Trang chủDu lịchẨm thựcBà chủ độc thân vui tính, khách ruột… 3 đời

Bà chủ độc thân vui tính, khách ruột… 3 đời


Nhiều gia đình ăn cơm tấm ở đây tận 3 đời bởi bà Năm (tên thật là Diệp Thị Ngọc Anh) có bí quyết để níu chân khách.

Kế thừa quán ăn của mẹ

Một buổi sáng cuối tuần, tôi ghé quán cơm tấm của bà Năm nằm nép mình trên đường Tân Canh (Q.Tân Bình, TP.HCM) bình yên, mát mẻ. Lúc tôi tới, là 7 giờ sáng, khách ngồi kín mấy cái bàn nhựa đặt trong quán, thong dong thưởng thức bữa sáng khoái khẩu. Trước đó, 6 giờ, bà chủ đã dọn hàng ra bán.

Quán cơm tấm nửa thế kỷ TP.HCM, bà chủ 'độc thân vui tính': Khách ăn… 3 đời - Ảnh 1.

Quán cơm của bà Năm đông khách.

Bà Năm cho biết quán cơm này được mẹ của bà mở bán từ trước năm 1975, để nuôi các con. Hồi còn nhỏ, bà Năm nghỉ học, theo mẹ phụ bán. Ban đầu, đây chỉ là một gánh cơm không biển hiệu được bán ngoài đường. Bà chủ nhớ lại thời điểm đó, ngoài cơm tấm, mẹ của bà còn bán thêm các loại xôi để có thêm tiền trang trải qua ngày.

Hồi đó, mẹ tôi bán cơm đơn giản lắm, chỉ có bì chả thôi, chủ yếu để người lao động bình dân người ta ăn cho no. Giá lúc đó cũng chỉ khoảng 2.000 – 3.000 đồng một dĩa cơm. Sau này, mẹ mất rồi, tôi kế thừa quán ăn rồi sáng tạo thêm nhiều thành phần để khách ăn không thấy ngán…

Bà Năm, Chủ quán

Quán cơm của gia đình bà Năm ban đầu chỉ có một lượng khách ruột ổn định, chủ yếu là người quen sống gần đó. Tuy nhiên, từ ngày thực đơn quán trở nên đa dạng, bà chủ làm thêm món trứng kho lòng đào ăn kèm, khách ăn thấy hợp. Tiếng lành đồn xa, khách quen, lạ tìm tới quán ngày càng đông. Có ngày, bà bán chỉ 3 – 4 tiếng là hết.

Quán cơm tấm nửa thế kỷ TP.HCM, bà chủ 'độc thân vui tính': Khách ăn… 3 đời - Ảnh 3.

Dĩa cơm 60.000 đồng.

Nhiều khách hay gọi vui bà Năm là bà chủ “độc thân vui tính” vì ở tuổi này, bà vẫn ở vậy, không chồng không con. Khi được hỏi về câu chuyện này, bà chủ tâm sự rằng, thời còn con gái, bà cũng có nhiều người theo đuổi.

“Tuy nhiên, vì hoàn cảnh nên tôi bỏ qua hạnh phúc của bản thân để chăm lo cho gia đình và các em. Tôi hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống khi tại khi 5 người em của tôi giờ đều đã có cuộc sống ổn định, niềm vui của tôi mỗi ngày là được bán cơm cho khách của mình, vậy là đủ”, bà chủ cười tươi.

Bí quyết đặc biệt

Buổi sáng chưa có gì lót dạ, tôi gọi một dĩa cơm tấm đầy đủ giá 60.000 đồng. Ở đây, các món giá dao động từ 25.000 – 60.000 đồng, thoải mái cho khách lựa. Chưa đầy 1 phút, dĩa cơm nóng hôi hổi, thơm phức được dọn ra trước mặt tôi.

Cơm tấm ở đây, ăn cùng với sườn, trứng chiên, bì, chả, xúc xích, lạp xưởng, trứng kho lòng đào, đồ chua, dưa leo bào sợi… chan thêm một ít nước mắm chua ngọt quả là một sự kết hợp tuyệt vời. Nếu chỉ xét riêng về hương vị, tôi chấm 8.5/10, đáng để ghé lại thưởng thức.

“Tôi ăn cơm ở đây từ thời mẹ bà Năm còn bán, tính đến nay cũng đã 50 năm rồi. Lúc đó tôi còn nhỏ xíu, chỉ 5 tuổi thôi. Giờ tôi đã 56 tuổi rồi, vẫn thường ăn ở quán của bà Năm. Tôi còn thường dắt theo con cháu của mình đến ăn. Mỗi lần ăn ở đây, tôi lại nhớ về tuổi thơ của mình ngày xưa. 3 đời ở gia đình tôi đều ăn ở đây đó!”, bà Phạm Thị Ngọc Nữ (Q.Tân Bình), là khách ruột của quán xúc động kể lại.

