Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBáo chí đồng hành với ngành giáo dục

Báo chí đồng hành với ngành giáo dục


img_0022.jpg
Cô và trò.

Phản biện để xây dựng và hoàn thiện chính sách

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhìn nhận thời gian qua, báo chí không chỉ phản ánh những thông tin thời sự theo dòng sự kiện của ngành giáo dục như khai giảng, thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, thi vào lớp 10, tuyển sinh đầu cấp… mà còn tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính sách đổi mới giáo dục thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo công chúng.

Truyền thông chính sách từ sớm, từ xa
Để nâng cao chất lượng chính sách, tạo đồng thuận xã hội thì việc quan trọng là truyền thông chính sách từ sớm, từ xa. Tức là truyền thông từ khi dự thảo chính sách, huy động nguồn lực xã hội tham gia vào quá trình xây dựng dự thảo.

“Truyền thông chính sách không phải là minh họa chính sách mà còn là phản biện để xây dựng và hoàn thiện chính sách. Hàng loạt các quyết sách quan trọng của Chính phủ, của các bộ ngành, trong đó có Bộ Giáo dục và Đào tạo có sự đóng góp không nhỏ của các cơ quan báo chí truyền thông từ khi còn là các dự thảo đang được xây dựng” – PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nói.

Gần đây nhất, tại buổi tọa đàm lấy ý kiến các cơ quan báo chí về dự thảo Luật Nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, lương giáo viên và chứng chỉ hành nghề với nhà giáo là hai vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các phóng viên, nhà báo. Trước đó, đề tài này cũng đã được các cơ quan báo chí khai thác với đa dạng góc nhìn thông qua những số phận thực tế, số liệu tổng kết từ các cơ quan chức năng về số giáo viên nghỉ việc trong thời gian gần đây. Câu chuyện này không mới khi nhiều năm qua, trăn trở về chế độ đãi ngộ, lương thưởng, phụ cấp cho nhà giáo còn chưa tương xứng khiến giáo viên khó dành toàn tâm toàn ý cho công việc giảng dạy, trau dồi kiến thức, kỹ năng phục vụ cho phát triển công việc. Thậm chí không ít giáo viên bỏ việc vì lương thấp, phải tìm công việc khác và nghề giáo trở nên thiếu hấp dẫn với người giỏi.

Luật Nhà giáo đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao vị thế người thầy trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, từ nay đến khi dự thảo Luật Nhà giáo được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ VIII (tháng 10 năm 2024) và thông qua tại kỳ họp thứ IX (tháng 5/2025) còn nhiều việc phải làm. Trong đó, báo chí tiếp tục được coi là một kênh tuyên truyền mạnh mẽ, là diễn đàn trao đổi tích cực ghi nhận ý kiến góp ý, phản biện của tầng lớp nhân dân, các chuyên gia, nhà giáo dục…

Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Vũ Minh Đức cho biết, từ nay đến thời điểm đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban soạn thảo sẽ tiếp tục tổ chức lấy ý kiến rộng rãi dư luận xã hội bằng nhiều kênh, hình thức khác nhau, trong đó sự tham gia của các kênh báo chí truyền thông là không thể thiếu. Cục trưởng cũng nhấn mạnh sẽ đặc biệt chú trọng lấy ý kiến của toàn thể nhà giáo – đối tượng tác động trực tiếp của dự án Luật.

Để truyền thông đúng và trúng

Trong dòng chảy thông tin hiện nay, báo chí không chỉ đồng hành cùng với ngành giáo dục trong việc thông tin tới mọi tầng lớp nhân dân về những chủ trương, chính sách mới mà còn góp phần nêu gương, phát hiện những tấm gương nhà giáo, học sinh, sinh viên điển hình tiên tiến trong lĩnh vực giáo dục. Đồng thời còn tập trung phản ánh, phát hiện những vụ việc tiêu cực… Ghi nhận sự ủng hộ, đồng hành từ các cơ quan báo chí, truyền thông, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn khẳng định: Báo chí thời gian qua đã góp phần quan trọng giúp chủ trương, chính sách của ngành giáo dục đi vào cuộc sống, mang lại những giá trị tốt đẹp cho học sinh, phụ huynh và rộng hơn là toàn xã hội.

Nhiều tác phẩm báo chí đã đi sâu phân tích những vấn đề “nóng” của ngành giáo dục; ghi nhận thực tế triển khai hoặc phản biện xã hội về những chủ trương, quyết sách của ngành; ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh, người học.

Nhiều tác phẩm lan tỏa câu chuyện đẹp của ngành giáo dục; những tấm gương người tốt, việc tốt; tấm lòng cao cả, sự cống hiến hết mình của người thầy… Trong đó có các thầy, cô giáo cắm bản, bám trường, bám lớp, tình nguyện “gieo chữ” ở những nơi xa xôi của Tổ quốc.

