Trang chủDi sảnBảo tồn di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu...

Bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã tiến hành kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào DTTS Chăm, Khmer. Từ đó, khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

An Giang có đông đồng bào DTTS cùng sinh sống, ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số, toàn tỉnh có 28 DTTS. Trong đó, người Khmer chiếm 3,98%, người Chăm chiếm 0,59%, người Hoa chiếm 0,27%, còn lại là đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái… sống nhiều nơi trên địa bàn. Toàn tỉnh hiện có 90 di tích được xếp hạng. Trong đó, có 2 di tích là chùa Xvay-ton của dân tộc Khmer (huyện Tri Tôn) và Thánh đường Hồi giáo Mubarak của dân tộc Chăm (TX. Tân Châu) được xếp hạng cấp quốc gia; 2 di tích cấp tỉnh là chùa Snay Don Kum và chùa Svay Ta Nấp của dân tộc Khmer (huyện Tri Tôn). Song song đó, An Giang hiện có 8 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Trong đó, có 6 di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS Khmer, Chăm. Sở VH,TT&DL đã trình UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt 2 đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Hội Đua bò Bảy Núi và Tri thức, kỹ thuật viết chữ trên lá buông của người DTTS Khmer.

Các di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh

“Thời gian qua, các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng đều được quản lý, trùng tu, tôn tạo để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định Luật Di sản văn hóa. Để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hóa, khuyến khích cộng đồng tích cực tham gia bảo tồn, giữ gìn bản sắc, kiến trúc nghệ thuật, nét văn hóa truyền thống của cộng đồng DTTS cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh, Sở VH,TT&DL đã tiến hành kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản hóa truyền thống tiêu biểu của đồng bào DTTS Chăm, Khmer trên địa bàn 16 xã thuộc 5 địa phương: Huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, An Phú, TX. Tịnh Biên và TX. Tân Châu” – Giám đốc Bảo tàng tỉnh An Giang Hồ Thị Hồng Chi cho biết.

Qua kiểm kê di sản văn hóa vật thể tại 16 cơ sở thuộc loại hình tôn giáo của đồng bào dân tộc Chăm (chưa bao gồm 1 thánh đường đã xếp hạng di tích) và 52 cơ sở thuộc loại hình tôn giáo của đồng bào dân tộc Khmer (chưa bao gồm 3 chùa đã xếp hạng di tích), kết quả cho thấy, các di tích chùa của đồng bào Khmer và thánh đường, tiểu thánh đường của đồng bào Chăm không chỉ là công trình phục vụ nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng, mà còn là biểu trưng văn hóa của cộng đồng, gắn liền với sinh hoạt đời sống, các lễ nghi, phong tục của đồng bào DTTS và là nơi dạy chữ viết cho đồng bào dân tộc. Hiện nay, các công trình đều được bảo tồn khá tốt, hạng mục công trình chính tương đối bền vững, việc tu sửa chống xuống cấp được thực hiện thường xuyên, đảm bảo giữ được yếu tố gốc là kiểu kiến trúc công trình theo mô-típ truyền thống đặc trưng, các hoa văn, họa tiết trang trí ảnh hưởng sâu sắc yếu tố tôn giáo và bản sắc văn hóa dân tộc. Việc quản lý các di tích chủ yếu do ban đại diện của chùa, thánh đường quản lý theo trật tự của mỗi tôn giáo, dưới sự định hướng của chính quyền địa phương, nhằm đảm bảo tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Nhân dân, hoạt động theo phương châm “tốt đời, đẹp đạo”.

Riêng đối với các di sản văn hóa phi vật thể, qua công tác kiểm kê, lấy thông tin đối với các loại hình, như: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian liên quan đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc Chăm, Khmer, cho thấy hầu hết các loại hình di sản vẫn còn đang tồn tại nhưng ở các mức độ khác nhau. Trong đó, tiếng nói, chữ viết được gìn giữ, sử dụng trong đời sống hàng ngày, kể cả trong sinh hoạt tôn giáo và truyền dạy thông qua việc mở lớp ở chùa, thánh đường; các phong tục, lễ nghi liên quan đến đời sống, sản xuất, tôn giáo, tín ngưỡng vẫn còn thực hành trong Nhân dân; lễ hội truyền thống tồn tại khá phong phú; tập quán xã hội có một số lễ thức được giản lược, mang tính tượng trưng.

Đối với ngữ văn dân gian, hiện nay chỉ số ít người cao tuổi còn nhớ, nguy cơ mai một khá cao; nghệ thuật trình diễn dân gian còn tồn tại, nhưng ít người biết thực hành; nghề thủ công truyền thống của đồng bào DTTS Chăm, Khmer vẫn chưa thu hút giới trẻ theo học do thu nhập không cao, đầu ra của sản phẩm chưa ổn định. Về tri thức dân gian là các bài thuốc gia truyền hầu như không còn, tuy nhiên, tri thức và kỹ thuật viết chữ trên kinh lá buông của đồng bào Khmer và bí quyết tạo nên ẩm thực đặc trưng của đồng bào DTTS, cùng các trang phục truyền thống vẫn còn giữ gìn khá tốt.

Qua kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa các di sản văn hóa của đồng bào DTTS cho thấy, hiện vật di sản văn hóa của đồng bào Khmer, Chăm vẫn còn sử dụng thường xuyên trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Một số hiện vật tuy không còn sử dụng nhưng vẫn được trân trọng, cất giữ, trao truyền lại cho con cháu. Điển hình, tại chùa Sà Lôn (huyện Tri Tôn) hiện còn lưu giữ, trưng bày các hiện vật nông cụ, vật dụng sinh hoạt truyền thống của đồng bào DTTS Khmer, với số lượng phong phú. Để phục vụ công tác nghiên cứu về di sản văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, Sở VH,TT&DL đã hoàn thiện 1.053 mẫu phiếu ghi chép thông tin các loại hình di sản văn hóa. Hiện, các phiếu thông tin được số hóa, lưu trữ, đảm bảo truy xuất thông tin nhanh và chính xác.

