Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcÁp lực thi cử không giảm, siết học thêm khiến phụ huynh,...

Áp lực thi cử không giảm, siết học thêm khiến phụ huynh, học sinh càng thêm lo


Thời điểm này, các địa phương đã có những động thái mạnh mẽ trong việc siết dạy thêm, học thêm nhằm giảm tải áp lực cho học sinh theo Thông tư 29 (có hiệu lực từ ngày 14/2). Thực tế cho thấy, siết học thêm trong lúc áp lực thi cử vẫn tồn tại khiến phụ huynh, học sinh lo ngay ngáy.

Phụ huynh có con cuối cấp hoang mang

Có con học lớp 9, con đang trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” ôn luyện cho kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập thì nhận được thông tin “Dừng hết các lớp học thêm” khiến chị Nguyễn Thủy (phố Núi Trúc, Q.Đống Đa, Hà Nội) “đứng ngồi không yên”.

Chị Thủy cho biết, không phải mình chị mà phụ huynh cả lớp con chị đều hoang mang khi tiếp nhận thông tin. Bởi kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập ở Hà Nội vốn quá áp lực, căng thẳng khi tỷ lệ đỗ vào công lập những năm qua chỉ hơn 60%. Nếu không học thêm, không được thầy cô hỗ trợ, các con sẽ rất khó đạt được mục tiêu của mình.

“Mục tiêu của con tôi là đỗ vào trường THPT Việt Đức – trường THPT công lập top đầu của Hà Nội – nên điểm chuẩn rất cao. Con tự tin với môn Toán, tuy nhiên điểm môn Ngữ Văn, tiếng Anh lại không ổn định. Từ đầu năm đến giờ, tôi đã thuê gia sư dạy kèm con môn tiếng Anh. Với môn Ngữ Văn, ngoài học thêm cô giáo cùng cả lớp, con cùng 3 bạn nữa còn học riêng cô. Giờ nhận thông tin lớp học thêm ở trường, ở lớp chung, lớp riêng cô đều nghỉ, tôi đang không biết xoay sở thế nào!”, chị Nguyễn Thủy lo lắng cho biết.

Bài 1: Áp lực thi cử không giảm, siết học thêm khiến phụ huynh, học sinh càng thêm lo- Ảnh 1.

Nhiều phụ huynh có con học lớp cuối cấp lo lắng khi các nhà trường dừng việc dạy thêm. Ảnh minh họa: T.H

Chị Nguyễn Thủy đã đầu tư rất nhiều cho con đi học thêm để có thể đạt được mục tiêu vào trường top đầu. Thế nên, trước việc nhà trường, giáo viên ngừng việc dạy thêm, chị Thủy chắc chắn phải tìm phương án khác cho con. “Có thể tôi sẽ tìm một gia sư giỏi để kèm cho con. Hoặc tôi sẽ tìm một trung tâm giáo dục để cho con học. Việc này cũng sẽ mất rất nhiều thời gian của phụ huynh vì không dễ dàng tìm được giáo viên dạy tốt ngay được. Áp lực thi cử vẫn rất lớn, vì không cho nhà trường, giáo viên dạy thêm thì gánh nặng càng đè lên vai phụ huynh, học sinh”, chị Nguyễn Thủy chia sẻ.

Chênh lệch giỏi – kém ngày càng lớn

Không phải gia đình nào cũng có điều kiện như gia đình chị Nguyễn Thủy để đầu tư mạnh cho việc học thêm của con. Đặc biệt, với những học sinh không học thêm ở trường, không có khả năng tự học, chất lượng giáo dục sẽ trở thành vấn đề đáng lo ngại.

Bài 1: Áp lực thi cử không giảm, siết học thêm khiến phụ huynh, học sinh càng thêm lo- Ảnh 2.

Nhiều giáo viên lo chất lượng giáo dục sẽ giảm nếu cấm dạy thêm trong nhà trường

Theo cô giáo Phạm Bích Nguyệt (trường THCS Yên Lâm, Yên Mô, Ninh Bình), những tiết học chính khóa ở trên lớp chỉ đủ để giáo viên truyền đạt cho học sinh những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Những buổi học thêm ở nhà trường là thời gian mà thầy cô luyện thêm để học sinh có kỹ năng làm bài thành thạo hơn.

“Những học sinh có năng lực tốt có thể dễ dàng thích nghi với việc học trên lớp mà không cần học thêm. Nhưng với những học sinh trung bình hoặc yếu, việc thiếu đi sự hỗ trợ từ các lớp học thêm có thể khiến các em tụt lại phía sau, nhất là trong bối cảnh chương trình học vẫn nặng và yêu cầu cao. Điều đó khiến cho khoảng cách giữa giỏi – kém ngày càng lớn”, cô Nguyệt cho biết.

“Để học sinh có thể học tốt mà không cần đến các lớp học thêm, vấn đề cốt lõi nằm ở việc dạy học trong giờ chính khóa. Như với môn Văn của tôi, nếu học sinh nắm vững kỹ năng làm bài thì gặp bất cứ đề bài gì, học sinh cũng biết cách làm.

