Trang chủDi sảnBài 1: Đưa đề án vào cuộc sống

Bài 1: Đưa đề án vào cuộc sống


VHO – Vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tri thức dân gian “Tri thức may, mặc áo dài Huế”.

Đây được xem là kết quả vận động trong hơn 4 năm qua của địa phương, nhằm phát huy, bảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử của trang phục áo dài truyền thống từ quá khứ đến hiện tại, xây dựng các giá trị mới, “biến di sản thành tài sản” văn hóa.

Từ “lịch sử y quan”…

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn nhận, Áo dài Huế là một “trường hợp điển hình” trong chủ trương, định hướng của địa phương, nỗ lực tôn vinh, giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa bền vững qua từng chặng đường lịch sử, vừa bảo vệ những thành tựu truyền thống, vừa cập nhật, phát triển thêm những giá trị mới, hợp thời đại hơn.

Bài 1: Đưa đề án vào cuộc sống - ảnh 1
Áo dài Huế quảng bá trong ngày Tết tại Hà Nội

Theo các nhà nghiên cứu, câu chuyện Áo dài Huế, đại diện cho mẫu trang phục áo dài truyền thống Việt Nam, đã diễn ra suốt mấy thế kỷ, liên quan đến lịch sử định hình những giá trị văn hóa từ triều Nguyễn.

Đến nay, Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế căn cứ thực tiễn ngành may đo áo dài địa phương, cùng những nội dung văn hóa xã hội mà trào lưu trang phục cổ truyền được cổ súy tại Huế, để mạnh dạn vận động, vun đắp cơ hội chấn hưng những mẫu áo dài truyền thống, biến thể cách tân, thành câu chuyện phát triển dài lâu.

Từ năm 1744, sau khi xưng Vương ở Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Khoát với mong muốn thể hiện quyền lực quản lý, xây dựng thể chế chính trị của mình ở vùng đất đã kiểm soát, tiến hành nhiều cải cách trong bộ máy quản lý, áp dụng những chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Một trong những biểu hiện cụ thể của ông là quyết định chọn mẫu áo dài ngũ thân trong dân gian, cải sửa lại một số chi tiết, định chế thành triều phục cho quan lại và thứ dân. Áo dài ngũ thân theo đó trở thành trang phục chính của người dân Đàng Trong, khẳng định tính tự chủ về văn hóa, khác biệt với người dân Đàng Ngoài.

Bài 1: Đưa đề án vào cuộc sống - ảnh 2
Lễ hội áo dài mùa Xuân tại Hà Nội

Tuy nhiên phải đến năm 1826, sau khi ổn định triều chính được tiếp nhận từ vua cha Gia Long, Hoàng đế Minh Mạng mới quyết liệt thực thi các chính sách hoàn thiện văn hóa nước nhà, xác định mẫu quốc phục là áo ngũ thân, áp dụng rộng rãi và thống nhất khắp cả nước.

Mẫu trang phục này, được thiết kế từ dân gian, thành “chuẩn mực y quan” phù hợp kích thước, phong bộ con người Việt Nam, điều chỉnh phù hợp các lễ tiết tập tục, để sử dụng tùy từng hoàn cảnh, đối tượng, phục vụ hoạt động văn hóa trang phục người dân và điển lễ quan trường.

Mãi cho đến khi người Pháp thực hiện chính sách đô hộ, nền chính trị quân chủ nước nhà suy bại, mẫu mã trang phục người Việt mới biến cải đi, Âu hóa từng bước theo dòng hội nhập, rồi hoán cải thêm cho phù hợp từng giai đoạn lịch sử đất nước để khác biệt dần. Song về mặt nghi lễ dân gian, những điển cố văn hóa cổ truyền vẫn được người dân gìn giữ.

Áo ngũ thân truyền thống vẫn lưu truyền trong làng xã thôn quê. Vào những dịp lễ Tết quan viên, lại được người dân dùng làm trang phục chính. Cứ vậy theo thời gian, qua chiến tranh rồi hòa bình, mẫu áo ngũ thân vẫn tồn tại trong ý thức phục trang của người dân.

Đặc biệt tại Huế, mảnh đất vương phong đế vị, bao sóng gió biến đổi đi qua, thì chất liệu văn hóa triều đại vẫn được người dân níu giữ bảo toàn, như một giải pháp duy trì lễ tiết nghi thức của cuộc sống. Người dân Huế dù cơ cực thế nào vẫn giữ nguyên nếp nhà và phép hành xử vốn dĩ, bảo toàn mọi tiết lễ gia phong.

