Trang chủDi sảnBài 2: “Giả lập” những không gian di sản là cần thiết

Bài 2: “Giả lập” những không gian di sản là cần thiết


VHO – “Làm mới” các không gian di sản, để không duy trì một cung cách, thái độ “bất khả xâm phạm” tới di sản là điều nên tính toán, cân nhắc. Bởi lẽ nếu chỉ chăm chăm giữ nguyên hiện trạng di sản, nỗ lực bảo vệ “khô cứng” các không gian di sản, chỉ cho du khách tiếp cận đến xem và giữ khoảng cách, liệu có bao nhiêu du khách sẽ thật sự “hiểu” di sản?

Nhất là với giới trẻ, vốn dĩ đã bị những hạn chế tâm lý nhất định của lứa tuổi, của môi trường tương tác thế hệ, di sản sẽ càng là một khu vực “cấm địa” không nên va chạm vào. Điều ấy sẽ càng khiến các thế hệ trẻ “tránh né” di sản và thực sự các bài học, thông tin về di sản với thế hệ trẻ, chỉ còn là những lời tung hô tán tụng nào đó xa lạ, thậm chí khó hiểu.

“Hơn nữa, nếu tại những thời điểm lễ hội, dịp điển lễ thờ cúng nào đó, mà tại các di sản chỉ có những đoàn nghệ thuật múa ca, biểu diễn những tiết mục “sân khấu hóa”, thì người xem lại càng không hiểu rõ hơn các giá trị văn hóa, lịch sử từ di sản; thậm chí những hoạt động ồn ào đó có thể còn làm ảnh hưởng đến không gian thờ cúng, chốn thiêng liêng của người xưa là điều cấm kỵ”, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ nguyên Trưởng phòng Nghiệp vụ – Trung tâm quản lý di tích và danh thắng Quảng Nam nhấn mạnh như vậy.

Bài 2: “Giả lập” những không gian di sản là cần thiết - ảnh 1
Du khách dùng đắm chìm trong không gian di sản

Để thay đổi được điều đó, theo ông Lê Trí Công, một nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Pa tại Đà Nẵng, cần có những quy tắc, bộ ứng xử thân cận hơn với các di sản, di chỉ, hiện vật bảo tàng theo góc cạnh “càng đời sống hóa càng tôn vinh” cho di sản “sống lại”. Có thể hiểu cách ứng xử này khi nhìn vào các hoạt động, nghi lễ đang diễn ra ở các điểm đến, đình chùa… mang tính chất dân gian hiện nay.

Tại các khu vực chùa chiền có giá trị văn hóa, lịch sử di sản, người dân cho đến nay, vẫn có những phương cách tiếp cận, tổ chức nghi lễ nghiêm trang, hợp lý. Đơn cử tại Huế, Hội An, không ít hoạt động nghi lễ dân gian, tín ngưỡng dân gian, tục lệ thờ cúng, tâm linh, tôn giáo… vẫn đang được người dân duy trì ổn định và trang trọng.

Những lễ hội Điện Hòn Chén, những không gian văn hóa Tết Nguyên tiêu, Tết Trung Thu… vẫn đang được đông đảo người dân háo hức đón chờ vào đúng các dịp tiết lễ, cho thấy vấn đề bảo toàn di sản từ thực chứng đời sống là nên có.

“Những di sản trong đời sống, gắn bó với đời sống tâm linh, được người dân tiếp tục nuôi dưỡng, tất yếu phải để người dân duy trì và qua đó, vấn đề du khách tiếp cận, xâm nhập là cần thiết, nên ủng hộ”, ông Lê Trí Công đánh giá.

Góc nhìn này của ông Công, điểm đúng vào một số yêu cầu về bảo tồn di sản lâu nay, các điểm đến, di sản văn hóa “bị” khóa cứng ở cửa vào ra, “bị lập hàng rào” cách biệt với người tham quan, trong khi điều kiện có thể cho phép tương tác, tìm hiểu đơn giản, sẽ giúp du khách và người dân thấu hiểu hơn về văn hóa di sản tại chính điểm đến di sản.

