Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốBảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm để thúc đẩy...

Bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm để thúc đẩy làng nghề phát triển


Lợi ích của bảo hộ thương hiệu cho đặc sản địa phương

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, sở hữu trí tuệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng và là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, bảo đảm môi trường đầu tư, duy trì lợi thế cạnh tranh.

Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1068 ngày 22/8/2019 với quan điểm chỉ đạo: “Phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội”.

Thực tế tại các làng nghề cho thấy, việc được bảo hộ nhãn hiệu đã giúp kiểm soát chất lượng, nâng cao uy tín, giữ gìn danh tiếng và xúc tiến thương mại cho sản phẩm, góp phần nâng cao được giá trị sản phẩm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất; đồng thời, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giữ gìn và phát huy giá trị sản phẩm của địa phương, tăng thu ngân sách địa phương góp phần phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Đối với người sản xuất, việc bảo hộ thương hiệu cho đặc sản địa phương sẽ giúp người sản xuất sản phẩm có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường; giúp nhà sản xuất duy trì được lượng khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng tiềm năng; tăng doanh số và lợi nhuận; giúp nhà sản xuất đưa sản phẩm thâm nhập thị trường thuận lợi, mở rộng thị trường xuất khẩu và giúp nhà sản xuất chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (đối với các hành vi chỉ dẫn sai lệch nguồn gốc của sản phẩm).

Đối với cộng đồng, việc bảo hộ thương hiệu cho đặc sản địa phương sẽ giúp phát triển nông nghiệp nông thôn, vùng sâu, vùng xa; phát triển các ngành nghề truyền thống và dịch vụ khác, đặc biệt là du lịch vùng; tạo công ăn việc làm cho người dân, hạn chế di dân, giúp phát triển đều giữa các vùng kinh tế, ổn định kinh tế vùng; góp phần gìn giữ các giá trị văn hoá, truyền thống.

Đối với người tiêu dùng, việc bảo hộ thương hiệu cho đặc sản địa phương giúp người dùng có thông tin và được chỉ dẫn bởi các dấu hiệu về khu vực địa lý được gắn trên sản phẩm, yên tâm sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thực từ khu vực địa lý với chất lượng được kiểm soát và tránh các rủi ro từ việc sử dụng hàng hoá giả mạo, kém chất lượng.

Một trong những hướng ưu tiên để nâng cao sức cạnh tranh cho nông, lâm, thủy sản, các sản phẩm làng nghề của Việt Nam là xây dựng, đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.   

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, hoạt động sở hữu trí tuệ tại các địa phương đã đem lại hiệu quả thiết thực. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã quan tâm đến đăng ký nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp.

Sở hữu trí tuệ – công cụ đắc lực để phát triển làng nghề

Tại Hưng Yên, nhiều chủ trương, chính sách và cơ chế thúc đẩy việc tạo dựng và phát triển tài sản trí tuệ, đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ hữu hiệu để phát triển bền vững kinh tế – xã hội; nhất là tại các làng nghề.

Cụ thể, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1221 ngày 26/5/2021 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; trong đó, tập trung rà soát, xây dựng chính sách về sở hữu trí tuệ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ; thúc đẩy các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ…

Ngoài ra, tỉnh Hưng Yên cũng đã thực hiện “Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tiến tới hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

Mới đây, sản phẩm “Mộc Thụy Lân” (làng Thụy Lân, xã Thanh Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) chính thức có nhãn hiệu của riêng mình và được Nhà nước bảo hộ. Đây là niềm vui lớn với bà con, bởi từ khi “Mộc Thuỵ Lân” có nhãn hiệu được bảo hộ, sản phẩm làm ra được nhiều người tìm đến, đơn hàng ngày càng nhiều hơn so với trước. Khi có nhãn hiệu tập thể “Mộc Thuỵ Lân” đã giúp nâng cao uy tín và danh tiếng của sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị; đồng thời, giữ gìn và phát huy giá trị sản phẩm mộc của địa phương, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất.

