Trang chủNewsThời sựBằng đại học Mỹ không còn là 'giấc mơ' với sinh viên...

Bằng đại học Mỹ không còn là ‘giấc mơ’ với sinh viên Trung Quốc


Với mục tiêu du học ngành hóa học, Rafael Wang đã nhắm đến các chương trình thạc sĩ tại Mỹ. Tuy nhiên, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Nam Kinh của Wang đã bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt vào năm 2020. Sau đó Wang quyết định theo học tại Đại học Công nghệ Chalmers ở Thụy Điển.

Wang, 24 tuổi, chia sẻ: “Hiện Mỹ vẫn hấp dẫn đối với tôi. Nhưng vấn đề là ngay cả khi một trường đại học chấp nhận tôi, tôi cũng không thể xin được thị thực du học. Vì vậy, tôi quyết định học ở châu Âu”.

Sự sụt giảm số lượng sinh viên Trung Quốc tại Mỹ

Không chỉ Wang, một số sinh viên Trung Quốc trong những năm gần đây cũng đã tránh xa các chương trình cấp bằng tại Mỹ, từng là điểm đến hàng đầu trong mong muốn du học của họ. Một số lo sợ bị cuốn vào cuộc cạnh tranh địa chính trị căng thẳng giữa hai nước, những người khác lo lắng về việc bị từ chối cấp thị thực và một số người nói rằng họ sợ khả năng xảy ra bạo lực.

Trong khi đó, các trường đại học ở Trung Quốc tiếp tục cải thiện, vươn lên trong bảng xếp hạng toàn cầu, khiến bằng cấp nước ngoài trở nên kém hấp dẫn hơn đối với sinh viên Trung Quốc. 

Sự sụt giảm số lượng sinh viên Trung Quốc theo học tại các trường đại học Mỹ đã ảnh hưởng đến nguồn nhân tài nước ngoài tại Mỹ, đồng thời củng cố năng lực trí tuệ tại Trung Quốc vào thời điểm nước này đang đối rất cần kỹ thuật viên lành nghề trong các ngành công nghiệp quan trọng. 

bang dai hoc my khong con la giac mo voi sinh vien trung quoc hinh 1

Ảnh minh họa: Lau Ka-kuen

Theo báo cáo Open Doors năm 2023 của Viện Giáo dục Quốc tế phi lợi nhuận, Mỹ có 289.526 sinh viên Trung Quốc trong năm học 2022-2023. Con số này đánh dấu mức giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước và giảm 22% so với mức đỉnh điểm là 372.532 sinh viên Trung Quốc tại Mỹ trong năm học 2019-2020.

Báo cáo cũng lưu ý rằng một số trường học ở Mỹ đã mất 89% số lượng tuyển sinh là sinh viên Trung Quốc kể từ năm 2017. Tuy nhiên, bất chấp sự suy giảm, số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ năm ngoái cho thấy sinh viên đến từ Trung Quốc vẫn chiếm nhóm sinh viên quốc tế lớn nhất tại Mỹ.

Tình trạng bài châu Á và gánh nặng chi phí

Phó giáo sư khoa học chính trị Deborah Seligsohn tại Đại học Villanova ở bang Pennsylvania đã chỉ ra sự gia tăng tình trạng bài châu Á ở Mỹ trong thời kỳ đại dịch. Bà lưu ý rằng một số sinh viên Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại về khả năng bị thẩm vấn khi nhập cảnh vào Mỹ, hoặc bị buộc tội là điệp viên nước ngoài.

Vào tháng 1, Trung Quốc cáo buộc chính quyền Mỹ gây khó sinh viên Trung Quốc trong việc nhập cảnh và cho biết hàng chục công dân Trung Quốc bị từ chối nhập cảnh mỗi tháng. Quan hệ Mỹ-Trung đã xấu đi kể từ năm 2018 vì cuộc chiến thương mại, chuyển giao công nghệ và một loạt các khác biệt về địa chính trị. 

Mối lo ngại gia tăng thêm khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell cho biết vào tháng 6 rằng Mỹ cần tuyển thêm sinh viên quốc tế trong các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, không chỉ từ Trung Quốc.

Li Huiyan, 22 tuổi, sinh viên Đại học California đến từ tỉnh Hồ Bắc, nhận thấy rằng “sống ở Mỹ có thể khiến bạn cảm thấy không an toàn”, trong khi chi phí sinh hoạt ở đây vượt quá nhiều quốc gia khác.

Theo ước tính của tổ chức nghiên cứu Education Data Initiative vào tháng 5, giáo dục đại học tại Mỹ tiêu tốn của mỗi sinh viên trung bình 38.270 USD mỗi năm, bao gồm học phí, sách vở và chi phí sinh hoạt. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết bằng cử nhân tại Mỹ có chi phí trung bình cao hơn 8.200 USD so với hầu hết 38 quốc gia thành viên OECD.

Theo ước tính của nền tảng tài nguyên sinh viên trực tuyến Keystone Education Group, sinh viên tại các trường đại học công lập ở Trung Quốc chỉ phải trả khoảng 2.000 đến 10.000 USD mỗi năm.