Vấn đề mà họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ cùng một số nhà nghiên cứu văn hóa di sản khác quan tâm, muốn đặt ra, là các bộ quy tắc, ứng xử với di sản một cách “đời sống hóa” nên được xây dựng, thiết chế thế nào?.

Qua những tranh luận, các chuyên gia nghiên cứu chỉ rõ hai hướng tương tác nên có tại các di sản văn hóa.

Thứ nhất, công tác bảo vệ, an ninh an toàn cho di sản cần được “số hóa, công nghệ hóa” tốt hơn và hiệu quả hơn. Điều này gần gũi với quan niệm lâu nay về bảo vệ di tích, hiện vật, ở ý nghĩa bảo tồn nguyên vẹn. Thay vì để đông đảo du khách tiếp cận, sờ mó, đụng chạm làm ảnh hưởng hiện vật, các bảo tàng, khu vực trưng bày, điểm đến di sản.

Nên “số hóa” hình ảnh, biến thành những thước phim, clip trình chiếu, mô phỏng 3D để người xem trải nghiệm, tìm hiểu qua các thông tin cung cấp rõ ràng, đầy đủ. Phương thức này, xem ra còn giúp hình ảnh, câu chuyện di sản “được trực tuyến” trong không gian mạng, từ đó giúp quảng bá, chia sẻ tốt hơn hình ảnh di sản.

Ông Lê Trí Công đặt vấn đề: “Ở các vị trí trưng bày cụ thể, hiện vật sẽ có hàng rào bảo vệ và các cụm camera quan sát, theo dõi, vậy tại sao không mã hóa thông tin về hiện vật ấy bằng các mã QR chẳng hạn, để du khách được tiếp cận nhanh gọn và hợp lý hơn.

Cách thu hút người ta tìm hiểu cũng đơn giản, thông qua những cuộc thi, chương trình thưởng quà… nào đó tại điểm đến di sản, vào thời điểm lễ tết, có sự kiện; theo đó người đến với di sản sẽ háo hức hơn”.

Hơn nữa, theo ông Công, việc “số hóa” sẽ giúp chính giới trẻ tương cận di sản khi đi cùng gia đình, người lớn tuổi. “Bọn trẻ sẽ tự hào giúp đỡ bố mẹ đọc thông tin về di sản được số hóa, đó không phải là một cách giúp chúng học tập về di sản sao?”, ông Công lý luận.

Thứ hai, tại các điểm di sản, nên hình thành khu vực “giả lập di sản” để tương tác với du khách và người dân tốt hơn. Ý tưởng này, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ tỏ ra tâm đắc và theo ông, cũng đã được nhiều điểm đến di sản thế giới nghiên cứu.

Nghĩa là ngay kề khu vực di sản chính, cần xây dựng, thiết kế những không gian trải nghiệm “giả lập”, tạo hứng thú cho du khách và người dân. Vấn đề này, chiếu xét theo các bảo tàng sẽ càng nên được quan tâm.

“Thay vì chỉ quy định bọn trẻ không được chạm vào hiện vật, tại sao chúng ta không có những “khu hiện vật giả”, mô phỏng đúng hiện vật để tổ chức các trò chơi, tổ chức không gian tìm hiểu, khám phá về di sản, lịch sử văn hóa ở di sản. Từ đó, giúp giới trẻ vui chơi, tìm hiểu thông tin về di sản văn hóa, qua những khu giả lập, mô hình hóa như vậy, sẽ làm sinh động di sản hơn”, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ đặt vấn đề.

Đây chính là câu lý giải của ông về sự việc các học sinh, thiếu niên xâm phạm vào các hiện vật tại Bảo tàng Quân sự: “Chính tâm lý tò mò đã khiến những đứa trẻ vi phạm các quy định, thì tại sao không biến tò mò ấy thành câu chuyện để hấp dẫn bọn trẻ đến vui chơi và học tập tại di sản, bảo tàng?”.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/bai-2-gia-lap-nhung-khong-gian-di-san-la-can-thiet-112412.html

Cùng chủ đề

Du lịch nông nghiệp: Tìm cách bứt phá

Phát triển du lịch nông nghiệp được xác định là một giải pháp động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững đồng thời nâng giá trị nông sản cho mỗi địa phương. Tuy nhiên, các hoạt động...

