Trang chủNewsNhân quyềnBáo chí góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, thay đổi khuôn...

Báo chí góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, thay đổi khuôn mẫu giới


“Bình đẳng giới không chỉ là một quyền cơ bản của con người, mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững của quốc gia. Để đạt được các mục tiêu về bình đẳng giới, không thể không kể tới vai trò của báo chí. Trong đó, các nhà báo góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới, làm thay đổi các định kiến giới” – ông Patrick Haverman, Phó Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam tại tọa đàm “Giới và Báo chí” diễn ra vào ngày 18/10.
Các ngài đại sứ, các chuyên gia quốc tế tham dự tọa đàm.

Các ngài đại sứ, các chuyên gia quốc tế tham dự tọa đàm.

Sự kiện do Câu lạc bộ (CLB) Nhà báo nữ thuộc Hội Nhà báo Việt Nam, phối hợp với nhóm G4 gồm đại sứ quán các nước Canada, Na Uy, Niu Di-lân, Thụy Sĩ và chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tổ chức. Tọa đàm  là không gian để các nhà báo cùng chuyên gia về giới và báo chí tại Việt Nam và quốc tế chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, quan điểm về giới và báo chí.

Phát biểu chào mừng tại tọa đàm, ông Patrick Haverman, Phó Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam cho biết: Bình đẳng giới không chỉ là một quyền cơ bản của con người, mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững của quốc gia. Để đạt được các mục tiêu về bình đẳng giới, không thể không kể tới vai trò của báo chí. Trong đó, các nhà báo góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới, làm thay đổi các định kiến giới, thúc đẩy sự thay đổi của nhận thức xã hội về bình đẳng giới.

Tuy nhiên theo ông Patrick Haverman, khi tác nghiệp các vấn đề về giới, các nhà báo cũng cần thận trọng, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, trong đó, ưu tiên sự an toàn, quyền riêng tư của đối tượng được đề cập, đặc biệt tránh đổ lỗi cho nạn nhân. Từ ngữ, hình ảnh các nhà báo sử dụng có thể định hình quá trình tiến bộ bình đẳng giới và ngược lại. Vì vậy, các cơ quan báo chí, các nhà báo cũng cần được định hướng, nâng cao kỹ năng tuyên truyền về giới.

Tại tọa đàm, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hide Solbakken nhấn mạnh, bình đẳng giới là quyền con người và đã được nêu trong các chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững. Bà đề cập tới những quyền năng của báo chí, trong đó có định hình góc nhìn của độc giả trong các vấn đề, trong đó có bình đẳng giới.

Đại sứ Na Uy chỉ ra, khi đề cập tới vẻ ngoài của nữ giới trên báo chí, những nội dung thường được chú ý đề cập nhiều là diện mạo và trang phục của nữ chính trị gia đó trong khi đây không phải là điều thường được đề cập trong bài báo về những chính trị gia nam giới.

“Việc mô tả quần áo và vẻ bề ngoài chính là khuôn mẫu giới mà chúng ta thường củng cố và nó sẽ dẫn tới bạo lực trên cơ sở giới. Tất cả những khuôn mẫu giới này bắt nguồn từ tư tưởng trong xã hội về bất bình đẳng giới. Do đó, những kinh nghiệm, trải nghiệm của các nhà báo chia sẻ hôm nay trong đưa tin về bạo lực trên cơ sở giới, nâng cao nhận thức cũng như nhạy cảm giới sẽ góp phần để báo chí sử dụng sức mạnh của mình thúc đẩy bình đẳng giới”- Đại sứ Na Uy bày tỏ .

Bà Vũ Hương Thủy, Phó Ban tin trong nước (Thông tấn xã Việt Nam) cho biết, mỗi năm Ban biên tập tin trong nước của TTXVN phát hơn 1.000 tin bài liên quan đến vấn đề bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tập trung vào các nội dung: Truyền thông chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; Phản ánh sự vào cuộc của các cấp, ngành, xã hội trong thực hiện bình đẳng giới, phòng chống bạo lực giới; Các thành tựu của Việt Nam trong thực hiện bình đẳng giới; Các hoạt động góp phần đấu tranh phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.  Theo bà Thủy, để công tác tuyên truyền thực hiện bình đẳng giới, phòng chống bạo lực giới có hiệu quả, các cơ quan tổ chức, địa phương cần tạo điều kiện cho cơ quan báo chí tham gia vào quá trình xây dựng chính sách; được tiếp cận nhanh nhất nguồn tin chính thức, chính thống liên quan đến vấn đề bình đẳng giới, phòng chống bạo lực giới.

