Trang chủDi sảnBài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá


VHO – Trải qua hơn 600 năm phong sương và biến thiên lịch sử, những khối đá xanh khổng lồ ở Thành nhà Hồ vẫn lặng lẽ gìn giữ dấu ấn một kinh đô vương triều. Từ lòng đất Vĩnh Lộc, hàng loạt phát hiện khảo cổ học trong những năm gần đây đang góp phần phác họa một cách trọn vẹn và chân xác diện mạo của Hoàng thành xưa, khẳng định tính toàn vẹn – một trong ba tiêu chí cốt lõi giúp Thành nhà Hồ được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới.

Dấu tích một đô thành hoàn chỉnh dưới lòng đất

Tọa lạc trên vùng đồng bằng trũng thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Thành nhà Hồ được xây dựng chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 1397 dưới triều Hồ Quý Ly – một thành quả kỳ vĩ của kỹ thuật xây dựng bằng đá lớn thời trung đại Đông Nam Á.

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá - ảnh 1
Thành nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới, một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo nhất Đông Nam Á được xây dựng vào năm 1397

Nhưng đằng sau những bức tường thành sừng sững mà du khách có thể mục sở thị ngày nay, một kinh đô cổ với cấu trúc đầy đủ, từ điện Hoàng Nguyên (Chính điện), đường Hoàng Gia, khu tế lễ Nam Giao, các cung điện tôn miếu vẫn nằm ẩn sâu dưới lòng đất, chờ được khai mở qua từng nhát bay khảo cổ.

Từ năm 2004 đến nay, Viện Khảo cổ học phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ đã thực hiện hơn 20 cuộc khai quật quy mô, làm hiện rõ diện mạo của một đô thành phong kiến hoàn chỉnh.

Các cuộc khai quật trong nội thành đã xác định được nhiều lớp kiến trúc chồng xếp, có niên đại trải dài từ thời Hồ, Lê đến thời Nguyễn và các giai đoạn sau này.

Trong đó, lớp kiến trúc và tầng văn hóa ở độ sâu 1–1,5m so với mặt đất hiện tại được xác định là thuộc thời Hồ – vết tích nguyên gốc quý giá nhất, được tìm thấy gần như nguyên vẹn về mặt bằng sau hơn 600 năm ẩn mình trong lòng đất của cố đô vương triều Hồ.

Theo PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, những phát hiện này là “chìa khóa vàng” để giải mã toàn vẹn, tính xác thực của cấu trúc kinh đô thời Hồ Quý Ly, đồng thời chứng minh Thành nhà Hồ không chỉ là một công trình kiến trúc đơn lẻ mà là trung tâm quyền lực chính trị, quân sự, văn hóa hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng kinh đô của một vương triều.

Một trong những phát hiện quan trọng nhất những năm gần đây là mặt bằng kiến trúc rất rõ nét được tìm thấy rất nguyên vẹn về nền móng, quy mô và cấu trúc của công trình quan trọng nhất trong khu vực nội Thành nhà Hồ.

Đó chính là điện Hoàng Nguyên hay còn gọi là Chính điện – nơi được cho là trung tâm hành chính, tế lễ và thiết triều để bàn bạc, quyết sách những vấn đề trọng đại quốc gia, dân tộc của vương triều Hồ.

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá - ảnh 2
Dấu tích Hào Thành có bề rộng tới 50m và sâu đến 7m, kết nối tự nhiên với sông Mã và sông Bưởi, tạo thành hệ thống phòng thủ khép kín quanh Thành nhà Hồ

Qua hai đợt khai quật năm 2020 và 2021 tại khu vực nằm chính giữa trục Bắc – Nam của tòa thành, các nhà khảo cổ đã phát lộ nền móng kiến trúc lớn gồm 3 trục bậc cấp bằng đá xanh, dài trên 40m, rộng 2,5m.

Những phiến đá ở đây được đẽo gọt tinh xảo, có vết mộng ghép rất chuẩn xác – thể hiện kỹ thuật gia công đá cực kỳ tiên tiến vào cuối thế kỷ XIV.

