Trang chủNewsAn ninh con người - nền tảng phát triển nguồn vốn nhân...

An ninh con người – nền tảng phát triển nguồn vốn nhân lực và xã hội

Đầu tư vào con người luôn là tất yếu trong phát triển năng lực quốc gia vì nó vừa là nguồn lực, vừa là mục tiêu cuối cùng của mọi nền kinh tế. An ninh con người là ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia và là cơ sở chính để phát triển nguồn vốn con người.

An ninh con người......

Vấn đề “an ninh con người” mới đây đã được đề cập rõ trong nhiều nội dung của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng với định hướng: “Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, phân minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người…”. (Nguồn: Báo Công Thương)

Tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ xác định Việt Nam trở thành nước phát triển với chỉ số phát triển con người ở mức cao, đời sống của người dân hạnh phúc và quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia thông qua quản trị tốt 5 nguồn lực: Tài chính, tài nguyên, sản phẩm vật chất, nhân lực và xã hội.

Tầm quan trọng của nguồn lực con người

Theo các nhà kinh tế hiện đại, sự giàu có và khả năng cạnh tranh của quốc gia được tạo ra chứ không phải được kế thừa. Nó không phát triển từ các nguồn lực tự nhiên, tài chính… của một quốc gia, như kinh tế học cổ điển khẳng định.

Sự thịnh vượng và sức cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng đổi mới, vào động lực phát triển của thị trường, bao gồm sự tương tác hiệu quả của 3 chủ thể: chính phủ, doanh nghiệp và người dân.

Tuy nhiên, đổi mới và sáng tạo lại là nguồn lực phát triển quan trọng nhất của con người, là sự khác biệt nhất của nguồn lực con người so với 4 nguồn lực còn lại. Đây cũng là phẩm chất tuyệt vời mà ngay cả các trí tuệ nhân tạo (AI) hoàn hảo nhất cũng không bao giờ đạt được.

Phẩm chất đổi mới và sáng tạo của nguồn vốn con người được thể hiện qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp, cùng với sự phát minh ra cơ chế thị trường đã đem lại một cuộc sống và xã hội thịnh vượng hơn rất nhiều so với tổ tiên của chúng ta trong cả quá trình lịch sử phát triển nhân loại.

Nguồn vốn nhân lực được xem là tài sản quan trọng nhất của bất kỳ quốc gia nào và đầu tư vào con người luôn là một điều tất yếu trong phát triển năng lực quốc gia vì nó vừa là nguồn lực, vừa là mục tiêu cuối cùng của mọi nền kinh tế. Chính vì vậy, “an cư lạc nghiệp” hay nói một cách khác an ninh con người là ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia và là cơ sở chính để phát triển nguồn vốn con người.

Trên thế giới, ý tưởng mở rộng khái niệm an ninh từ an ninh quốc gia sang từng cá nhân con người lần đầu tiên được đưa ra bởi Ủy ban độc lập về giải trừ quân bị và các vấn đề an ninh vào năm 1982.

Báo cáo của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) năm 1994 là một ấn phẩm mang tính bước ngoặt trong lĩnh vực an ninh con người, với lập luận rằng đảm bảo các nhu cầu thiết yếu và an toàn cho tất cả mọi người là con đường tốt nhất để giải quyết vấn đề toàn cầu. sự bất an. Nó đã mở ra một lối thoát cho việc định nghĩa lại về mặt học thuật đối với an ninh con người.

Trong đó, cách tiếp cận an ninh con người đã tập trung lại cuộc tranh luận về an ninh từ an ninh lãnh thổ sang an ninh người dân. Ý tưởng này, được Đại hội đồng Liên hợp quốc tán thành vào năm 2012 khi đã mời các học giả an ninh và các nhà hoạch định chính sách nhìn xa hơn việc bảo vệ quốc gia – dân tộc để bảo vệ những gì chúng ta quan tâm nhất trong cuộc sống: Nhu cầu cơ bản, sự toàn vẹn về thể chất, phẩm giá con người của chúng ta.

Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền không bị sợ hãi, không bị thiếu thốn và không bị sỉ nhục của mọi người. Nó nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa an ninh, phát triển, bảo vệ và trao quyền cho các cá nhân và cộng đồng.

Vấn đề an ninh con người tại Việt Nam

Ở Việt Nam, khái niệm “an ninh con người” lần đầu tiên xuất hiện trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng (năm 2016). Đến nay, chúng ta cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong 7 nội dung liên quan đến an ninh con người (kinh tế, lương thực, y tế, môi trường, cá nhân, cộng đồng và chính trị): Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1,5-2%/năm, đến năm 2020 còn dưới 3%; Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2020 đạt 90,7%, tăng mạnh so với năm 2015 (76,5%) vượt mục tiêu đề ra (80%);

Khoản 1, Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm…; Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung “quyền con người” vào tên chương so với Hiến pháp năm 1992.

