Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhBài 3: Xúc tiến thương mại bắc "nhịp cầu" tiêu thụ

Bài 3: Xúc tiến thương mại bắc “nhịp cầu” tiêu thụ


Hiệu ứng mạnh mẽ từ hoạt động xúc tiến thương mại

Ông Trần Văn Hảo – Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương cho biết, trong những năm qua, trước những diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế; đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu thụ và xuất khẩu. Tỉnh Hải Dương luôn dành sự quan tâm đối với công tác xúc tiến thương mại tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều.

Bài 3: Đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại
Các hoạt động xúc tiến thương mại đã tạo được hiệu ứng mạnh mẽ thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều

Tỉnh đã giao Sở Công Thương phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ; UBND huyện Thanh Hà và thành phố Chí Linh tăng cường phối hợp cung cấp thông tin, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm vải thiều của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm, tổ chức các đoàn nghiên cứu, khảo sát thị trường trong nước và quốc tế; liên kết với các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước thông qua hệ thống Tham tán thương mại; Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài.

Mặt khác, hỗ trợ người nông dân tiếp cận và thực hiện các quy trình thâm canh tiên tiến để nâng cao chất lượng quả vải; hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng vùng trồng vải theo các tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP…

Tỉnh cũng tổ chức các Hội nghị xúc tiến thương mại đối với vải quả và nông sản nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường; liên kết, hợp tác, đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu “Vải thiều Hải Dương” trên thị trường trong nước và quốc tế.

Liên tiếp trong 2 năm (2021 và 2022), thực hiện vai trò, chức năng của mình, Sở Công Thương đã tham mưu với UBND tỉnh và Bộ Công Thương tổ chức 2 Hội nghị xúc tiến thương mại vải thiều và sản phẩm tiêu biểu của tỉnh với quy mô không chỉ ở tầm quốc gia mà còn ở quy mô quốc tế– ông Trần Văn Hảo dẫn chứng.

Trong đó, năm 2021, tổ chức hội nghị dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, với sự tham gia kết nối của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước; đặc biệt kết nối 31 điểm cầu trực tuyến tại 14 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2021 cũng là năm lần đầu tiên vải thiều của Hải Dương được bán trên 4 sàn thương mại điện tử uy tín trong nước và quốc tế.

Năm 2022, hội nghị tiếp tục được tổ chức với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, gồm 66 điểm cầu chính trong và ngoài nước. Trong đó, 1 điểm cầu chính tại Trung tâm Văn hóa Xứ Đông; 36 điểm cầu nước ngoài tại 14 quốc gia, vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Australia, Séc, Hà Lan, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Kuwait và Hồng Kông… và trên 40 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trong nước kết nối với Hội nghị như: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Đắc Nông, Long An, Bến Tre, Cao Bằng, Lai Châu… Ngoài ra, còn có trên 300 điểm cầu nhánh của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước kết nối với hội nghị.

Các hoạt động xúc tiến thương mại trên đã tạo được hiệu ứng mạnh mẽ đến việc thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều; nâng cao giá trị và thương hiệu vải thiều Thanh Hà – Hải Dương trên thị trường trong nước và quốc tế; đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhất là trong bối cảnh hơn 2 năm vừa qua tỉnh Hải Dương chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 – ông Trần Văn Hảo nhấn mạnh.

Do làm tốt công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; cùng với đó, tích cực đổi mới các hình thức, phương thức xúc tiến thương mại nên vải thiều của Hải Dương luôn tiêu thụ thuận lợi; các thị trường trong nước và xuất khẩu được giữ vững và mở rộng. Doanh thu từ vải thiều đạt rất cao, năm sau cao hơn năm trước. Chẳng hạn, năm 2021 đạt 1.000 – 1.200 tỷ đồng; năm 2022 đạt 1.800 tỷ đồng– ông Hảo thông tin.

“Sát cánh” cùng người dân, doanh nghiệp đưa trái vải vươn xa

Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương nhận định, năm 2023 dự báo tiếp tục là một năm có nhiều biến động bất lợi, ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị thế giới; giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất tiếp tục tăng cao; biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh ngày càng khó lường và diễn biến phức tạp.