“Thông qua các tác phẩm báo chí, chúng ta thấy được sự dấn thân của phóng viên để những tấm gương về nhà giáo, những giá trị tốt đẹp mà giáo dục mang lại được lan tỏa sâu rộng trong xã hội” – Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nêu quan điểm.

Chuyên đề: Báo chí và truyền thông chính sách
Khái niệm chính sách trong truyền thông chính sách là các chính sách công bao gồm các biện pháp của Đảng, Chính phủ thể chế hóa và bảo đảm thực thi để giải quyết các vấn đề xã hội hoặc phát triển xã hội.

Truyền thông chính sách là quá trình chuyển tải thông tin về chính sách của Đảng, Nhà nước về những lĩnh vực cụ thể thông qua các kênh truyền dẫn khác nhau, trong đó báo chí chính thống giữ vai trò chính, để đưa chính sách đến với công chúng. Nhằm đảm bảo sự thông suốt giữa chủ thể ban hành chính sách và các nhóm thụ hưởng, điều chỉnh bởi chính sách đó trong xã hội.

Từ đó góp phần thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ của người thụ hưởng chính sách phù hợp với lợi ích của mỗi cá nhân, của cộng đồng và của toàn xã hội không nằm ngoài lợi ích chung của quốc gia, dân tộc và của toàn thể nhân dân.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, truyền thông chính sách không phải chỉ có báo chí chính thống, vai trò truyền thông chính sách của mạng xã hội đang tác động khá rõ nét.
Không thể phủ nhận mạng xã hội có những đóng góp tích cực vào truyền thông chính sách, đặc biệt là tham gia vào quá trình phản biện từ khâu dự thảo chính sách góp phần làm cho chính sách ra đời sát thực hơn với đời sống nhân dân. Nhưng đồng thời mạng xã hội cũng khiến quá trình truyền thông chính sách xuất hiện những thông tin sai lệch, thiếu kiểm chứng hoặc suy diễn không đúng với quan điểm của những người soạn thảo chính sách.

Cho nên tính chính thống, chính xác của báo chí vẫn là sự đảm bảo cho vai trò chủ lực của báo chí trong truyền thông chính sách. Điều này được thể hiện rõ trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tăng cường truyền thông chính sách” ban hành tháng 3/2023, đã xác định “báo chí là dòng chảy chính”.
Vậy làm thế nào để báo chí “giữ nhịp” là “dòng chảy chính” trong truyền thông chính sách?

Đó là những điều chúng tôi trăn trở đặt ra trong số báo kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam năm nay với một mong muốn rằng: Báo chí cần phải được tiếp thêm nguồn lực để làm tốt việc truyền thông chính sách góp phần để chính sách ra đời phù hợp với lòng dân, giúp tạo ra đồng thuận xã hội.
Đ.Đ.K



Nguồn: https://daidoanket.vn/bao-chi-dong-hanh-voi-nganh-giao-duc-10284452.html

Cùng chủ đề

ĐBQH đề xuất giao cho các cơ quan báo chí được quyền tự chủ diện tích quảng cáo

Chiều 25/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Đề cập đến quảng cáo trên báo in, ĐB Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) cho...

Sửa đổi Luật Báo chí sẽ có một mục về “kinh tế báo chí”

Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, khi sửa Luật Báo chí sắp tới, Bộ sẽ có một mục về kinh tế báo chí, cho phép cơ quan báo chí lớn được kinh doanh nội dung, lĩnh vực truyền thông. ...

Báo chí muốn giữ vững ‘trận địa’, phải quay về những giá trị cốt lõi

(TN&MT) - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phải làm khác mạng xã hội, quay về những giá trị cốt lõi của báo chí, tin xác thực, chính xác, khách quan, có trách nhiệm giải trình, đạo đức nghề nghiệp. Trả lời chất vấn của đại biểu Tạ Thị...

Khẩn trương rà soát, kiểm tra hoạt động khám sức khỏe có yếu tố nước ngoài

Theo đó, ngày 8/11, báo chí có phản ánh về tình trạng “bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài: không phiếu thu, đóng tiền vào tài khoản cá nhân” tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội và Bệnh viện Giao thông vận tải. Trước thông tin trên, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội và Giám đốc Bệnh viện Giao thông vận tải khẩn trương...

Đại Đoàn Kết trong lòng người Mặt trận

Bà Nguyễn Lan Hương - Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Hà Nội: Thông tin chính thống, hữu ích và tin cậy ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Tài chính nhiều đầu mối và biên chế nhất

Theo phương án cụ thể Ban Cán sự Đảng Chính phủ báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương, về biên chế sau khi hợp nhất, Bộ Tài chính mới có 69.405 biên chế công chức, 17.656 biên chế viên chức. ...

