Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhBáo cáo thẩm tra dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)


Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội nhất trí về phạm vi sửa đổi luật, nhấn mạnh việc sửa đổi luật cần xem xét về tổng thể, đánh giá toàn diện những tồn tại, hạn chế để khắc phục các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện đầu tư công, nhằm phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Sáng 29/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật này.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình dự án Luật
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình dự án Luật

Nhất trí về phạm vi sửa đổi và một số nội dung cụ thể

Theo Báo cáo thẩm tra, sau gần 5 năm thực hiện, Luật Đầu tư công năm 2019 đã bộc lộ một số khó khăn, hạn chế, vướng mắc, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí về sự cần thiết nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét Luật Đầu tư công (sửa đổi) nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Luật.

Chính phủ trình dự thảo Luật sửa đổi với nhiều nội dung quan trọng, bao gồm 5 nhóm vấn đề lớn, nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư; thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; đơn giản hóa trình tự, thủ tục và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí về phạm vi sửa đổi luật nhằm phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công. Tuy nhiên, số lượng các điều/khoản luật thay đổi nhiều, phạm vi sửa đổi lớn; nhiều nội dung thể chế hóa các cơ chế, chính sách đặc thù mới được thí điểm, triển khai thực hiện trong thời gian ngắn; đòi hỏi phải đánh giá kỹ về tác động chính sách và nghiên cứu, rà soát thận trọng để bảo đảm việc ban hành luật phù hợp với yêu cầu của thực tế.

Về một số nội dung cụ thể, liên quan đến phân cấp thẩm quyền quyết định việc phân bổ dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương, dự thảo Luật quy định theo hướng: Trên cơ sở đánh giá giữa kỳ về tình hình triển khai Kế hoạch đầu tư công trung hạn, Quốc hội cho ý kiến việc sử dụng dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW. Căn cứ quyết định tổng thể của Quốc hội, giao thẩm quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc phân bổ cho các nhiệm vụ, dự án khi bảo đảm nguồn vốn, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Quy định này bảo đảm thẩm quyền Quốc hội xem xét, quyết định đối với nguồn lực dự phòng chung, đồng thời, bảo đảm tính linh hoạt khi giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định phương án phân bổ cụ thể khi có nguồn lực bảo đảm. Vì vậy, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí với dự thảo Luật.

Dự thảo Luật bổ sung quy định đối với số vốn còn lại chưa phân bổ (nếu có) của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí với đề xuất của Chính phủ vì quy định này bảo đảm tính linh hoạt.

Về quy định danh mục dự án Chính phủ báo cáo Quốc hội để ban hành kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm là danh mục dự kiến, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí với đề xuất sửa đổi của Chính phủ theo hướng quy định danh mục về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm báo cáo Quốc hội chỉ là danh mục dự kiến, việc điều chỉnh hoặc bổ sung danh mục dự án mới không làm thay đổi tổng mức vốn trung hạn đã được phân bổ cho các bộ, ngành và địa phương, giao Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh danh mục này để đáp ứng yêu cầu thực tế, tăng tính chủ động trong quá trình triển khai.

Chủ nhiệm Ủy ban TCNS Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra

Một số nội dung cần quy định chi tiết, chặt chẽ

Về việc tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách thống nhất với đề xuất của Chính phủ. Tuy nhiên, đề nghị quy định chặt chẽ tại các điều, khoản để đảm bảo công tác đền bù, tái định cư gắn với đầu tư hoàn thành dự án, không để hoang phí và tổng thời gian bố trí vốn thực hiện 02 dự án thành phần độc lập để hoàn thành các chương trình, dự án không được vượt quá quy định về thời gian thực hiện dự án.

Về quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện dự án trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng cần thiết và phù hợp. Tuy nhiên, các nội dung này mới được triển khai thực hiện trong thời gian ngắn, áp dụng cho một số công trình, dự án cụ thể, do vậy cần có báo cáo bổ sung, đánh giá kỹ tác động của chính sách để đại biểu Quốc hội, Quốc hội xem xét quyết định. Đồng thời, đề nghị quy định cụ thể trong dự thảo Luật về tiêu chí, điều kiện để lựa chọn địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án và quy định về trách nhiệm của các địa phương trong công tác đền bù, tái định cư của dự án.

Về phân cấp thẩm quyền cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, việc phân cấp cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý là thay đổi lớn. Hơn nữa, việc quyết định chủ trương đầu tư các dự án là vấn đề quan trọng của địa phương, nên Luật Đầu tư công hiện hành giao HĐND quyết định chủ trương đầu tư dự án, UBND cùng cấp quyết định đầu tư dự án là một biện pháp để kiểm soát quyền lực, hạn chế việc lạm quyền. Vì vậy, đa số ý kiến đề nghị đối với dự án nhóm A do HĐND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, phân cấp UBND các cấp quyết định đầu tư dự án nhóm B, C. Bên cạnh đó, đối với cấp huyện, cần bổ sung giao cho HĐND cấp huyện quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, phân cấp UBND cấp huyện quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm C.