Nhờ vậy, chiếc áo ngũ thân trong văn hóa xứ Huế vẫn được giữ gìn, được người Huế trang trọng sử dụng trong mọi dịp tiết lễ nghi đốn, quanh năm bốn mùa. Người Huế, một cách lễ giáo, vẫn nghiêm túc chỉnh tề khi thấy mẫu áo ngũ thân truyền thống xuất hiện và trong mỗi gia đình văn hóa, luôn lưu giữ những bộ áo dài ngũ thân như dấu mốc cho sự hiển đạt gia phong một cách tự hào.

Đến đề án và thực tế phát triển

Tiến sĩ Thái Kim Lan, một trong những nhà nghiên cứu văn hóa Huế biểu đạt, bà cũng là người phụ nữ Huế và bao năm sống, làm việc ở nước ngoài, bà vẫn luôn giữ gìn cốt cách đoan trang trong mẫu áo dài ngũ thân truyền thống. Đến nay, bà quay về Huế, tiếp tục những công việc cổ súy văn hóa dân tộc, một lần nữa, bà tham gia vào công cuộc chấn hưng thiết chế y quan truyền thống, vận động phát triển lại mẫu áo dài dân tộc.

Sự tham gia của những người như Tiến sĩ Thái Kim Lan, đã tác động mạnh mẽ đến trào lưu văn hóa tiết lễ tại Huế và Sở Văn hóa Thể thao địa phương tích cực thúc đẩy cho phong trào này phát triển. Hơn 3 năm trước, với sự thống nhất từ những nhà nghiên cứu, các tộc họ làng xã, các nghệ nhân văn hóa, những cơ sở may đo trang phục truyền thống, một chương trình hành động, xây dựng lại các giá trị văn hóa từ chiếc Áo dài Huế đã được khởi động.

Bài 1: Đưa đề án vào cuộc sống - ảnh 3
Áo dài Huế bắt đầu hiện diện rõ hơn trong các nghi lễ xứ Huế

Theo đó, hình ảnh người Huế với chiếc áo dài ngũ thân đã dần dần phổ biến, được tái hiện, tôn vinh trong mọi hoạt động cộng đồng xã hội, từ lễ Tết cho đến các hoạt động văn hóa địa phương. Những dịp lễ hội Festival quốc tế tại Huế, tại mọi sự kiện truyền thống dân gian, áo ngũ thân đều được chọn là trang phục chính để người tổ chức điều hành nghi lễ một cách trang trọng, mọi cá nhân tham gia đều nghiêm túc tuân hành.

Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế là đơn vị cổ súy mạnh mẽ nhất về hoạt động này, với chủ trương mặc áo ngũ thân truyền thống chào cờ mỗi đầu tuần và tại các hội nghị, cuộc họp chính thức trong quản lý hành chính địa phương.

Bài 1: Đưa đề án vào cuộc sống - ảnh 4
Tiến sĩ Thái kim Lan bên mâm lễ Tết cổ truyền

Không những thế, qua vận động văn hóa, phong trào áo dài truyền thống từ Huế còn nhanh chóng lan tỏa đi các địa phương khác, mạnh dạn quảng bá ở các dịp hội chợ, sự kiện văn hóa từ Hà Nội vào tới TP.Hồ Chí Minh.

Những nghệ nhân Áo dài Huế đã không quản ngại đường xa, có mặt tại nhiều chương trình, sự kiện lớn, như dịp lễ hội mùa xuân ở phố cổ Hà Nội, những tuần lễ thương mại văn hóa lớn TP.Hồ Chí Minh; vào Đà Nẵng, lên Tây Nguyên tổ chức giao lưu văn hóa.

Một số nhà hoạt động ngoại giao quốc gia, các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài, cũng nhận chân vấn đề trang phục quốc gia, cùng tham gia chương trình vận động này, từng bước đem hình ảnh Áo dài dân tộc lan truyền khắp nơi.