Su Di ở Bắc Kinh muốn theo đuổi bằng thạc sĩ về nghiên cứu giới tính và thấy rằng chương trình lý tưởng của cô là ở Chicago. Nhưng đó là vào năm 2020, khi Chicago và các thành phố lớn khác của Mỹ phải đối mặt với tình trạng bạo lực đường phố gia tăng sau vụ giết một người đàn ông da đen bị cảnh sát giam giữ. 

Su, 26 tuổi, cho biết: “Khi tôi chuẩn bị nộp đơn, tình hình ở Chicago rất hỗn loạn. An ninh lúc đó thực sự rất tệ”.

Bằng cấp nước ngoài “mất giá” tại Trung Quốc

Khoảng 4 năm qua, các trường đại học Trung Quốc đã cải thiện về điểm trung bình cao hơn trong giảng dạy và nghiên cứu, theo cơ quan văn hóa và giáo dục của Hội đồng Anh cho biết trong một nghiên cứu vào tháng 10. Trung Quốc có 13 trường đại học nằm trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới của Times Higher Education năm 2024, tăng từ 7 trường vào năm 2020.

“Bằng cấp nước ngoài đã mất giá trị. Sinh viên có thể làm tốt hơn với bằng đại học từ Trung Quốc”, phó giáo sư Seligsohn nói. 

Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ), khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và duy trì được thị thực Mỹ đã thúc đẩy nhiều sinh viên tốt nghiệp trở về Trung Quốc.

Theo một nghiên cứu của Đại học York, tỷ lệ sinh viên Trung Quốc trở về từ nước ngoài đã tăng từ 14% vào năm 2002 lên hơn 80% vào năm 2019. Tờ China Daily ước tính tỷ lệ trở về năm 2021 là 69%.

Phó giáo sư Rory Truex tại Khoa Chính trị của Đại học Princeton, cho biết sự sụt giảm số lượng sinh viên Trung Quốc sẽ gây tổn hại đến khoa học và nghiên cứu của Mỹ.

Truex cho biết: “Sinh viên Trung Quốc, đặc biệt là nghiên cứu sinh tiến sĩ, ngày càng cảm thấy không được chào đón tại Mỹ. Nhóm dân số này cực kỳ tài năng và quan trọng đối với doanh nghiệp khoa học và nghiên cứu của Mỹ, nhưng thật không may, họ đã bị coi là mối đe dọa tiềm tàng”.

Hoài Phương (theo SCMP)



Nguồn: https://www.congluan.vn/bang-dai-hoc-my-khong-con-la-giac-mo-voi-sinh-vien-trung-quoc-post308466.html

Cùng chủ đề

Tư duy ngược giúp cô gái Việt chinh phục học bổng tiến sĩ 10 tỷ đồng

(Dân trí) - Với tư duy ngược "Liệu có lý do nào khiến họ không chọn mình"?, Nguyễn Vũ Thiên Trang thành công chinh phục học bổng tiến sĩ toàn phần tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) trị giá 10 tỷ đồng. "Máu nghiên cứu" và học bổng tiến sĩ 10 tỷ đồngNguyễn Vũ Thiên Trang (SN 2001, Hà Nội) tốt nghiệp ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo tại Đại học Bách khoa Hà Nội với...

Thích ứng với quy chế tuyển sinh nhiều điểm mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Theo đó, nhiều trường đại học cũng công bố phương thức tuyển sinh theo hướng điều chỉnh phù hợp. Các trường lưu ý thí sinh theo dõi thông tin từ các trường, nắm rõ quy chế mới để không bỏ lỡ ngành học, trường học yêu thích. ...

WHO có thể phải giảm hơn 1 tỉ USD ngân sách

Hãng AFP ngày 30.3 đưa tin Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cân nhắc giảm 1/5 chi tiêu, trong bối cảnh nguồn tài trợ bị gián đoạn. ...

Đề xuất nhiều nội dung sửa đổi Luật Giáo dục Đại học và Luật Giáo dục Nghề nghiệp

Chiều 29/3, tại Hải Phòng, Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức tọa đàm tham vấn chính sách xây dựng Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) và Luật Giáo dục Nghề nghiệp (GDNN). Thực tế, sau nhiều năm triển...

Thủ tướng Đan Mạch tới Greenland sau chuyến đi của Phó tổng thống Mỹ

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen sẽ thăm Greenland vào tuần sau, chỉ vài ngày sau chuyến đi của Phó tổng thống Mỹ JD Vance và sự kiện thành lập liên minh cầm quyền mới tại vùng lãnh thổ tự trị này. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc du lịch Cát Bà

(CLO) Chiều 30/3 tại Quần đảo Cát Bà - Di sản thiên nhiên thế giới, huyện Cát Hải tổ chức Khai mạc du lịch Cát Bà năm 2025 và Giải Marathon Cát Bà Amatina 2025 - Heritage Road (Sải bước trên miền di sản). ...