Xung quanh bậc cấp là hệ thống nền móng bằng đá xanh, đá ong và gạch lát nền hoa chanh, tạo nên mặt bằng kiến trúc rộng hàng trăm mét vuông. Các hiện vật đi kèm như chân tảng bằng đá xanh, gạch trang trí hoa văn, gốm men nhiều màu… đều mang dấu ấn văn hóa cuối Trần đầu Hồ.

Đặc biệt, cấu trúc ba bậc cấp song song hướng về cửa Nam được nhận định là phần còn lại của điện Kính Thiên – chính điện của kinh đô Tây Đô.

Nối liền từ khu vực này, đường Hoàng Gia – đại lộ xương sống của tòa thành – đã được khai quật dài trên 50m. Toàn bộ con đường được lát bằng đá phiến mang đặc trưng của triều Hồ, có hệ thống thoát nước song song hai bên. Đây chính là trục di chuyển chính của nhà vua từ Chính điện ra đàn tế Nam Giao, đồng thời kết nối các khu vực quan trọng trong kinh thành.

Một hạng mục quan trọng khác góp phần minh chứng tính toàn vẹn của Thành nhà Hồ là hệ thống Hào Thành. Từ năm 2016, việc khai quật khu vực phía trong và ngoài tường thành đã làm rõ một phần Hào Thành có bề rộng 50m, sâu 5–7m, cách chân tường thành từ 60 đến 90m.

Lòng hào có lớp sét và đá dăm dày tới 0,7m, giúp giữ nước quanh năm. Trên thực địa, người ta phát hiện dấu tích cống thoát nước bằng đá xếp, có tuổi đời từ cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV.

Điểm độc đáo là Hào Thành bao quanh toàn bộ bốn mặt tường thành, kết nối với các dòng chảy tự nhiên của sông Bưởi và sông Mã, hình thành nên một hệ thống phòng thủ khép kín bằng cả yếu tố nhân tạo và tự nhiên.

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá - ảnh 3
Khu đàn tế Nam Giao được phục dựng

Trong nhiều nền văn minh cổ đại, hệ thống hào nước là đặc trưng của các đô thành có chức năng quân sự – chính trị. Điều này càng khẳng định rõ chức năng và vai trò của Thành nhà Hồ như một trung tâm quyền lực hoàn chỉnh và có quy hoạch bài bản.

Một mảnh ghép quan trọng khác làm đầy thêm bức tranh toàn vẹn của kinh đô thời Hồ là việc phát hiện cụm kiến trúc Thái Miếu, nơi thờ cúng tổ tiên các vị vua.

Từ năm 2022 đến 2024, các nhà khảo cổ đã mở hàng chục hố khai quật ở phía đông và tây nội thành, phát hiện nền móng kiến trúc quy mô lớn, đối xứng nhau theo trục Bắc – Nam. Cụm kiến trúc này được xây trên nền cao, có bậc thềm đá, dấu tích cột gỗ lớn và gạch hoa trang trí tinh xảo.

Các hiện vật như ngói mũi sen, gạch in chữ Hán, đồ gốm trang trí… đều thuộc thời Hồ, khớp với ghi chép trong sử sách về việc Hồ Quý Ly cho xây Thái Miếu hai bên tả hữu của Chính điện.

Việc phát hiện các Thái Miếu không chỉ làm rõ cấu trúc nghi lễ, tín ngưỡng trong nội thành, mà còn khẳng định Thành nhà Hồ là kinh đô có đầy đủ thiết chế hành chính và tôn giáo, một tiêu chí bắt buộc để được công nhận là đô thành cổ toàn vẹn.

Ngoài khu nội thành, khu vực đàn tế Nam Giao (nằm cách cửa Nam khoảng 2km) cũng là nơi được khai quật và phục dựng nhiều nhất trong thời gian qua. Đây là đàn tế trời, nơi nhà vua tổ chức lễ Giao vào đầu xuân, thể hiện mối liên kết giữa vương triều và trời đất.

