Trang chủDi sảnBảo tồn để phát triển kinh tế di sản

Bảo tồn để phát triển kinh tế di sản

Để phát triển kinh tế di sản, làm cho di sản không bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ mai một thì trước khi phát huy giá trị di sản cần nghĩ đến câu chuyện bảo tồn. 

Hồng Long đường biểu diễn tại lễ hội đền Cửa Ông mùa thu năm 2022.
Lễ hội đền Cửa Ông là di sản lễ hội thu hút đông đảo du khách hàng năm.

Quảng Ninh có kho tàng di sản văn hoá đồ sộ. Trong đó, di sản văn hóa biển, đảo vùng Đông Bắc xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa dân tộc (với các di chỉ văn hóa Hạ Long, văn hóa Cái Bèo, văn hóa Soi Nhụ), đến nay vẫn có sức sống riêng, bền bỉ, tiếp biến, thích ứng với những điều kiện phát triển mới. Vị trí địa lý, lịch sử và quá trình sinh sống của các thế hệ người dân Quảng Ninh đã hình thành nên một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức phong phú và đa dạng, mang lại nét đặc trưng văn hóa rất riêng.

Quảng Ninh có nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo, trong đó có kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, có Yên Tử – nơi Thượng hoàng Trần Nhân Tông tu hành và hóa Phật, là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm, cùng với hệ thống hàng trăm đền, chùa, am, tháp ở Hải DươngBắc Giang nằm trong quần thể di sản Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc đang được đề cử di sản thế giới. Tổng cộng Quảng Ninh có 635 di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có 8 khu di tích quốc gia đặc biệt; 13 bảo vật quốc gia, 362 di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê, 15 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bên cạnh những kết quả to lớn đã đạt được, Quảng Ninh phải đối diện với không ít thách thức, như: Tình trạng khai thác “thô” một cách liên tục các giá trị di sản thiên nhiên, việc chuyển đổi phương thức sinh kế truyền thống còn thiếu sự chọn lọc, bảo tồn, phát huy hợp lý. Nhiều di sản công nghiệp của ngành Than thời kỳ Pháp thuộc không còn nữa. Một số nghề thủ công truyền thống đã bị mai một. Một số địa điểm du lịch tâm linh tuy có sức hút lớn nhưng vẫn còn những biểu hiện “biến tướng” hoặc “lệch chuẩn” văn hóa. Nếp sống, phong tục, tập quán cổ truyền cũng biến đổi nhiều do tốc độ đô thị hóa nhanh. Cùng với đó, Quảng Ninh đang thiếu những cơ chế, chính sách hấp dẫn thúc đẩy, thu hút đầu tư mạnh mẽ và nâng cao được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cộng đồng đối với các tài nguyên di sản. 

Tại Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới – góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh” do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức ngày 21/12/2024 ở Vân Đồn, nhiều đại biểu đã tham gia những giải pháp, kiến nghị để Quảng Ninh nói riêng, cả nước nói chung tiếp tục phát triển hiệu quả kinh tế di sản trên cơ sở bảo tồn vốn di sản văn hoá quý báu của cha ông. Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Chi, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cho rằng, để có thể duy trì “sức sống” cho di sản văn hóa, không chỉ phải bảo tồn như nó vốn có, phải để cho các di sản văn hóa được “sống”, được tôn vinh ngay trong chính đời sống của cộng đồng, mà trước hết, cần phải tăng cường giáo dục thẩm mỹ, giáo dục sự hiểu biết các tri thức văn hóa nói chung và di sản văn hóa dân tộc nói riêng, từ đó khơi dậy và nhân lên niềm đam mê, ý thức bảo vệ di sản trong mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ.

Đồng thời, gắn kết hài hòa giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển kinh tế – xã hội. Quảng Ninh cũng cần chú trọng hơn nữa yếu tố bảo tồn di sản văn hóa trong công tác quy hoạch của địa phương, tiếp cận vấn đề một cách tổng thể, liên ngành để đề xuất các giải pháp thích hợp, tạo dựng cảnh quan phù hợp cho khu vực di sản văn hóa, góp phần làm tăng giá trị của di sản văn hóa. Để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, bên cạnh các chính sách của Nhà nước, tỉnh cần tiếp tục quan tâm, có những cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các bảo tàng ngoài công lập, các nhà sưu tập tư nhân, động viên hơn nữa các nghệ nhân trong việc gìn giữ, truyền dạy, phát huy giá trị di sản văn hóa…

Nguồn lực xã hội sẽ tham gia tài trợ cho các dự án tu bổ, tôn tạo cảnh quan môi trường khu di sản; định hướng phát triển không gian khu vực di sản, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất cần thiết phục vụ du lịch nhằm kết nối các khu, điểm du lịch gắn với phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, có dấu ấn trong tiến trình lịch sử dân tộc. Đơn cử, như kinh nghiệm thu hút đầu tư vào Khu di tích và danh thắng Yên Tử gắn với dấu ấn văn hóa kiến trúc Phật giáo thời Trần, trong đó nổi bật như dự án Legacy Yên Tử.

Chùa Ngọa Vân.
Chùa Ngọa Vân được trùng tu khang trang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn.

Cũng theo TS. Mai Chi, cần phải nhận diện, kiểm đếm và đầu tư để bảo tồn, trong đó cố gắng phát hiện nét riêng, đặc sắc, nếu không các di sản không chỉ có nguy cơ bị mai một còn có thể bị biến mất mãi mãi. Vì vậy, tỉnh cần xây dựng và ban hành Đề án quy hoạch hệ thống di tích định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Mặt khác, quy hoạch các tuyến du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm văn hóa, lịch sử kết hợp du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp cao theo hướng tăng cường tính liên kết vùng, lồng ghép đưa vào quy hoạch phát triển, gắn với phát huy giá trị các di sản văn hóa trung đại theo trục Vân Đồn – Hạ Long – Quảng Yên – Uông Bí – Đông Triều. 

Nguồn: https://baoquangninh.vn/bao-ton-de-phat-trien-kinh-te-di-san-3338840.html

Cùng chủ đề

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm triển vọng để...

Tích cực hợp tác ASEAN về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng

Thời gian qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tích cực tham gia triển khai các hoạt động hợp tác của ASEAN về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Theo lãnh đạo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), với vai trò là cơ quan thành viên Nhóm Chuyên gia Cạnh tranh ASEAN (AEGC) và Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng ASEAN (ACCP), Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Việt...

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, trong nước bình ổn

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 25/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 25/1/2025 bình ổn và neo ở mức khá cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 24/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong...

Người nghèo vùng biển Kiên Giang rưng rưng nước mắt ở phiên chợ 0 đồng

Gạo, mì, nước mắm, nước tương và một số loại rau củ (bầu, bí, rau cải xanh) miễn phí đã đến tay người nghèo ở vùng đất biển Kiên Giang. Có chợ nhân ái, tôi ăn Tết đủ đầy hơnKhoảng 1.500 suất quà được...

Những lưu ý khi đi du lịch nhưng muốn mang theo thực phẩm nhà làm

Đi du lịch vào dịp Tết nhưng vẫn muốn mang thực phẩm nhà làm để đảm bảo an toàn, vậy nên chọn những loại thực phẩm nào? Nhiều loại thực phẩm nhà làm có thể mang đi du lịchTrao đổi với Tuổi Trẻ Online,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những kiến trúc nổi tiếng ở cố đô Huế

Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu... Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể...

Bảo vệ và phát huy giá trị điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Năm 2024 tròn 30 năm Vịnh Hạ Long (VHL) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đây cũng là quãng thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý VHL (ảnh) về việc phát huy giá trị điểm đến du lịch VHL. - Ông cho biết VHL có vai trò như thế nào đối...

Hạ Long định vị thành phố di sản

Hạ Long được quy hoạch theo định hướng phát triển mô hình đô thị thông minh, phát triển bền vững, có cấu trúc phát triển gồm 5 vùng và 1 hành lang ven Vịnh Hạ Long và lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối theo hướng đa cực, hài hòa với Di sản thiên nhiên thế giới và các vùng núi phía Bắc. Trong hướng đi chung đó, di sản văn hoá sẽ là nền tảng vững...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

“Di sản lễ hội tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn”

Quảng Ninh có 76 lễ hội dân gian truyền thống, tập trung chủ yếu vào mùa xuân, tạo thành sản phẩm du lịch lễ hội hấp dẫn du khách. Bên lề hội thảo “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản của thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” tổ chức ngày 26/12/2024, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Đỗ...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Biểu Tượng Rực Rỡ Của Nền Văn Minh Lúa Nước: Âm Vang Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn từ lâu đã được xem là biểu tượng rực rỡ của nền văn minh lúa nước Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc qua nhiều thế hệ. Xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, trống đồng không chỉ là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Sau phiên tăng mạnh nhất châu Á, chứng khoán Việt đón Tết như thế nào?

Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm Giáp Thìn, thị trường chứng khoán ở trạng thái giằng co. Thanh khoản cả ba sàn đều thấp khi cả nước đang hướng về kỳ nghỉ Tết âm lịch dài 9 ngày. ...

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025...

Giáo viên Hà Nội sẽ được đảm bảo quyền lợi theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội và Sở Tài chính về hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP Ngày 24/1, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho...

Cấp cứu nhiều ca tai nạn giao thông do rượu bia, dọn nhà bị ngã chấn thương

Từ ngày 20-24/1, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận 245 ca cấp cứu do TNGT, 169 trường hợp cấp cứu do tai nạn sinh hoạt. Vào nhập viện trong tình trạng đa chấn thương nghiêm trọng, bệnh nhân H.T.H (39 tuổi,...

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. Tin mới y tế ngày 22/1: Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễmTheo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong...

Mới nhất