Các đại biểu quốc tế, chuyên gia về giới và các nhà báo tham dự Tọa đàm.

Các đại biểu quốc tế, chuyên gia về giới và các nhà báo tham dự Tọa đàm.

Theo nghiên cứu “Phụ nữ và Báo chí ở Việt Nam” do Viện Đào tạo Báo chí Thuỵ Điển (FOJO) thực hiện năm 2018, tình trạng quấy rối tình dục đối với các nhà báo ở mức cao, trên 27% phóng viên nữ được khảo sát cho biết đã từng bị quấy rối tình dục.

Đại diện tờ báo giới của Hà Nội, bà Trần Hoàng Lan, Trưởng ban Gia đình-Chuyên đề, Pháp luật, báo Phụ nữ Thủ đô cho biết, là tờ báo giới, báo Phụ nữ Thủ đô cũng đang chịu định kiến về giới của xã hội khi cho rằng, báo chỉ quan tâm tới các vấn đề như  “quan hệ mẹ chồng-nàng dâu”, “chuyện phòng the”, “tình cảm vợ chồng”…  Từ đó đã cản trở phạm vi hoạt động, đề tài của phóng viên. Bên cạnh đó, khi phóng viên đưa tin, viết bài về các vụ việc liên quan đến bạo lực, xâm hại phụ nữ, một số nạn nhân nữ đã từ chối, che giấu cho thủ phạm do rào cản tâm lý hoặc thiếu hiểu biết pháp luật. Trong khi đó, nhiều nam giới lại định kiến báo Phụ nữ chỉ phản ánh những vấn đề của chị em phụ nữ, không liên quan đến nam giới do đó việc tiếp cận thông tin, phỏng vấn nam giới cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy các bài viết trên báo chưa đạt được hiệu quả và phạm vi tuyên truyền tới nam giới trong khi đây là lực lượng quan trong trong thực hiện bình đẳng giới.

Đại diện báo Phụ nữ Thủ đô đưa ra một số kiến nghị như cần chống phân biệt đối xử đối với phóng viên làm việc trong các tờ báo giới; cần có sự cởi mở hơn trong cung cấp, tiếp cận thông tin, khai thác thông tin đối với phóng viên ở báo giới; cần có sự quan tâm nhiều hơn về nguồn lực, con người đối với báo giới và cần nâng cao nhận thức về giới cho các giới; đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của báo giới.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm.

Tại sự kiện, Tiến sĩ Minelle Mahtani – Đại học Bristish Colombia, Canada nhấn mạnh: “Nhà báo là tiếng nói của những người không có tiếng nói”. Do đó, nhà báo cần có kiến thức về giới, rất cẩn thận khi đưa tin bài về giới để thu hút sự chú ý của giới cũng như có cách tiếp cận để đảm bảo tính toàn vẹn, sự rộng lượng và độ cẩn trọng. Một bài báo khi nói về phụ nữ “phải nói về bản chất của người phụ nữ thay vì vẻ bề ngoài của người phụ nữ đó”, bà lưu ý.

Theo Tiến sĩ Minelle Mahtani, “nhạy cảm giới là vô cùng quan trọng khi đưa tin về giới”. Bà đồng thời nhấn mạnh: “Công việc của nhà báo là thúc đẩy tiếng nói của phụ nữ, bởi tiếng nói của phụ nữ thường không được lắng nghe”.

Phát biểu bế mạc Tọa đàm, Chủ nhiệm CLB Nhà báo nữ Việt Nam Phạm Thị Mỵ khẳng định, hội thảo đã đem tới không gian cởi mở để các nhà báo và chuyên gia về giới và báo chí chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và quan điểm về giới và báo chí, qua đó góp phần thúc đẩy bình bẳng giới ở Việt Nam. Bà Mỵ tin tưởng trong thời gian tới, CLB Nhà báo nữ Việt Nam sẽ có nhiều hoạt động bổ ích khác dành cho các nữ nhà báo để cùng tạo nên tiếng nói chung đóng góp cho sự phát triển bền vững của cộng đồng.

NGUYỄN SÍU



Source link

Cùng chủ đề

Vấn đề bình đẳng giới trong chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị

Bộ GTVT báo cáo Chính phủ về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển đường sắt đô thị (ĐSĐT) tại TP Hà Nội, TP.HCM đến năm 2035. ...

Bức tranh đa sắc màu về người phụ nữ Việt Nam

(CLO) "Bà tôi, mẹ tôi, chị em tôi" - bộ phim tài liệu không chỉ là những thước phim, mà còn là những câu chuyện cuộc đời đầy cảm xúc, truyền cảm hứng về nghị lực sống và khát vọng vươn lên của những người phụ nữ Việt Nam. ...