Qua các đợt khai quật năm 2008–2009 và 2015–2017, các nhà nghiên cứu đã phục dựng được quy mô đàn tế gồm 3 tầng hình vuông, xây bằng đất nện, rộng gần 200m2, có đường tế nối liền từ thành đến đàn.

Hệ thống đường tế và đàn tế Nam Giao không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo – tín ngưỡng mà còn là biểu tượng quyền lực chính trị của nhà Hồ. Việc bảo tồn và phục dựng khu đàn tế này đã nối liền không gian văn hóa, nghi lễ bên ngoài và bên trong thành, khẳng định Thành nhà Hồ là một chỉnh thể hoàn chỉnh về quy hoạch và chức năng đô thị trung đại.

Tính toàn vẹn được khẳng định bằng chứng tích vật chất

Trên cơ sở các kết quả khảo cổ học, giới nghiên cứu đã khẳng định: Thành nhà Hồ vẫn bảo tồn được một cách tương đối đầy đủ các yếu tố cấu thành một kinh đô cổ – từ tường thành, hào nước, đường Hoàng Gia, Chính điện, tôn miếu đến đàn tế Nam Giao. Đây là một trong rất ít kinh đô cổ ở châu Á còn giữ được quy mô và cấu trúc nền tảng như vậy.

Ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cho biết: “Khai quật, khảo cổ học tổng thể khu di sản Thành nhà Hồ là một rong những nhiệm vụ chiến lược mà UBND tỉnh Thanh Hóa đã cam kết với UNESCO, việc đẩy mạnh khai quật khảo cổ học tại di sản thời gian qua đã minh chứng mạnh mẽ cho quyết tâm của tỉnh Thanh Hóa trong việc tham gia thực hiện công ước Quốc tế và cam kết với Ủy ban di sản thế giới (WHC) của UNESCO”.

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá - ảnh 4
Đường Hoàng Gia – trục đại lộ chính nối Chính điện với đàn tế Nam Giao, được phát lộ với cấu trúc lát đá và hệ thống thoát nước hai bên hoàn chỉnh

Theo ông Linh nhấn mạnh, thực hiện và hoàn thành chương trình khảo cổ học chiến lược tại di sản chính là căn cứ khoa học xác thực nhất khẳng định tính toàn vẹn, tính xác thực và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản đề cử và cũng là cơ sở quan trọng để bảo tồn Di sản cho tương lai.

Trong giai đoạn tới, công tác khảo cổ tại Thành nhà Hồ sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt là việc mở rộng khai quật ở khu vực Chính điện và các cung điện phụ trợ.

Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt chủ trương dự án bảo tồn, tôn tạo một số hạng mục công trình thuộc khu vực nội thành của di sản, trưng bày khảo cổ học điện Hoàng Nguyên là một hạng mục quan trọng của dự án, qua đó đưa các kết quả nghiên cứu, khảo cổ học và giá trị của di sản đến gần hơn với công chúng.

Tính toàn vẹn, tính xác thực của di sản đề cử không chỉ là tiêu chí và giá trị khoa học để UNESCO công nhận di sản, mà còn là nền tảng để phát triển du lịch văn hóa – lịch sử tại địa phương. Khi những gì đang nằm sâu dưới lòng đất dần được “giải mã”, Thành nhà Hồ sẽ không chỉ là biểu tượng của một kỳ quan xây dựng bằng đá, mà còn là câu chuyện sống động về một kinh đô rực rỡ từng hiện diện trong lịch sử Việt Nam.

(Còn tiếp)



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/bai-1-giai-ma-dau-tich-kinh-thanh-da-135014.html

Cùng chủ đề

Học sinh thi làm hướng dẫn viên di sản Thành nhà Hồ trên TikTok

VHO - Học sinh trường THCS Phạm Văn Hinh (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá) sẽ vào vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu di sản Thành nhà Hồ qua các video clip ngắn đăng tải trên nền tảng TikTok, trong khuôn khổ cuộc thi “Em là Hướng dẫn viên di sản quê em”. Cuộc thi do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ phối hợp với trường THCS Phạm Văn Hinh tổ chức, chính...