Thôn Thụy Lân hiện có hơn 200/340 hộ tham gia làm nghề mộc. Trung bình, mỗi gia đình có 1-2 lao động trực tiếp làm nghề, có gia đình 3-4 lao động làm nghề mộc. Thu nhập trung bình của người thợ đạt từ 5-7 triệu đồng/tháng, thợ có tay nghề cao thu nhập tới 10-15 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, hàng trăm lao động gián tiếp khác trong các khâu dịch vụ cung ứng nguyên liệu đầu vào và lưu thông phân phối sản phẩm đầu ra. Với mức thu nhập từ nghề mộc hiện nay, nhiều người lao động được đảm bảo cuộc sống ổn định. Do đó, người dân nơi đây không còn ý định từ bỏ nghề truyền thống, ai cũng muốn làng nghề được phát triển hơn nữa để gìn giữ nghề truyền thống của cha ông.

Thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hội làng nghề và các tổ chức, cá nhân trong tỉnh Hưng Yên luôn chủ động, tích cực và có nhiều giải pháp để quản lý và phát triển các nhãn hiệu đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ, góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân tham gia sản xuất, kinh doanh các sản phẩm này.

Đến nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có 30 sản phẩm tiêu biểu, đặc thù được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hội làng nghề và các tổ chức, cá nhân trong tỉnh Hưng Yên luôn chủ động, tích cực và có nhiều giải pháp để quản lý và phát triển các nhãn hiệu đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ, góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân tham gia sản xuất, kinh doanh các sản phẩm này. Bên cạnh đó, việc nhãn hiệu làng nghề được bảo hộ sẽ góp phần quan trọng để thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đồng thời tránh được tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng lấy danh nghĩa, làm ảnh hưởng tới uy tín của làng nghề. 

Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, ngày càng được biết đến là một tỉnh với nhiều sản phẩm đặc sản có chất lượng. Một số sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu tập thể gắn với tên địa danh của tỉnh đã tạo động lực cho phát triển sản xuất, kinh doanh và giúp người dân, doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ.

Cao Bằng hiện đã có 2 sản phẩm được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý là: Hạt dẻ Trùng Khánh, Trúc sào và chiếu trúc sào Cao Bằng; 2 sản phẩm được cấp Nhãn hiệu chứng nhận gồm: Lê Đông Khê, Thạch đen Thạch An – Cao Bằng; 8 sản phẩm được cấp Nhãn hiệu tập thể gồm: Thịt bò H’Mông, miến dong hương rừng Phja Oắc Sơn Đông, miến dong Nguyên Bình Sản xuất từ củ dong nguyên chất, miến dong Nguyên Bình, rượu Tà Lùng, quýt Trà Lĩnh, nếp hương Bảo Lạc, vịt cỏ Trùng Khánh.

Để có được kết quả trên, những năm qua, tỉnh đã từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ phù hợp với điều kiện địa phương. Trong đó hỗ trợ kinh phí thông qua nhiệm vụ KH&CN đối với hoạt động xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ chủ lực đặc thù của địa phương, sản phẩm gắn với chương trình OCOP của tỉnh Cao Bằng dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.

Đặc sản hạt dẻ Trùng Khánh là thương hiệu lâu năm nổi tiếng khắp cả nước, là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng được người tiêu dùng ưa chuộng và được ngày càng khẳng định được chất lượng và giá trị trên thị trường nông sản Việt. Để khai thác sử dụng có hiệu quả chỉ dẫn địa lý của hạt dẻ Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch về phát triển cây dẻ Trùng Khánh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Chủ động cây giống đảm bảo chất lượng để hình thành vùng sản xuất tập trung cây dẻ với diện tích lớn. Đồng thời, đa dạng hóa các hình thức liên kết giữa người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hình thành chuỗi giá trị hàng nông sản; xây dựng được nhà sơ chế, kho lạnh bảo quản hạt dẻ. Từ chỗ chỉ trồng tự phát, nhận thấy cây trồng này mang hạt dẻ lại giá trị cao, lại được sự khuyến khích, hỗ trợ của tỉnh, diện tích trồng cây dẻ tăng lên theo từng năm, cây dẻ Trùng Khánh đã được trở thành cây kinh tế mũi nhọn, góp phần giảm nghèo cho bà con và đưa thương hiệu hạt dẻ Trùng Khánh vươn xa, tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương.