Tuy nhiên, do quan điểm chưa thực sự lấy con người làm trung tâm nên vấn đề an ninh con người vẫn còn một số hạn chế: Chính sách tiền lương chậm được cải cách; Giảm nghèo chưa bền vững; Chất lượng dịch vụ y tế và giáo dục nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, có mặt còn bất cập; Chất lượng cuộc sống chưa cao khi tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được cải thiện;

Thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức và có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rõ, mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Con người chưa thực sự cản thấy an toàn, luôn có cảm giác bất an nhất là các vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng ven biển….

Vấn đề “an ninh con người” mới đây đã được đề cập rõ trong nhiều nội dung của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng với định hướng: “Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, phân minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người…”. Định hướng này cũng cho thấy mối liên hệ giữa con người và xã hội rõ ràng là rất mạnh mẽ.

An ninh con người......
Nâng cao nhận thức và tính thực thi của chính sách về an ninh con người thông qua việc lấy con người làm trọng tâm ngay từ trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia đến triển khai thực tế. (Nguồn: 1office.vn)

Đề xuất 5 nội dung nghiên cứu để phát triển con người

Bản chất con người là xã hội, loài người đã tiến hóa để trở thành xã hội và đó là đặc điểm xác định ý nghĩa của việc trở thành con người.

Để góp phần thực hiện tốt định hướng của Đảng và chính sách của Chính phủ, nên chăng chúng ta cần tăng cường thêm 5 nội dung nghiên cứu để phát triển con người và xã hội trong xu hướng mới của các biến đổi địa chính trị, kinh tế, môi trường và công nghệ:

Con người là trọng tâm

Nâng cao nhận thức và tính thực thi của chính sách về an ninh con người thông qua việc lấy con người làm trọng tâm ngay từ trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia đến triển khai thực tế.

Các nội dung luật pháp bảo vệ nhu cầu cơ bản của con người như: Sống, lao động, học tập… và an ninh cá nhân cần phải được đảm bảo khỏi các mối đe dọa bao gồm cả chiến tranh, xung đột, bạo lực… Trong đó, vấn đề tiền lương, điều kiện làm việc phải là một trong những vấn đề cốt lõi của an ninh con người.

Ngoài ra, cũng cần chú ý trong xu thế thay đổi của công nghệ, kỹ thuật số có thể mở rộng các quyền tự do của con người, nhưng chúng cũng có thể gây ra những hậu quả không lường trước, thách thức an ninh con người (ví dụ như khả năng nhân quyền có thể bị tổn hại do tác hại trên mạng và việc ngày càng phụ thuộc vào các thuật toán AI có thể làm xói mòn an ninh con người).

Hơn nữa, cũng cần nhận thức thế hệ thách thức mới đã xuất hiện dưới dạng đại dịch và biến đổi khí hậu cũng như mức độ xung đột gia tăng (khoảng 1,2 tỷ người vẫn đang sống trong các khu vực bị ảnh hưởng xung đột) và sự tồn tại bất bình đẳng trong phát triển con người…

Nguồn lực xã hội

Nguồn lực này bao gồm cả thể chế chính trị, các mạng lưới xã hội rộng lớn và các tổ chức quần chúng. Hiện nay, quan điểm đề cao quá mức lợi ích của tập thể một cách chung chung, trừu tượng đang làm hạn chế lớn đến nguồn lực xã hội và làm cho thể chế, cấu trúc bộ máy hành chính từ bộ ngành đến tỉnh, thành phố cồng kềnh, cơ chế vận hành thiếu hiệu quả và làm chậm tiến trình cải cách tiền lương gây ra các vấn đề xã hội bức xúc như: tham nhũng, tệ nạn xã hội, tội ác…

Ngoài ra, cấu trúc doanh nghiệp còn lạc hậu, thiếu đổi mới và các tổ chức quần chúng xã hội còn mang nặng tính phong trào dẫn đến năng suất lao động thấp và văn hóa bị xói mòn trong các thể chế tổ chức xã hội của đất nước. Chính vì vậy, cần có sự tinh giản và phân cấp mang tính đột phá trong hệ thống hành chính để đảm bảo hiệu quả công việc và môi trường làm việc tốt cho công chức.