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê nằm trên địa bàn thị trấn Óc...

Quảng Trị cần tập trung đầu tư bảo tồn di tích lịch sử trọng điểm

(Tổ Quốc) - Ngày 26/3, ông Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, các sở ban ngành liên quan về tiến...

Khai mạc triển lãm chào mừng 50 năm giải phóng tỉnh Quảng Nam

(NLĐO) – Triển lãm giới thiệu những thành tựu về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng… mà Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Quảng Nam đạt được sau 50 năm ...

Đoàn famtrip lữ hành Úc tham quan, khảo sát du lịch Quảng Nam

(Tổ Quốc) - Trong 2 ngày 18 - 19/3, Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Nam đón đoàn famtrip lữ hành Úc khảo sát các điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch tại tỉnh Quảng Nam. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trình chiếu kho báu di sản kiến trúc, âm nhạc, vũ đạo… thời Lý bằng công nghệ

VHO - Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18.5.2025), 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á, Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ”. Triển lãm khai mạc sáng...

Vinh danh tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định đưa “Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My, (Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, khẳng định giá trị đặc biệt của “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, đồng thời tôn vinh kho tàng tri thức bản địa quý giá của đồng bào vùng cao, nơi gìn giữ và trao truyền kinh nghiệm chăm sóc, khai...

Học sinh thi làm hướng dẫn viên di sản Thành nhà Hồ trên TikTok

VHO - Học sinh trường THCS Phạm Văn Hinh (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá) sẽ vào vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu di sản Thành nhà Hồ qua các video clip ngắn đăng tải trên nền tảng TikTok, trong khuôn khổ cuộc thi “Em là Hướng dẫn viên di sản quê em”. Cuộc thi do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ phối hợp với trường THCS Phạm Văn Hinh tổ chức, chính...

Thanh Hóa báo cáo Bộ VHTTDL vụ xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông

VHO - Trước vụ việc xâm phạm nghiêm trọng lăng mộ vua Lê Túc Tông thuộc di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chính thức báo cáo Bộ VHTTDL, đồng thời kiến nghị tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh, an toàn cho các di tích và cổ vật trên địa bàn. Ngày 13.5, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 2171/SVHTTDL-DSVH...

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VHO - Ngày 14.5, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam cho biết, Bộ VHTTDL đã có quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể quốc gia đối với tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Theo quyết định, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản sẽ có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản được...

Bài đọc nhiều

Khai quật khảo cổ tại Lạc Câu sẽ mở ra nhiều kỳ vọng

VHO - Từ ngày 9-31.5, Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam sẽ tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu, thôn Lạc Câu, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình (Quảng Nam). Trước đó, ngày 6.5, Bộ VHTTDL đã có quyết định số 1264/QĐ- BVHTTDL cho phép Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu. Việc thăm dò,...

Chuẩn bị khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu

VHO - Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam cho biết, ngày 6.5.2025, Bộ VHTTDL đã có quyết định số 1264/QĐ-BVHTTDL cho phép Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu, thôn Lạc Câu, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Theo đó, thời gian thăm dò, khai quật từ ngày 9-31.5.2025. Việc thăm dò, khai quật diễn ra trên diện tích 80m2. Cụ thể, diện...

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tiếp nhận hiện vật giá trị

VHO - Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2025), sáng 14.5.2025, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tổ chức Lễ tiếp nhận hiện vật lọ hoa do gia đình ông Vũ Thanh Tùng trân trọng trao tặng. Trân trọng cảm ơn tình cảm và hiện vật gia đình ông Vũ Thanh Tùng trao tặng, ông Nguyễn Văn Dương, Phó Giám đốc Khu Di tích...

