Trang chủNewsNhân quyềnAustralia thực hiện quyền bình đẳng đối với phụ nữ theo Công...

Australia thực hiện quyền bình đẳng đối với phụ nữ theo Công ước CEDAW thế nào?

Với việc tham gia CEDAW, Australia cam kết trở thành một xã hội thúc đẩy các chính sách, luật pháp, tổ chức, cơ cấu và thái độ nhằm đảm bảo phụ nữ được đảm bảo các quyền giống như nam giới.

Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) được thông qua tại Liên hợp quốc vào năm 1979 và có hiệu lực từ năm 1981. Trong đó, Australia tham gia công ước này từ năm 1980.

Với việc tham gia CEDAW, Australia cam kết trở thành một xã hội thúc đẩy các chính sách, luật pháp, tổ chức, cơ cấu và thái độ nhằm đảm bảo phụ nữ được đảm bảo các quyền giống như nam giới.

Australia tích cực đảm bảo quyền bình đẳng đối với phụ nữ theo Công ước CEDAW Ảnh Shutterstock

Các quyền được liệt kê trong CEDAW bao gồm nhiều khía cạnh trong cuộc sống của phụ nữ và liên quan đến quyền được tham gia vào các lĩnh vực chính trị, y tế, giáo dục, việc làm, nhà ở, hôn nhân, quan hệ gia đình và bình đẳng trước pháp luật.

Các biện pháp thực hiện công ước bao gồm sửa đổi các luật, quy định, phong tục và tập quán hiện hành có tính phân biệt đối xử với phụ nữ và áp dụng các luật và chính sách về giới. Theo CEDAW, các chính phủ cũng có trách nhiệm đảm bảo rằng các công dân và tổ chức tư nhân không phân biệt đối xử với phụ nữ.

Trên thế giới, một số quốc gia đã lựa chọn quyền bảo lưu khi họ ký một công ước. Quyền bảo lưu này cho phép quốc gia công nhận một phần của Công ước nhưng không chịu ràng buộc với các điều khoản trong công ước đó. Các quốc gia có thể rút lại bảo lưu bất cứ lúc nào và Liên Hợp Quốc cũng như các tổ chức nhân quyền khác thường xuyên khuyến nghị các quốc gia làm như vậy.

Theo đó, Australia đã đưa ra hai điều khoản bảo lưu đối với CEDAW liên quan đến phụ nữ trong lực lượng vũ trang và quy định về chế độ nghỉ thai sản có lương.

Từ năm 2009, Australia đã ký Nghị định thư tùy chọn với CEDAW.  Nghị định thư cho phép các cá nhân liên lạc với Ủy ban CEDAW về hành vi vi phạm các quyền được quy định theo CEDAW.Đồng thời, thông qua nghị định thư, Ủy ban CEDAW có quyền điều tra các khiếu nại về các hành vi vi phạmnghiêm trọng hoặc có hệ thống.

Đạo luật chống phân biệt giới tính của Australia

Kể từ khi ký kết CEDAW, Australia đã ban hành nhiều cơ chế thực hiện các quyền được quy định trong Công ước. Trong đó, Đạo luật chống phân biệt giới tính năm 1984 (SDA) là một trong những cơ chế quan trọng nhất.

SDA là luật liên bang cấm phân biệt giới tính ở Australia, được thông qua năm 1984 và có hiệu lực đối với nhiều cơ quan trực thuộc CEDAW.

Với nhiệm vụ thúc đẩy bình đẳng giới, SDA là Ủy viên về Phân biệt giới tính, một trong bảy ủy viên của tổ chức nhân quyền quốc gia Úc, Ủy ban Nhân quyền Úc.

Vai trò của ủy viên bao gồm giải quyết các khiếu nại về hành vi phân biệt đối xử trái pháp luật theo SDA, thực hiện nghiên cứu, chương trình giáo dục, tư vấn cho chính phủ và làm việc với người sử dụng lao động để thúc đẩy bình đẳng giới.

Cơ quan này đồng thời có trách nhiệm thực hiện các cuộc điều tra công khai về các vấn đề có tầm quan trọng quốc gia, cung cấp các ý kiến tư vấn độc lập, hỗ trợ tòa án trong các vụ án liên quan đến nhân quyền, tư vấn cho quốc hội và chính phủ về xây dựng luật, chương trình và chính sách.

Tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ đều ở Australia cũng đã ban hành các luật chống phân biệt đối xử, trong đó nghiêm cấm phân biệt giới tính. Những luật này được quản lý bởi các cơ quan bình đẳng hoặc chống phân biệt đối xử ở mỗi tiểu bang.

Chính phủ Australia làm việc với chính quyền các bang và vùng lãnh thổ để chuẩn bị báo cáo định kỳ cho Ủy ban CEDAW về việc thực hiện CEDAW tại Australia.

