Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhÁp lực lạm phát chưa vơi

Áp lực lạm phát chưa vơi

Tin tưởng với các giải pháp đồng bộ, kiểm soát lạm phát năm 2024 như mục tiêu đặt ra là khả thi nhưng vẫn không thể chủ quan vì các áp lực còn rất lớn. TS. Nguyễn Bích Lâm – nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chia sẻ như vậy với Thời báo Ngân hàng.

Số liệu CPI 2 tháng đầu năm nay cho thấy điều gì và dự báo của ông về khả năng kiểm soát lạm phát trong cả năm nay?

Tháng 1 và tháng 2 có nhiều ngày nghỉ lễ, nhất là Tết Nguyên đán cổ truyền năm nay diễn ra trọn trong tháng 2, nhu cầu mua bán chuẩn bị cho tết tăng, tổng cầu tăng nên giá tăng. Đây là quy luật mùa vụ năm nào cũng diễn ra vào hai tháng đầu năm, do đó CPI tăng là điều bình thường. Sau đó sang tháng 3, tháng 4, CPI chỉ tăng nhẹ, thậm chí có thể giảm. Thường vào tháng 3, CPI sẽ giảm khá mạnh so với tháng 2, kéo theo CPI bình quân 3 tháng sẽ thấp hơn bình quân của 2 tháng.

Chủ động nguồn cung thực phẩm trong nước để giảm áp lực tăng giá
Chủ động nguồn cung thực phẩm trong nước để giảm áp lực tăng giá
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh là tăng cường quản lý giá cả, thị trường; bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng.

Xét cả các yếu tố trong và ngoài nước, tôi cho rằng khả năng kiểm soát lạm phát năm 2024 như mục tiêu đặt ra là khả thi. Bởi, áp lực từ lạm phát cầu kéo (nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của thị trường gia tăng một cách nhanh chóng khiến giá cả bị đẩy lên cao) không lớn do tổng cầu thế giới và trong nước nhiều khả năng chưa phục hồi mạnh mẽ như mong đợi. Bên cạnh đó, sự chủ động và nguồn cung dồi dào về lương thực, thực phẩm trong nước – nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu dùng của người dân và ảnh hưởng lớn trong CPI, giúp giảm áp lực tăng giá.

Trong khi đó, Chính phủ luôn nhấn mạnh và kiên định việc thực hiện nhất quán mục tiêu ưu tiên cho tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Điều này vừa giúp tạo dựng niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, đồng thời giúp làm giảm lạm phát kỳ vọng. Cùng với đó, một số chính sách hỗ trợ về thuế vẫn tiếp tục được áp dụng trong năm 2024; lạm phát toàn cầu tiếp tục xu hướng hạ nhiệt cũng sẽ giúp giảm áp lực “nhập khẩu” lạm phát… Với các yếu tố giúp kiềm chế lạm phát như vậy cùng sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ; tổng cầu tiêu dùng chưa có dấu hiệu khởi sắc mạnh nên mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 theo tôi hoàn toàn khả thi.

Nhưng hiện nay mới chưa hết quý I nên vẫn còn đó những áp lực lạm phát. Trong các yếu tố có thể gây áp lực năm nay, ông thấy lo ngại nhất ở yếu tố nào?

Đúng vậy, chúng ta vẫn không thể chủ quan. Xu hướng lạm phát từ nay đến cuối năm vẫn chịu nhiều sức ép bởi các áp lực còn hiện hữu đến từ cả trong và ngoài nước. Ngoài nước, lạm phát, lãi suất còn cao và USD vẫn trong xu thế mạnh lên chứ khó giảm nhanh như kỳ vọng cuối 2023, là một trong những nguyên nhân dẫn đến áp lực tỷ giá trong nước; nguy cơ giá dầu mỏ và hàng hóa nguyên liệu cơ bản tăng giá; căng thẳng địa chính trị và gián đoạn các tuyến vận chuyển… Trong nước, giá điện biến động theo chiều hướng tăng; giá gạo tăng theo giá xuất khẩu (đặc biệt trong bối cảnh các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Nga, UAE có thể tiếp tục có các hạn chế, cấm xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực); điều chỉnh giá các mặt hàng dịch vụ do Nhà nước quản lý…

Trong năm 2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã hai lần tăng giá điện với tổng mức tăng 7,5% sẽ tác động tới chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm của doanh nghiệp trong năm 2024. Cùng với đó, áp lực giá điện tiếp tục tăng trong năm 2024; hiện tượng thời tiết cực đoan; dự báo nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và tiêu dùng thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cao nhất là khi thời tiết chuyển sang mùa hè… sẽ đẩy chỉ số giá điện sinh hoạt tăng, tạo áp lực khá lớn cho lạm phát.

Chưa hết, ở Việt Nam hiện nay, tín dụng bơm ra mạnh (dự kiến tăng trưởng tín dụng khoảng 15% cả năm và room tín dụng này đã mở hết), trong đó có khuyến khích tăng tín dụng cho vay tiêu dùng (trong khi lãi suất tiết kiệm đã xuống rất thấp) thì đó là một yếu tố vô hình trung có thể gây ra lạm phát kỳ vọng dù thực tế đến nay tín dụng vẫn tăng trưởng chậm khi sức hấp thụ vốn còn yếu, do thị trường đầu ra trong và ngoài nước còn khó khăn.

