Trang chủNewsThời sựBắc Kạn chú trọng công tác giảm nghèo

Bắc Kạn chú trọng công tác giảm nghèo

Những năm gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Trong đó, tỉnh đặt mục tiêu hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS vươn lên, hướng đến giảm nghèo bền vững.Theo phản ánh của người dân, hiện nay tại một số thôn của huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) vẫn trong tình trạng “lõm” sóng di động. Điều này đã gây không ít khó khăn cho việc liên lạc cũng như tiếp cận chuyển đổi số đối với người dân, chính quyền; cũng như ảnh hưởng không ít đến việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết: “PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG” của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Ngôi cổ tự ở Bắc Ninh. Tiềm năng du lịch cộng đồng ở Bàu Ếch. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máycủa hệ thống chính trị.Tôi chưa từng đặt chân lên con tàu du lịch nối Hà Nội với Thái Nguyên. Nhưng, lời giới thiệu rất đỗi thiết tha từ nữ cán bộ của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Thái Nguyên, thì thật tâm cũng rất muốn ngồi trên chính con tàu hỏa ấy để đến vùng đất bên dòng sông Cầu. Lời giới thiệu như những tiếng lòng, thôi thúc, mời gọi đến khó chối từ.Theo phản ánh của người dân, hiện nay tại một số thôn của huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) vẫn trong tình trạng “lõm” sóng di động. Điều này đã gây không ít khó khăn cho việc liên lạc cũng như tiếp cận chuyển đổi số đối với người dân, chính quyền; cũng như ảnh hưởng không ít đến việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.Cây nêu, bộ gu và trang trí cây nêu, là biểu tượng tâm linh, nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của người Co, bởi nó có một vị trí đặc biệt quan trọng và xuyên suốt không thể thiếu trong đời sống tinh thần và hoạt động lễ hội như lễ hội ăn trâu, múa cà đáo, múa cồng chiêng… Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng huyện Trà Bồng (18/3/1975 – 18/3/2025), UBND huyện đã tổ chức hoạt động trưng bày trang trí cây nêu của dân tộc Co trên địa bàn huyện.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 17/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Tưng bừng Lễ hội hoa Ban thành phố Sơn La. Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2025. Nghệ thuật nhuộm sợi vải của người Cơ Ho. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Là tỉnh vùng cao còn nhiều khó khăn lại hứng chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3; tuy nhiên, với quyết tâm chính trị cao nhất, tỉnh Lào Cai đang phấn đấu đến hết tháng 5/2025 sẽ hoàn thành việc xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn toàn tỉnh với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ.Chiều 17/3, ngay sau Hội nghị thông báo dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra số 1910 đối với Đảng ủy Chính phủ, Đoàn Kiểm tra số 1908 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 tổ chức Hội nghị thông báo dự thảo báo cáo của Đoàn đối với Đảng ủy Quốc hội.Để tăng cường khả năng chống chịu thảm họa cho cộng đồng, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với các ban, ngành lựa chọn những địa phương có nguy cơ cao ảnh hưởng của thiên tai, triều cường khi có mưa bão xảy ra để tổ chức tập huấn về phòng chống thiên tai, thảm họa. Năm 2025, Hội CTĐ tỉnh dự kiến tổ chức gần 20 lớp tập huấn, tại 7 địa phương có biển…Ngày 17/3, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ tôn vinh, khen thưởng các tập thể có nhiều đóng góp cho Chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh.Tháng Ba, khi sắc vàng của những đóa mai Yên Tử đã nhạt phai, những vạt rừng thông, tùng, trúc vẫn reo vui trong làn gió nhẹ giữa mùa Xuân, miền di sản văn hóa Tây Yên Tử lại khoác lên mình vẻ trầm mặc, tiếp tục níu chân du khách trên hành trình tìm về cội nguồn.

Lãnh đạo UBND huyện Chợ Đồn kiểm tra dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cải tạo thâm canh cây chè trung du, do Hợp tác xã Nông nghiệp và du lịch Bắc Thái (xã Chu Hương) chủ trì liên kết.
Lãnh đạo UBND huyện Chợ Đồn kiểm tra dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cải tạo thâm canh cây chè trung du, do Hợp tác xã Nông nghiệp và du lịch Bắc Thái (xã Chu Hương) chủ trì liên kết

Diện mạo mới trên vùng cao

Có dịp đến với thôn Phiêng Đén, xã Tân Lập, huyện Chợ Đồn, không khó để nhận thấy, trong thời gian qua, diện mạo nông thôn, miền núi Phiêng Đén đã và đang có nhiều đổi thay. Đường lên thôn đã được đổ bê tông rộng rãi, khang trang. 