Thể chế cấu trúc của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội cần liên tục đổi mới và phát triển đảm bảo bắt kịp xu hướng thị trường cạnh tranh lành mạnh và xã hội văn minh. Chính sách áp dụng công nghệ số chắc chắn sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc đào tạo, kết nối và thực thi hiệu quả cho quá trình chuyển đổi này.

Xã hội công bằng và hòa bình

An ninh con người trong kỷ nguyên nhân sinh mới (Anthropocene) giờ đây phải vượt ra ngoài việc đảm bảo an ninh cho các cá nhân và cộng đồng của họ để hướng tới nghiên cứu một cách có hệ thống, phụ thuộc lẫn nhau giữa con người; giữa con người với hành tinh.

Trong quá trình đó, các nguyên tắc bảo vệ, phân quyền và sự đoàn kết làm việc cùng nhau sẽ thúc đẩy không những văn hóa xã hội tích cực và lành mạnh mà còn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, xây dựng xã hội công bằng và hòa bình.

Vinh danh

Sự công nhận, cho dù đó là dưới hình thức giải thưởng, tiền thưởng, thăng chức, tăng lương hay một lời “cảm ơn” đơn giản sẽ giúp các đối tượng cá nhân và tổ chức thấy được sự quan tâm xã hội; đặc biệt nếu điều đó được thực hiện một cách chân thực và nhất quán.

Quá trình đó sẽ xây dựng được niềm tin và sự chuẩn mực của mọi người vào một mục đích chung cũng như chọn lựa được các cá nhân có đức, có tài cũng như mô hình tổ chức mẫu mực để đóng góp thiết thực vào phát triển toàn diện con người và xã hội hiện đại.

An ninh lương thực và quốc phòng

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu phức tạp và sự xung đột của các thế lực cạnh tranh trong khu vực, việc quy hoạch tổng thể trung tâm lương thực Đồng bằng sông Cửu Long, Biển Đông và các vùng biên giới Việt Nam, nên chăng phải là ưu tiên của chính sách phát triển kinh tế – xã hội đất nước để bảo đảm an ninh lương thực và quốc phòng nhằm hướng tới an ninh con người Việt Nam một cách bền vững trong tiến trình hội nhập với thế giới.

Có chính sách thực hiện tốt mục tiêu đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP 26).

Một xã hội pháp luật công bằng với chính sách toàn diện về an ninh con người sẽ là nền tảng cho phát triển nguồn nhân lực và xã hội văn minh. Nền tảng đó sẽ đem lại sự tự do bình đẳng và bình an của người dân, tạo ra một xã hội luôn đổi mới và sáng tạo. Và đây cũng chính là khởi nguồn của sự thịnh vượng đất Việt.

Nguồn

Cùng chủ đề

Sinh viên UEF sẽ sang Báo Thanh Niên học môn phương pháp biên tập

Sinh viên Khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) sẽ được học tập với những nhà báo có chuyên môn, bằng cấp và giàu kinh nghiệm thực chiến của Báo Thanh Niên....

ABBANK chính thức bổ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Phạm Duy Hiếu

Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chính thức bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu giữ chức vụ Tổng Giám đốc ABBANK...

ABBANK được bình chọn Top nhà tuyển dụng yêu thích nhất 2024

Vừa qua, tại lễ vinh danh “Nhà tuyển dụng yêu thích 2024” do CareerViet thực hiện khảo sát và công bố, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đã xuất sắc ghi tên mình ở Vị trí Top 6...

Hệ lụy và lời giải từ chính sách

Trong ba năm liên tiếp, mức sinh ở Việt Nam liên tục giảm nhanh chóng: từ 2,11 con/phụ nữ (2021), xuống 2,01 (2022), 1,96 (2023), và 1,91 (2024). Năm 2024 được nhiều người coi là “năm đẹp” cho việc sinh con theo quan niệm dân gian, nhưng đã không thể đủ sức kéo mức sinh tại Việt Nam tăng lên, thậm chí còn đạt mức thấp kỷ lục 1,91 con/phụ nữ – mức thấp nhất trong...

ĐHQG TP HCM thu hút, giữ chân các nhà khoa học trẻ xuất sắc

(NLĐO)- ĐHQG TP HCM sẽ mở một số chương trình đào tạo như điện hạt nhân, vận hành metro, sân bay quốc tế, đường sắt tốc độ cao… ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Thị trường phản ứng trái chiều, nhiều yếu tố thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 25/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.000 đồng/kg.

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kẻ tấn công tạp chí Charlie Hebdo bị kết án 30 năm tù, cấm nhập cảnh Pháp

Ngày 23/1, một tòa án ở Paris, Pháp tuyên án 30 năm tù giam đối với Zaheer Mahmood, người Pakistan vì tội cố ý sát hại 2 người bên ngoài văn phòng cũ của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo năm 2020.