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).Đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực cố...

Lễ trao giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024 vinh danh 24 tác phẩm xuất sắc nhất

(CLO) Tại Lễ trao giải, 24 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất của các tác giả/nhóm tác giả thuộc 04 thể loại báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình được vinh danh và 03 tập thể cơ quan báo chí, truyền thông có nhiều bài gửi dự...

Tập đoàn TH tọa đàm về vai trò của nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới

Hơn 200 cán bộ nhân viên các công ty thuộc Tập đoàn TH tại Nghệ An vừa tham gia tọa đàm “Nam giới tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới” để cùng lắng nghe, thảo luận về vai trò của nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới từ gia đình tới nơi làm việc và trong cộng đồng. Ngày 11/12, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) phối hợp cùng Tập đoàn TH và Diễn đàn Kết nối nam giới...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nâng cao kỹ năng của lao động là chìa khóa đưa Việt Nam tới thịnh vượng

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, nâng cao kỹ năng của lao động là chìa khóa đưa Việt Nam tới thịnh vượng. Trong đó, nâng cao chất lượng GDNN, thu hút đồng hành của doanh nghiệp sẽ tạo nên đột phá. Kỹ năng được coi là đơn vị tiền tệ mới của thị trường lao động toàn cầu Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, nâng cao kỹ năng của lao động là chìa khóa để đưa Việt Nam tới...

Đen Vâu, Hoa hậu Ngọc Hân: Những nghệ sĩ tuổi rắn tài năng

(LĐXH) - Tài năng và quyết đoán, nhiều nghệ sĩ tuổi rắn trong showbiz Việt đã đi lên bằng những tác phẩm nghệ thuật của mình, đồng thời khẳng định vị thế trong làng giải trí. Đen Vâu - nghệ sĩ vì cộng đồngĐược mệnh danh là “người đàn bà đẹp” màn ảnh Việt, Hồng Ánh (SN 1977) luôn là cái tên nhận được sự quan tâm đặc biệt từ công chúng. Không chỉ đẹp mà chị còn được đánh...

Tết Nguyên đán và giá trị bền vững của gia đình Việt

(VTE) - Mỗi dịp Tết đến, xuân về là “cơ hội vàng” để khẳng định giá trị gia đình và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Người Việt vươn xa trong thời kỳ toàn cầu hóaTuy nhiên, đối với người Việt sống ở nước ngoài, việc đón Tết đôi khi gặp không ít trở ngại. Nhiều quốc gia không công nhận Tết Nguyên đán là ngày nghỉ lễ, khiến cộng đồng người Việt phải cân đối giữa công...

Thế giới năm 2024: Nỗ lực cứu trợ nhân đạo tại các vùng xung đột

(LĐXH) - Năm 2024, thế giới tiếp tục đối mặt với những cuộc xung đột lan rộng chưa có hồi kết cùng những nỗ lực cứu trợ nhân đạo tích cực từ các bên. Bạo lực và xung đột gia tăngTheo báo cáo Chỉ số cường độ xung đột (CII) do các nhà phân tích rủi ro từ Công ty Verisk Maplecroft (Anh), diện tích các khu vực trên thế giới bị nhấn chìm trong xung đột đã tăng 65%...

TPHCM sụt giảm hơn một nửa dân nhập cư: Tín hiệu vừa đáng mừng vừa đáng lo

(LĐXH) - Số liệu thống kê cho thấy, lần đầu tiên TPHCM không còn là điểm đến lý tưởng của dân nhập cư khi năm 2023 chỉ có khoảng 65.000 người đến lập nghiệp, giảm hơn một nửa so với những năm trước. Tình trạng sụt giảm dân nhập cư đặt thành phố trước những vấn đề nan giải.TPHCM có còn là “miền đất hứa”?Thực tế, lượng người nhập cư vào TPHCM trong năm 2024 cũng không hơn gì so...

Bài đọc nhiều

Catholic Relief Services: Dìu bạn trên hành trình hạnh phúc

Đó là tâm nguyện và hành động của tổ chức Catholic Relief Services (CRS) đã có nhiều dự án để hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam trong những năm qua. Hòa nhập để vươn lên Phan Bá Quang (sinh năm 2015 tại Quảng Trị), giờ đây đã tự tin hòa mình vào các hoạt động nhóm, tự tay gấp quần áo, sắp xếp sách vở gọn gàng và hoàn thành nhiều...

