Trang chủChính trịNgoại giaoBắc Kinh đã bị tụt lại phía sau, quan hệ với Washington...

Bắc Kinh đã bị tụt lại phía sau, quan hệ với Washington và EU nguội lạnh dần?


Các nền kinh tế lớn ngày càng hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng nhiều nền kinh tế mới nổi và các nước xuất khẩu hàng hóa khác vẫn tiếp tục phụ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc: Bắc Kinh
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc: Bắc Kinh đã bị tụt lại phía sau, quan hệ với Washington và EU nguội lạnh dần? (Nguồn: Adobe stock)

Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế lớn khác đã hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc kể từ khi cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh bắt đầu cách đây 5 năm, “phủ bóng đen” lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Theo dữ liệu từ Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) được Nikkei phân tích, thương mại kết hợp của Trung Quốc với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đạt tổng cộng 2.000 tỷ USD, chiếm 35% tổng khối lượng thương mại G20.

Năm 2023, Trung Quốc tụt lại phía sau Mexico với tư cách là nước xuất khẩu hàng đầu sang Mỹ, do người Mỹ đã nhập khẩu nhiều đồ điện tử và các sản phẩm khác từ nơi khác hơn.

Nhập khẩu điện thoại thông minh của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm khoảng 10% trong 11 tháng kể từ đầu năm 2023, trong khi nhập khẩu từ Ấn Độ tăng gấp 5 lần. Nhập khẩu máy tính xách tay từ Trung Quốc giảm khoảng 30%, trong khi nhập khẩu từ Việt Nam tăng gấp 4 lần.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu vào năm 2018 dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, với việc Washington áp đặt mức thuế sâu rộng đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Tổng thống Joe Biden đã giữ nguyên nhiều cơ chế trong số đó khi ông thúc đẩy “kết nối bạn bè” hoặc chuyển nhiều chuỗi cung ứng hơn sang các nước thân thiện với Mỹ.

Trong khi đó, trong giai đoạn này, xuất khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc sang Trung Quốc cũng giảm. Mỹ đã trở thành điểm đến lớn nhất cho hàng xuất khẩu của Nhật Bản vào năm ngoái lần đầu tiên sau 4 năm, vượt qua Trung Quốc. Xuất khẩu hàng tháng của Hàn Quốc sang Mỹ cũng vượt xa xuất khẩu sang Trung Quốc vào tháng 12/2023, lần đầu tiên sau 20 năm.

Ngay cả châu Âu, nơi có mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc, dường như cũng đang thu hẹp quy mô. Trung Quốc đã tụt xuống vị trí thứ ba từ vị trí đầu tiên trong số các nhà xuất khẩu sang Anh trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11/2023.

Nhà kinh tế cấp cao Benjamin Caswell tại Viện Nghiên cứu kinh tế và xã hội quốc gia ở Anh, cho biết, các công ty đang tìm cách tách chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ giữa Bắc Kinh với Mỹ và châu Âu trở nên nguội lạnh.

Nhập khẩu của Đức từ Trung Quốc đã giảm 13% trong năm 2023 do chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz có lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh. Mỹ, quốc gia đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, dự kiến sẽ vượt Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Đức trong năm nay.

Mỹ và các đối tác đang theo đuổi chiến lược “giảm rủi ro” hoặc giảm sự phụ thuộc vào thương mại Trung Quốc để tăng cường an ninh kinh tế của họ. Suy thoái kinh tế của Trung Quốc càng đẩy nhanh xu hướng này.

Tuy nhiên, nhiều nước mới nổi và các nước xuất khẩu hàng hóa vẫn tiếp tục phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

Xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc đã tăng khoảng 60% trong khi nhập khẩu tăng khoảng 50% kể từ năm 2019 – trước khi dịch Covid-19 lan rộng ra toàn cầu – vượt xa đáng kể tốc độ tăng trưởng thương mại với Mỹ của quốc gia Nam Mỹ này.

Xuất khẩu quặng sắt và đậu nành đặc biệt mạnh mẽ. Brazil mong muốn tăng cường quan hệ thương mại với Trung Quốc, bao gồm cả việc mở rộng các giao dịch dựa trên đồng nhân dân tệ và đồng real mà không sử dụng đồng USD làm trung gian.

Trong số các đối tác của Mỹ, Australia chứng kiến xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 17% vào năm 2023. Thủ tướng Anthony Albanese đã nỗ lực hàn gắn mối quan hệ với Bắc Kinh kể từ khi nhậm chức, dẫn đến xuất khẩu bông và đồng tăng lên.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc báo cáo rằng, tỷ trọng của Mỹ trong tổng thương mại của Trung Quốc đã giảm 2,5 điểm phần trăm trong 5 năm tính đến năm 2023. Nhật Bản và Hàn Quốc chứng kiến tỷ trọng của họ giảm lần lượt 1,7 và 1,5 điểm phần trăm, trong khi Đức giảm 0,5 điểm và Anh thêm 0,1 điểm.

