Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBác sĩ chỉ ra những thực phẩm nên được ưu tiên nếu...

Bác sĩ chỉ ra những thực phẩm nên được ưu tiên nếu phải ăn khuya

Nhiều người thường ăn khuya, hoặc ăn thêm vào ban đêm sau bữa chính, vì lý do đặc thù công việc hoặc thói quen. Đây có thể là nguyên nhân gây nhiều bệnh ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi chúng ta ăn khuya?

Ăn khuya là hành vi tiêu thụ bữa ăn chính hoặc bữa phụ vào thời điểm sau 22 giờ, khi đồng hồ sinh học của cơ thể bắt đầu chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi. Điều này phá vỡ chu kỳ hoạt động tự nhiên của hệ tiêu hóa và trao đổi chất.

Theo thạc sĩ – bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Văn Hiều, khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 175, ăn khuya gây nhiều tác hại cho cơ thể như sau:

ăn khuya

Ăn khuya là hành vi tiêu thụ bữa ăn chính hoặc bữa phụ vào thời điểm sau 22 giờ, khi đồng hồ sinh học của cơ thể bắt đầu chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi

Tốc độ tiêu hóa giảm: Sau 22 giờ, hệ thần kinh đối giao cảm giảm hoạt động, tiết enzym tiêu hóa giảm, làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày có thể dẫn đến cảm giác đầy bụng, khó tiêu.

Tăng nguy cơ trào ngược dạ dày – thực quản: Khi thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn mà cơ thể ở tư thế nằm, áp lực dạ dày tăng lên, dễ đẩy axit và thức ăn lên thực quản, gây trào ngược.

Rối loạn nhịp sinh học: Đồng hồ sinh học điều chỉnh tiết hormone tiêu hóa và chuyển hóa năng lượng. Ăn tối muộn làm gián đoạn quá trình này, dẫn đến rối loạn chuyển hóa và tiêu hóa không hiệu quả.

Từ đó, các hậu quả của ăn tối trễ mà bác sĩ chỉ ra bao gồm nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Tăng cân và béo phì: Ăn tối muộn làm tăng tích trữ năng lượng dư thừa dưới dạng mỡ do tốc độ chuyển hóa cơ bản giảm vào ban đêm.

Tăng nguy cơ bệnh lý về chuyển hóa: Ăn tối trễ liên quan đến tăng nguy cơ kháng insulin, tiểu đường loại 2 và hội chứng chuyển hóa.

Rối loạn tiêu hóa: Trào ngược dạ dày – thực quản, khó tiêu, đầy hơi…

Rối loạn giấc ngủ: Ăn tối muộn làm gián đoạn giấc ngủ, gây mệt mỏi mạn tính và giảm khả năng tập trung.

Ăn tối trễ nhưng đói nhiều hơn vào sáng hôm sau, vì sao?

Bác sĩ Hiều giải thích nguyên nhân tăng cảm giác đói và thèm ăn vào buổi sáng sau khi ăn no vào ban đêm là do rối loạn hormone leptin và ghrelin: “Leptin (hormone gây no) giảm trong khi ghrelin (hormone kích thích đói) tăng sau bữa tối muộn, gây cảm giác đói mạnh hơn vào sáng hôm sau. Việc tăng đường huyết và insulin không ổn định do cơ thể được nạp các thực phẩm giàu tinh bột và đường cũng có thể là lý do. Bởi sau đó, cơ thể phản ứng bằng cách tiết insulin dư thừa, dẫn đến hạ đường huyết phản ứng vào sáng, kích thích thèm ăn”.

Bác sĩ chỉ ra những thực phẩm nên được ưu tiên nếu phải ăn khuya- Ảnh 2.

Ăn khuya gây các vấn đề rối loạn giấc ngủ, trào ngược dạ dày và rối loạn nhịp sinh học

Ngoài ra, ăn đêm gây rối loạn giấc ngủ do quá trình tiêu hóa chưa hoàn thành, gây khó ngủ, làm cơ thể mệt mỏi và kích thích nhu cầu năng lượng cao hơn vào ngày hôm sau. Với những người có thói quen đi ngủ ngay sau ăn tối muộn còn có nguy cơ trào ngược dạ dày – thực quản, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến nhịp tim và tuần hoàn…

Thực phẩm nên được “chọn mặt gửi vàng” khi cần ăn tối muộn

Theo bác sĩ Hiều, nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa và ít calo để ăn vào buổi đêm:

  • Protein dễ tiêu: Sữa chua không đường, trứng luộc, cá hồi…
  • Thực phẩm giàu chất xơ và nước: Rau xanh, dưa leo, cà chua hoặc một ít trái cây ít đường như táo, lê.
  • Nguồn tinh bột phức hợp nhỏ gọn: Bánh mì nguyên cám hoặc cháo yến mạch.
  • Đồ uống lành mạnh: Nước ấm, trà thảo mộc (không chứa caffeine) để hỗ trợ tiêu hóa.

“Để bảo vệ hệ tiêu hóa và sức khỏe toàn diện của cơ thể, mọi người cần lưu ý ăn tối đúng giờ, nên ăn trước 20 giờ để hệ tiêu hóa có đủ thời gian xử lý thức ăn trước khi đi ngủ, chú ý kiểm soát khẩu phần ăn vào thời gian này. Nếu cảm thấy đói muộn, hãy chọn một bữa ăn nhẹ, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, muối. Tuyệt đối không nằm ngay sau ăn, thay vào đó nên duy trì tư thế ngồi thẳng hoặc đi lại nhẹ nhàng trong ít nhất 2 giờ sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa. Thêm nữa, việc tạo thói quen sinh hoạt đều đặn, đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày để hỗ trợ đồng hồ sinh học, cũng rất quan trọng”, bác sĩ Hiều nhấn mạnh.