Bài 3: Đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại
Lễ ký hợp đồng nguyên tắc giữa các doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ sản xuất nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vải thiều Thanh Hà năm 2023

Cạnh tranh trong nước và xuất khẩu các mặt hàng nông sản ngày càng khốc liệt, đặc biệt là yêu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp cùng với xu hướng bảo hộ và gia tăng rào cản thương mại trên thế giới ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất nông nghiệp cũng như việc duy trì sự tăng trưởng và phát triển bền vững của ngành.

Đối với vải thiều, năm 2023 dự báo sẽ là một vụ mùa bội thu; sản lượng vải của tỉnh dự kiến đạt khoảng 65.000 – 67.000 tấn; tăng khoảng 7-10% so với năm 2022. Điều này mang lại giá trị kinh tế lớn và niềm vui cho các doanh nghiệp, người trồng vải và nhân dân trong tỉnh.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều năm nay dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn; đặc biệt là đối với thị trường Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc vẫn đang là thị trường xuất khẩu vải lớn và chủ lực của tỉnh và cho đến thời điểm này Trung Quốc đã xóa bỏ chính sách Zero Covid. Song, việc Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện áp dụng Lệnh 248 và 249 về quản lý đối tượng, sản phẩm kiểm dịch thực phẩm; trong đó có việc chấp thuận mã số vùng trồng, mã số đóng gói đối với vải thiều của Hải Dương, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu vải thiều của tỉnh.

Để hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ vải thiều, Sở Công Thương đã sớm triển khai, tăng cường các hoạt động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều, đặc biệt sang các thị trường tiềm năng và khó tính– ông Hảo khẳng định.

Cũng theo ông Hảo, đối với thị trường xuất khẩu, cùng với việc đẩy mạnh hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường đã hợp tác những năm qua như: Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan…, Sở Công Thương chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại phối hợp với các đơn vị chức năng của Cục Xúc tiến Thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ… tích cực tìm kiếm, mở rộng thêm các thị trường mới, tiềm năng như các nước khu vực Nam Mỹ; các nước thuộc châu Phi… và ngay tại chính Trung Quốc – một thị trường rộng lớn, giáp với Việt Nam.

Mặt khác, đối với thị trường nội địa, ông Trần Văn Hảo thông tin, Sở Công Thương đã sớm có sự trao đổi, kết nối với các tập đoàn phân phối, chợ đầu mối, các doanh nghiệp xuất khẩu, thương nhân tiêu thụ nông sản trong nước; phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ lớn (Lazada, Sendo, Viettel Post, VNPT…) để tăng cường hoạt động giao dịch mua bán vải thiều trên các nền tảng công nghệ số.

Cùng với đó, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND huyện Thanh Hà và các cơ quan, đơn vị có liên quan nắm bắt tình hình tổ chức sản xuất vụ vải thiều. Để qua đó thực hiện tốt công tác dự báo, sớm có những định hướng, chuẩn bị xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án dự kiến tổ chức các hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều cho mùa vụ năm 2023.

Lập danh sách và cung cấp thông tin về các hợp tác xã, các hộ dân có sản lượng vải thiều lớn của tỉnh Hải Dương để cung cấp cho các doanh nghiệp, các đầu mối thu mua, thương lái trong và ngoài nước; gửi công văn tới các đơn vị thuộc Bộ Công Thương như Cục Xúc tiến thương mại, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; Vụ Thị trường trong nước đề nghị hỗ trợ và phối hợp thúc đẩy tiêu thụ, phát triển và mở rộng thị trường trong nước; đặc biệt là thị trường khu vực phía Nam và các tỉnh miền Tây Nam Bộ – nơi mà vải thiều của Hải Dương tiêu thụ rất mạnh.

