Trang chủNewsThế giớiBao giờ Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng mở rộng?

Bao giờ Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng mở rộng?


“Các vị là một phần của gia đình chúng tôi, tương lai của các vị nằm trong liên minh của chúng tôi và liên minh của chúng tôi sẽ không trọn vẹn nếu không có các vị”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã nói hồi năm ngoái với Ukraine và 9 quốc gia khác đang kiên nhẫn xếp hàng để trở thành thành viên Liên minh châu Âu (EU).

Nhà lãnh đạo hàng đầu EU đã nhiều lần nhắc lại lời mời gia nhập khối nhưng vẫn chưa bao giờ ấn định ngày điều đó sẽ diễn ra.

Trả lời càng sớm càng tốt

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã đưa vấn đề mở rộng EU trở lại vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự của liên minh, bổ sung thêm 3 quốc gia nữa vào danh sách các ứng cử viên tiềm năng.

“Đã quá muộn để các quốc gia thành viên EU hiện tại nhận ra ý tưởng rằng họ sẽ phải cải cách nội bộ”, ông Steven Blockmans, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Châu Âu (CEPS), cho biết.

“Việc mở rộng không chỉ trở lại chương trình nghị sự mà còn trở thành một trong 3 vấn đề hàng đầu mà các nhà lãnh đạo đang giải quyết”, trang Modern Diplomacy dẫn lời một nhà ngoại giao EU nói.

Ukraine, Moldova và Georgia (Gruzia) đã được thêm vào danh sách ứng cử viên chính thức vào mùa hè năm ngoái, vốn đã bao gồm Albania, Serbia, Kosovo, Thổ Nhĩ Kỳ, Montenegro, Bắc Macedonia và Bosnia và Herzegovina.

Thế giới - Bao giờ Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng mở rộng?

Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Ukraine-Balkan ở Athens, Hy Lạp, ngày 21/8/2023. Ảnh: Kiyv Independent

Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP), Roberta Metsola, đã kêu gọi bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức để gia nhập EU với Ukraine và Moldova vào năm tới. Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại kiêm Phó Chủ tịch EC Josep Borrell đã tuyên bố cánh cửa đang mở để Georgia gia nhập EU, nhưng nhấn mạnh Tbilisi “vẫn còn khá nhiều việc phải làm”.

Trong khi đó, người đứng đầu EC đã thừa nhận rằng, giờ đây sự chú ý cũng phải tập trung vào các vấn đề còn tồn tại, đó là sự gia nhập của các nước Tây Balkan.

“Chúng ta phải thảo luận về quá trình ra quyết định sẽ như thế nào. Chúng ta phải thảo luận về cách phân bổ nguồn tài trợ chung mà chúng ta có, những chính sách chung mà chúng ta tuân theo là gì? Đây là những câu hỏi rất có tính nguyên tắc mà chúng ta phải hỏi nhau. Chúng ta phải trả lời những câu hỏi này càng sớm càng tốt, vì chúng ta sẽ mất thời gian để đưa ra kết luận”, bà von der Leyen cho biết hồi tháng trước.

Trong khi Ukraine và Moldova hiện đang là những ứng cử viên tiềm năng hàng đầu, một nhà ngoại giao cấp cao của EU cảnh báo rằng sẽ không có gì xảy ra để đẩy nhanh quá trình này cho đến khi có sự kêu gọi lớn hơn từ bên trong EU. 

“Sẽ không có chuyện gì xảy ra cho đến khi có áp lực chính trị tối đa. Tại sao các quốc gia thành viên lại đồng ý mở rộng trái với hiện trạng?”, nhà ngoại giao trên cho biết.

“Ác mộng” cải cách nội bộ

Nhiều câu hỏi sẽ cần được trả lời khi nói đến việc mở rộng EU. Ví dụ: Tác động của việc mở rộng sẽ như thế nào đối với ngân sách EU vốn đang chịu áp lực?

Ngân sách EU, hiện là 186 tỷ euro, sẽ tăng bao nhiêu sau mở rộng? Liệu 3 thành viên hàng đầu – Đức, Pháp và Italy – có sẵn sàng đóng góp nhiều hơn không? Liệu Ba Lan, Hy Lạp hay Hungary có vui lòng chuyển từ những nước hưởng lợi ròng từ nguồn tài trợ của EU trở thành những nước đóng góp ròng không?

