Trang chủNewsThế giớiẤn Độ và Trung Quốc tiếp tục đi giữa lằn ranh của...

Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục đi giữa lằn ranh của cuộc xung đột Nga-Ukraine

Chuyến thăm tới Kiev của Thủ tướng Modi được xem như sự mở rộng của chính sách đối ngoại đầy khéo léo kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra trong khi Trung Quốc cũng đang thận trọng điều chỉnh lập trường của mình.

Đó là nhận định của ông C. Uday Bhaskar *, Giám đốc Hiệp hội nghiên cứu chính sách (SPS) ở New Delhi trong bài viết mới đây đăng trên báo The South China Morning Post.

Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục đi giữa lằn ranh của cuộc xung đột Nga-Ukraine
Ấn Độ và Trung Quốc đang tìm một lối đi khéo léo trên ranh giới mỏng manh của cuộc xung đột ở Ukraine. (Nguồn: SCMP)

Ngay sau cuộc gặp của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 23/8 tại Kiev, truyền thông nhanh chóng đăng ảnh hình ảnh hai nhà lãnh đạo dành cho nhau cái ôm thắm thiết. Trong một bài viết trên mạng xã hội X, Tổng thống Zelensky cho rằng chuyến thăm đầu tiên của ông Modi tới Ukraine sau khi tái đắc cử là dấu ấn lịch sử quan trọng cũng như thể hiện sự ủng hộ của New Delhi với những vấn đề của Kiev.

Tuy vậy, Thủ tướng Modi lại không trực tiếp bày tỏ lập trường của Ấn Độ đối với cuộc xung đột hiện đã kéo dài 30 tháng. New Delhi “đứng ngoài trong cuộc xung đột này”, không có nghĩa là “thờ ơ”, mà “không trung lập ngay từ ngày đầu”. Hay nói cách khác, “chúng tôi đã đứng về một phía và chúng tôi kiên quyết ủng hộ hòa bình”, ông Modi khẳng định.

Chuyến thăm Kiev của Thủ tướng Modi, theo chuyên gia C. Uday Bhaskar, là sự mở rộng của hành động cân bằng ngoại giao khéo léo và tinh tế của Ấn Độ kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022.

Quốc gia Nam Á kiên quyết không chỉ trích những hành động của Nga nhưng đã kêu gọi cả hai bên tham gia đối thoại và ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột thể theo luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Đây cũng là trọng tâm trong thông điệp của ông Modi nhằm xoa dịu những lo ngại của Mỹ rằng New Delhi đã ủng hộ Nga một cách thiếu phê phán.

Thủ tướng Modi công du Kiev chỉ hơn một tháng sau chuyến đi tới Moscow (8-9/7). Thời điểm đó, Tổng thống Zelensky bày tỏ sự thất vọng sâu sắc và cho rằng cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Ngai là đòn đánh tàn khốc giáng vào những nỗ lực hòa bình.

Việc Thủ tướng Modi hiện diện tại Kiev diễn ra song song với hai chuyến thăm cấp cao khác. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh có chuyến đi tới Washington, hai bên ký kết các thỏa thuận quốc phòng quan trọng, làm sâu sắc thêm hợp tác quân sự giữa hai bên. Cùng lúc đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vừa kết thúc chuyến thăm Nga và Belarus.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) chào đón Thủ tướng Lý Cường trước cuộc họp tại Điện Kremlin ở Moscow vào ngày 21/8/2014. (Nguồn: Tân Hoa xã)
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) chào đón Thủ tướng Lý Cường trước cuộc họp tại Điện Kremlin ngày 21/8. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Đối với New Delhi, việc ông Lý Cường tái khẳng định về tình hữu nghị Trung Quốc-Nga “bền chặt, mạnh mẽ và không thể lay chuyển” và “vượt qua được sự hỗn loạn quốc tế” có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh tam giác quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc-Nga trở nên phức tạp. Các động thái này phản ánh một “ván cờ đa cực” tại châu Á và trên toàn thế giới kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra.

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều có mối quan hệ đặc biệt với Nga từ những thập kỷ Chiến tranh Lạnh, khi mối quan hệ lưỡng cực giữa Liên Xô và Mỹ định hình nên khuôn khổ chiến lược toàn cầu. Trong giai đoạn sau của Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc lại có xu hướng nghiêng về phía Mỹ trong khi Ấn Độ thiên hơn về phía Liên Xô.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cả hai gã khổng lồ châu Á đều thiết lập lại quan hệ với một nước Nga bị thu hẹp về mặt địa lý và yếu hơn về mặt kinh tế. Ngày nay, sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc đã định hình mối quan hệ giữa các cường quốc.