Quán cơm tấm nửa thế kỷ TP.HCM, bà chủ 'độc thân vui tính': Khách ăn… 3 đời - Ảnh 4.

Bà Năm kế thừa quán ăn của mẹ.

[CLIP]: Quán cơm tấm trứng kho lòng đào 50 năm.

Nghe vậy, bà chủ liền kể thêm, có người đến quán bà lúc còn quen nhau, đến khi có con rồi vẫn dẫn con đến quán của bà để ăn. Chính tình cảm và sự ủng hộ của khách như vậy, đã khiến bà càng có động lực để bán món ăn được mẹ truyền lại.

Anh Ngô Bá Hiệp cũng là một khách quen trong quán của bà Năm. Anh cho biết mình “mê” nhất phần trứng kho lòng đào trong dĩa cơm của bà Năm. Đó là lý do mà mỗi tuần anh phải ghé đây 2 – 3 lần, mỗi lần có thể ăn… 2 – 3 trứng. “Món trứng kho lòng đào ở đây nổi tiếng đó giờ, bà chủ làm hay ghê, trứng bên ngoài chín, bên trong lòng đào vừa phải, ăn béo ngậy”, vị khách nhận xét.

Món trứng kho lòng đào nổi tiếng của quán.

Mỗi ngày, bà Năm đều dành hết tâm huyết cho quán cơm. Bà kể buổi chiều bà đi chợ mua nguyên liệu, đến tối thì sơ chế. 3 giờ sáng bà thức dậy để nấu và chuẩn bị bán lúc 6 giờ, tới khi nào hết thì thôi.

Dù tuổi đã cao, nhưng bà nói còn sức ngày nào thì bà vẫn bán ngày đó, bởi, đây là kỷ niệm của bà với người mẹ quá cố, cũng là nơi bà nhận được sự yêu thương, ủng hộ của biết bao thế hệ thực khách xa gần…



Source link

Cùng chủ đề

Quán cơm tấm được đầu bếp nổi tiếng thế giới ghé thăm 11 năm trước giờ ra sao?

Một thời quang gánh cơm tấm Quán cơm tấm số 1 của bà Nguyễn Thị Lan (70 tuổi) đã tồn tại hơn 60 năm, nằm lọt thỏm trong con hẻm 150/1 Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, quận 1, TPHCM. Bà Lan là thế hệ thứ hai sau mẹ của mình giữ nghề bán cơm tấm. Mẹ bà Lan sinh ra ở Long Xuyên (An Giang), sau đó lấy chồng, về Sài Gòn (nay là TPHCM) mưu sinh.  “Long Xuyên có đặc...

Cơm tấm Ba Lịa ‘mắc nhất’ Hóc Môn sau 2 tiếng đã ngưng nhận khách

Chị kể: "Một số người đi Mỹ nhiều năm, về thăm quê hương hay người lớn tuổi ghé qua quán tôi ăn để tìm lại nếp xưa vị cũ. Hay có những vị khách ở quận 1, quận 7 cũng lặn lội sang Hóc Môn để ăn".Nhiều người bảo, ở Sài Gòn, đi một bước là thấy 2,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giải lo cho người tuổi Tỵ

Không ít người ngại sinh con tuổi Tỵ vì một số lý do, nhưng thực tế người sinh năm Tỵ cũng có nhiều điểm có lợi và đã có cả những cá nhân kiệt xuất trên thế giới. ...

Hoa hậu Tô Diệp Hà: Không chạy theo hàng hiệu đến mức bất chấp

Dịp cuối năm, Hoa hậu Tô Diệp Hà dù tất bật với công việc song vẫn luôn biết...

Kiểu tóc siêu xinh sẽ phủ sóng năm 2025, bạn không nên bỏ lỡ

Có khá nhiều cô gái, chàng trai luôn chọn thời điểm đầu năm mới để đổi kiểu tóc mới....

Bài đọc nhiều

Cách làm trà chanh giã tay thơm ngon, hot trend trên mạng

Xem nhanh: • 1. Nguyên liệu làm trà chanh giã tay • 2. Cách làm trà chanh giã tay • 3. Lưu ý khi làm trà chanh giã tay 1. Nguyên liệu làm trà chanh giã tay Chanh tươi Quảng Đông: Nửa quảNước cốt trà Lipton: 80ml Mật ong hoa nhãn: 15ml  2. Cách làm trà chanh giã tay Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Rửa sạch chanh với muối và nước. Tiếp đó, cắt chanh thành từng lát mỏng. Sau đó, cho các lát...

Quán Hà Nội tráng tay loại bánh phở đỏ ‘hiếm thấy’, khách đến ăn lo chủ quán lỗ

Anh Nguyễn Tuấn Anh (41 tuổi, Hà Nội) vốn là một người đam mê du lịch, ẩm thực. Anh từng có nhiều chuyến phượt xe máy khám phá vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc. Từ đây, anh vô tình được biết và thưởng thức món phở đỏ của bà con ở Xín Mần (Hà Giang). "Tôi vốn rất yêu thích những món ăn hay món đồ làm thủ công. Đó là lí do, ngay khi chứng kiến bà con...