Sau đó là câu hỏi về quy mô của Nghị viện châu Âu (EP) – vốn đang bao gồm 705 nhà lập pháp đại diện cho 27 quốc gia thành viên. Liệu các thành viên EP có phải nhích lên băng ghế trên để nhường chỗ cho nhiều chính trị gia từ các quốc gia thành viên mới gia nhập trong một nơi có thể sẽ trở thành Quốc hội lớn nhất thế giới không? Cán cân chính trị sẽ nghiêng về cánh tả hay cánh hữu?

Để hình dung, có thể lấy ví dụ với Ukraine. Với dân số trước xung đột là 44 triệu người, ít hơn Tây Ban Nha 3 triệu người và nhiều hơn Ba Lan 3 triệu người, Ukraine có thể mong đợi có 50-60 ghế nghị sĩ trong EP sau khi gia nhập khối. Câu hỏi là liệu người Ukraine có thể giành được bao nhiêu trong số 73 ghế còn trống do Brexit để lại, và sẽ có bao nhiêu ghế mới? Hay việc mở rộng EU có làm cho EP trở nên quá cồng kềnh để hoạt động?

Thế giới - Bao giờ Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng mở rộng? (Hình 2).

Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Roberta Metsola khai mạc phiên họp toàn thể ở Strasbourg, tháng 4/2023. Ảnh: EP News

Cuối cùng, bất kỳ quốc gia nào trong số 27 quốc gia thành viên EU hiện tại đều có thể phủ quyết việc gia nhập của một quốc gia khác, khiến chính trị trong nước trở thành yếu tố mạnh mẽ trong việc quyết định ứng viên nào sẽ vào EU và ứng viên nào sẽ không.

Nếu một quốc gia thành viên EU nhận thấy bất kỳ câu hỏi nào trong số những câu hỏi trên có thể gây khó chịu cho cử tri của mình, thì quốc gia đó có thể hành động để ngăn cản sự mở rộng.

Rõ ràng, muốn hiện thực hóa tham vọng của mình, các nhà lãnh đạo EU sẽ cần phải đương đầu với những khó khăn ngày càng gia tăng. Cuộc tranh luận có thể sẽ diễn ra gay gắt giữa các chính phủ ở châu Âu khi các quan chức cân nhắc sự phù hợp của các quốc gia ứng cử viên, và sau đó là viễn cảnh “ác mộng” về việc cải cách các quy trình ra quyết định nội bộ của EU để phù hợp với một khối lớn hơn nhiều.

Tuần qua, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã kêu gọi các chính trị gia bắt đầu tham gia vào các cải cách của EU, đặt mục tiêu sẵn sàng mở rộng khối vào năm 2030. “Vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Nó sẽ khó khăn và đôi khi đau đớn. Vì các quốc gia thành viên tương lai và vì EU”, ông nói.

Minh Đức (Theo Modern Diplomacy, Politico EU)





Nguồn

Cùng chủ đề

Điểm danh các khối chính trị lớn trước thềm bầu cử Nghị viện châu Âu

Hòa mình vào “năm bầu cử” 2024, hơn 400 triệu cử tri châu Âu ở 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ bầu 720 nhà lập pháp cho Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới vào ngày 6-9/6. Là một trong những cuộc bầu cử dân chủ lớn nhất thế giới, chỉ sau cuộc bầu cử ở Ấn Độ, cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) được cho là sẽ chứng kiến sự...

Nghị sĩ EP cảnh báo sự xuất hiện của “lạm phát mới”, có nguồn gốc từ xung đột Ukraine

Thành viên Nghị viện châu Âu (EP) người Croatia Biljana Borzan vừa cảnh báo về sự xuất hiện của một loại lạm phát mới ở Liên minh châu Âu (EU), phát sinh một phần do xung đột ở Ukraine. Trong bài phát biểu trước Ủy ban châu Âu (EC), nghị sĩ này đã nói về hậu quả của “lạm phát tiết kiệm”.

Ba nước châu Âu đạt thỏa thuận về quản lý AI trong tương lai

Đức, Pháp và Italy đã đạt được thỏa thuận về cách thức quản lý AI trong tương lai, qua đó đẩy nhanh các cuộc đàm phán ở cấp độ châu Âu.