Bài đọc nhiều

01:45:08

Ngắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú Yên

(VTC News) - Đường hoa xuân cùng linh vật chào xuân Ất Tỵ 2025 của TP Tuy Hòa vừa lộ diện khiến người dân, du khách và dân cư mạng trầm trồ. Video cụm linh vật Rắn ở Phú Yên khiến dân mạng trầm trồ Đường hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa được khai mạc vào tối 19/1 với linh vật tết mang tên Kim Tỵ Phú Quý - Hổ mang chúa khiến người dân và...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Việt Nam – Thái Lan nỗ lực hướng tới nâng cấp quan hệ

Trên cơ sở quan hệ gắn bó và những thành tựu hợp tác đã đạt được giữa Việt Nam - Thái Lan, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng hai bên cần nỗ lực hướng tới nâng cấp quan hệ trong thời gian tới. Ngày 7.12, tại tòa nhà Quốc hội Thái Lan đã diễn ra lễ đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, với sự chủ...
06:08:18

CNN lan tỏa vẻ đẹp bất tận của du lịch Việt Nam ra thế giới

Video dài 30 giây trên kênh truyền hình và các nền tảng kỹ thuật số của CNN đã đưa công chúng quốc tế bước vào hành trình khám phá vẻ đẹp bất tận của Việt Nam đầy kỳ thú. Từ những giá trị văn hóa đặc sắc đến các bãi biển hoang sơ, kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ và cuộc sống thường nhật đầy màu sắc... tất cả cùng hòa quyện, tạo nên bức tranh sống động về du...

Đèn lồng khổng lồ 70m làm khách Nhật bất ngờ: Người Việt quá sáng tạo!

(Dân trí) - Có mặt tại lễ hội đèn lồng quốc tế ở Việt Nam, anh Harashima người Nhật cho biết rất bất ngờ khi thấy nhiều tác phẩm được thiết kế hoành tráng. Đặc biệt, anh ấn tượng với nhiều đèn lồng đội Việt Nam. Từ 18/1 đến 16/3, lễ hội đèn lồng quốc tế với quy mô lớn nhất Việt Nam được tổ chức với chủ đề "Ánh sáng phương Đông" tại huyện Văn Giang, Hưng Yên. Đây là sự kiện văn...

Cùng chuyên mục

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả của bà con nơi đây. Từ sáng sớm, những chiếc lò đã nghi ngút khói để cho ra những chiếc...

Đào rừng Sơn La cổ thụ giá gần trăm triệu hút khách ở TPHCM

TPO - Một tuần trở lại đây, các nhà vườn ở miền Bắc đã vận chuyển những gốc đào "khủng" bày bán ở công viên 23/9 (quận 1, TPHCM), với giá hàng chục đến cả trăm triệu đồng.  Những ngày gần đây, công viên 23/9 rộn ràng hơn mọi khi. Hàng trăm gốc đào từ miền Bắc được bày bán làm rực hồng một góc trời. Ông Nguyễn Văn Sơn (ngụ Hà Nội) cho biết năm nay gia đình ông đem 400 gốc đào vào TPHCM bán,...

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Lễ hội xuân lớn nhất Việt Nam giáp Hà Nội, già trẻ đều mê

Từ Hà Nội bắt xe buýt miễn phí đến Lễ hội Ánh sáng phương Đông, người lớn trẻ nhỏ bắt gặp cả một thiên đường ánh sáng, lại đủ ‘combo’ mua sắm, ăn chơi ‘tẹt ga’ mùa Tết. Check-in bên cạnh Lạc Long Quân trở về, tác phẩm đèn lồng đoạt giải khuyến khích tại Cuộc thi đèn lồng quốc tế Ocean. Diễn ra đến hết ngày 16-3, tới thời điểm hiện tại Lễ hội Ánh sáng phương Đông 2025 tại Vinhomes Ocean...

Mới nhất

Công nhân háo hức lên chuyến xe Công đoàn về ăn Tết cùng gia đình

9 chuyến xe Công đoàn xuất phát từ Bình Phước đưa hàng trăm công nhân ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc đón Tết, sum họp cùng gia đình. ...

Tọa đàm Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trưa 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và...

Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng bởi sương mù ở Nghệ An, Thanh Hóa

Có 7 chuyến bay đến sân bay Vinh, sân bay Thọ Xuân phải chuyển hướng đến sân bay Nội Bài và nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng dây chuyển bởi sương mù trong ngày 24-1. ...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. ...

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt...

Mới nhất