Ngày 29.3.2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định phê duyệt đề án “Huế – Kinh đô Áo dài Việt Nam”, chính thức công nhận hoạt động cổ súy phát triển mẫu áo ngũ thân truyền thống tại địa phương. Sự việc này tạo thêm cơ sở pháp lý cho công tác quảng bá, tôn vinh Áo dài Huế, hướng đến thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, khẳng định hình ảnh Áo dài Huế trong văn hóa cộng đồng và đối ngoại quốc tế.

Một định hướng phát triển Áo dài Huế mạnh mẽ hơn theo đó cũng được ấn định, với dấu mốc quan trọng đến nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp bằng công nhận Di sản văn hóa – tri thức dân gian cho nghề may đó Áo dài Huế. Câu chuyện “biến di sản thành tài sản” chính thức mở ra.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/bai-1-dua-de-an-vao-cuoc-song-113818.html

Cùng chủ đề

‘Lễ hội vật đuổi giải’

(CLO) Ngày 4/2, xã Cao Xá (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ” và khai mạc Lễ hội vật đuổi giải năm 2025. Đây không chỉ là một lễ...

NSND Hồng Vân trao lại bằng khen vở “Bông cánh cò” cho gia đình cố nhạc sĩ Bắc Sơn

(NLĐO) - Gia đình cố nhạc sĩ NSƯT Bắc Sơn có thêm động lực để lan tỏa những di sản văn hóa, âm nhạc mà ông để lại. ...

Từ tài nguyên thầm lặng đến động lực phát triển

(NB&CL) Di sản văn hóa gồm những hiện vật, công trình hay lễ hội truyền thống tồn tại qua hàng thế kỷ là một nguồn tài nguyên vô giá, không chỉ để bảo tồn mà còn có thể khai thác một cách bền vững nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cục Di sản Văn hóa yêu cầu khẩn trương bảo vệ di tích và đề xuất phương án xử lý

VHO - Ngày 10.2.2025, liên quan đến vụ cháy tại di tích quốc gia chùa Làng Vẽ (phường Thọ Xương, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang), Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL) Trần Đình Thành đã ký công văn số 101/DSVH-DT gửi Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang yêu cầu đề xuất phương án xử lý. Công văn cho biết, Cục Di sản văn hóa nhận được thông tin di tích quốc gia chùa Làng Vẽ...

Ngày “mở cổng trời” tại Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền Nưa – Am Tiên

VHO - Hằng năm vào ngày mùng 9 tháng Giêng (tức ngày 6.2), hàng nghìn du khách lại hành hương về Quần thể di tích lịch sử, văn hóa đền Nưa - Am Tiên (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) trong ngày “mở cổng trời” để cầu tài lộc, may mắn. Hằng năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, địa phương long trọng tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên và lễ “mở cổng...

Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VHO - Sáng 7.2, Sở VHTT Bình Định phối hợp với UBND TP Quy Nhơn tổ chức Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý. Cống hiến hết sức mình vì Lễ hộiSự kiện này là niềm tự hào, dịp để cộng đồng tôn vinh di sản Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý; tôn vinh cộng đồng dân cư vùng biển, nhất là các...

Khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Ất Tỵ 2025

VHO - Tối 2.2 (tức mùng 5 Tết), tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông với nhiều hoạt động đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến thăm quan, chiêm bái. Lễ hội Đền Đông Cuông 2025 là một trong những lễ hội đặc sắc, ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo và cổ kính, một...

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Bài đọc nhiều

Khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Ất Tỵ 2025

VHO - Tối 2.2 (tức mùng 5 Tết), tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông với nhiều hoạt động đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến thăm quan, chiêm bái. Lễ hội Đền Đông Cuông 2025 là một trong những lễ hội đặc sắc, ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo và cổ kính, một...

Quảng bá tranh Đông Hồ, tiến tới đề cử là di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp

Tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp tranh dân gian Đông Hồ để trưng bày tại các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và làm quà tặng đối ngoại.   Các nữ Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam tìm hiểu về nghệ thuật tranh Đông Hồ tại làng Đồng Kỵ,Từ Sơn, Bắc Ninh. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN) Chủ tịch Ủy ban Nhân dân...

Đi tìm đô thị-cảng thị cổ trong lòng đất

Báo cáo của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam về kết quả đề án khảo cổ học văn hóa Óc Eo, do PGS, TS Bùi Minh Trí thực hiện cho thấy những phát hiện hết sức giá trị và đầy ắp thông tin thú vị. Di chỉ khảo cổ học quy mô lớn với thời gian khai quật dài hơi Là nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng ở Nam Bộ, khu di tích khảo...