Theo chương trình mới, học sinh không cần học thuộc nhiều như trước đây, chỉ cần hiểu rõ, nắm chắc kỹ năng làm bài thì học sinh không cần đi học thêm.

Một tiết học của chương trình mới gồm 4 mục: Khởi động, Hình thành kiến thức mới, Thực hành, Vận dụng. Giáo viên phân bổ thời gian hợp lý để dạy theo đúng quy trình này thì học sinh sẽ nắm bắt được những kiến thức mà chương trình giáo dục yêu cầu”.

Cô giáo Đặng Thị Phượng (trường THCS Mỹ Hưng, Thành phố Nam Định)

Điều khiến cô Nguyệt cũng như nhiều giáo viên lo lắng là sẽ có sự chênh lệch chất lượng giáo dục giữa thành thị và nông thôn khi thực hiện việc cấm dạy thêm, học thêm trong trường học.

“Ở thành phố, các gia đình có điều kiện kinh tế hơn, họ sẽ thuê gia sư và tìm các trung tâm tốt cho con học. Với các gia đình nông thôn, nếu không học thêm ở trường thì nhiều gia đình không đủ điều kiện cho con học thêm ở trung tâm bởi tiền học cao hơn nhiều so với tiền học thêm ở trường. Thực tế đó cho thấy nếu học sinh nông thôn không thực sự giỏi, không tự học tốt thì sẽ thua học sinh thành thị trong cuộc đua vào đại học”, cô Nguyệt phân tích.

Siết dạy thêm trước mắt có thể giúp giảm áp lực thời gian và tài chính cho phụ huynh nhưng nếu áp lực học tập, thi cử không giảm thì phụ huynh, học sinh vẫn buộc phải quay trong “vòng xoáy” mất thời gian, tiền bạc tìm gia sư, tìm lớp học thêm. Điều này càng tạo sức ép lên những gia đình không có điều kiện.

Dạy thêm – học thêm chỉ có thể “giảm nhiệt” và được xử lý tận gốc khi chương trình học được giảm tải, học sinh không còn phải tham gia vào cuộc cạnh tranh khốc liệt “sứt đầu mẻ trán” kiếm một suất học trong các kỳ thi đầu cấp và đại học…

“Với môn Toán, một tiết học trên lớp chỉ đủ thời gian để giáo viên truyền tải cho học sinh những kiến thức cơ bản. Để các em có kỹ năng làm bài thành thạo, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách tự học bằng cách giao nhiều bài cho các em hơn, cung cấp tài liệu tham khảo và định hướng phương pháp ôn tập. Điều này không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn mà còn hình thành thói quen học tập chủ động”.

Cô giáo Phạm Mai Hoa (trường THCS Mỹ Phúc, Thành phố Nam Định)

* Còn tiếp



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/bai-1-ap-luc-thi-cu-khong-giam-siet-hoc-them-khien-phu-huynh-hoc-sinh-cang-them-lo-20250212162242496.htm

Cùng chủ đề

Lên danh sách học sinh ôn tập, giáo viên dạy

Sở GD-ĐT Đắk Nông vừa chỉ đạo các đơn vị ngành giáo dục trên địa bàn thực hiện nghiêm các nội dung quy định về dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29; đồng thời lập danh sách học sinh tham gia ôn...

Nếu có học sinh chính khóa học thêm, giáo viên dạy thêm phải làm gì?

Khi Thông tư 29 về dạy thêm học thêm có hiệu lực, nếu tham gia dạy thêm ở các cơ sở ngoài nhà trường mà được phân vào lớp có học sinh chính khóa, thì giáo viên phải làm sao? Đây là điều...

Giáo viên kể những góc khuất

Sau khi các trường ở TP.Đà Nẵng quán triệt, triển khai Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về việc dạy thêm, học thêm, đa số các thầy cô đã dừng hoạt động dạy thêm để chờ hướng dẫn chính thức từ các cấp....

Hiệu trưởng phải quản lý chặt giáo viên của mình về dạy thêm, học thêm

Lãnh đạo Sở GĐ-ĐT Bình Thuận khẳng định khi Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, hiệu trưởng nhà trường phải có trách nhiệm theo dõi, quản lý giáo viên của mình chặt chẽ, nếu vi...

Quận 12, TP.HCM kiểm tra dạy thêm học thêm trong tháng 2

Quận 12, TP.HCM sẽ lập tổ kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn quận trong tháng 2.2025, xử lý theo thẩm quyền với các tổ chức, cá nhân sai phạm phát sinh, nếu có. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người phụ nữ trọn đời đấu tranh vì bình đẳng trong giáo dục

Aki Kurose (11/2/1925 - 24/5/1998) là một giáo viên và nhà hoạt động xã hội người Mỹ gốc Nhật. Bà đã dành cả cuộc đời mình để đấu tranh cho công bằng xã hội, hòa bình và bình...