Trong giai đoạn 2008-2009, một loạt các tổ chức phi chính phủ liên quan đến cả nhân quyền và phụ nữ đã hợp tác để xây dựng một báo cáo của tổ chức phi chính phủ và một báo cáo của Phụ nữ thổ dân và người dân đảo Torres Strait.​

Thúc đẩy bình đẳng giới là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Australia khi tham gia và thực hiện Công ước CEDAW Ảnh Derect Selling News

Các thành tựu khác

Bên cạnh việc ban hành SDA và thành lập văn phòng Ủy viên Chống phân biệt giới tính, trong nhiều năm qua, Australia đã phát triển chương trình nghỉ phép nuôi con có lương trên toàn quốc. Qua đó, các nhân viên nữ đủ điều kiện thời gian nghỉ phép nuôi con sẽ được nhận lương trong khoảng thời gian lên tới 18 tuần. Ngoài ra, Australia cũng yêu cầu Cơ quan Bình đẳng Giới tại Nơi làm việc và những người sử dụng lao động phải báo cáo hàng năm về tiến độ của họ trong việc đạt được bình đẳng giới.

Một thành tựu khác trong việc thúc đẩy CEDAW của Australia nằm ở chiến lược viện trợ nước ngoài với ít nhất 80%  quỹđầu tư phát triển dành cho các vấn đề về giới, bao gồm ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trao quyền cho phụ nữ.

Và bất chấp việc từ chối trước đó, Úc đã phê chuẩn Nghị định thư tùy chọn của CEDAW, tạo cơ hội cho các khiếu nại cáo buộc vi phạm CEDAW được đưa lên Ủy ban CEDAW và trao quyền cho ủy ban tiến hành điều tra các cáo buộc về vi phạm nghiêm trọng hoặc có hệ thống.

Đặc biệt, Australia cũng thực hiện nhiều hành động đảm bảo quyền tiếp cận phá thai với phụ nữ. Đây là một lĩnh vực quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và được quản lý chủ yếu bởi luật pháp tiểu bang và lãnh thổ.

Tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ ở Australia đã ban hành luật ngăn chặn hành vi quấy rối có chủ đích đối với những người đến khám tại các phòng khám cung cấp dịch vụ phá thai. Dù vẫn còn rào cản với quá trình luật hoá quyền phá thai, việc phá thai đã được hợp pháp hóa trên toàn quốc và ngày càng được coi là vấn đề chăm sóc sức khỏe và bình đẳng giới hơn là luật hình sự.

Hoa Vũ

Cùng chủ đề

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam cải thiện bình đẳng giới cho trường học vùng cao

Vừa qua, tại Hà Nội, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã tổ chức Lễ ký Hợp đồng viện trợ không hoàn lại dành cho dự án liên kết với tổ chức phi chính phủ Plan...

Thầy giáo dùng video Bắc Bling, đàn T’rưng để dạy về bình đẳng giới

Video âm nhạc Bắc Bling của Hòa Minzy đang được nhiều người trẻ Việt Nam và nhiều quốc gia yêu thích. Và video này có thể giúp thầy giáo mầm non dạy về bình đẳng giới như thế nào? ...

Việt Nam đã hiện thực hóa nhiều mục tiêu về bình đẳng giới

Ngày 25/3 tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) Việt Nam tổ chức Diễn đàn truyền thông liên thế hệ "Phụ nữ và bình đẳng giới trong kỷ nguyên mới". Sự kiện hướng đến kỷ niệm 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, 10 năm thực hiện...

Cộng đồng doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao góp phần thúc đẩy bình đẳng giới

Bà Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM, khẳng định, cộng đồng doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao không chỉ tạo ra sản phẩm tốt mà còn mang đến những giá...

Indonesia lần đầu tiên sử dụng đội hình ‘Hà Lan hóa’ 90%

Đội tuyển Indonesia dần trở thành phiên bản châu Âu với đội hình đa phần là những cầu thủ sinh ra tại Hà Lan - có hoặc không có gốc gác Đông Nam Á. Trận đấu với Australia hôm qua 20/3 ở vòng loại World Cup 2026 là lần đầu tiên đội bóng xứ vạn đảo ra sân với 10/11 cầu thủ đá chính là nhập tịch.Tiền vệ Marselino Ferdinan là cầu thủ duy nhất trong đội hình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bền vững

Chiều ngày 20/12/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy. Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ngày càng hiệu quả và sâu rộng của...

Biểu dương 250 người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu năm 2023

Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương (LĐ-TB&XH) đã tổ chức Hội nghị Biểu dương trẻ mồ côi, người khuyết tật và người bảo trợ tiêu biểu trên địa bàn tỉnh 2023. Hơn 400 trẻ mồ côi ở Long An có “mẹ đỡ đầu” chăm sócTrao tặng 1.600 phần quà cho người khuyết tật và trẻ mồ côi dịp Tết Quý Mão 2023 Hội nghị nhằm tôn vinh những gương trẻ mồ côi, người...

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ cử đại diện tham dự hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.

Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua bán người

Theo bà Park Mihyung, Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam, trong những năm gần đây, Việt Nam đã rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn, cũng như có những nỗ lực nghiêm túc chống mua bán người.

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

Ống thép Hòa Phát tự hào góp phần đưa nhà ga T3

Ống thép Hòa Phát đã cung cấp đúng tiến độ 2.400 tấn các chủng loại ống tròn đường kính cỡ lớn, ống tôn mạ kẽm… với chất lượng hàng đầu, góp phần đưa Công trình nhà ga hành khách T3 về đích sớm hơn dự kiến, khánh thành ngày 19/4/2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất...

Giám khảo “áp lực” trước dàn thí sinh bước vào chung kết Dalat Best Dance Crew 2025

Giám khảo Viết Thành và Việt Max bất ngờ trước chất lượng thí sinh...

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di...

Mới nhất