Địa chỉ tin cậy cho học sinh vùng Tây Nguyên

Với phương châm đào tạo gắn liền với thực tiễn, những năm qua Trường Cao đẳng Bách khoa (CĐBK) Tây Nguyên đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại và tăng cường hợp tác với doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên phát triển toàn diện và vững bước vào đời. ...

Ông Vũ Hồng Văn được điều động làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Ông Vũ Hồng Văn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai thay ông Nguyễn Hồng Lĩnh. Sáng 25/1, ông Lê Minh Hưng, Trưởng ban Tổ...

Ông Nguyễn Thanh Nghị làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM

Sáng 25/1, Thành ủy TP HCM tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định của Bộ Chính trị về điều động, phân công, chỉ định công tác cán bộ. Hội nghị do ông Lê Minh Hưng, Ủy viên...

Trung ương thống nhất tinh gọn bộ máy còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc

Số nhân sự cấp trưởng cũng giảm tương ứng với số đầu mối đã giảm, gồm giảm 5 bộ trưởng, 3 thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ, 13 tổng cục trưởng, 519 cục trưởng, 219 vụ trưởng... ...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Cùng chuyên mục

Tết vui, đủ đầy của giáo viên rẻo cao xứ Lạng

TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học (PTDTBT)...

Giảng viên ĐH Bách khoa nói về thách thức đối với giáo dục sau đại học

PGS.TS Nguyễn Phi Lê, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong kỷ nguyên AI và chia sẻ thực trạng việc phát triển nguồn nhân lực. Tại Diễn đàn Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024 do Báo VietNamNet tổ chức, PGS.TS Nguyễn Phi Lê, điều hành Viện Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE), giảng viên...

Sở GD-ĐT nói gì về tình trạng phân tuyến tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM?

(NLĐO)- Tại TP HCM, việc phân tuyến tại mỗi địa phương được thực hiện linh hoạt và phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, mật độ dân cư... ...

Nhận tiền thưởng học sinh giỏi, nam sinh lớp 10 tặng các em hiếu học

Trong tuần học cuối cùng trước khi nghỉ Tết, Đoàn Thành Nhân, học sinh lớp 10 chuyên tin, Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã về trường cũ gửi lại tiền thưởng học sinh giỏi TP của mình cho trường để giúp đỡ đàn em nghèo hiếu học. ...

BUV đồng hành nâng cao tinh thần học tập trọn đời cùng ngành giáo dục

(Dân trí) - Tinh thần học tập trọn đời không chỉ là giá trị cốt lõi trong giáo dục, mà còn là chìa khóa giúp nâng cao năng lực lãnh đạo và đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của giáo dục nước nhà. Chiến lược giáo dục đáp ứng kỷ nguyên toàn cầu hóaTrong những năm qua, nền giáo dục Việt Nam chứng kiến nhiều thay đổi mạnh mẽ trong cách...

Mới nhất

Món ngon bình dị nhưng đủ vị trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Nam

Món ngon trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Nam không quá cầu kỳ nhưng đủ vị chua, cay, mặn, ngọt… Miền Nam nước ta được trời phú nhiều sản vật, đủ loại cây trái sum sê. Với điều kiện vùng miền và tính cách hào sảng, người dân ở đây sáng tạo ra rất nhiều món ngon. Dù...

Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc rét đậm từ 27 Tết, Nam Bộ đêm Giao thừa chỉ 20 độ

Từ ngày 26/1 (tức 27 tháng Chạp), miền Bắc bắt đầu chuyển rét đậm, rét hại, khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt không khí lạnh này nền nhiệt thấp nhất dưới 3 độ; Nam Bộ khả năng đêm Giao thừa chỉ 20 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/1,...

Hoa lay ơn Phú Yên nở chậm, phải nhập hoa Đà Lạt về bán

Nhiều nhà vườn ở Phú Yên lo lắng khi có đến hơn 80% hoa lay ơn ra hoa chậm không kịp bán vào dịp Tết. Để có hoa bán cho người dân, thương lái phải nhập hoa từ Đà Lạt. ...

Campuchia “truy tố bất kỳ cá nhân nào” phủ nhận hoặc bao biện cho các tội ác do Khmer Đỏ gây ra

Ngày 25/1, người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona tuyên bố, chính phủ nước này đã thông qua dự luật, theo đó, phạt tù 5 năm đối với bất kỳ ai phủ nhận các tội ác, bao gồm cả tội diệt chủng, do Khmer Đỏ gây ra.

Mới nhất