Trang chủChính trịNgoại giaoBạo loạn ở Pháp: Nền kinh tế nợ nần

Bạo loạn ở Pháp: Nền kinh tế nợ nần


Bạo loạn ở nước Pháp hiện đang bước sang ngày thứ bảy liên tiếp. Giới quan sát cho rằng, ngay cả khi trật tự được khôi phục hoàn toàn trong những ngày tới, tình trạng bất ổn dân sự chắc chắn sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn. Và lần này, Tổng thống Emmanuel Macron có rất ít cơ hội để “chữa cháy” bằng một đợt chi tiêu bổ sung.

Bạo loạn ở Pháp: khe cửa hẹp cho Tổng thống Macron. (Nguồn: Getty Images)
Bạo loạn ở Pháp: Nền kinh tế nợ nần – khe cửa hẹp cho Tổng thống Macron. (Nguồn: Getty Images)

Trong cuộc bạo loạn lần này, hàng ngàn người đã bị bắt giữ, ước tính có khoảng 6.000 ô tô đã bị đốt cháy hoặc phá hủy, vô số cửa hàng đã bị cướp hoặc đập phá.

Biểu tình đã trở thành một món “đặc sản” của người Pháp, nó xảy ra như cơm bữa, từ những chuyện nho nhỏ cho đến những vấn đề quốc gia đại sự. Chính những người Pháp cũng hài hước thừa nhận “chúng tôi là những nhà vô địch biểu tình”.

Các trang web du lịch tại Pháp hay du học sinh đều có thêm mục khuyến cáo mọi người có sự chuẩn bị về tinh thần hay phương án dự phòng cho những tình huống xấu có thể bất tình lình xảy ra.

Theo Giáo sư Sử học Michel Pigenet, bạo lực trong biểu tình vốn không phải là một truyền thống đặc trưng của người Pháp, nhưng ông nhận thấy, bạo lực trong biểu tình cứ tiếp tục tăng, ngày càng nguy hiểm kể từ năm 2000.

Nỗi buồn nước Pháp

Nếu như những cuộc biểu tình sau cái chết của cậu thiếu niên Nahel M. bộc lộ một xã hội Pháp còn nhiều bất ổn, thì hàng trăm cuộc biểu tình kèm bạo loạn mấy tháng đầu năm 2023 chống lại luật tăng tuổi hưu lên 64 tuổi lại cho thấy một nước Pháp phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế.

Nền kinh tế thứ hai châu Âu đang ngập trong nợ nần. Tất nhiên, cuộc bạo loạn sẽ không khiến nền kinh tế nước này phá sản, nhưng đây chính là một thời điểm có tính bước ngoặt.

Vẫn cần thời gian để xem liệu các cuộc bạo loạn tồi tệ nhất bao lâu có thể lắng xuống, hay bạo lực có nguy cơ quay trở lại hay không, như những gì người Pháp từng chứng kiến hồi năm 2005. Tuy nhiên, có một điểm chắc chắn và rõ ràng là bom xăng và “cocktail Molotov” đang và còn gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế Pháp.

Theo dữ liệu của Bộ Nội vụ, vào lúc cao điểm, 1.500 chiếc ô tô đã bị đốt cháy mỗi đêm. Ngay cả vào một ngày Chủ nhật “yên tĩnh”, số xe bị phá hoại vẫn lên tới hàng trăm. Ước tính có khoảng 500 tòa nhà đã bị đốt phá vào đêm ngày thứ Năm vừa qua.

Ước tính ban đầu từ các công ty bảo hiểm cho thấy, thiệt hại có thể lên tới 100 triệu Euro. Nhưng tất nhiên, “hóa đơn” tổng thể cuối cùng sẽ cao hơn nhiều. Các cửa hàng đã phải đóng cửa suốt cuối tuần qua, kể cả dọc theo đại lộ Champs-Élysées.

Lệnh giới nghiêm ban đêm và hạn chế đi lại sẽ gây thiệt hại lớn cho hoạt động kinh doanh nhà hàng. Và ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Anh, chính phủ đã ban hành các tư vấn du lịch, cảnh báo du khách về du lịch Pháp trong cao điểm Hè này.

Điều này đáng chú ý, Pháp vốn là điểm đến du lịch hàng đầu thế giới, nơi du lịch chiếm tới 10% GDP. “Tổng chi phí” của tình trạng bất ổn hiện tại sẽ phụ thuộc vào thời gian bạo loạn sẽ còn kéo dài bao lâu, thời gian càng dài mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn.

Một nền kinh tế không còn bền vững

Trong quá khứ, các chính phủ Pháp đã “mua chuộc” các cuộc bạo lực dân sự bằng cách tăng chi tiêu công. Sau ba tuần bạo loạn vào năm 2005, lúc đỉnh điểm, cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy khi đó đã hứa hẹn một “Kế hoạch Marshall” cho các vùng ngoại ô, với hàng tỉ USD cam kết hướng tới nhà ở và giao thông tốt hơn.

Sau các cuộc biểu tình “gilets jaunes” (biểu tình áo vàng) vào năm 2019, Tổng thống Macron đã cắt giảm thuế nhiên liệu và tăng thêm trợ cấp để làm giảm bức xúc của những người biểu tình chủ yếu ở vùng nông thôn.

Giới quan sát dự đoán rằng, trong những ngày tới, có lẽ chúng ta có thể mong đợi được nghe về một số cam kết chi tiêu lớn để “khắc phục” cuộc khủng hoảng.

Nhưng vấn đề là, Paris đang bế tắc khi tìm lối thoát khỏi thảm họa này. Trong thập kỷ qua, tình hình tài chính của họ đã xấu đi đáng kể. Vương quốc Anh có thể đang ở trong tình trạng khó khăn, nhưng vị thế của Pháp thậm chí còn tồi tệ hơn. Tổng tỷ lệ nợ trên GDP của Pháp đã đạt 112% GDP, so với 100% ở Anh và 67% ở Đức. Hơn nữa, điều này được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong phần còn lại của thập kỷ.

Thâm hụt ngân sách được dự báo sẽ đạt 4,7% GDP trong năm nay, ngay cả khi nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch Covid-19 và dự kiến sẽ đạt 4,4% GDP vào năm tới.

Kinh tế Pháp đang tồn tại một trong những thâm hụt cơ cấu lớn nhất trong thế giới phát triển. Chi tiêu nhà nước đã tiêu tốn gần 60% GDP và với tỷ lệ thuế trên GDP là 45%, Pháp đang đứng thứ hai trong số các quốc gia OECD về số tiền mà chính phủ trích ra khỏi nền kinh tế.

Không có cơ hội để tăng thuế, cũng như không thể hy vọng vay nhiều hơn nữa. Pháp đã vượt qua Italy để trở thành con nợ quốc gia lớn thứ ba trên thế giới – ít nhất được đo bằng số tiền nợ thay vì tỷ lệ phần trăm sản lượng – và chỉ xếp sau các nền kinh tế lớn hơn nhiều là Mỹ và Nhật Bản.

Các cơ quan xếp hạng cũng đã tỏ ra lo lắng về mức nợ nần đang tăng lên ở Pháp. Vào tháng 5, Cơ quan xếp hạng tài chính Fitch đã hạ bậc nợ của Pháp xuống mức “AA-“. “Bế tắc chính trị và các phong trào xã hội (đôi khi bạo lực) gây rủi ro cho chương trình cải cách của Tổng thống Macron và có thể tạo áp lực cho một chính sách tài khóa mở rộng hơn hoặc có nguy cơ làm đảo ngược các cải cách trước đó”, cơ quan này lưu ý.

Tổng thống Macron gần như đã thành công trong việc cải cách lương hưu. Dù hàng trăm cuộc biểu tình đã nổ ra, cuối cùng Paris vẫn phải cắn răng chốt tuổi về hưu chính thức lên 64, bằng cách sử dụng đặc quyền Hiến pháp (điều 49.3) cho phép thông qua dự luật mà không cần bỏ phiếu tại Hạ viện và cuối năm nay sẽ bắt đầu áp dụng.

Nhưng hiện giờ, chính quyền của ông đang gặp nhiều khó khăn trong cách phản ứng với các cuộc bạo loạn kéo dài từ cuối tuần trước.

Giới phân tích bình luận, không giống với các đời Tổng thống tiền nhiệm, Tổng thống Macron không thể đối phó với một ngày cuối tuần đầy bạo loạn bằng một loạt chi tiêu bổ sung mới. Bởi, ông không cón không gian tài chính để làm việc đó.

Thậm chí, ông đang có ý định cắt giảm chi tiêu trong vài năm tới để cố gắng giảm bớt tình trạng hiện tại và đưa ngân sách trở lại cân bằng. Nhưng điều đó được cho là sẽ chỉ làm cho các vấn đề ở những khu vực thiếu thốn nhất trở nên tồi tệ hơn.

Bạo loạn, đốt phá và bất ổn đang đè nặng và còn ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Pháp, đồng thời tạo ra nhu cầu chi tiêu nhiều hơn, vào đúng thời điểm rất khó khăn của chính phủ Tổng thống Macron.

Có thể mọi thứ tồi tệ nhất không xảy ra trong tháng này hoặc sáu tháng tới – nhưng bạo loạn đã phơi bày một nền kinh tế Pháp đã trở nên không bền vững, cần phải có những cải cách có tính bước ngoặt.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng thống Pháp đến Nhà Trắng đàm phán với ông Trump về Ukraine

(CLO) Ngày 24/2, đánh dấu tròn ba năm kể từ khi Nga phát động tấn công toàn diện vào Ukraine, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp gỡ Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng để thảo luận về tình hình xung đột. ...