Về bố trí vốn ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí với đề xuất của Chính phủ. Để bảo đảm cơ sở áp dụng trong xây dựng chính sách tín dụng ưu đãi của địa phương nhằm bảo toàn vốn, tránh thất thoát, đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, tiêu chí, nguyên tắc bố trí vốn, về bảo toàn vốn ủy thác cho vay, thu hồi nợ, cơ chế cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý cho cơ quan được ủy thác.

Về phân cấp thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách và Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, việc quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giữa các bộ, ngành, địa phương được phân cấp cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội như quy định của Luật hiện hành là phù hợp với chức năng của cơ quan dân cử.

Về nâng quy mô vốn đầu tư công, Chính phủ đề xuất điều chỉnh về tiêu chí mức vốn để xác định dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, B, C. Trong đó, tiêu chí vốn để xác định dự án quan trọng quốc gia tăng 03 lần; Tiêu chí vốn đối với các dự án nhóm A, B, C tăng 02 lần so với quy định hiện hành.

Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng việc điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án (thực chất là đẩy mạnh phân cấp) là cần thiết. Song việc điều chỉnh cần được tính toán theo một tỷ lệ thống nhất giữa các loại dự án. Đề nghị xem xét thêm mức tăng quy mô vốn của các nhóm dự án so với quy định hiện hành để phù hợp với mức tăng trưởng GDP, năng lực quản lý dự án của các bộ, ngành, địa phương và chỉ số giá xây dựng quốc gia đã được ban hành qua các năm.

Về vốn ODA, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, việc nghiên cứu, quy định rõ trình tự, thủ tục trong xây dựng, thực hiện kế hoạch ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, phù hợp với tính chất, đặc thù của nguồn vốn này là cần thiết, giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh việc thực hiện giải ngân kế hoạch vốn. Tuy nhiên, về các nội dung sửa đổi cụ thể, cần rà soát để quy định phù hợp và bảo đảm tính thống nhất về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công tại Luật này và quản lý, sử dụng nợ công theo quy định tại Luật Quản lý nợ công năm 2017.

Về quy định hạn mức 20% đối với các dự án qua hai kỳ trung hạn, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí giữ quy định về hạn mức 20% đối với các bộ, ngành, địa phương để đảm bảo khả năng cân đối nguồn lực cho giai đoạn sau; nhất trí áp dụng theo từng nguồn vốn ngân sách trung ương/ngân sách địa phương. Đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia và dự án quan trọng quốc gia, nhất trí thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, cần quy định rõ trong Luật về việc quyết định các dự án lớn phải đánh giá kỹ lưỡng về khả năng cân đối vốn, tác động đến nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia và khả năng trả nợ.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/bao-cao-tham-tra-du-an-luat-dau-tu-cong-sua-doi-157206.html

Cùng chủ đề

Nhiều giáo viên kiến nghị về cách tính tiền thừa giờ

Những ngày qua, tại TP Vinh (tỉnh Nghệ An) nhiều giáo viên tiểu học đã gửi đơn kiến nghị về vấn đề chi trả tiền thừa giờ, cách tính tiết dạy chính khóa đối với giáo viên chủ nhiệm. Kiến...

Rộ tin Mỹ dừng đóng góp cho WTO theo chủ trương của ông Trump

Các nguồn thạo tin và tài liệu của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho thấy Mỹ vẫn chưa đóng góp ngân sách năm 2024 cho tổ chức này. ...

Thanh Hóa chi gần 53 tỷ đồng hỗ trợ giáo viên hợp đồng

(Dân trí) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Đỗ Minh Tuấn, đã ký phê duyệt bổ sung dự toán kinh phí hỗ trợ chi trả lương, phụ cấp và các khoản đóng góp cho lao động hợp đồng làm giáo viên trong đợt 1 năm 2025. Tổng kinh phí hỗ trợ cho đợt này lên tới gần 53 tỷ đồng, được trích từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề trong dự toán ngân...

Ngân hàng UOB: Chính sách tiền tệ toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng từ ông Trump

Ngân hàng UOB (Singapore) cho rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ chỉ cắt giảm lãi suất một lần với mức 0,25% trong quý 2 năm nay. Nhận định về kinh tế Việt Nam, ông Lê Thành Hưng - giám đốc đầu...