Quán bánh tôm bà Ầm, ngày bán 1.000 chiếc ở ngõ chợ Đồng Xuân Hà Nội

Trong khu ngõ chợ Đồng Xuân, bánh tôm bà Ầm là địa chỉ hút khách bậc nhất. Quán ăn nhỏ chỉ rộng chừng 5-6m2 thường xuyên kín chỗ. Hàng chục khách khác đứng vây quanh, chờ mua về. Chỉ với hai chảo dầu, chiếc bàn inox và chục chiếc ghế nhựa, mỗi ngày, quán vẫn bán cả ngàn chiếc bánh tôm. "Hàng bánh tôm này nuôi mấy đời nhà tôi", bà Phạm Thị Ầm (SN 1965), chủ quán...

Cùng chuyên mục

‘Thánh ăn Hàn Quốc’ trở lại Việt Nam vì 1 món, ăn 4 bát hết gần nửa triệu

Trở lại TPHCM, “thánh ăn Hàn Quốc” thưởng thức ngay món yêu thích là phở thố đá. Cô ăn vèo hết 4 suất, thêm chén trứng chần và tô thịt thập cẩm riêng. Heebab (28 tuổi) là một trong những YouTuber làm clip mukbang (vừa ăn uống, vừa ghi hình) nổi tiếng tại Hàn Quốc với kênh cá nhân có hơn 1,67 triệu lượt theo dõi. Trong video gần đây được đăng tải, Heebab tiết lộ mới trở lại TPHCM sau...

12 món ăn ngày Tết quen thuộc trong mâm cỗ người Việt

Mỗi món ăn ngày Tết đều mang ý nghĩa độc đáo, riêng biệt. Tất cả tạo nên mâm cỗ đầm ấm, sum họp của các gia đình người Việt. Xem nhanh: 1. Bánh chưng 2. Bánh tét 3. Canh bóng 4. Xôi gấc 5. Thịt kho trứng 6. Gà luộc 7. Thịt đông 8. Hành muối (kiệu muối) 9. Nem rán 10. Giò lụa 11. Thịt lợn, bắp bò ngâm mắm  12. Canh khổ qua nhồi thịt 1. Bánh chưng Bánh chưng có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực...

Nức tiếng mì Quảng Phú Chiêm

Mì Phú Chiêm ra đời từ thuở người Việt mở cõi ở xứ Quảng, gắn với hoạt động của thương cảng Hội An ...

Cắt bánh chưng nên dùng lạt hay dao thì tốt hơn?

Cắt bánh chưng bằng lạt là phương pháp truyền thống được ông cha ta xem là chuẩn mực; liệu có nên tránh việc...

Bánh mì Việt một lần nữa được chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới gọi tên

Mới đây trong bảng xếp hạng 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới của chuyên trang Taste Atlas, ẩm thực Việt Nam được vinh danh với nhiều cái tên quen thuộc. Với 4,6/5 sao, bánh mì Việt Nam xếp thứ 2 trong danh sách 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới (Top 100 sandwiches in the world), được Taste Atlas công bố giữa tháng 1. Trang này ca ngợi bánh mì là "di sản" của ẩm thực...

Mới nhất

Cung đường rực rỡ ven sông Sài Gòn

(NLĐO) - Điểm nhấn của đường hoa trên phố đi bộ Bạch Đằng dịp Tết Ất Tỵ 2025 là hình ảnh cánh hoa Dầu - biểu tượng...

Người cuối cùng giữ nghề món ‘mứt nhà nghèo’ xứ Huế

TPO - Mỗi dịp cận kề Tết Nguyên đán, gian bếp nhỏ của bà Lê Thị Tư (86 tuổi, phường Thủy Xuân, TP. Huế) lại thoang thoảng hương thơm ngọt ngào của mứt sắn - một món ăn dân dã nhưng thấm đượm hương vị quê hương mỗi độ xuân về. TPO - Mỗi dịp cận kề...

Phạm Thị Huyền Trang lừa 13.000 người: Loạt kịch bản người Việt mất nghìn tỷ

Phạm Thị Huyền Trang và đồng phạm lừa 1.000 tỷ đồng của 13.000 người dân khiến bao gia đình tan nát. Trước đó là TikToker Mr Pips bị bắt cùng 5.000 tỷ, hay TGĐ Công ty Triệu nụ cười, Tâm Lộc Phát Vàng Anji… Đủ chiêu trò lấy tiền của nạn nhân Ngày 24/1, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết,...

10 cách mặc chân váy ngắn trẻ trung cho Tết

Chân váy ngắn là món thời trang thích hợp để diện trong dịp Tết. ...

Mới nhất

Bình ổn ngày cận Tết