Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chính‘Bài toán khó’ ứng phó với thuế tối thiểu toàn cầu

‘Bài toán khó’ ứng phó với thuế tối thiểu toàn cầu


Một công ty điện tử có nhiều dự án tỷ USD ở Việt Nam, nhờ được ưu đãi thuế, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp mỗi năm của công ty này dao động trong khoảng 4.000-5.000 tỷ đồng. So sánh với mức lợi nhuận trước thuế (95-100 nghìn tỷ đồng), mức thuế suất thuế TNDN công ty này nộp ở Việt Nam chỉ vào mức chưa đến 5%. 

Một công ty khác về công nghệ, cũng là DN 100% vốn nước ngoài, năm 2020 số thuế TNDN phải nộp là 158 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận kế toán trước thuế là hơn 5.700 tỷ đồng. Như vậy, thuế TNDN công ty phải nộp ở Việt Nam chưa đầy 3%. 

Hai công ty trên đều có thuế suất thuế TNDN phải nộp rất thấp so với thuế suất phổ thông của Việt Nam là 20%. Đây đều là những doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được nhận nhiều ưu đãi thuế.

Những doanh nghiệp FDI như vậy đang rất lo lắng bởi một chính sách thuế toàn cầu áp dụng vào đầu năm 2024: Thuế tối thiểu toàn cầu.

Đó là chính sách thuế được “khai sinh” vào tháng 10/2021. Khi đó, 136 quốc gia đã tham gia các cuộc đàm phán do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tổ chức và đồng ý với Giải pháp cải cách thuế hai trụ cột, bao gồm Trụ cột 2 về Mức thuế tối thiểu toàn cầu là 15%. Doanh thu 1 năm của công ty mẹ tối cao phải đạt ngưỡng 750 triệu Euro/năm (tương đương gần 20 nghìn tỷ đồng/năm) mới nằm trong diện áp dụng. 

Với Việt Nam, đề xuất này sẽ tác động lớn tới các công ty con của tập đoàn đa quốc gia nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam, giống như trường hợp 2 công ty đề cập ở trên. Bởi lẽ, công ty mẹ tối cao của họ có doanh thu toàn cầu vượt mức này.

Nếu chính sách thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng, công ty điện tử kia sẽ phải trả thêm thuế ở quốc gia nơi đặt trụ sở chính thêm hơn 10% nữa do thuế TNDN nộp ở Việt Nam chưa đầy 5%. Sau khi loại trừ chi phí tiền lương là 10% và tài sản hữu hình là 8%, công ty điện tử kia phải trả thêm thuế ở quốc gia đặt trụ sở chính số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Còn với công ty công nghệ, nếu áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, doanh nghiệp sẽ phải nộp số thuế còn “thiếu” ở quốc gia đặt trụ sở công ty mẹ thêm hơn 12% (do chỉ chịu thuế TNDN ở Việt Nam chưa đến 3%). Số tiền công ty phải nộp vào khoảng hơn 500 tỷ đồng.

Số thuế phải nộp của 2 công ty trên cho quốc gia đặt trụ sở chính sẽ ngày càng tăng khi tài sản hữu hình của các công ty tiếp tục bị khấu hao.

Các công ty FDI trên có lý do để lo ngại chính sách này khi phải nộp phần thuế bổ sung cho “chính quốc” – số tiền mà trước khi có chính sách thuế tối thiểu toàn cầu họ nghiễm nhiên được hưởng.

Từ những số liệu kể trên, có thể thấy chính sách thuế tối thiểu toàn cầu sẽ có lợi cho các nước lớn, có nhiều doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Đó hầu hết đều là những nước phát triển. Còn các quốc gia đang phát triển – chủ yếu nhận vốn FDI như Việt Nam – sẽ đứng trước khó khăn bộn bề. 

Số liệu của Tổng cục Thuế cho thấy, trong 36.500 dự án FDI ở Việt Nam, có khoảng 3% dự án/doanh nghiệp được ưu đãi thuế, chủ yếu các dự án lớn nằm trong các khu công nghiệp, khu kinh tế. 