Nguồn: https://thanhnien.vn/bac-si-chi-ra-nhung-thuc-pham-nen-duoc-uu-tien-neu-phai-an-khuya-185250103230019872.htm

Cùng chủ đề

Bệnh viện Quân y 175 đạt chứng nhận quốc tế đảm bảo an toàn người bệnh

Sáng 16-1, Bệnh viện Quân y 175 trở thành bệnh viện quân đội đầu tiên tại phía Nam nhận chứng nhận phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn và sai sót thuốc trong tĩnh mạch trị liệu (PRIME/JCI), hướng tới sự an toàn của người bệnh. ...

Trực thăng cấp cứu đưa quân nhân từ đảo An Bang về đất liền trong đêm

Chiều 4/1, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) cho biết, máy bay...

Trực thăng cấp cứu bệnh nhân viêm màng não ở Trường Sa

(Dân trí) - Một quân nhân mắc bệnh nặng tại đảo An Bang (Trường Sa) đã được trực thăng đưa về Bệnh viện 175 TPHCM để cấp cứu. Rạng sáng 4/1, Bệnh viện Quân y 175 (TPHCM) tiếp nhận một bệnh nhân được chuyển đến bằng trực thăng từ quần đảo Trường sa.Bệnh nhân là Trung úy Đỗ Minh Vương (sinh năm 1997), đang công tác trên đảo An Bang (huyện đảo Trường Sa, Việt Nam).Lúc 0h12 ngày 4/1, trực...

Trực thăng bay đêm cấp cứu quân nhân từ đảo An Bang về đất liền

0h12 ngày 4-1, trực thăng mang số hiệu VN-8620 thuộc Binh đoàn 18 (Bộ Quốc phòng) bay cấp cứu quân nhân được chuẩn đoán viêm màng não, tiên lượng nặng từ đảo An Bang, đã hạ cánh an toàn xuống Bệnh viện Quân y 175, TP. Hồ Chí Minh. ...

Nghiên cứu cho thấy ăn nhiều vào cuối ngày có thể tăng nguy cơ mắc tiểu đường

Nhiều người có xu hướng ăn nhiều vào cuối ngày sau thời gian làm việc và học tập mệt mỏi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ăn nhiều vào cuối ngày có thể tăng nguy cơ mắc tiểu đường. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mẹo để tránh ăn quá nhiều trong dịp tết

Tết là dịp để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè. Khi mọi người đều vui vẻ, đồ ăn, đồ uống thoải mái, rất dễ xảy ra tình trạng ăn nhiều. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ tăng thêm vài cân sau...

Bài đọc nhiều

FPT Long Châu, Eisai Việt Nam và Hội bệnh Alzheimer hợp tác cùng nâng cao nhận thức về bệnh Alzheimer tại Việt Nam

08/03/2023 11:30 FPT Long Châu, Eisai Việt Nam và Hội bệnh Alzheimer và rối loạn thần kinh nhận thức Việt Nam đã ký kết hợp tác thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân Alzheimer tại Việt Nam. Thông qua dự án cùng FPT Long Châu, đồng hành với VnADA, Eisai kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho hàng triệu người...

Hôn mê, ngộ độc khí do đốt than sưởi ấm

Bệnh nhân nữ, 67 tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu sau khi sử dụng bếp than sưởi ấm trong phòng kín. Tin mới y tế ngày 17/1: Hôn mê, ngộ độc khí do đốt than sưởi ấmBệnh nhân nữ, 67 tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu sau khi sử dụng bếp than sưởi ấm trong phòng kín. Hôn mê, ngộ độc...

Cùng chuyên mục

Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

NDO - Thông tin từ Bộ Y tế tối 24/1 cho biết, nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17 giờ chiều nay tại Hà Nội. Trước đó, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu có thời gian điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ giữa năm 2024 trong tình trạng khá nặng, nhưng sau đó bệnh chuyển biến tốt hơn. Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu sinh ngày...

Mẹo để tránh ăn quá nhiều trong dịp tết

Tết là dịp để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè. Khi mọi người đều vui vẻ, đồ ăn, đồ uống thoải mái, rất dễ xảy ra tình trạng ăn nhiều. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ tăng thêm vài cân sau...

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc...

WHO thừa nhận khó khăn tài chính khi Mỹ rời đi

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ cắt giảm chi phí và xem xét chương trình y tế nào cần ưu tiên sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi cơ quan này. Trong một tài liệu nội bộ gửi tới...

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

Thông tin từ Bộ Y tế tối 24/1 cho biết, TS.BS Nguyễn Quốc Triệu - Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đã qua đời lúc hơn 17h chiều nay tại Hà Nội. ...

Mới nhất

Phương án mới về thu gom, vận chuyển, xử lý rác

(NLĐO)-Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo an ninh chất thải trên địa bàn TP HCM. ...

Hai tuyến metro tại Hà Nội hoạt động thế nào trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ?

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vừa công bố lịch chạy tàu hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh...

Đêm muộn, các phương tiện vẫn nối đuôi nhau về quê nghỉ Tết, đường Vành đai 3 trên cao bất ngờ vắng

Hơn 22 giờ ngày 24/1 (25 tháng Chạp), các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội vẫn ùn tắc khi hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cảnh ùn...

Bưu điện Việt Nam làm việc đến trưa 29 Tết để trả đơn người nhận

Chậm nhất là đến 12h trưa ngày 28/1 (29 Tết), toàn bộ hàng hóa sẽ được Bưu điện Việt Nam chuyển phát đến tận tay người nhận. Theo Bưu điện Việt Nam, từ đầu tháng 1/2025 đến nay, sản lượng hàng hóa gửi qua bưu điện tăng 25% so với trước đó. Có thời điểm lên...

Mới nhất