Sở Công Thương cũng tổ chức các cuộc họp, các buổi làm việc với các tập đoàn bán lẻ, siêu thị lớn trong nước như Siêu thị Go (BigC cũ), Fivimart, Intimex, Winmart, Mega Market, SatraMart, HaproMart và các siêu thị bán hàng tiêu dùng trong nước…; các sàn thương mại điện tử lớn, uy tín như: Sendo, Tiki, Lazada, Shope…; các doanh nghiệp, các đầu mối thu mua, xuất khẩu vải thiều trong và ngoài nước; các doanh nghiệp đầu mối, thu mua vải thiều của Trung Quốc… kết nối với người trồng vải để ký kết hợp đồng thu mua, tiêu thụ vải thiều của Hải Dương.

Chủ động liên hệ, mời các Tập đoàn, Siêu thị lớn trong nước (Siêu thị Go (BigC cũ), Fivimart, Intimex, Vinmart, Mega Market, SatraMart, HaproMart và các siêu thị bán hàng tiêu dùng trong nước…) đến Hải Dương để ký kết hợp đồng thu mua, tiêu thụ vải thiều của Hải Dương niên vụ 2023

Hiện nay, Sở Công Thương đang lên kế hoạch kết nối, làm việc với các đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành để đưa sản phẩm vải thiều vào tiêu thụ tại hệ thống các nhà hàng, khách sạn, các khu, điểm du lịch trên cả nước; trong đó, chú trọng tổ chức giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm vải thiều chất lượng cao trong các nhà hàng, khách sạn, sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch.

Bên cạnh đó, Sở đã chỉ đạo, Trung tâm Xúc tiến Thương mại liên tục, phối hợp và khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân mở gian hàng vải thiều trên các sàn thương điện tử trong nước như: Lazada, Sendo, Postmart, Voso hay trên các sàn quốc tế như: Alibaba, Amazon…; hỗ trợ các hợp tác xã, cá nhân bán vải thiều trên mạng xã hội, các Fanpage trên Facebook, Zalo…

Để “tiếp sức” cho nông sản nói chung và trái vải thiều nói riêng vươn xa trên thị trường, với chức trách, vai trò của mình, Bộ Công Thương luôn coi công tác hỗ trợ địa phương và doanh nghiệp trong sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm. Chính vì vậy, Bộ đã thực hiện nhiều chương trình, phối hợp cùng các bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức quốc tế, các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp đồng bộ thông qua các hoạt động kết nối cung – cầu, tiêu thụ trong nước, hỗ trợ xuất khẩu.

Bộ Công Thương cũng rất chú trọng việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, khai thác các lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã ký kết và có hiệu lực như EVFTA, CPTPP… hỗ trợ doanh nghiệp đưa nông sản Việt Nam vào hệ thống phân phối nội địa và quốc tế.

Liên quan đến địa bàn tỉnh Hải Dương, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với UBND và các đơn vị của tỉnh triển khai nhiều hoạt động, trong đó phải kể đến như: Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia đưa nông sản và quả vải thiều Hải Dương lên các kênh thương mại điện tử uy tín gắn với việc truy xuất nguồn gốc…

Bộ Công Thương ghi nhận những nỗ lực của UBND các tỉnh, địa phương trồng vải trọng điểm, trong đó có Hải Dương. Với sự nỗ lực của chính quyền, doanh nghiệp và người nông dân Hải Dương, tỉnh sẽ tiếp tục có một mùa vải và nhiều mặt hàng nông sản tiêu biểu thắng lợi, hiệu quả.





Source link

Cùng chủ đề

Chuyện bây giờ mới kể

Một trong những dấu ấn thành công trong hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 – đó là câu chuyện về lần đầu Việt Nam tổ chức Lễ hội trái cây tại Trung Quốc. Trong những ngày cuối năm bận rộn, chúng tôi có cơ hội được trò chuyện cùng Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú và được ông chia sẻ về một trong những dấu ấn thành công trong hoạt...

Đầu tư 3.403 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Kim Thành 2, tỉnh Hải Dương

Dự án được thực hiện tại xã Đại Đức và xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương với quy mô diện tích 234,63 ha. Đầu tư 3.403 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Kim Thành 2, tỉnh Hải DươngDự án được thực hiện tại xã Đại Đức và xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương với quy mô diện tích 234,63 ha. ...