Phấn đấu đón hơn 30 triệu lượt khách

Theo Sở Du lịch Hà Nội, năm 2025 Hà Nội đặt mục tiêu tổng thu từ du lịch đạt trên 130.000 tỷ đồng nhờ vào các kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch để hút khách. ...

Du khách mê mẩn với hoa đào, hoa mận và cái lạnh ở Mộc Châu

Những ngày gần Tết, cao nguyên Mộc Châu sặc sỡ bởi sắc hồng rực rỡ của hoa đào và trắng xóa của hoa mận. Nhiều du khách khắp cả nước lên đây ngắm hoa, chụp ảnh và thưởng thức cái lạnh của Tây Bắc. ...

Bình Định đón những vị khách quốc tế đầu tiên đến ga Quy Nhơn

Năm 2025, ngành du lịch Bình Định phấn đấu đón 10 triệu lượt khách. Sở Du lịch cho biết, dự kiến từ nay đến hết tháng 1, tàu SE30 sẽ đưa gần 4.500 hành khách về Bình Định. Từ ngày 17/1 đến ngày 9/2, chuyến tàu Sài Gòn - Quy Nhơn (SE30) và ngược lại (SE29) sẽ hoạt động trở lại. Ngày 18/1, Sở Du lịch Bình Định đã tổ chức đón những vị khách đầu tiên đến Bình Định...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Bảo tồn, phát huy giá trị chuẩn mực trong thực hành Di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện những hiện tượng không đúng chuẩn mực, làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa, di sản cũng như các nghệ nhân uy tín, gắn bó lâu năm với di sản đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có những không gian, hoạt động thực hành chuẩn mực, góp phần tôn vinh giá trị di sản. Bảo...

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Đảng Cộng sản Việt Nam – Những mốc son lịch sử“

VHO - Sáng nay 16.1 tại Hà Nội, trưng bày chuyên đề "Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp tổ chức đã khai mạc. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương dự và cắt băng khai mạc trưng bày. Nhiều tài liệu, hiện vật quý, tiêu biểu trong phần nội dung này như các đồng chí Lãnh...

Tự hào nghề muối Sa Huỳnh

VHO - Nghề làm muối Sa Huỳnh ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghề này đã có lịch sử hàng trăm năm và trở thành một nghề truyền thống, văn hóa đặc trưng của địa phương. Hiện nay, đồng muối Sa Huỳnh có tổng diện tích khoảng 106 ha với hơn 560 hộ diêm dân thuộc 3 tổ dân...

Chuyện về ba chiếc xe ô tô từng phục vụ Bác Hồ được công nhận là Bảo vật quốc gia

VHO - Nhằm tôn vinh giá trị di sản vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho quốc gia, dân tộc, vào ngày 19.1.2025, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ trang trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia với ba chiếc xe ô tô đã từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Khai mạc chợ hoa xuân “trên bến dưới thuyền”

(NLĐO) - Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" ở quận 8, TP HCM sẽ được tổ chức đến hết ngày 29 tháng Chạp. ...

Phương án mới về thu gom, vận chuyển, xử lý rác

(NLĐO)-Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo an ninh chất thải trên địa bàn TP HCM. ...

Hai tuyến metro tại Hà Nội hoạt động thế nào trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ?

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vừa công bố lịch chạy tàu hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh...

Đêm muộn, các phương tiện vẫn nối đuôi nhau về quê nghỉ Tết, đường Vành đai 3 trên cao bất ngờ vắng

Hơn 22 giờ ngày 24/1 (25 tháng Chạp), các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội vẫn ùn tắc khi hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cảnh ùn...

Mới nhất