Cô gái Việt đi 56 quốc gia mách kinh nghiệm du lịch miền Nam nước Pháp

Miền Nam nước Pháp thường được ví như hòn ngọc nằm bên bờ Địa Trung Hải, với những bãi biển xanh, trong vắt, những ngôi làng nhỏ cheo leo trên đỉnh núi, những cánh đồng hoa oải hương trải dài bất tận. Ngân Hà (27 tuổi, quê Bà Rịa Vũng Tàu), hiện sống và làm việc trong mảng tài chính ở Frankfurt, Đức. Hà sang Đức học thạc sĩ từ tháng 8/2020 và bén duyên với những chuyến du lịch...

Pháp công bố nội các thứ 4 trong năm 2024, nhưng chưa chắc duy trì

(CLO) Văn phòng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào thứ Hai đã thành lập nội các chính phủ mới dưới sự lãnh đạo của tân Thủ tướng Francois Bayrou. Đây là nội các thứ tư của Pháp trong năm 2024. ...

Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy thua kiện trong vụ án tham nhũng

(CLO) Hôm thứ Tư (18/12), tòa phúc thẩm cấp cao nhất của Pháp đã ra lệnh cho cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vẫn phải đeo thẻ điện tử như một biện pháp quản chế, sau khi bác đơn kháng cáo bản án tham nhũng trước đó của ông. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Nối dài đà tăng, tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc, giá xuất khẩu cao nhất gần 10 năm

Giá tiêu hôm nay 19/3/2025 tại thị trường trong nước kéo dài đà tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 - 161.000 đồng/kg.

Giá vàng có “phá lệ” sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024. WGC nêu rõ, các cuộc bầu cử này không có ảnh hưởng đáng kể hoặc ngay lập tức tới giá vàng của thế giới.

Nối dài chuỗi tăng, thiếu hụt nguồn cung, tiêu Việt xuất khẩu tăng giá mạnh

Giá tiêu hôm nay 6/9/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 – 153.000 đồng/kg.

Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đầu tư,...

Tổng Bí thư yêu cầu lực lượng Công an nhân dân tiếp tục giữ vững an ninh quốc gia, tuyệt đối không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống; tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.

Một nước châu Âu tìm thấy tia sáng ở Qatar, thế giới cần thêm 7.000 tỷ USD để đảm bảo đủ khí đốt

Ngày 23/10, Tập đoàn năng lượng quốc gia QatarEnergy của Qatar thông báo đã đạt thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên cho tập đoàn Eni của Italy trong 27 năm.

Cùng chuyên mục

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Thúc đẩy kinh tế tư nhân và bài học từ Mỹ (kỳ 1)

Mô hình America Inc. dưới thời chính quyền Trump 2.0 - coi chính phủ như một tập đoàn cần tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm - gồm 10 điểm nhấn chiến lược.

ASEAN chung tay khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan

Sáng 30/3, theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất xảy ra ngày 28/03 tại Myanmar và Thái Lan.

Tuyên bố không bận tâm nếu giá tăng sau ‘Ngày giải phóng’, ‘ván cược’ của Tổng thống Trump có đưa ngành sản xuất Mỹ...

Nhà Trắng đang chuẩn bị áp dụng mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng vào ngày 2/4, động thái vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo quốc tế và lo ngại về khả năng giá cả tăng đối với người tiêu dùng. Tổng thống Donald Trump tuyên bố không bận tâm.

Mới nhất

Kết quả lựa chọn nhà thầu, gói thầu: Biên tập, xuất bản, in và phát hành cuốn sách “Lịch sử truyền thống Tập đoàn...

Kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu: Biên tập, xuất bản, in và phát hành cuốn sách “Lịch sử truyền thống Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam”1. Tên Gói thầu: Biên tập, xuất bản, in và phát hành cuốn sách “Lịch sử truyền thống Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam”.- Bên mời thầu: Tập đoàn Xăng dầu...

Hòa Phát lần thứ 13 liên tiếp vào Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam

Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2025 dựa trên báo cáo kết quả tài chính kiểm toán năm 2024. Tập đoàn Hòa Phát có doanh thu lớn thứ 2 trong Top 50 Công ty niêm yết và lần thứ 13 liên tiếp có mặt trong danh sách này. Năm...

Di sản hội ngộ, kể chuyện nghìn năm

VHO - Lần đầu tiên, 17 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại các bảo tàng công lập và sưu tập tư nhân trên địa bàn TP.HCM được trưng bày cùng nhau trong một không gian chung. Chuyên đề “Bảo vật quốc gia – Những kiệt tác di sản tại TP.HCM” vừa khai mạc ngày 29.6...

Novaworld Phan Thiet hoàn thiện bước pháp lý then chốt, tăng tốc thi công

Dự án NovaWorld Phan Thiet đã hoàn thiện các bước pháp lý then chốt, tăng tốc thi công và bàn giao Ngày 27/6/2025, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành quyết định cho phép chuyển hình thức sử dụng đất đối với dự án Tổ hợp khu du lịch Thung lũng Đại Dương tại xã Tiến Thành, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (dự...

Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn

VHO - Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định số 1404/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn. Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch, diện tích khoảng 30.875 ha, thuộc địa giới đơn vị hành chính nơi phân bố...

Mới nhất