Dự báo giá cà phê trong nước ngày mai 25/1/2025 chững lại

Dự báo giá cà phê ngày mai 25/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 25/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 24/1/2025 giá cà phê Robusta tiếp tục tăng phiên thứ 4 liên tiếp trong tuần và gần chạm mốc 5.500 USD/tấn, với mức tăng nhẹ...

Yên Bái: Xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Yên Bái đã nỗ lực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) nhằm quảng bá và nâng tầm các sản phẩm OCOP, kết nối các sản phẩm với người tiêu dùng trong nước và quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP. “Ngày mua sắm trực tuyến và trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế số năm 2024”...

Chứng nhận OCOP là lợi thế cạnh tranh

Xuân Nguyên Group luôn nỗ lực góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và xây dựng nền kinh tế nông nghiệp nông thôn thịnh vượng. Công ty CP Tập đoàn Xuân Nguyên (Xuân Nguyên Group; huyện Bình Chánh, TP HCM) thành lập từ năm 2002, chuyên sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: tinh bột nghệ, viên hà thủ ô, viên tam thất, mật ong rừng, mật ong nhân sâm... Đến cuối năm 2024, Xuân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bình ổn ngày cận Tết

Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động nhiều. Thị trường lượng ít, các mặt hàng lúa gạo tương đối bình ổn. Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến biến nhiều. Giá gạo các loại và lúa đi ngang so với cuối tuần. ...

Chuyện bây giờ mới kể

Một trong những dấu ấn thành công trong hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 – đó là câu chuyện về lần đầu Việt Nam tổ chức Lễ hội trái cây tại Trung Quốc. Trong những ngày cuối năm bận rộn, chúng tôi có cơ hội được trò chuyện cùng Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú và được ông chia sẻ về một trong những dấu ấn thành công trong hoạt...

Giá heo hơi hôm nay 27/1/2025: Tiếp tục đi ngang

Giá heo hơi hôm nay 27/1/2025 tiếp tục chứng kiến đi ngang trên khắp các tỉnh thành. Hiện, giá heo hơi giao dịch trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (27/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục trong chuỗi ngày giao dịch ảm đạm. Giá heo hơi hôm nay...

Bạc duy trì ổn định

Giá bạc hôm nay (27/1/2025), giá bạc trong nước và thế giới ổn định sau phiên giảm trước đó. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc ổn định, niêm yết ở mức 1.148.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.184.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc đứng yên, hiện...

Giá tiêu hôm nay 27/1/2025, trong nước ổn đinh, đi ngang

Giá tiêu hôm nay 27/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 27/1. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 27/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước ngày thứ 3 kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 có xu hướng đi ngang, ổn định...

Bài đọc nhiều

GRDP Quảng Nam 2024 tăng trưởng 7,1%, nhưng vẫn lo khi ‘kiểm tra quán karaoke là có ma túy’

Đó là thông tin tại họp báo về tình hình kinh tế xã hội năm 2024 và nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025, do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức chiều 10-1. Ông Dũng cho hay năm 2025, tỉnh sẽ thực hiện...

Doanh nghiệp Việt ‘thấp thỏm’ chờ kết quả cuộc bầu cử Mỹ

Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có niềm tin với kết quả bầu cử Mỹ, nhất là khi ông Trump thắng cử sẽ có nhiều triển vọng xuất khẩu, điểm sáng là nông sản Việt Nam vào Mỹ. Theo Hiệp hội...

Cần xem xét nâng tỉ lệ mua điện mặt trời

Thay vì quy định cứng một con số cố định đến 2030, các doanh nghiệp mong được nới "room" công suất lắp đặt điện mặt trời tự sản tự tiêu theo từng giai đoạn, phù hợp giữa nhu cầu lắp đặt của doanh nghiệp và khả năng cân đối nguồn điện, năng lực điều độ của ngành điện.Xem xét nâng tỉ lệ mua điện mặt trời lên 15%TS. Cao Anh Tuấn - chuyên gia về năng lượng tái...