Để bảo vệ người sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo uy tín, thương hiệu sản phẩm, UBND tỉnh Bắc Kạn đã giao Sở Khoa học và Công nghệ lập dự án xây dựng và bảo hộ Nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm miến dong Bắc Kạn. Chưa dừng lại ở đó, để sản phẩm được chứng nhận có mức độ bảo hộ cao hơn, phạm vi rộng hơn, năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ được UBND tỉnh ủy quyền làm chủ đơn để đăng ký và quản lý quyền sở hữu công nghiệp dưới hình thức chỉ dẫn địa lý Bắc Kạn cho sản phẩm miến dong. Qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt theo quy định, đến nay, sản phẩm này đã được công nhận Chỉ dẫn địa lý. Sự kiện này có ý nghĩa rất quan trọng đối với chính quyền cũng như người dân trong việc duy trì diện tích trồng dong riềng, mở rộng quy mô sản suất, nâng cao chất lượng, thương hiệu miến dong.

Còn đối với các sản phẩm được cấp Nhãn hiệu tập thể, chè Shan tuyết Bằng Phúc (Chợ Đồn) là một trong những sản phẩm duy trì và phát triển tốt thương hiệu đã được bảo hộ. Để phát huy tối ưu giá trị của cây chè Shan tuyết, các cấp, các ngành trong tỉnh Bắc Kạn cùng với chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân trong xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn đã nỗ lực phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong xu thế hội nhập kinh tế ngày nay, những yêu cầu về kiểm soát nguồn gốc, chất lượng và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao. Vì thế, việc đăng ký bảo hộ cũng như phát triển nhãn hiệu đã được bảo hộ giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi sản phẩm khi cung ứng ra thị trường./.

 

 

 

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

VHO - Ngày 28.4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khởi công công trình phụ trợ và khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 Thanh niên xung phong tại Bến phà II Long Đại ( Quảng Ninh - Quảng Bình). Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, đồng thời thể hiện lòng biết...

Công ty Vận tải biển VIMC tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu VIMC Harmony – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 5/4/2025 vừa qua, tại khu neo Hòn Gai – Quảng Ninh, Công ty Vận tải biển VIMC (VLC) đã chính thức tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu VIMC Harmony theo hình thức thuê BBC. VIMC Harmony là tàu hàng rời có trọng tải 22.695,1 DWT, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn hàng hải quốc tế và bảo vệ môi trường. Việc tàu đi vào hoạt động không chỉ góp phần nâng...

Khánh thành gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Viên Minh

VHO - Sở VHTTDL Cao Bằng và UBND thành phố Cao Bằng vừa tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng. Từ tháng 9.2024 đến 3.2025, Sở VHTTDL Cao Bằng đã triển khai dự án “Trùng tu, tôn tạo gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Đà Quận, xã...

Phát huy giá trị di sản Cửu đỉnh qua những hoạt động trải nghiệm văn hóa

VHO - Chiều ngày 26.4, nhiều hoạt động khám phá và phát huy giá trị Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” đã được tổ chức nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Được biết, hoạt động này sẽ được duy trì lâu dài, dành cho học sinh cấp 1, cấp 2, du khách yêu di sản văn hóa…  Qua đó, kích thích tư duy, trau...

Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

VHO - Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025), ngày 26.4, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng (xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi). Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều nhấn mạnh, việc Thủ tướng Chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Khu đền tháp Mỹ Sơn và các di sản văn hoá thế giới ở miền Trung: Trữ lượng và viễn cảnh”

Đây là chủ đề Hội thảo khoa học do Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ và UBND huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) phối hợp tổ chức sáng 29/11, tại Khi di sản Văn hoá Mỹ Sơn.    TS. Hoàng Hồng Hiệp, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ phát biểu đề dẫn Hội thảo.  Hội thảo này diễn ra trong khuôn khổ các hoạt động hướng đến kỷ niệm 25 năm ngày Khu Đền tháp...