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VHO - Ngày 14.5, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam cho biết, Bộ VHTTDL đã có quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể quốc gia đối với tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Theo quyết định, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản sẽ có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản được...

Thanh Hóa báo cáo Bộ VHTTDL vụ xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông

VHO - Trước vụ việc xâm phạm nghiêm trọng lăng mộ vua Lê Túc Tông thuộc di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chính thức báo cáo Bộ VHTTDL, đồng thời kiến nghị tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh, an toàn cho các di tích và cổ vật trên địa bàn. Ngày 13.5, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 2171/SVHTTDL-DSVH...

Cùng chuyên mục

Trình chiếu kho báu di sản kiến trúc, âm nhạc, vũ đạo… thời Lý bằng công nghệ

VHO - Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18.5.2025), 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á, Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ”. Triển lãm khai mạc sáng...

Vinh danh tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định đưa “Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My, (Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, khẳng định giá trị đặc biệt của “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, đồng thời tôn vinh kho tàng tri thức bản địa quý giá của đồng bào vùng cao, nơi gìn giữ và trao truyền kinh nghiệm chăm sóc, khai...

Học sinh thi làm hướng dẫn viên di sản Thành nhà Hồ trên TikTok

VHO - Học sinh trường THCS Phạm Văn Hinh (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá) sẽ vào vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu di sản Thành nhà Hồ qua các video clip ngắn đăng tải trên nền tảng TikTok, trong khuôn khổ cuộc thi “Em là Hướng dẫn viên di sản quê em”. Cuộc thi do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ phối hợp với trường THCS Phạm Văn Hinh tổ chức, chính...

Thanh Hóa báo cáo Bộ VHTTDL vụ xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông

VHO - Trước vụ việc xâm phạm nghiêm trọng lăng mộ vua Lê Túc Tông thuộc di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chính thức báo cáo Bộ VHTTDL, đồng thời kiến nghị tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh, an toàn cho các di tích và cổ vật trên địa bàn. Ngày 13.5, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 2171/SVHTTDL-DSVH...

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VHO - Ngày 14.5, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam cho biết, Bộ VHTTDL đã có quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể quốc gia đối với tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Theo quyết định, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản sẽ có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản được...

Mới nhất

Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng

Báo điện tử Dân Trí đưa tin về bài viết “Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng” ngày 16/05/2025. Để cập nhật thông tin tới khách hàng, chúng tôi sẽ trích nội dung từ Báo Dân Trí để cung cấp tới bạn đọc.Trích dẫn toàn bộ nội dung bài báo:Biến chứng...

Thông tin mới nhất cho các khách hàng đặt vé máy bay Vietnam Airlines trên VNPAY App và các Ứng dụng ngân hàng

Từ ngày 17/5/2025, toàn bộ chuyến bay nội địa của Hãng sẽ chuyển sang nhà ga T3 – sân bay Tân Sơn Nhất. Khách hàng khi đặt vé máy bay trên VNPAY App và các ứng dụng ngân hàng hãy kiểm tra kỹ thông tin chuyến bay trước khi đặt vé để đảm bảo chuyến đi suôn sẻ và...

Công ty Kinh doanh Bất động sản Viglacera tổ chức sự kiện “Gặp mặt tư vấn 2025” – Tổng công ty Viglacera

Vừa qua, Công ty Kinh doanh Bất động sản Viglacera đã tổ chức sự kiện “Gặp mặt tư vấn 2025” tại khu nghỉ dưỡng Angsana Quan Lan, Ha Long Bay, với sự tham dự của gần 30 đối tác đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Sự kiện là dịp để Công ty tri ân các đối...

Học sinh thi làm hướng dẫn viên di sản Thành nhà Hồ trên TikTok

VHO - Học sinh trường THCS Phạm Văn Hinh (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá) sẽ vào vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu di sản Thành nhà Hồ qua các video clip ngắn đăng tải trên nền tảng TikTok, trong khuôn khổ cuộc thi “Em là Hướng dẫn viên di sản quê em”. Cuộc thi do...

Mới nhất