Nuôi biển gắn liền phát triển du lịch biển đảo Kiên Giang

Kiên Giang có khoảng 3.870 lồng bè nuôi cá trên biển, đây không chỉ là thế mạnh kinh tế biển mà còn gắn liền với việc phát triển dịch vụ du lịch biển đảo. ...

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho rằng, cần kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu. Hiện nay nhiều sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Temu,... trong đó sàn thương mại điện tử Temu cung cấp hàng hóa giá rẻ gây lo ngại sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các...

Cùng chuyên mục

Danh sách, địa chỉ 9 phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng Việt Nam được Trung Quốc công nhận

Đến ngày 26-1, đã có 9 trung tâm, phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng của Việt Nam được Trung Quốc công nhận. Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa công nhận thêm 2 trung tâm...

Lao dốc mạnh khi vừa mở cửa

(NLĐO) - Giá vàng hôm nay bất ngờ giảm khi vừa mở cửa giao dịch trên thị trường quốc tế, kéo giá vàng miếng, vàng nhẫn cùng rớt mạnh. ...

Phạm Thị Huyền Trang lừa 13.000 người: Loạt kịch bản người Việt mất nghìn tỷ

Phạm Thị Huyền Trang và đồng phạm lừa 1.000 tỷ đồng của 13.000 người dân khiến bao gia đình tan nát. Trước đó là TikToker Mr Pips bị bắt cùng 5.000 tỷ, hay TGĐ Công ty Triệu nụ cười, Tâm Lộc Phát Vàng Anji… Đủ chiêu trò lấy tiền của nạn nhân Ngày 24/1, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, vừa phối hợp với Cục chức năng của Bộ Công an và công an các tỉnh triệt phá thành công...

Cân đối không gian chính sách, thúc đẩy nội lực

Năm 2025 mở ra nhiều kỳ vọng về sự tăng trưởng đột phá của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ hạn hẹp, các chính sách tài khóa trở thành giải pháp được mong chờ để thúc đẩy tăng trưởng, tận dụng cơ hội và hóa giải những thách thức lớn của nền kinh tế trong năm 2025. Hợp lực kết nối sức mạnh nội tại...

Thị trường cận Tết: Nguồn cung dồi dào, giá cả không biến động bất thường

ANTD.VN - Bộ Tài chính vừa có Báo cáo nhanh về tình hình giá cả thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trong ngày 27 Tết Âm lịch. Theo đó, trên cơ sở báo cáo của một số địa phương và công tác nắm bắt thông tin thị Theo báo cáo của một số địa phương, đồng thời thông qua công tác nắm bắt thông tin thị trường giá cả của Bộ Tài chính (Cục Quản lý...

Mới nhất

Giải lo cho người tuổi Tỵ

Không ít người ngại sinh con tuổi Tỵ vì một số lý do, nhưng thực tế người sinh năm Tỵ cũng có nhiều...

Kinh doanh bền vững là con đường tất yếu của doanh nghiệp

Đó là khẳng định ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công...

Hà Nội sẵn sàng cho màn pháo hoa rực rỡ chào năm mới Ất Tỵ 2025

Kinhtedothi - Vào thời khắc Giao thừa đón chào năm mới Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội sẽ thực hiện nhiệm vụ bắn pháo hoa phục vụ Nhân dân tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Đến nay, công tác chuẩn bị đang diễn ra theo kế hoạch và bảo đảm an...

Liên đoàn Arab cảnh báo về kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza, Ai Cập tỏ thái độ cứng rắn

Liên đoàn Arab ngày 26/1 cảnh báo về "những nỗ lực đánh bật người Palestine khỏi vùng đất của họ", sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất kế hoạch di dời dân cư ở dải Gaza tới Ai Cập và Jordan.

Bình ổn ngày cận Tết

Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động nhiều. Thị trường lượng ít, các mặt hàng lúa gạo tương đối bình ổn. Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến biến nhiều. Giá gạo các loại và...

Mới nhất

Bình ổn ngày cận Tết