Cần làm rõ việc chặt cây, phá tường, lấn đất di tích quốc gia

Chùa Vàng nằm trong cụm di tích lịch sử văn hóa-nghệ thuật kiến trúc đình chùa Vàng, trong đó, đình Vàng là nơi thờ vị thần có công giúp Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc Hán. Theo Trụ trì Thích Thanh Tâm, chùa Vàng có từ thời Lê với nhiều bia đá ghi lại lịch sử, trong đó, bia sớm nhất có niên đại Long Đức 1734. Chùa nổi tiếng với nhiều mảng chạm khắc đẹp và...

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong nhận Bằng khen vì những đóng góp cho Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

VHO - Tối 23.11.2024 tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vinh (Nghệ An) đã diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh. Tại lễ kỷ niệm, Bộ VHTTDL đã tặng Bằng khen cho 5 tập thể và 5 cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh giai đoạn 2019-2024. Trong những cá...

Cùng chuyên mục

Cục Di sản Văn hóa yêu cầu khẩn trương bảo vệ di tích và đề xuất phương án xử lý

VHO - Ngày 10.2.2025, liên quan đến vụ cháy tại di tích quốc gia chùa Làng Vẽ (phường Thọ Xương, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang), Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL) Trần Đình Thành đã ký công văn số 101/DSVH-DT gửi Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang yêu cầu đề xuất phương án xử lý. Công văn cho biết, Cục Di sản văn hóa nhận được thông tin di tích quốc gia chùa Làng Vẽ...

Ngày “mở cổng trời” tại Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền Nưa – Am Tiên

VHO - Hằng năm vào ngày mùng 9 tháng Giêng (tức ngày 6.2), hàng nghìn du khách lại hành hương về Quần thể di tích lịch sử, văn hóa đền Nưa - Am Tiên (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) trong ngày “mở cổng trời” để cầu tài lộc, may mắn. Hằng năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, địa phương long trọng tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên và lễ “mở cổng...

Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VHO - Sáng 7.2, Sở VHTT Bình Định phối hợp với UBND TP Quy Nhơn tổ chức Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý. Cống hiến hết sức mình vì Lễ hộiSự kiện này là niềm tự hào, dịp để cộng đồng tôn vinh di sản Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý; tôn vinh cộng đồng dân cư vùng biển, nhất là các...

Khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Ất Tỵ 2025

VHO - Tối 2.2 (tức mùng 5 Tết), tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông với nhiều hoạt động đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến thăm quan, chiêm bái. Lễ hội Đền Đông Cuông 2025 là một trong những lễ hội đặc sắc, ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo và cổ kính, một...

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Mới nhất

Giá vàng thế giới vượt 2.900 USD/ounce, cao nhất mọi thời đại

Giá vàng thế giới đã chạm mức cao nhất mọi thời đại vào tối nay, 10-2, với 2.910 USD/ounce. Theo ghi nhận, hiện chênh...

thống nhất các nội dung về đổi mới quản lý, tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi-Chiều 10/2, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp để xem xét, thông qua các nội dung trình tại Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Cuộc họp tập trung vào việc giải quyết các công việc phát sinh đột xuất và triển khai Đề án sắp...

Nam Định có thêm cụm công nghiệp hơn 666 tỷ đồng

CCN Nam Thanh được quy hoạch diện tích 50ha, vị trí giao thông thuận lợi: phía Bắc giáp thôn Quyết Tiến, xã Nam Thanh; phía Nam giáp xã Trực Tuấn, phía Đông giáp xã Trung Đông (huyện Trực Ninh); phía Tây giáp tuyến đường bộ Nam Định - Lạc Quần. CCN này sẽ tập trung các ngành nghề hoạt...

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc mưa phùn, sương mù

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 11 - 20/2,...

Tổng công ty phát điện 1 muốn đầu tư nhà máy nhiệt điện 55.000 tỉ đồng, cuối năm 2030 vận hành

Tổng công ty Phát điện 1 đề xuất làm chủ đầu tư Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị hiện đã được đưa vào Quy hoạch điện VIII, nhưng chưa có chủ đầu tư với tổng vốn 55.000 tỉ đồng, dự kiến phát điện cuối năm 2030. ...

Mới nhất