Như vậy, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu 15% chỉ nhắm vào 3% các dự án đang hoạt động và được ưu đãi thuế của Việt Nam.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông của Việt Nam là 20%, trong khi đó, thuế TNDN thực tế của các DN FDI là 12,3%. Trong đó, các tập đoàn lớn nước ngoài chỉ chịu thuế suất thuế TNDN là 2,75% đến 5,95%. Bởi, nhiều dự án FDI lớn được áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% trong cả đời dự án, miễn 4 năm, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.

Mức thuế ở Việt Nam thấp hơn mức thuế tối thiểu khá nhiều. Như vậy, các quốc gia sẽ yêu cầu công ty mẹ tối cao của những doanh nghiệp có dự án đầu tư ở Việt Nam nộp phần thuế còn lại đối với phần thu nhập dưới mức thuế suất tối thiểu của công ty con tại Việt Nam.

Nếu không muốn bị các nước khác thu phần thuế chênh lệch kể trên thì Việt Nam chỉ có một cách là nâng thuế suất thuế TNDN lên bằng mức tối thiểu theo Trụ cột 2: 15%. Đó là cách để Việt Nam không mất quyền thu thuế vào tay các nước khác.

Nhưng điều này rất có thể sẽ gây xung đột với những “đại bàng” đang có nhiều dự án lớn ở Việt Nam, được hưởng nhiều ưu đãi. Để làm an lòng các nhà đầu tư, Việt Nam sẽ phải tính đến nhiều giải pháp.

Chúng ta có thể chọn cách không tham gia chính sách. Thế nhưng, ngay cả trong trường hợp này, nếu quốc gia A tham gia, thì họ vẫn có quyền thu thuế chênh lệch của một công ty đang có dự án kinh doanh tại Việt Nam. 

Điều này cũng được Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định. Bà Ngọc cho rằng: “Vấn đề đặt ra là nếu Việt Nam không thu thêm thuế thì các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu cũng vẫn phải nộp thuế bổ sung tại nước khác. 

Do đó, Việt Nam cần điều chỉnh chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để tương thích với thuế suất tối thiểu toàn cầu và ít tác động nhất đến các doanh nghiệp đã và đang đầu tư tại Việt Nam, bảo đảm nhất quán trong chính sách thu hút và bảo đảm đầu tư cho các nhà đầu tư đã, đang và sẽ đầu tư tại Việt Nam”. 

Để không bỏ lỡ quyền đánh thuế, nhiều quốc gia phát triển đang rất sốt sắng. Các nước thành viên của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) và các thành viên của Khuôn khổ toàn diện đang sửa đổi luật pháp để đảm bảo tuân thủ vào năm 2024. Đơn cử, ngày 23/12/2022, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua Đạo luật Điều chỉnh Thuế quốc tế, áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu từ 1/1/2024.

Trước vấn đề nóng bỏng này, Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu của OECD cũng  được thành lập.

Tại dự thảo Luật Thuế TNDN đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính cũng đánh giá: Là quốc gia đang phát triển, nhu cầu thu hút nguồn vốn từ bên ngoài là rất lớn, việc các nước tham gia và thực hiện Trụ cột 2 sẽ có nhiều ảnh hưởng đến tính hiệu quả của chính sách ưu đãi thuế TNDN của nước ta trong những năm tới.

Vì thế, Bộ Tài chính quan điểm, phải rà soát để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến ưu đãi thuế TNDN tại Luật thuế TNDN để một mặt không làm xói mòn cơ sở thuế, mặt khác, vẫn đạt được các mục tiêu trong thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước.

“Trường hợp Việt Nam không hành động ngay hoặc chậm trễ trong việc triển khai thuế suất tối thiểu toàn cầu, Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội giành quyền đánh thuế”, lãnh đạo Bộ KH-ĐT cảnh báo.

Ông Phan Vũ Hoàng, Phó Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam, cũng lưu ý: Nếu Việt Nam không có những hành động kịp thời và phù hợp thì có thể không giữ được quyền đánh thuế tại nước chủ nhà, khi các quốc gia đi đầu tư sẽ thực hiện thu thuế bổ sung. Ngoài ra, Việt Nam cũng không thu được phần thuế bổ sung từ đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn có trụ sở đặt tại Việt Nam.

Dù sao, đây sẽ là thử thách mới cho chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Những ưu đãi thuế sẽ không còn tác dụng trong việc hút “đại bàng”. Thay vào đó, Việt Nam cần thuyết phục được các nhà đầu tư bằng các ưu đãi khác ngoài thuế, hay tích cực cải thiện môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… Chặng đường mới cam go hơn trong cuộc đua hút vốn nước ngoài chính thức khởi động!