Ông Zelenskyy thừa nhận ngân sách Ukraine khó đủ cho quân đội

(CLO) Tổng thống Volodymyr Zelenskyy thừa nhận rằng ngân sách Ukraine khó đủ để tài trợ cho quân đội, khiến Kiev phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính từ châu Âu. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dữ liệu – “nguồn tài nguyên mới”để Việt Nam vươn lên mạnh

Trong dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu, dữ liệu đang trở thành “nguồn tài nguyên mới”, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới mô hình phát triển. Đối với Việt Nam, đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là “cơ hội vàng” để bứt phá, xây dựng nền kinh tế tri thức, sáng tạo và có giá trị gia tăng cao.Dữ liệu - “huyết mạch” của nền kinh tế...

Bốn nhóm rào cản “kìm hãm” dòng vốn đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3/2025, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) chính thức công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2024 với chủ đề "Huy động đầu tư cho phát triển bền vững". Dù là vùng sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp chủ lực, nhưng ĐBSCL...

Thành lập Tổ công tác về phát triển Trung tâm tài chính TP. Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 945/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm tài chính (TTTC) TP. Đà Nẵng. Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ và phát triển TTTC quốc tế tại Đà Nẵng, góp phần tạo nền tảng để biến Đà Nẵng trở thành một TTTC khu vực.Tổ công tác do Giám đốc...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp Từ cuối năm 2024 đến cuối tháng 2/2025, giá lúa trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên đến nửa đầu tháng 3/2025, giá gạo xuất khẩu của Việt...

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Giá tiêu ổn định ở vùng đỉnh, tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Hơn 500 cổ phiếu giảm điểm, nhà đầu tư ngoại ‘sang tay’ khối lượng khủng ở VIB

VN-Index giảm hơn 7 điểm, cùng thanh khoản có sự sụt giảm so với phiên hôm trước cho thấy nhà đầu tư đang thể hiện tâm lý thận trọng trong giao dịch. Ngắt mạch hưng phấn sau phiên bùng nổ thanh khoản, thị trường...

Sửa nghị định để khai thác máy bay COMAC của Trung Quốc tại Việt Nam

Để các hãng hàng không Việt Nam có thể khai thác máy bay COMAC của Trung Quốc, cần sửa nghị định và thông tư nhằm cấp giấy chứng nhận loại cho máy bay này. Bộ Giao thông vận đã có công văn lấy ý...

Shopify chuyển mảng kinh doanh logistics cho Flexport

Nhánh logistics của Shopify chính thức chuyển nhượng quyền quản lý cho công ty công nghệ chuỗi cung ứng Flexport, từ đầu tháng 5/2023. Nhánh logistics của Shopify gồm công ty khởi nghiệp giao hàng chặng cuối Deliverr, được Shopify mua vào tháng 5/2022 với giá 2,1 tỷ USD. Đây cũng là một trong những thương vụ mua lại lớn nhất từ trước đến nay của công ty này.Theo thỏa thuận, Shopify sẽ nhận khoảng 13% lợi ích vốn...

Đại gia kín tiếng bán ‘đồ vặt’ thu nghìn tỷ, giá cổ phiếu đắt bậc nhất Việt Nam

Thị trường nước sốt, nước chấm và gia vị Việt Nam tăng trưởng mạnh, doanh thu bán lẻ đạt mức 39,9 ngàn tỷ đồng vào năm 2023, tăng 9% so với năm 2022, theo Euromonitor. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2028, phân khúc gia vị dự kiến sẽ tăng trưởng với mức tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 11% trên cơ sở giá trị hiện tại và đạt 65,8 nghìn tỷ đồng (2,6...

Techcombank sẵn sàng dẫn dắt ngành ngân hàng trong kỷ nguyên vươn mình

Techcombank vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống, đạt mức kỷ lục. Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 27,5 nghìn tỉ đồng - tăng 20,3%; tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 47...

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư trú ẩn vào các cổ phiếu nào?

Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, có thể tìm kiếm nơi “trú ẩn” bằng cách đầu tư vào các công ty hàng đầu, có nội lực để chống chọi được với khủng hoảng. Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào?Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay,...

Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng

Sabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồngSabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Công ty cổ...

Tiết lộ thù lao lãnh đạo loạt ngân hàng, nơi lãi nhất hệ thống trả thu nhập sếp ra sao?

Nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính năm 2024 qua kiểm toán. Báo cáo minh bạch các khoản thù lao, thu nhập lãnh đạo quản lý được nhận năm ngoái. Chủ tịch LPBank không nhận thù lao 2 năm liềnTại LPBank, ông...

Con trai chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bán hết cổ phiếu SSI

Ông Nguyễn Duy Linh - con trai chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng - đã bán ra toàn bộ số cổ phiếu SSI nắm giữ theo hình thức thỏa thuận. Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Duy Linh cho...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. 30/03/2025 21:29 (PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. ...

Mới nhất

Khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), ngày 19.4, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Lễ khánh thành công trình Dự án tu bổ, tôn tạo một số hạng mục, công trình thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Đây...

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

Mới nhất