Trên cơ sở diễn biến lạm phát 2 tháng vừa qua và các thách thức như vậy, ông có khuyến nghị gì để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay?

Tôi cho rằng, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần có các giải pháp đảm bảo đầy đủ nguồn cung với giá ổn định đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm. Bên cạnh đó, có kế hoạch và giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Bộ Công Thương nắm bắt kịp thời giá xăng dầu thế giới, nâng cao năng lực và chất lượng dự báo, có giải pháp tổng thể bảo đảm đầy đủ nguồn cung, nâng cao năng lực dự trữ xăng dầu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Đồng thời, dự báo, xây dựng kế hoạch, giải pháp để cung ứng đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện, tôi cho rằng Dự thảo của Bộ Công Thương (đang xin ý kiến các bộ, ngành để trình Chính phủ dự thảo Quyết định Quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017) đề xuất giảm thời gian điều chỉnh giá điện, trao quyền cho EVN điều chỉnh giá bán điện đối với biên độ giảm giá bán lẻ điện từ 1% trở lên, tăng giá bán lẻ điện từ 3% đến dưới 5% và trong khung giá là giải pháp sẽ giúp xoá bỏ bất cập về giá bán lẻ điện hiện nay, dần hướng giá điện vận hành theo cơ chế thị trường cạnh tranh, có tăng, có giảm. Vì vậy, EVN phải căn cứ vào giá thành sản xuất điện thực tế, hợp lý để quyết định tăng hay giảm giá bán lẻ điện.

Đồng thời, cần đánh giá kỹ tác động của việc tăng giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý đối với lạm phát và tăng trưởng kinh tế để quyết định mức độ, thời điểm điều chỉnh phù hợp, đáp ứng mục tiêu kiểm soát lạm phát, giảm tác động đến đời sống của người dân. Một yếu tố quan trọng nữa là Chính phủ cần thực hiện chính sách tài khoá và tiền tệ linh hoạt, phù hợp, giữ ổn định vĩ mô.

Cùng với đó, cần thực hiện hiệu quả hoạt động truyền thông nhằm thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng về các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; loại bỏ và xử lý nghiêm các thông tin sai lệch về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý từ thông tin sai lệch gây ra, nhất là giảm lạm phát kỳ vọng trước các chính sách, giải pháp tài khoá, tiền tệ và điều chỉnh lương.

Cộng đồng doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, bảo đảm nguồn cung cho thị trường hàng hoá và dịch vụ. Chủ động cập nhật thông tin, dự báo chính xác động thái thị trường để nắm bắt cơ hội, giảm rủi ro trong bối cảnh tổng cầu thế giới còn yếu; rủi ro gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng, logistics vẫn còn…; tập trung đầu tư và chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, qua đó cắt giảm chi phí do giá năng lượng tăng cao và giá tăng lợi nhuận trong dài hạn. Mặt khác, đầu tư về công nghệ, nhân sự và các lĩnh vực khác để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng.

Xin cảm ơn ông!





Source link

Cùng chủ đề

Kinh tế toàn cầu trong cơn địa chấn

Diễn biến thương chiến trước nguy cơ lan rộng và nhiều biến động chính trị, xung đột đang diễn ra khiến kinh tế toàn cầu đối mặt thách thức lớn. ...

Lao động Nhật Bản được tăng lương cao nhất trong hơn 3 thập niên

Các công ty lớn tại Nhật Bản đã đồng ý tăng lương trung bình hơn 5% trong năm nay, đánh dấu mức tăng lương cao nhất trong vòng 34 năm qua, theo Reuters hôm 14.3. ...

Lạm phát Ấn Độ có thể dưới mức 4%

Lạm phát tiêu dùng tại Ấn Độ trong tháng 2 có khả năng giảm xuống dưới mức mục tiêu trung hạn 4% của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) lần đầu tiên sau 6 tháng. Lạm phát tiêu dùng tại Ấn Độ trong tháng 2 có khả năng giảm nhờ giá thực phẩm hạ nhiệt. Ảnh minh họa ...

Lý do lạm phát Hàn Quốc lần đầu hạ nhiệt sau 4 tháng

Theo Cục Thống kê Hàn Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2025 tăng 2,0% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 2,2% của tháng trước đó. Theo dữ liệu Chính phủ Hàn Quốc công bố ngày 6/3, lạm phát tiêu dùng của quốc gia này đã hạ nhiệt trong tháng 2/2025, lần đầu tiên sau 4 tháng. Điều này phần nào giúp các nhà hoạch định chính sách cảm thấy bớt...

Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc tặng Thủ tướng Phạm Minh Chính danh hiệu ‘Giáo sư danh dự’

TPO - Thủ tướng Phạm Minh Chính được trao danh hiệu này vì những đóng góp quan trọng của Đảng, Chính phủ Việt Nam và cá nhân Thủ tướng Chính phủ đối với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm vừa qua. TPO - Thủ tướng Phạm Minh Chính được trao danh hiệu này vì những đóng góp quan trọng của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dữ liệu – “nguồn tài nguyên mới”để Việt Nam vươn lên mạnh

Trong dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu, dữ liệu đang trở thành “nguồn tài nguyên mới”, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới mô hình phát triển. Đối với Việt Nam, đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là “cơ hội vàng” để bứt phá, xây dựng nền kinh tế tri thức, sáng tạo và có giá trị gia tăng cao.Dữ liệu - “huyết mạch” của nền kinh tế...

Bốn nhóm rào cản “kìm hãm” dòng vốn đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3/2025, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) chính thức công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2024 với chủ đề "Huy động đầu tư cho phát triển bền vững". Dù là vùng sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp chủ lực, nhưng ĐBSCL...

Thành lập Tổ công tác về phát triển Trung tâm tài chính TP. Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 945/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm tài chính (TTTC) TP. Đà Nẵng. Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ và phát triển TTTC quốc tế tại Đà Nẵng, góp phần tạo nền tảng để biến Đà Nẵng trở thành một TTTC khu vực.Tổ công tác do Giám đốc...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp Từ cuối năm 2024 đến cuối tháng 2/2025, giá lúa trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên đến nửa đầu tháng 3/2025, giá gạo xuất khẩu của Việt...

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Giá tiêu ổn định ở vùng đỉnh, tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Bình Phước: Thúc đẩy xúc tiến thương mại sản phẩm chủ lực

Sở Công Thương tỉnh Bình Phước có nhiều giải pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, chủ lực của địa phương. “Trợ lực” để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm chủ lực Năm 2024, mặc dù đối mặt với một số thách thức như biến động kinh tế - chính trị thế giới có thể ảnh hưởng tiêu cực...

Lợi nhuận giảm, ngân hàng vẫn chi mạnh trả lương cho nhân viên

Thống kê tại báo cáo tài chính riêng lẻ quý I/2023 của 28 ngân hàng thương mại, chi lương và phụ cấp nhân viên hầu hết đều tăng so với cùng kỳ năm trước dù mức tăng trưởng lợi nhuận của nhiều ngân hàng đã giảm so với cùng kỳ. Techcombank tiếp tục nắm giữ ngôi vị quán quân về chế độ đãi ngộ cho nhân viên khi dành gần 1.600 tỷ đồng cho việc chi lương và...

Sếp VietinBank được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa thông tin việc triển khai một loạt quyết định của Thống đốc NHNN về bổ nhiệm lãnh đạo một số đơn vị. Trong số này, NHNN tiếp nhận, bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh Văn phòng NHNN đối với ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank). Cùng ngày, VietinBank cũng công bố thông tin về việc miễn nhiệm vị trí Phó Tổng Giám...

Việt Nam xanh 2025 trở lại với chủ đề ‘Thúc đẩy tiêu dùng xanh’

Sáng 1-3, tại công viên 23 Tháng 9 (Q.1, TP.HCM), chương trình 'Việt Nam Xanh 2025' chính thức tái khởi động với chủ đề 'Thúc đẩy tiêu dùng xanh'. Chương trình mùa 2 đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả triển khai các sáng kiến bảo vệ môi trường. ...

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư trú ẩn vào các cổ phiếu nào?

Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, có thể tìm kiếm nơi “trú ẩn” bằng cách đầu tư vào các công ty hàng đầu, có nội lực để chống chọi được với khủng hoảng. Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào?Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay,...

Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng

Sabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồngSabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Công ty cổ...

Tiết lộ thù lao lãnh đạo loạt ngân hàng, nơi lãi nhất hệ thống trả thu nhập sếp ra sao?

Nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính năm 2024 qua kiểm toán. Báo cáo minh bạch các khoản thù lao, thu nhập lãnh đạo quản lý được nhận năm ngoái. Chủ tịch LPBank không nhận thù lao 2 năm liềnTại LPBank, ông...

Con trai chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bán hết cổ phiếu SSI

Ông Nguyễn Duy Linh - con trai chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng - đã bán ra toàn bộ số cổ phiếu SSI nắm giữ theo hình thức thỏa thuận. Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Duy Linh cho...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. 30/03/2025 21:29 (PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. ...

Mới nhất

Ra mắt chuyên trang Đại hội Đảng bộ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025–2030 – Tổng công...

2/07/25 5:19 PM Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng hướng tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lần thứ VII, sự kiện chính trị trọng đại đánh dấu bước phát triển mới trong công tác xây dựng Đảng của Tổng công ty trong giai đoạn sắp tới.  Văn phòng Đảng...

Kết quả lựa chọn nhà thầu, gói thầu: Biên tập, xuất bản, in và phát hành cuốn sách “Lịch sử truyền thống Tập đoàn...

Kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu: Biên tập, xuất bản, in và phát hành cuốn sách “Lịch sử truyền thống Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam”1. Tên Gói thầu: Biên tập, xuất bản, in và phát hành cuốn sách “Lịch sử truyền thống Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam”.- Bên mời thầu: Tập đoàn Xăng dầu...

Mới nhất