Lương Bằng – Bạch Hân

Thiết kế: Hoàng Cúc



Nguồn

Cùng chủ đề

Dòng người đổ về đền Trần trước giờ khai ấn

TPO - Trước giờ khai ấn đền Trần năm 2025, hàng nghìn du khách thập phương đã đổ về Nam Định trong ngày 11/2 (ngày 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Sau khi dâng lễ, thành tâm cúng bái, nhiều du khách chọn ở lại trong khuôn viên khu di tích đền Trần và đợi chờ đến thời điểm khai ấn và phát ấn. TPO - Trước giờ khai ấn đền Trần năm 2025, hàng nghìn du...

Đoàn khách Ấn Độ 200 người đến TP.HCM, mở màn cho du lịch MICE năm 2025

200 khách Ấn Độ thuộc Tập đoàn Cryptriva đã đặt chân đến TP.HCM từ ngày 9 đến 12-2, trong chương trình MICE (hội nghị kết hợp du lịch). Đây là đoàn khách mở màn cho du lịch MICE trong năm 2025. ...

Người mắc bệnh tim mạch nên kiểm tra sức khỏe bao lâu một lần?

Bệnh tim mạch nguy hiểm vì nhiều lý do, chủ yếu là ảnh hưởng trực tiếp đến tim và tuần hoàn máu. Hệ quả có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Theo dõi dấu hiệu sức khỏe bất...

‘Chìa khoá’ để tạo sự đột phá phát triển khoa học công nghệ

DNVN - Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, để tạo đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bắt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự tài xế ô tô Lexus đánh nam shipper

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối với tài xế ô tô Lexus đánh nam shipper gây bức xúc trong dư luận. Tối 11/2, đại diện Công an quận Tây Hồ xác nhận, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự với Tống Anh Tuấn (SN 1982, trú tại phường Phương...

Tai nạn liên hoàn 3 xe tải ở Bình Định, 5 người bị thương

Tai nạn liên hoàn giữa 3 xe tải trên tuyến tránh Quốc lộ 1A qua thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) khiến 5 người bị thương. Theo thông tin ban đầu, khoảng 19h tối 11/2, ba xe tải biển kiểm soát TP Huế, TPHCM và Quảng Nam xảy ra va chạm liên tiếp trên đường tránh Quốc lộ 1A (đoạn qua thôn Trung Định, xã Nhơn An, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). Vụ tai nạn làm 5 người...

Bộ TT&TT đề xuất chính sách đặc biệt để phát triển khoa học, công nghệ

Nhiều đề xuất quan trọng, đột phá đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nêu ra tại Hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chiều 11/2, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra Hội nghị phát triển khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thủ...

Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm vụ nam shipper bị tài xế ô tô Lexus hành hung

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản giao Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm vụ nam shipper bị tài xế ô tô Lexus hành hung, đấm tới tấp. Liên quan đến vụ nam shipper bị tài xế Lexus hành hung ở quận Tây Hồ, UBND TP Hà Nội vừa có văn bản giao Công an thành phố chủ trì, phối hợp với...

Thủ tướng giao 9 nhóm nhiệm vụ để phát triển khoa học công nghệ

Ngoài 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Chính phủ sẽ sớm có Chỉ thị về phát triển phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Chính phủ sẽ sớm ban hành Chỉ thị về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực chất lượng cao. Thông tin này vừa được người đứng đầu Chính phủ chia sẻ tại Hội nghị phát triển khoa...

Bài đọc nhiều

Giá vàng tăng 1,03% trong tháng 1-2025

ANTD.VN -  Chỉ riêng tháng 1-2025, chỉ số giá vàng đã tăng 1,03% so với tháng 12-2024. Theo Tổng cục Thống kê, giá vàng trong nước tăng theo giá thế giới và nhu cầu mua của người dân vẫn cao. Giá vàng trong nước tăng mạnh trong các tháng đầu năm Giá vàng...

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Các quỹ đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam làm ăn thế nào trong năm 2024?

Theo cập nhật của FiinGroup, trong năm 2024, các quỹ đầu tư cổ phiếu đã ghi nhận hiệu suất vượt trội nhờ lợi nhuận tích cực trong giai đoạn nửa đầu năm. Các quỹ đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam làm ăn thế nào trong năm 2024?Theo cập nhật của FiinGroup, trong năm 2024, các quỹ đầu tư cổ phiếu đã ghi nhận hiệu suất vượt trội nhờ lợi nhuận tích cực trong giai đoạn nửa đầu năm....

Doanh nghiệp FDI chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ

Báo cáo “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam: Thực trạng và xu hướng phát triển giai đoạn 2020 tới 9 tháng năm 2023” vừa được Tổ chức Forest Trends phối hợp với các hiệp hội gỗ công bố cho hay, nhóm doanh nghiệp FDI đóng góp vai trò quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ khi giá trị xuất khẩu của khối này hàng năm luôn...

Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các cải cách quan trọng, tăng hiệu quả chi tiêu công, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược của đất nước trong năm 2025 và những năm tiếp theo. ...

Cùng chuyên mục

Đoàn khách Ấn Độ 200 người đến TP.HCM, mở màn cho du lịch MICE năm 2025

200 khách Ấn Độ thuộc Tập đoàn Cryptriva đã đặt chân đến TP.HCM từ ngày 9 đến 12-2, trong chương trình MICE (hội nghị kết hợp du lịch). Đây là đoàn khách mở màn cho du lịch MICE trong năm 2025. ...

Ngày ‘lạ’ của vàng: Giá trong nước ngang giá thế giới, giá vàng nhẫn ngang vàng miếng

Sau nhiều năm, giá vàng trong nước bất ngờ liên thông với giá vàng thế giới. Giá vàng miếng và vàng nhẫn cũng ngang bằng nhau. Nguồn: https://tuoitre.vn/ngay-la-cua-vang-gia-trong-nuoc-ngang-gia-the-gioi-gia-vang-nhan-ngang-vang-mieng-20250211204556499.htm

Techcombank trả lương tổng giám đốc người nước ngoài gần 26 tỉ đồng năm 2024

Một số ngân hàng, doanh nghiệp chi thù lao, lương cho cấp quản lý cũng như nhân viên năm 2024 khá "mạnh tay". Đặc biệt, Techcombank trả cho tổng giám đốc người nước ngoài mức thu nhập lên vài chục tỉ một năm. Trả...

Thay đổi cơ bản tư duy quản lý ngành đường sắt

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh điều này tại cuộc họp về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), chiều 11/2. Dự thảo Luật cũng quy định: Cơ chế triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác các tuyến đường sắt nhằm...

Dự báo triển vọng ngành thép trước tin áp thuế từ ông Trump

Sau phiên bán tháo trong hoảng loạn, cổ phiếu ngành thép hôm nay (11-2) đã có sự phục hồi trở lại. Giới phân tích cho rằng, triển vọng cho ngành thép năm 2025 vẫn tích cực. Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký các...

Mới nhất

Bộ TT&TT đề xuất chính sách đặc biệt để phát triển khoa học, công nghệ

Nhiều đề xuất quan trọng, đột phá đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nêu ra tại Hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chiều 11/2, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra Hội nghị phát triển khoa học công...

Ngày ‘lạ’ của vàng: Giá trong nước ngang giá thế giới, giá vàng nhẫn ngang vàng miếng

Sau nhiều năm, giá vàng trong nước bất ngờ liên thông với giá vàng thế giới. Giá vàng miếng và vàng nhẫn cũng ngang bằng nhau. ...

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường báo cáo khó khăn khi triển khai quy định mới về dạy, học thêm

TPO - Ngày 11/2, Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục về việc triển khai thực hiện quy định dạy thêm học thêm theo Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT. TPO - Ngày 11/2, Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục về việc...

Giao 8.633,3m2 đất cho huyện Đông Anh để cải ta Trường Tiểu học Ngô Tất Tố

Trong tổng số 8.633,3m2 đất có: 6.423,5m2 đất Để thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp Trường Tiểu học Ngô Tất Tố, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh. Hình thức sử dụng đất: Nhà nước Giao đất không thu tiền sử dụng đất. Thời hạn sử dụng đất: Lâu dài. Phương thức giao đất: Giao đất không đấu giá...

Mới nhất