Cùng với đó, đời sống kinh tế – xã hội của đại bộ phận đồng bào DTTS có nhiều bước chuyển tích cực. Một số hộ dân trong thôn đã biết chăn nuôi vỗ béo trâu bò, nuôi lợn sinh sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ dân được hỗ trợ chuyển đổi nghề, vay vốn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, xã hội hóa kinh phí hỗ trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo…

Để đạt được các mục tiêu giảm nghèo, tỉnh Bắc Kạn đã đề ra các giải pháp cụ thể. Đầu tiên cấp ủy, chính quyền các cấp cần phải lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt ngay từ đầu năm, từ thực hiện các kế hoạch cho đến việc tổ chức thực hiện. Xác định cụ thể từ nguyên nhân nghèo để đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt, cần làm tốt công tác tuyên truyền để các cấp, các ngành và bản thân người nghèo thấy được trách nhiệm của mình trong công tác giảm nghèo…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc KạnBà Hoàng Thu Trang

Riêng trong năm 2024, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã thực hiện dự án chăn nuôi lợn thịt bản địa, có 36 hộ tham gia, quy mô 180 con. Đồng thời, xã thực hiện mô hình phục tráng và phát triển một số giống lúa nếp đặc sản vụ mùa, thực hiện tại cánh đồng Nà Chang với quy mô 2,4ha, có 23 hộ dân tham gia. 

Thực hiện các mô hình phát triển sản xuất, người dân được hỗ trợ cây con giống, vật tư, phân bón, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp, cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại vật nuôi, cây trồng…. Nhờ đó, đến nay, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 31 triệu đồng/năm.

Theo ông Lành Văn Hiệu, Chủ tịch UBND xã Tân Lập, để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo từng năm, cùng với sự nỗ lực của địa phương, xã mong tiếp tục được hỗ trợ đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ phát triển sản xuất để phát huy tối đa thế mạnh, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

Ở xã An Thắng, huyện Pác Nặm, nơi có tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao nhất huyện (trên 70%), nhưng với những giải pháp đồng bộ, địa phương đã đạt chỉ tiêu giảm nghèo đề ra là hơn 4,7% trong năm 2024.

“Chúng tôi phân công các thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách từng thôn, từ đó xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể đến từng hộ về các chỉ số thiếu hụt để có giải pháp thực hiện. Chúng tôi cố gắng phát huy nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ nhà ở, phát triển kinh tế cũng như vận động xã hội hóa để thực hiện được chỉ tiêu giảm 4,7% năm nay”, ông Lý Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã An Thắng chia sẻ.

Người dân thôn Nà Săm, xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể chuẩn bị củ hành giống cho gieo trồng. (Ảnh: Tuấn Sơn).
Người dân thôn Nà Săm, xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể chuẩn bị củ hành giống cho gieo trồng. (Ảnh: Tuấn Sơn)

Đẩy mạnh tiến độ triển khai các Chương trình MTQG

Tại huyện Ba Bể, ngay từ những tháng đầu năm 2025, các cấp chính quyền huyện Ba Bể đã chủ động triển khai các giải pháp thực hiện các Chương trình MTQG, trong đó, đặc biệt chú trọng vai trò của người đứng đầu các đơn vị, địa phương.

Năm 2025, huyện Ba Bể có kế hoạch giải ngân nguồn vốn hơn 50 tỷ đồng đề tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo giai đoạn 2021 – 2025. Huyện phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2 – 2,5%. Để triển khai thuận lợi, huyện đặt ra một số giải pháp như: Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác giảm nghèo; động viên khích lệ ý thức tự vươn lên thoát nghèo của người dân. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

