay, tỉnh Lạng Sơn đã có 9 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc được quan tâm đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo riêng biệt, thu hút du khách khi đến Lạng Sơn. Trong đó phải kể đến nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch thường xuyên được tổ chức hằng năm trên địa bàn tỉnh.

Đối với Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ, trong những năm qua, ngành Văn hóa và chính quyền các cấp trong tỉnh Lạng Sơn đã có một số giải pháp bảo tồn và phát huy như: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu vực di tích, thực hiện công tác quản lý, bảo vệ di tích; tham mưu lập và thực hiện “Đề án bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ”; bảo quản tu bổ, phục hồi một số di tích: Đền Kỳ Cùng, đền Cửa Đông, đền Cửa Tây, đình Vằng Khắc, đền Mẫu Thoải… gắn với việc duy trì các hoạt động tín ngưỡng, văn hóa tâm linh tại các điểm di tích, cơ sở tín ngưỡng.

“Việc phục dựng và duy trì Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ đã góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc đến các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn, nhất là thế hệ trẻ, đồng thời tạo sức hấp dẫn, thu hút du khách đến với Xứ Lạng…”, ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn nhấn mạnh.

Minh chứng là trong khoảng 5 năm trở lại đây, không chỉ du khách trong tỉnh mà rất nhiều du khách ngoài tỉnh và khách quốc tế đã lựa chọn Lạng Sơn là địa điểm trải nghiệm dịp đầu năm. Chỉ tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2024, ước tính tổng lượng du khách đến Lạng Sơn đạt trên 760.000 lượt, (tăng 13,3% so với cùng kỳ 2023), trong đó khách quốc tế đạt 22.000 lượt, khách trong nước đạt 739.000 lượt, doanh thu ước đạt 539 tỷ đồng, (tăng 15,7% so với cùng kỳ 2023).

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/bao-ton-di-san-van-hoa-phi-vat-the-le-hoi-den-ky-cung-ta-phu-20241213063618945.htm

Cùng chủ đề

Chăm lo cho nhân dân đón Tết đầm ấm, đủ đầy

Công tác chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người nghèo, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số và người dân sinh sống tại khu vực biên giới luôn được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Lạng Sơn triển khai, hiệu quả, đặc biệt trong dịp Tết đến, Xuân về. ...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long thăm, tặng quà Tết tại tỉnh Lạng Sơn

230 suất quà đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trao trực tiếp cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo, công nhân, người lao động, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. ...

Lửa cháy ngùn ngụt trên núi Lân Khoang ở Lạng Sơn

Diện tích rừng lớn trên núi Lân Khoang ở Lạng Sơn cháy lớn, địa hình phức tạp khiến công tác dập lửa khó khăn. Tối 16/1, trao đổi với PV VietNamNet. bà Dương Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn cho biết, vụ cháy rừng xảy ra vào khoảng 18h cùng ngày tại núi Lân Khoang, thôn Làng Bên, xã Hữu Liên. Theo đó, vào thời điểm trên, người dân nhìn thấy ngọn lửa bốc lên...

Mặt bằng cản tiến độ dự án nâng cấp QL4B qua Lạng Sơn

Nhiều vướng mắc mặt bằng chưa được xử lý ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án nâng cấp QL4B qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá với lợi nhuận trước thuế hơn 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định số 73 của Chính phủ

Giáo viên làm việc tại các trường công lập của Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh Việt Nam

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh và cuối cùng là toàn bộ học sinh Việt Nam, Trần Tố Uyên (sinh năm 1997, đồng sáng lập, giám đốc quốc gia của STEAM for Vietnam) cùng...

“Cùng em bước tiếp” nối dài ước mơ học tập của các bạn nhỏ sau đại dịch COVID-19

Chiến dịch “Cùng em bước tiếp” được Saigon Children’s Charity (saigonchildren) chính thức khởi động, nhằm hỗ trợ cho những trẻ em mất người thân do đại dịch COVID-19. ...

Mang sức sống Việt vào bộ quà Tết 2025

Kiên cường, tỏa sáng nỗ lực của người Việt, vững vàng vượt qua khó khăn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - đó là thông điệp các nữ doanh nhân gửi gắm vào bộ quà Tết...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Cách thẩm chè độc đáo của các “quý bà” ở Thái Nguyên

Phiên chợ chè Phúc Trìu, xã Phúc Trìu là địa điểm giao thương, đúc kết những nét tinh hoa trong văn hóa trà của người dân xứ chè Thái Nguyên. Đặc biệt, cách thẩm chè của các "quý bà" tại phiện chợ luôn thu hút sự chú ý của khách mới. Chia sẻ kinh nghiệm chọn chè, chị Nguyễn...

Dọn nhà đón Tết: Khoác ‘áo mới’ cho tổ ấm cùng sơn JYMEC

Việc dọn dẹp, sửa sang nhà cửa đón Tết mang ý nghĩa thanh tẩy những điều cũ kỹ để đón chào năm mới bình an, may mắn. Với sơn JYMEC, ngôi nhà không chỉ trở nên tươi mới mà còn tràn ngập năng lượng tích cực, đem lại cảm giác ấm áp và hạnh phúc. Khi những cành đào, nhành...

Hà Nội khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết

Kinhtedothi-Chương trình “Hành trình Tết Công đoàn-Xuân 2025” của tổ chức Công đoàn Thủ đô đã chính thức khởi động vào sáng nay, 25/1 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) với hàng chục chuyến xe đưa 1.200 công nhân lao động đang làm việc trong các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội về quê đón Tết. Tham...

10 mẹo giúp không tăng cân vù vù trong dịp Tết

Để ăn Tết ngon mà không tăng cân, chúng ta cần lưu ý kết hợp chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo giờ giấc sinh hoạt và tập luyện điều độ. ...

Bí thư Đồng Tháp động viên tiểu thương chợ hoa Tết

Nhiều tiểu thương tại chợ hoa Tết Cao Lãnh (Đồng Tháp) cho biết sức mua hoa kiểng năm nay chậm mặc dù lượng hoa nhập giảm 50% so với năm trước. ...

Mới nhất