Phụ huynh, học sinh cuống cuồng tìm lớp mới

Trước khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, hàng loạt trường học đã chấm dứt hoạt động này và gây ra không ít lo lắng đối với...

Khởi động cuộc thi khởi nghiệp lớn nhất ngành Công nghệ Làm đẹp

L'Oréal vừa chính thức khởi động Cuộc thi "BIG BANG - Những Cải tiến ngành Công Nghệ Làm đẹp năm 2025" dành cho các nhà khởi nghiệp thuộc các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á -...

Xây dựng một tương lai cho phụ nữ trong khoa học

Để giải quyết những thách thức lớn được nêu trong Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, cần khai thác mọi tiềm năng, trong đó có tiềm năng của phụ nữ trong khoa học. Theo...

Bà Cự Chân – Tổ nghề dệt kim đất Cự Đà

Những năm 20 của thế kỷ trước, một nữ thương nhân làng Cự Đà (huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã can đảm học hỏi, đầu tư để làm chủ công nghệ dệt kim vốn mới mẻ, xa lạ...

Bài đọc nhiều

Bộ GD&ĐT cho phép tổ chức dạy thêm học sinh cuối cấp

Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh thành cấp kinh phí cho các trường tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh hoàn cảnh khó khăn, học sinh cuối cấp. Nội dung trên được nêu trong công văn Bộ GD&ĐT gửi đến các địa phương ngày 11/2, về việc tăng cường chỉ đạo giáo dục phổ thông.Theo đó, Bộ đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các trường tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh,...

Hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, giúp học sinh chú tâm học tập

  Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm. Thông tư này quy định “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Hiện nay, nhiều trường học đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh sử...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Lịch nghỉ hè năm học 2024-2025 của học sinh cả nước

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025, trong đó có lịch nghỉ hè của học sinh trong toàn quốc.

Cùng chuyên mục

TPHCM lập tổ kiểm tra dạy thêm, học thêm

TPO - UBND quận 12 giao Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trì, phối hợp với UBND các phường thành lập tổ kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn trong tháng 2/2025. TPO - UBND quận 12 giao Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trì, phối hợp với UBND các phường thành lập tổ kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn trong tháng 2/2025. ...

Thêm nhiều địa phương công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10: Có tỉnh chọn môn Lịch sử

TPO - Đến thời điểm này, môn thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được nhiều địa phương công bố. TPO - Đến thời điểm này, môn thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được nhiều địa phương công bố. Sở GD&ĐT Hà Giang vừa chính thức thông...

Lỗ hổng giáo dục giới tính?

TPO - Việc 2 học sinh lớp 9 ném thi thể thai nhi ở bãi đất trống khiến nhiều người bàn tán đặt câu hỏi về vai trò của nhà trường và các tổ chức xã hội. TPO - Việc 2 học sinh lớp 9 ném thi thể thai nhi ở bãi đất trống khiến nhiều người bàn tán đặt câu hỏi về vai trò của nhà trường và các tổ chức xã hội. ...

Thu hồi bằng thạc sĩ luật của nữ phó hiệu trưởng Đại học Kinh Bắc

TPO - Ngày 12/2, Hiệu trưởng Đại học Luật (Đại học Huế) đã ban hành Quyết định số 35, về việc thu hồi và huỷ bỏ bằng thạc sĩ ngành Luật Kinh tế của bà Đào Thị Bích Thuỷ, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh Bắc. Theo quyết định, bà Thuỷ phải nộp lại bằng thạc sĩ cho Trường Đại học Luật, (Đại học Huế) trong vòng 30 ngày kể từ ngày quyết định có hiệu lực. ...

Lên danh sách học sinh ôn tập, giáo viên dạy

Sở GD-ĐT Đắk Nông vừa chỉ đạo các đơn vị ngành giáo dục trên địa bàn thực hiện nghiêm các nội dung quy định về dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29; đồng thời lập danh sách học sinh tham gia ôn...

Mới nhất

“Cò” đất thành “trùm” buôn dữ liệu

(NLĐO) - Từ môi giới bất động sản, một thanh niên 9X trở thành kẻ cầm đầu đường dây mua bán dữ liệu cá nhân với quy...

Công an thông tin vụ người đàn ông trung niên đấm tài xế trên phố

(NLĐO)- Theo công an, tài xế điều khiển ô tô nhãn hiệu KIA Carnival màu đen đỗ trước cửa rạp đám cưới nên bị người đàn ông...

Xây dựng luật cần tạo không gian cho đổi mới sáng tạo, miễn là không tham nhũng, tiêu cực

Sáng 12/2, ngay sau phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). ...

Thủ tướng mong có người Việt trong ban lãnh đạo Samsung Việt Nam

Chiều 12-2, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Choi Joo Ho, tổng giám đốc Samsung Việt Nam và người kế nhiệm là ông Na Ki Hong. ...

Mới nhất