“Để triển khai có hiệu quả các chỉ tiêu, mục tiêu và giải ngân nguồn vốn được phân bổ, huyện Ba Bể chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền các xã, thị trấn tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của chương trình do đơn vị mình làm chủ đầu tư, chủ trì thực hiện; kịp thời giải ngân nguồn vốn được giao bảo đảm kế hoạch và đúng quy định. Đồng thời, chủ động rà soát, nắm bắt thông tin, đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát để phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập và có biện pháp tháo gỡ ngay”, ông Phạm Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Bể chia sẻ.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Kạn, năm 2024, tỷ lệ nghèo đa chiều của tỉnh giảm 2,49% (từ 21,95% xuống 19,46%), trong đó các huyện nghèo giảm 4,17%, hộ nghèo là đồng bào DTTS giảm 3,38%, đạt và vượt kế hoạch đề ra. Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, xóa nhà tạm cho hộ nghèo, chính sách tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân đã được triển khai một cách đồng bộ. Đã có khoảng gần 5.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế; hằng ngàn hộ được vay vốn làm nhà ở, đi làm việc ở nước ngoài, vay vốn giải quyết việc làm, vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, vay vốn tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường hoặc vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.

Những sản phẩm nông nghiệp đang là thế mạnh giúp nông dân Bắc Kạn thoát nghèo
Những sản phẩm nông nghiệp đang là thế mạnh giúp nông dân Bắc Kạn thoát nghèo

Bà Hoàng Thu Trang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết: “Để đạt được các mục tiêu giảm nghèo, tỉnh Bắc Kạn đã đề ra các giải pháp cụ thể. Đầu tiên cấp ủy, chính quyền các cấp cần phải lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt ngay từ đầu năm, từ thực hiện các kế hoạch cho đến việc tổ chức thực hiện. Xác định cụ thể từ nguyên nhân nghèo để đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt, cần làm tốt công tác tuyên truyền để các cấp, các ngành và bản thân người nghèo thấy được trách nhiệm của mình trong công tác giảm nghèo…”.

Cùng với sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền, việc nâng cao kiến thức, kinh nghiệm lao động, sản xuất cho người dân… cũng được tỉnh Bắc Kạn chú trọng nhằm khơi dậy khát vọng vươn lên thoát nghèo, xóa bỏ dần tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước với kỳ vọng kết quả giảm nghèo thực chất và bền vững.

Tỉnh Bắc Kạn phấn đấu năm 2025, giảm từ 2-2,5% tỷ lệ hộ nghèo, trong đó các huyện nghèo giảm 4 – 5% năm trở lên. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huy động và lồng ghép nguồn lực của Chương trình với các Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới và Chương trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Đồng thời, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tập trung thực hiện mục tiêu giảm nghèo, nhất là tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

Giảm nghèo hiệu quả nhờ những mô hình làm kinh tế giỏi





Nguồn: https://baodantoc.vn/bac-kan-chu-trong-cong-tac-giam-ngheo-1742213725763.htm

Cùng chủ đề

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Khẩn trương hoàn tất thủ tục đầu tư cao tốc Bắc Kạn

TPO - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Văn Thạch cho biết, các sở, ban, ngành của tỉnh sẽ khẩn trương hoàn thành các thủ tục, hồ sơ gửi BQL Dự án đường Hồ Chí Minh - Bộ Xây dựng để sớm hoàn thành báo cáo tiền khả thi trình Thủ tướng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng. TPO - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao...

Tỉnh nào thu ngân sách năm 2024 cao nhất cả nước?

TPO - Với hơn 98.000 tỷ đồng, địa phương này có mức thu ngân sách năm 2024 cao nhất trong 57 tỉnh. icon Lào Cai icon Bắc Kạn icon Hà Giang icon Điện Biên Câu trả lời đúng là đáp án B: Năm 2024, tỉnh Bắc Kạn được Bộ Tài...

Quảng Nam: Kinh tế tập thể đóng vai trò quan trọng trong giảm nghèo

Những năm qua, khu vực kinh tế tập thể, Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam không ngừng thay đổi để thích ứng với hoạt động sản xuất - kinh doanh ngày càng đa dạng, đóng góp quan trọng trong các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, thực hiện chương trình OCOP, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị…Các doanh nghiệp đạt nhãn hiệu chứng nhận hàng Việt...