Ngược lại, thị phần của các thành viên ASEAN tăng 2,6 điểm phần trăm, khi ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc thâm nhập vào Đông Nam Á. Thị phần của Brazil tăng 0,7 điểm. Nga tăng 1,7 điểm.

Trung Quốc tăng cường nhập khẩu năng lượng từ Nga khi các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với việc Moscow buộc nước này phải bán dầu thô và khí đốt tự nhiên với giá chiết khấu.

Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang đổ xô vào Mexico, quốc gia có hiệp định thương mại tự do với Mỹ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mexico đã đạt mức kỷ lục vào năm ngoái, khiến Washington phải kêu gọi chính quyền Mexico tiến hành sàng lọc chặt chẽ hơn.

Tuy nhiên, sự gia tăng nhập khẩu của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của nước tiếp nhận với Bắc Kinh. Thâm hụt thương mại của Italy với Trung Quốc đã tăng khoảng 40% kể từ năm 2019, khi nước này trở thành quốc gia Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) duy nhất ký tham gia sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI). Tuy nhiên, vào tháng 12 năm ngoái, Italy đã tuyên bố họ sẽ rời khỏi BRI.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ngành cảng biển Việt Nam đang dần trở thành ngôi sao sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu

Ngành cảng biển Việt Nam đang dần trở thành một ngôi sao sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của dòng vốn FDI. Trong báo cáo "Ngành cảng container - Vươn mình ra biển lớn, nắm bắt những cơ hội mới" của VnDirect Research, đánh giá của nhóm phân tích thuộc VnDirect Research cho rằng, ngành cảng biển Việt Nam đang dần trở thành một ngôi sao sáng...

Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu phát triển bền vững

MXV tiếp tục khẳng định tầm nhìn phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa quốc gia thông qua thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các tập đoàn logistics quốc tế. Sau sự kiện ký kết hợp tác phát triển logistics trong nước cùng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam vào ngày 22/11/2024, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tiếp tục khẳng định tầm nhìn phát triển chuỗi cung ứng hàng...

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu tham dự Hội chợ nông sản phẩm nhiệt đới quốc tế Trung Quốc lần thứ...

Từ ngày 4-5/12, ông Trần Đình Vũ Hải, Lãnh sự Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã dự Lễ khai mạc Hội chợ nông sản phẩm nhiệt đới quốc tế Trung Quốc lần thứ 27 và các hoạt động bên lề liên quan tại Đặc khu kinh tế tỉnh Hải Nam.

Xuất khẩu sang thị trường ‘khó tính’: Hàng chất lượng ổn, giá tốt chưa chắc đã bán được

DNVN - Thị trường EU không chỉ quan tâm chất lượng sản phẩm, giá thành mà còn là sản phẩm được làm ra như thế nào, người lao động có được bảo đảm điều kiện tối thiểu hay không... Phát triển bền vững là câu chuyện dài hơi nhưng doanh nghiệp cần lưu tâm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Thị trường phản ứng trái chiều, nhiều yếu tố thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 25/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.000 đồng/kg.

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kẻ tấn công tạp chí Charlie Hebdo bị kết án 30 năm tù, cấm nhập cảnh Pháp

Ngày 23/1, một tòa án ở Paris, Pháp tuyên án 30 năm tù giam đối với Zaheer Mahmood, người Pakistan vì tội cố ý sát hại 2 người bên ngoài văn phòng cũ của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo năm 2020.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Được Mỹ bật đèn xanh, Venezuela có thể xuất khẩu khí đốt sang Trinidad & Tobago

Venezuela và Trinidad & Tobago, cùng các công ty tham gia dự án chung ngoài khơi, đã bắt đầu đàm phán giá để xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Caracas sang đảo quốc Caribbean.

Cùng chuyên mục

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Thị trường phản ứng trái chiều, nhiều yếu tố thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 25/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.000 đồng/kg.

Tổng thống Trump đã trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ sẽ lại bùng nổ?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Mới nhất

Công nhân háo hức lên chuyến xe Công đoàn về ăn Tết cùng gia đình

9 chuyến xe Công đoàn xuất phát từ Bình Phước đưa hàng trăm công nhân ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc đón Tết, sum họp cùng gia đình. ...

Tọa đàm Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trưa 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và...

Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng bởi sương mù ở Nghệ An, Thanh Hóa

Có 7 chuyến bay đến sân bay Vinh, sân bay Thọ Xuân phải chuyển hướng đến sân bay Nội Bài và nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng dây chuyển bởi sương mù trong ngày 24-1. ...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. ...

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt...

Mới nhất