DAV Open Simulation 2023 và chặng đường 10 năm đáng nhớ của câu lạc bộ DAVMUN

Hội nghị mô phỏng mở rộng Học viện Ngoại giao 2023 (DAV Open Simulation 2023-DOS 2023) đã diễn ra thành công và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc đối với người tham dự, đánh dấu hành trình 10 năm hoạt động đầy sôi nổi và nhiệt huyết của Câu lạc bộ Hội nghị mô phỏng Liên hợp quốc Học viện Ngoại giao (DAVMUN).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đoàn Nghị sĩ của Nghị viện châu Âu

Chiều 19-6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Đoàn nghị sĩ phụ trách quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN của Nghị viện châu Âu (EP), do ông Daniel Caspary, Chủ tịch Nhóm làm Trưởng đoàn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Ông Trump có thể gặp ông Zelensky vào tuần tới, Ukraine sẵn sàng

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông có thể sẽ gặp người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky vào tuần tới để thảo luận về cuộc xung đột tại Kyiv. ...

Israel thả 183 tù nhân Palestine, Hamas ‘phàn nàn’ về tiến độ cứu trợ

Israel ngày 8/2 đã thả 183 tù nhân Palestine trong đợt trao đổi tù nhân lấy con tin lần thứ 5 thông qua Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế.

Ba nước Baltic ngắt kết nối điện với Nga, hòa lưới điện EU

Ba nước Baltic gồm Latvia, Lithuania và Estonia đã ngắt kết nối với lưới điện của Nga trong ngày 8.2 trong động thái được lên kế hoạch trước để chuẩn bị hòa lưới điện của Liên minh châu Âu (EU). ...

Bộ Công thương xây dựng kịch bản ứng phó chiến tranh thương mại toàn cầu

Chia sẻ với Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết đã yêu cầu Văn phòng Bộ tổng hợp các thông tin từ các đơn vị cục, vụ liên quan đến xây dựng kịch bản ứng phó chiến...

Mỹ phê duyệt gói vũ khí 7,4 tỉ USD cho Israel

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê duyệt các gói bán vũ khí trị giá 7,4 tỉ USD cho Israel sau khi cố vấn Mỹ về Trung Đông lập lờ về việc cung cấp siêu bom cho đồng minh. ...

Cùng chuyên mục

Tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc giảm kỷ lục

Reuters ngày 10.2 dẫn số liệu do Bộ Dân chính Trung Quốc vừa công bố cho thấy tỷ lệ kết hôn ở nước này giảm chưa từng thấy trong năm ngoái, bất chấp nhiều nỗ lực của chính quyền nhằm khuyến khích các...

Tổng nợ của Nhật Bản tăng mạnh, Trung Quốc áp thuế bổ sung với Mỹ, Tổng thống Romania từ chức

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/2.

Ukraine trong thế khó quân sự

Ukraine đang đối diện với bước tiến của Nga tại miền đông trong khi có nguy cơ bị Mỹ cắt bớt viện trợ quân sự. ...

Thỏa thuận ngừng bắn Israel

Lực lượng Hamas ngày 10.2 thông báo sẽ hoãn kế hoạch thả con tin vào cuối tuần này cho đến khi có thông báo thêm do Israel vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. ...

Mới nhất

Tổng nợ của Nhật Bản tăng mạnh, Trung Quốc áp thuế bổ sung với Mỹ, Tổng thống Romania từ chức

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/2.

TPHCM: Dự kiến hơn 21.700 tỷ đồng mở rộng quốc lộ 13 lên 60m, rộng 10 làn xe

Quốc lộ 13 nối TPHCM với Bình Dương sẽ được mở rộng lên 60m, đáp ứng 10 làn xe, tổng mức đầu tư hơn 21.700 tỷ đồng. Sở Giao thông vận tải (GTVT) TPHCM vừa trình UBND thành phố thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 theo phương thức...

Trồng cây sả tốt um ngoài đồng mênh mông, dân một huyện của Tiền Giang hễ nhổ lên là bán hết veo

Ông Bùi Thái Sơn, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, nhằm ứng phó hạn mặn, nông dân địa phương chuyển đổi...

Ukraine trong thế khó quân sự

Ukraine đang đối diện với bước tiến của Nga tại miền đông trong khi có nguy cơ bị Mỹ cắt bớt viện trợ...

Mới nhất