UNESCO đánh giá cao khu dự trữ sinh quyển Cát Bà

Chiều 30/8, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà đã được UNESCO lấy làm khu dự trữ sinh quyển điển hình đầu tiên, là mô hình phòng thí nghiệm phục vụ giáo dục phát triển bền vững.  Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ vui mừng và cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ, hiệu...

Chùa Cầu ở Hội An vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử sau khi tu bổ

Chùa Cầu (Hội An) sau một thời gian tu bổ đã được chính quyền TP Hội An mở cửa trở lại. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội khiến nhiều người quan tâm. Để có cái nhìn rõ hơn về Chùa Cầu hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một số vấn đề cơ bản cả trước và sau quá trình tu bổ cây cầu nổi tiếng này.   Chùa Cầu trước...

Hiến kế khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long

Những chia sẻ của các nhà khoa học trong và ngoài nước tại Hội thảo khoa học Quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội” diễn ra trong hai ngày 8 và 9/9 sẽ là cơ sở khoa học để đưa ra các phương án khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long trong thời gian tới.   Phát lộ hệ thống di tích và...

Tích trò Xuân Phả toả sáng di sản văn hoá xứ Thanh

Nằm trên vùng đất Thọ Xuân giàu truyền thống lịch sử, nơi khởi nguồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy, trò Xuân Phả ở làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã trở thành một phần không thể thiếu trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Theo các nhà nghiên cứu, trò diễn này xuất hiện từ thời nhà Đinh (968 - 980) và phát triển rực rỡ dưới triều Lê sơ. Trò...

Bài đọc nhiều

Người tiêu dùng cáo buộc Apple quảng cáo sản phẩm sai sự thật và gây hiểu lầm

Apple đã bị người tiêu dùng kiện vì tuyên bố ba phiên bản Apple Watch của hãng là "trung hòa carbon", thân thiện với môi trường là sai sự thật và gây hiểu lầm. ...

Trung Quốc ngấm ngầm hỗ trợ chatbot AI Manus

Công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) Trung Quốc, Manus đã đăng ký trợ lý AI hướng tới thị trường Trung Quốc, động thái cho thấy chiến lược của Bắc Kinh trong việc hỗ trợ các công ty AI nội địa từng nhận được sự công nhận từ nước ngoài. ...

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Nhà nước phải xông pha hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng

DNVN - Phát biểu chỉ đạo Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng, ngày 15/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu doanh nghiệp Nhà nước phải xông pha hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng. ...

33,3% dân số ở Hàn Quốc sử dụng AI tạo sinh

Theo khảo sát của Chính phủ Hàn Quốc, 33,3% dân số đã sử dụng AI tạo sinh như ChatGPT trong năm 2024.

Phát triển dữ liệu để đưa Việt Nam trở thành quốc gia số

Chuyển đổi số, với dữ liệu là trung tâm đang làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và phát triển. Việt Nam cần làm gì để tiếp cận cơ hội này?.

Mới nhất

Cảng Đà Nẵng – Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2025 – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

26/04/25 9:53 AM Ngày 24/4/2025, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet đã tổ chức Lễ công bố và vinh danh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhất Việt Nam (FAT500) và Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2025 (Top 50 Vietnam The Best Growth), Công ty...

Bất ngờ một mạnh thường quân mua logo tiền thưởng tặng em nhỏ mồ côi trong chương trình “Mái ấm gia đình Việt”

Trong một chương trình thiện nguyện, Lâm Vỹ Dạ – Hứa Minh Đạt và...

Quảng Ngãi tập trung xử lý dứt điểm những kiến nghị của Hòa Phát để đảm bảo tiến độ dự án

Chiều 25/4/2025, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp nhằm giải quyết những kiến nghị của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất về những khó khăn vướng mắc trong thực hiện các dự án trên địa bàn, trong đó có dự án sản xuất ray thép và thép đặc biệt của Tập đoàn Hòa...

Mới nhất