Tổng thống lâm thời Syria công bố thành lập chính phủ chuyển tiếp

(CLO) Ngày 29/3, Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa đã công bố chính phủ chuyển tiếp với 23 bộ trưởng, đánh dấu giai đoạn mới sau khi chế độ của Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12 năm ngoái. ...

Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ ba lần trong 24 giờ

(CLO) Trong vòng 24 giờ qua, lực lượng vũ trang Houthi tại Yemen đã ba lần tấn công nhóm tàu chiến do tàu sân bay USS Harry S. Truman của Mỹ dẫn đầu tại Biển Đỏ. ...

Mùi tử khí và cảnh tượng hoang tàn khắp khu vực động đất ở Myanmar

(CLO) Mùi tử khí nồng nặc lan khắp đường phố Mandalay, Myanmar vào ngày 30/3 khi người dân tuyệt vọng tìm kiếm người sống sót giữa đống đổ nát, hai ngày sau trận động đất khiến hơn 1.600 người thiệt mạng. ...

Nét văn hóa truyền thống độc đáo có tại Lễ hội điện Huệ Nam

(CLO) Sáng ngày 30/3, Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (tên dân gian là điện Hòn Chén) được tổ chức tại địa điểm chính là điện Huệ Nam tọa lạc tại làng Hải Cát, phường Long Hồ, thành phố Huế. ...

Bài đọc nhiều

Ông Thích Minh Tuệ ‘tự nguyện dừng đi bộ khất thực’

(Dân trí) - Trưa 3/6, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) thông tin, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai; hiện không có địa chỉ cư trú...

Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Thường trực Ban Bí thư đã ký Thông báo của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi-đối tượng áp dụng chính sách đối với cán bộ, công chức... trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi...

‘6 điều hơn’ trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản sau 50 năm thiết lập quan hệ

Điểm lại những dấu mốc và thành quả lớn trong 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản với nhiều bước tiến vượt bậc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, có "6 điều hơn": Tình cảm sâu sắc hơn; sự chân thành được cảm nhận rõ hơn; tin cậy cao hơn; hiệu quả và thực chất hơn; hợp tác ngày càng mở rộng hơn về phạm vi, quy mô; ngày càng hiểu nhau và yêu quý nhau...

Vòng tuần hoàn nước toàn cầu đang bị phá vỡ lần đầu tiên lịch sử

(CLO) Một báo cáo mới đây của Ủy ban Kinh tế Nước Toàn cầu đã cảnh báo về việc con người đã phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của chu trình nước toàn cầu, một sự kiện chưa từng có trong lịch sử nhân loại. ...

Chính quyền quân sự Burkina Faso cách chức thủ tướng

(CLO) Chính quyền quân sự Burkina Faso đã bất ngờ sa thải Thủ tướng lâm thời Apollinaire Joachim Kyelem de Tambela và giải tán toàn bộ chính phủ, theo sắc lệnh được ban hành bởi văn phòng lãnh đạo quân đội Đại úy Ibrahim Traoré vào thứ Sáu. ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Bất ngờ một mạnh thường quân mua logo tiền thưởng tặng em nhỏ mồ côi trong chương trình “Mái ấm gia đình Việt”

Trong một chương trình thiện nguyện, Lâm Vỹ Dạ – Hứa Minh Đạt và...

Quảng Ngãi tập trung xử lý dứt điểm những kiến nghị của Hòa Phát để đảm bảo tiến độ dự án

Chiều 25/4/2025, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp nhằm giải quyết những kiến nghị của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất về những khó khăn vướng mắc trong thực hiện các dự án trên địa bàn, trong đó có dự án sản xuất ray thép và thép đặc biệt của Tập đoàn Hòa...

VOSCO nhận bàn giao tàu hàng rời VOSCO SUNLIGHT

25/04/25 4:53 PM Ngày 23/4/2025, tại Singapore, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO) đã chính thức tiếp nhận tàu hàng rời Vosco Sunlight (tên cũ là Teleri-M). Đây tiếp tục là một bước đi quan trọng trong chiến lược mở rộng đội tàu và nâng cao năng lực vận tải của VOSCO trong năm 2025. Vosco Sunlight là...

VIGLACERA ĐẠT ĐÁNH GIÁ SMETA 4 VÀO NGÀY 31/03/2025 – Tổng công ty Viglacera

Viglacera, thương hiệu hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam, tự hào thông báo hiện nhiều nhà máy trong chuỗi sản xuất của mình đã hoàn thành thành công đánh giá SMETA 4 – tiêu chuẩn kiểm toán đạo đức thương mại uy tín toàn cầu do Sedex thiết lập. Đây là một cột...

VNR 500 vinh danh Viglacera thuộc Top 10 doanh nghiệp Bất động sản công nghiệp uy tín & Vật liệu xây dựng uy tín...

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2025 - Tổng công ty Viglacera - CTCP (Viglacera) vừa được Tổ chức VNR500 vinh danh đồng thời ở hai hạng mục uy tín hàng đầu: Top 10 Công ty Bất động sản Công nghiệp và Top 10 Doanh nghiệp Vật liệu Xây dựng. Đặc biệt, trong lĩnh vực bất động...

Mới nhất