Nguồn: https://baoangiang.com.vn/bao-ton-di-san-van-hoa-cua-dong-bao-dan-toc-thieu-so-a412947.html

Cùng chủ đề

Dự báo giá cà phê trong nước ngày 26/1/2025 không thay đổi

Dự báo giá cà phê ngày mai 26/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 26/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 25/1/2025 giá cà phê Robusta tiếp tục tăng phiên thứ 5 liên tiếp trong tuần và vượt qua mốc 5.500 USD/tấn, với mức tăng mạnh...

Cảnh sát giao thông phát nước cho người dân về quê ăn Tết

Từ ngày 25-1, Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức các điểm phát nước suối miễn phí cho người dân trên đường về quê ăn Tết. Ngày 25-1 (26 tháng chạp), Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh...

Xử lý người thiếu trách nhiệm trong dự án sân bay Long Thành

Sáng 25/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp về tình hình thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu trụ sở Chính phủ, kết nối trực tuyến tới đầu cầu tỉnh Đồng Nai. Cùng dự có Phó Thủ...

“Hà Nam – Sắc xuân hội tụ”

Vào lúc 20h05 ngày 28/1 (tức 29 Tết âm lịch), tỉnh Hà Nam sẽ tổ chức đêm nhạc đẳng cấp chào đón năm mới tại Quảng trường trung tâm hành chính tỉnh (Sun Urban City) với sự tham gia của 100 nghệ sĩ nổi tiếng. ...

Ngày đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người dân hồ hởi xuống phố ‘săn’ đào, quất

TPO - Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, người dân đổ xuống phố, chợ hoa để săn cành đào, cây quất trước khi trở về nhà, về quê ăn Tết. 25/01/2025 | 12:20 TPO - Trong ngày đầu tiên của kỳ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

3 bảo vật quốc gia đặc biệt tại Hoàng thành Thăng Long, có bảo vật nghìn năm

3 bảo vật quốc gia tại Hoàng thành Thăng Long đều là những bảo vật vô giá, chứa đựng trong mình những câu chuyện, thông điệp thiêng liêng từ quá khứ. Trong số này có đầu phượng thời Lý nghìn tuổi. Trong số 33 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận đợt 13, có 3 bảo vật được lưu giữ trong khu Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội: Sưu...

Quan Đế Miếu – Di sản kiến trúc và điểm đến tâm linh

Quan Đế Miếu, còn gọi chùa Ông, là một trong những công trình kiến trúc và tín ngưỡng quan trọng tại TP. Châu Đốc. Được xây dựng vào năm 1825, ngôi miếu đã trải qua lịch sử gần 2 thế kỷ, trở thành biểu tượng văn hóa và tâm linh, gắn bó chặt chẽ với cộng đồng người Hoa và cư dân địa phương. Theo ông Thái Vĩ Minh, thành viên Hội Tương tế người Hoa TP. Châu Đốc, Quan...

Phát triển bền vững các sản phẩm OCOP

Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể sản xuất từ khâu tuyên truyền, quảng bá, đào tạo tập huấn, nâng cao chất lượng sản phẩm đến mở rộng vùng nguyên liệu... Qua đó, đã có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao, góp phần đưa...

Long Xuyên họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiều 16/12, Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN TP. Long Xuyên tổ chức họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Viếng và dâng hoa Tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Khu di tích cách mạng xã Mỹ Khánh Đại biểu tham dự họp mặt Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tặng hoa chúc mừng Ban Chỉ...

Tổ chức hoạt động chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 16/12, UBND xã Mỹ Đức (huyện Châu Phú) tổ chức lễ ra quân thực hiện lắp đặt đèn năng lượng mặt trời tại khu Trung tâm thương mại Nam Kênh Đào (ấp Mỹ Chánh, xã Mỹ Đức). Thực hiện lắp đặt 37 đèn năng lượng mặt trời tại khu Trung tâm thương mại Nam Kênh Đào Đây là nội dung nằm trong chuỗi hoạt động Tết quân - dân năm 2025 tại xã Mỹ Đức và chào mừng kỷ niệm...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Phát triển xanh của “ông lớn” ngành tiêu dùng, bán lẻ

Masan là một trong những doanh nghiệp Việt đã thực thi chiến lược phát triển bền vững từ...

Xuất khẩu da giày tăng ở hầu hết thị trường có FTA

Trừ khối EAEU giảm, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam sang các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) đều tăng, cao nhất là 20%. Xuất khẩu tăng ở hầu hết các thị trường Theo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, Việt Nam hiện...

Vận động không tổ chức tiệc cưới phô trương, linh đình

(NLĐO)- Tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức lễ cưới vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, tránh phô trương...

Thời tiết TPHCM ngày đầu nghỉ Tết mát mẻ, sắp có không khí lạnh tăng cường

TPO - Trong ngày hôm nay 25/1 (26 tháng Chạp), ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, thời tiết TPHCM mát mẻ lúc sáng sớm và đêm, ngày có nắng, nhiệt độ thấp nhất 23-24 độ C, cao nhất 34 độ C. TPO - Trong ngày hôm nay 25/1 (26 tháng Chạp), ngày đầu...

Thông xe nút giao IC 13 nối TP Yên Bái với cao tốc Nội Bài

Dự án nút giao IC13 (đoạn Km 122+800) cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tổng mức đầu tư hơn 362 tỷ đồng, chính thức đi vào hoạt động vào 17h chiều nay (25/1). ...

Mới nhất