Hàng loạt người lao động nhà máy xử lý rác thải ở Huế bị nợ bảo hiểm xã hội kéo dài

Do khó khăn, nhà máy đóng cửa ngừng hoạt động nên công nhân, người lao động của Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa (phường Thuỷ Phương, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế) phải nghỉ việc và bị nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) kéo dài,ảnh hưởng đến quyền lợi. Thừa Thiên Huế: Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm...

Dấu ấn sâu đậm về tiếng nói, vai trò, đóng góp và uy tín quốc tế của Việt Nam

Cùng với đó, hỗ trợ Việt Nam gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp thông qua chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực trong lĩnh vực phân phối, chế biến; thúc đẩy thủ tục và phối hợp thời điểm sớm công bố quả nho Nhật Bản vào...

Số hóa hệ sinh thái dữ liệu

Số hóa hệ sinh thái dữ liệu phục vụ quản trị dữ liệu và cuộc sống người dân là nội dung trọng tâm được các học giả, chuyên gia trong nước và quốc tế cùng trao đổi và chia sẻ tại Hội thảo về quản lý hệ sinh thái dữ liệu, quản trị và giám hộ dữ liệu.

Cùng chuyên mục

Đạo luật mới trao cho một ngọn núi tất cả các quyền và trách nhiệm của một con người

Ngọn núi Taranaki - hiện được gọi là Taranaki Maunga theo tên của người Māori, là vật thể tự nhiên mới nhất được công nhận là một cá nhân ở New Zealand.

Thái Lan và 15 quốc gia chung tay đẩy lùi nạn di cư bất hợp pháp qua biên giới

Thái Lan đã thảo luận với đại diện từ 15 quốc gia để tìm biện pháp ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp qua biên giới và tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết vấn đề này.

WVI hỗ trợ người dân Quảng Trị cải thiện nước sạch, vệ sinh và môi trường

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 215/QĐ-UBND phê duyệt dự án “Cải thiện điều kiện nước sạch - vệ sinh cá nhân và môi trường tại Chương trình vùng Hướng Hóa” trên địa bàn 06 xã: Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Việt, Hướng Lập do tổ chức World Vision International (WVI) tài trợ. Với nguồn vốn viện trợ không hoàn lại 46.920 USD, tương đương hơn 1,14 tỷ...

Tết Nguyên đán ở vùng đồng bào dân tộc Khmer

Khi mai vàng thi nhau khoe sắc thì ở các phum, sóc Khmer cũng rộn ràng không khí chuẩn bị đón Xuân sang.

Catholic Relief Services: Dìu bạn trên hành trình hạnh phúc

Đó là tâm nguyện và hành động của tổ chức Catholic Relief Services (CRS) đã có nhiều dự án để hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam trong những năm qua. Hòa nhập để vươn lên Phan Bá Quang (sinh năm 2015 tại Quảng Trị), giờ đây đã tự tin hòa mình vào các hoạt động nhóm, tự tay gấp quần áo, sắp xếp sách vở gọn gàng và hoàn thành nhiều...

Mới nhất

Công bố sao kê 160 triệu đồng ‘lì xì’ người phụ nữ nghèo mất tiền Tết với những lời chúc dễ thương

Công an xã Vĩnh Thái giữ đúng hẹn ngày đầu tiên làm việc đã công bố 27 trang sao kê số tiền 559 nhà hảo tâm lì xì người phụ nữ mất tiền khi đi chợ Tết. Tổng số tiền ủng hộ là hơn 160 triệu đồng. ...

Dân nuôi tôm trên ruộng lúa Kiên Giang làm nhiều cách để phòng tránh xâm nhập mặn

Dân nuôi tôm, cua ở huyện An Minh, An Biên (Kiên Giang) hiện chủ động phòng tránh xâm nhập mặn bằng việc gia cố bờ bao và đo độ mặn trên kênh, sông nội đồng thường xuyên trước khi bơm nước vào ruộng. ...

Động đất mạnh 2,6 độ ở Hà Nội

(NLĐO) - Một trận động đất mạnh 2,6 độ tối 3-2 gây rung lắc nhẹ ở một số xã ngoại thành thuộc huyện Chương Mỹ, TP Hà...

Phòng ngừa và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm trong dịp Tết. Tuy nhiên, chính thói quen này lại tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm...

Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát tăng trưởng bứt phá

Công ty Cổ phần Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBS) thông báo kết quả kinh doanh quý IV/2024, với các con số tăng trưởng ấn tượng. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ, gấp 200% so với chỉ tiêu kế hoạch. Ngày 17/1, LPBS công bố kết quả kinh doanh quý IV/2024. Theo đó, doanh thu...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội