Trang chủChính trịNgoại giaoBài toán an ninh năng lượng cùng "cuộc chia tay giằng xé"...

Bài toán an ninh năng lượng cùng “cuộc chia tay giằng xé” giữa EU và khí đốt Nga

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã tập trung tăng cường an ninh năng lượng, nhưng dường như “cuộc chia tay” với khí đốt Nga chẳng mấy dễ dàng.

'Cuộc chia tay' đầy giằng xé giữa phương Tây và năng lượng Nga
Để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga, EU đã nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp. (Nguồn: Eurasia Review)

Nỗ lực tăng cường an ninh năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) thể hiện rất rõ qua nhiều thỏa thuận khí đốt mới trong những năm gần đây, đặc biệt là với Mỹ và các nước Trung Đông.

EU chia rẽ

Khi các nhà lãnh đạo EU chuẩn bị cho bất kỳ thỏa thuận hòa bình tiềm năng nào giữa Moscow và Kiev, thì câu hỏi hóc búa về vai trò tương lai của khí đốt Nga giá rẻ trong hệ thống năng lượng của châu Âu lại một lần nữa nảy sinh.

Tháng 12/2024, Ủy viên năng lượng EU mới Dan Jorgensen đã tuyên bố khối sẽ chấm dứt quan hệ năng lượng với Nga vào năm 2027. Tuy nhiên, nhiều quốc gia EU đang thảo luận về việc liệu hoạt động bán khí đốt qua đường ống của Nga sang châu Âu có nên được khởi động lại như một phần của bất kỳ giải pháp hòa bình nào giữa Nga và Ukraine hay không.

Những người ủng hộ cho rằng động thái này có thể giúp thúc đẩy khả năng cạnh tranh kinh tế của lục địa già, vì giá khí đốt ở châu Âu thường cao gấp 3 đến 4 lần so với ở Mỹ. Tuy nhiên, những ý kiến như vậy không nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo các quốc gia vùng Baltic, Ba Lan và Slovenia.

Mặc dù một số quốc gia EU, bao gồm Hungary, Slovakia và Bulgaria, có thể tiếp tục tăng đáng kể sự phụ thuộc vào năng lượng của Moscow. Tuy nhiên, nhiều khả năng phần lớn các nhà lãnh đạo các quốc gia EU hiện tại sẽ phản đối.

Ngay cả khi xung đột ở Ukraine có kết thúc trong năm nay thì một số lệnh trừng phạt của EU đối với Nga có thể sẽ vẫn tiếp tục. Trước xung đột Nga-Ukraine, các lệnh trừng phạt của phương Tây với Moscow đã được áp dụng với nhiều lý do, bao gồm cả việc sáp nhập Crimea năm 2014.

Bối cảnh của cuộc tranh luận gay gắt này là sự thay đổi lớn của 27 thành viên EU để không phụ thuộc vào năng lượng của Nga kể từ năm 2022, mặc dù lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng nhập khẩu từ Nga vào châu Âu vẫn ở mức cao.

Trong vòng 1 năm sau xung đột ở Ukraine, mức tiêu thụ năng lượng của EU đã thay đổi nhanh chóng đến mức Nga không còn là nhà cung cấp khí đốt chính của khối – một sự thay đổi đáng chú ý.

Tương ứng, các quốc gia thành viên EU đã tích cực hơn trong việc thực hiện thách thức đa dạng hóa sang các nguồn năng lượng mới. Chiến lược RePowerEU đang được triển khai một phần bằng cách mở rộng việc sử dụng năng lượng sạch và giảm tổng mức tiêu thụ năng lượng. Điều này đã giúp EU vào một số thời điểm đã tạo ra nhiều điện hơn từ các nguồn gió và mặt trời so với khí đốt.

Tuy nhiên, trong khi EU mong muốn mở rộng sản xuất năng lượng sạch, thì khối lượng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của lục địa.

Nỗ lực bảo đảm nguồn cung khí đốt mới

Để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, EU đã nỗ lực hết sức để đảm bảo nhiều thỏa thuận năng lượng mới được ký kết kể từ tháng 2/2022. Công cụ theo dõi các thỏa thuận năng lượng của Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR) cho thấy các thành viên của khối này chủ yếu tập trung vào việc bảo đảm nguồn cung cấp khí đốt mới như một nguồn năng lượng chuyển tiếp trong bối cảnh chuyển dịch dài hạn sang năng lượng sạch.

Đáng chú ý, khoảng 45% trong số khoảng 180 thỏa thuận mà EU và các quốc gia thành viên đã ký kết kể từ năm 2022 liên quan đến khí đốt, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Thống kê cho thấy quốc gia EU đạt được nhiều thỏa thuận nhất là Đức với 43 thỏa thuận, cao gấp đôi so với Italy với 21 thỏa thuận và Hungary 20 thỏa thuận. Điều này không bất ngờ, vì Đức là nền kinh tế lớn nhất của khối và là nước nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga trước xung đột Ukraine. Các quốc gia khác đạt số lượng hai chữ số các thỏa thuận năng lượng mới bao gồm Pháp, Bulgaria và Hy Lạp, mỗi nước có 10 thỏa thuận.

Các đối tác năng lượng hàng đầu của EU bao gồm Mỹ với 35 thỏa thuận và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) với 24 thỏa thuận.

Việc Mỹ đứng đầu danh sách này được phản ánh trong thị phần LNG trong EU mà Washington hiện đang cung cấp tăng đáng kể. Điều này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc giục châu Âu mua nhiều khí đốt của Mỹ hơn nữa để ngăn chặn bất kỳ mức thuế quan mới nào có thể xảy ra dưới thời ông nắm quyền.

Trong bối cảnh này, câu hỏi đặt ra là liệu ông Trump có ủng hộ việc nhập khẩu khí đốt của Nga trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Moscow và Kiev hay không, vì điều đó sẽ đi ngược lại lợi ích xuất khẩu LNG của Mỹ.

Với việc Mỹ đã tiếp quản vị trí nhà cung cấp LNG hàng đầu cho châu Âu, việc cho phép khí đốt Nga quay trở lại sẽ làm tổn hại đến thị phần của nước này và làm suy yếu ảnh hưởng của nền kinh tế số 1 thế giới.

Một yếu tố khác cần lưu ý trong cuộc tranh luận chính sách quan trọng này là chính sách ngoại giao năng lượng mạnh mẽ của châu Âu trong những năm gần đây đã đi một chặng đường dài hướng tới việc giúp mang lại an ninh năng lượng cho khối.

Tuy nhiên, chính sách này cũng làm phức tạp thêm con đường chuyển đổi năng lượng của EU, vốn là chìa khóa cho tham vọng trở thành khu vực đầu tiên đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của khối. Một phần là do cơ sở hạ tầng khí đốt mới đã được đầu tư sẽ đòi hỏi một tầm nhìn trung hạn đến dài hạn để đảm bảo giá trị đồng tiền.

Rõ ràng, các quốc gia EU sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa để đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng sạch nếu muốn hoàn thành mục tiêu phi carbon hóa nền kinh tế của mình một cách bền vững trong những năm quan trọng sắp tới.

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng hiện nay, những nỗ lực nhằm bảo đảm nguồn cung khí đốt mới của EU rất đáng ghi nhận mặc dù còn nhiều thách thức từ bên ngoài cũng như trong nội khối, và lộ trình dài hạn về chuyển đổi năng lượng xanh cũng là những yếu tố quan trọng xác định tương lai năng lượng của EU.





Nguồn: https://baoquocte.vn/bai-toan-an-ninh-nang-luong-cung-cuoc-chia-tay-giang-xe-giua-eu-va-khi-dot-nga-303675.html

Cùng chủ đề

THACO mong làm đường sắt đô thị, Vingroup thúc đẩy sản xuất xanh, FPT muốn phổ cập AI

Nhiều doanh nghiệp đã hiến kế được đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm nay và mong muốn tham gia vào các dự án lớn của đất nước. Ông Trương Gia Bình, chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn...

Quảng Nam phân bổ kinh phí xây dựng 100 nhà Đại đoàn kết do Đà Nẵng hỗ trợ

Đây là nguồn ngân sách Thành phố Đà Nẵng hỗ trợ cho tỉnh Quảng Nam 6 tỷ đồng để xây dựng 100 nhà Đại đoàn kết cho hộ gia đình có công cách mạng, hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong vùng căn cứ cách mạng của Quảng Nam – Đà Nẵng thời kháng chiến. UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản số 964/UBND-KGVX...

Cầu Tăng Long tăng tốc

(NLĐO) - Dự án cầu Tăng Long đang được đẩy nhanh tiến độ, dự kiến thông xe một nhánh vào cuối tháng 2, giúp cải thiện giao thông và tạo thuận lợi cho người dân. ...

4 kiểu quần ‘chân ái’ cho những ngày muốn thay đổi phong cách

Quần ống suông Nếu bạn là tín đồ của phong cách thanh lịch nhưng không muốn cảm giác...

Câu trả lời cho bức ảnh cưới gây xôn xao của Hoa hậu Đoàn Thiên Ân

Mới đây, Hoa hậu Đoàn Thiên Ân gây xôn xao khi đăng tải loạt ảnh trong trang phục váy cưới, khoác tay một chú rể giấu mặt. Kèm theo hình ảnh này là dòng trạng thái "Save the date" (tạm dịch: "Lưu ngày này"), một cụm từ thường được sử dụng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Google phát hành Gemini 2.0, cạnh tranh với AI Trung Quốc

Google phát hành Gemini 2.0, chatbot trí tuệ nhân tạo thế hệ mới với nhiều phiên bản và cập nhật tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ AI trên thị trường.