Động lực từ những lá đơn xin thoát nghèo

Là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, trong những năm qua, huyện vùng biên Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) đã không ngừng nỗ lực để nâng cao đời sống của người dân. Chỉ trong hơn 1 năm qua, toàn huyện đã có hơn 100 lá đơn xin thoát nghèo của người dân. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Đưa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ngày càng thực chất, hiệu quả hơn

VOV.VN - Hướng tới dấu mốc quan trọng năm 2025, dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, hai bên khẳng định nỗ lực phấn đấu thúc đẩy, đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. Hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng  Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ...

Dừng thu phí từ 2019, trạm BOT qua TP Cần Thơ vẫn chưa tháo dỡ

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị về việc tháo dỡ trạm thu phí BOT của cử tri TP Cần Thơ. Theo đó, cử tri cho biết Bộ GTVT đã thống nhất không tiếp tục thu phí tại trạm BOT T2 thuộc địa bàn quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ từ đầu năm 2021. Nhưng đến nay trạm thu phí chưa được tháo dỡ, bỏ hoang, xuống cấp, mất mỹ quan đô thị, không đảm bảo an...

Đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông lần thứ 2

(NLĐO) - Công viên địa chất tỉnh Đắk Nông tiếp tục được UNESCO công nhận danh hiệu công viên địa chất toàn cầu lần 2, giai đoạn 2024 - 2027. ...

Việt Nam vẫn có 6 tỉ phú USD, những vị nào năm qua gia tăng tài sản?

Năm 2024 đã khép lại, Việt Nam vẫn duy trì 6 cái tên trong bảng xếp hạng tỉ phú USD, theo dữ liệu cập nhật trên Forbes. Trong đó, có tỉ phú tăng thêm tài sản ròng, ngược lại có những đại gia bị suy giảm tài sản. Ông Phạm Nhật Vượng - tỉ phú giàu nhất Việt Nam - xuất hiện cùng hai con trai tại lễ trao giải thưởng VinFuture - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Theo dữ liệu trên Forbes, 6 tỉ...

Thành lập 4 trạm y tế xã mới sau sáp nhập ở Quảng Bình

(NLĐO) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở, tỉnh Quảng Bình đã triển khai sáp nhập, hợp nhất nhiều trạm y tế trên địa bàn. ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Từ “người mới” đến thương hiệu hàng đầu

Tối 10/4/2025, gần 200 đại lý tiêu biểu đến từ miền Bắc và miền Trung hội tụ tại Ninh Bình trong không khí trang trọng của Hội nghị tri ân khách hàng Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi (TACN) Hòa Phát Hưng Yên. Đánh dấu một thập kỷ gia nhập thị trường, Hòa Phát đã nhanh chóng...

Tủ lạnh Funiki – Giải pháp tối ưu dành cho căn hộ cho thuê

Với lợi thế về giá, độ bền và dịch vụ hậu mãi, tủ lạnh Funiki đang trở thành lựa chọn đáng cân nhắc cho các chủ đầu tư căn hộ dịch vụ và chung cư mini nhằm tối ưu hiệu quả vận hành dài hạn. Tủ lạnh là đồ dùng thiết yếu trong căn hộ cho thuê. Tuy nhiên,...

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý 1, tăng 25%

Quý 1/2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,66 triệu tấn thép thô, tăng 25% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao, thép xây dựng và phôi thép đạt 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với quý 1/2024. Sản lượng sản xuất và bán hàng quý 1/2025 tăng trưởng...

Những bước đi mạnh mẽ của Cảng Hải Phòng trên hành trình hội nhập quốc tế – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Việc bắt tay cùng tập đoàn vận tải biển hàng đầu thế giới MSC để triển khai các tuyến vận tải thương mại tại cụm cảng nước sâu Lạch Huyện cho thấy Cảng Hải Phòng đang có những bước tiến dài hướng ra thị trường toàn cầu. Chiều 16/4, tàu container mang tên MSC MAKALU III thuộc tuyến vận...

KỲ VỌNG KCN DỐC ĐÁ TRẮNG – DẤU MỐC MỚI CHO KHU KINH TẾ VÂN PHONG – Tổng công ty Viglacera

“Kỳ vọng vào KCN Dốc Đá Trắng”, “KCN Dốc Đá Trắng: Phát huy lợi thế phát triển kinh tế - xã hội Khánh Hòa”, “Sắp có dự án khu công nghiệp hơn 1.807 tỷ đồng tại Khu kinh tế Vân Phong”, là nhan đề chính của hàng loạt bài báo của các cơ quan báo chí trung ương...

Mới nhất