100 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản-Thổ Nhĩ Kỳ qua lăng kính thời trang

Một buổi trình diễn thời trang kỷ niệm 100 năm quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản vừa diễn ra tại thành phố Istanbul, với sự kết hợp giữa kimono truyền thống và các thiết kế đương đại.

Cuộc “đại tu” chính sách thương mại của ông Trump có bước tiến mới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẽ công bố mức thuế mới 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ vào ngày 10/2 (giờ địa phương).

Apple chính thức chặn người dùng iPhone hạ cấp về iOS 18.2.1

Apple vừa chính thức khóa sign iOS 18.2.1, qua đó chặn người dùng iPhone chạy iOS 18.3 hạ cấp về phiên bản iOS cũ này.

Châu Âu không nên là “ưu tiên hàng đầu” của Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo rằng việc Washington áp thuế với châu Âu sẽ đẩy lạm phát ở Mỹ tăng cao.

Bài đọc nhiều

Văn phòng Trung ương Đảng cần tiên phong gương mẫu đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Chiều 7/2, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ công tác của Chánh văn phòng Trung ương Đảng.

LHQ sẽ tổ chức lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng tại Việt Nam

Ngày 6/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Vienna, Văn phòng LHQ về Các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) đã tổ chức buổi tham vấn thông tin tới các phái đoàn các nước thành viên về Công ước LHQ về chống tội phạm mạng và các công tác triển khai thực thi công ước này, cùng với kế hoạch về việc đàm phán Nghị định thư của Công ước. Sự kiện thu hút sự...

Biến đổi khí hậu và rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Tạp chí Stratfor Worldview nhận định, các thảm họa tự nhiên gia tăng do biến đổi khí hậu sẽ gây ra rủi ro ngày càng lớn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tăng cao ngay đầu vụ thu hoạch, kỳ vọng hồ tiêu xuất khẩu tiếp tục lập kỷ lục

Giá tiêu hôm nay 9/2/2025 tại thị trường trong nước tăng rất mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 150.500 – 153.000 đồng/kg.

Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã trao quyết định và tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Duy Ngọc.

Cùng chuyên mục

Cuộc “đại tu” chính sách thương mại của ông Trump có bước tiến mới

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẽ công bố mức thuế mới 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ vào ngày 10/2 (giờ địa phương).

Hơn 30 nước nộp đơn xin gia nhập BRICS, Mỹ lên tiếng khẳng định vị trí hàng đầu của đồng USD

Gần đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định, các quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) không thể tìm ra một đồng tiền thay thế cho đồng USD, dù có cố gắng đến đâu.

Giá cà phê xác lập đỉnh mới, 4 năm thiếu hụt liên tiếp, thông tin về Lễ hội cà phê 2025

Năm 2025, hiện tượng La Nina dự báo sẽ thay thế El Nino, mang đến thời tiết lạnh và khô hơn tại các vùng trồng cà phê của Brazil. Điều này làm gia tăng nguy cơ sương giá, có thể phá hủy cây cà phê và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng dự kiến.

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Thị trường nội địa phấn khởi bước vào vụ thu hoạch, dự báo giá tiếp tục tăng

Giá tiêu hôm nay 10/2/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

Mới nhất

Khách Tây nếm thử món ăn ‘ngượng đỏ mặt’ ở Hà Nội, trầm trồ khen giòn, ngon

Lần đầu nếm thử món ăn nghe tên thấy “ngượng đỏ mặt” ở Hà Nội, vị khách Tây bất ngờ vì hương vị thơm ngon, đậm đà và có độ giòn lạ miệng. David Hoffmann (đến từ Mỹ) là một nhà sáng tạo nội dung trên YouTube với kênh cá nhân thu hút hơn 1,3 triệu lượt theo dõi. Anh...

Quảng Nam phát triển 2.397 trạm thu phát sóng di động

Thông tin được Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh Quảng Nam cho biết tại báo cáo sơ kết triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2024. Theo đó, đến nay toàn tỉnh phát triển được 2.397 trạm BTS (trạm thu phát sóng di động);...

Ông Trump tái khẳng định muốn Mỹ ‘mua và sở hữu’ Gaza

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm Chủ nhật tái khẳng định muốn "mua và sở hữu Gaza", nhưng có thể cho phép một số quốc gia ở Trung Đông tham...

Trường Đại học Công nghệ TPHCM cam kết không tăng học phí toàn khóa

Thấu hiểu nỗi lo chi phí những năm đại học với nhiều gia đình, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) thực hiện chính sách học phí minh bạch, công bố công khai trước khóa học và cam kết không tăng trong toàn khóa. Chính sách học phí này dành cho thí sinh tham gia xét tuyển và trúng tuyển...

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo “gỡ khó” dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3

Ngày 7/2, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Phong vừa đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3. Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo “gỡ khó” cho dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3Ngày 7/2, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết,...

Mới nhất