Chuyên gia C. Uday Bhaskar nhận định, việc Mỹ rút khỏi Afghanistan năm 2021 làm giảm vị thế hàng đầu của Washington trên vũ đài chính trị. Đặc biệt, các cuộc xung đột ở Ukraine và Gaza dẫn đến một một khuôn khổ chiến lược toàn cầu không ổn định mà trong đó các cường quốc và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hầu như không còn hiệu quả trong việc đảm bảo hoà bình và ổn định toàn cầu.

Ấn Độ và Trung Quốc đang tìm một lối đi khéo léo trên ranh giới mỏng manh của cuộc xung đột ở Ukraine bằng cách duy trì luật pháp quốc tế nhưng không công khai lên tiếng chỉ trích hành động của Nga. Động thái này phản ánh vị thế cô độc của hai ông lớn châu Á nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia dài hạn của mình.

Trong khi định hướng của Ấn Độ được nhìn nhận như một sự thể hiện quyền tự chủ chiến lược, phần mở rộng của chính sách không liên kết, lập trường được cân nhắc kỹ lưỡng của Trung Quốc lại được xem là “thế lưỡng lự Bắc Kinh”.

Cả New Delhi và Bắc Kinh đều duy trì mối quan hệ với Moscow dưới hình thức nhập khẩu dầu, phát triển quan hệ thương mại và quân sự, nhưng cẩn trọng để không rơi vào tầm ngắm trừng phạt của Washington. Đồng thời, cả hai đang tìm cách thể hiện mình như tiếng nói đại diện của Nam bán cầu, những quốc gia đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc xung đột ở Ukraine do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng lương thực và phân bón toàn cầu.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại lối vào Cung điện Mariinskyi ở Kiev vào ngày 23/8/2024. (Nguồn: AFP)
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại lối vào Cung điện Mariinskyi ở Kiev vào ngày 23/8/2024. (Nguồn: AFP)

Trong bối cảnh đó, theo đánh giá của nhà phân tích chiến lược C. Uday Bhaskar, chuyến thăm của Thủ tướng Modi tới Kiev thực chất chỉ mang tính biểu tượng. Điều quan trọng là những tín hiệu đa tầng mà chuyến thăm gửi đi ở cấp độ toàn cầu, trong khu vực Á-Âu và người dân trong nước. Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều không thể thúc đẩy một tiến trình hòa bình hiệu quả trong cuộc xung đột ở Ukraine nếu thiếu vắng sự tham gia của Mỹ. Điều này phụ thuộc vào kết quả của cuộc chạy đua vào Nhà Trắng tháng 11 tới, mà nếu cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng, những chính sách có thể sẽ khó lường.

Trong thời gian tạm thời, cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đang chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Brics tại Kazan, Nga, vào tháng 10. Cách những người tham gia – bao gồm các thành viên sáng lập của nhóm là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc – định hình cuộc chiến tranh Ukraine sẽ

Trong lúc chờ đợi chủ nhân Nhà Trắng, cả Ấn Độ và Trung Quốc đang chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan (Nga) vào tháng 10/2024. Theo Giám đốc SPS C. Uday Bhaskar, cách các quốc gia tham gia hội nghị, bao gồm các thành viên sáng lập khối là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, nhìn nhận cuộc xung đột ở Ukraine sẽ cung cấp một số manh mối về kịch bản sắp tới. Hòa bình lâu dài vẫn còn khó nắm bắt trước thực tế khắc nghiệt của cuộc xung đột sắp tròn 3 năm…


(*) Tác giả từng là người đứng đầu hai tổ chức nghiên cứu lớn khác của Ấn Độ là Viện Nghiên cứu và phân tích quốc phòng (IDSA) và Quỹ Hàng hải quốc gia (NMF).





Nguồn: https://baoquocte.vn/an-do-va-trung-quoc-tiep-tuc-di-giua-lan-ranh-cua-cuoc-xung-dot-nga-ukraine-284821.html

Cùng chủ đề

Israel muốn Mỹ trừng phạt ICC, Moscow cảnh báo tấn công “trung tâm ra quyết định” ở Kiev, Pakistan đẩy mạnh xuất khẩu vũ...

Đức triệu Đại sứ Nga liên quan đến trục xuất nhà báo, Hezbollah cáo buộc Israel vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, Trung Quốc và Ấn Độ nỗ lực bình thường hóa quan hệ, Tổng thống Mỹ đắc cử chọn đặc phái viên về Nga-Ukraine… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu

Nhóm BRICS, trong đó Nga-Trung Quốc là thành viên, được thành lập nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế toàn cầu, chống lại sự bá quyền của Mỹ và phương Tây trong lĩnh vực tài chính.

Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc

Mới đây, Tập đoàn Mạng lưới đường ống dầu khí quốc gia Trung Quốc (PipeChina) thông báo, tuyến phía Đông của đường ống dẫn khí Nga-Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng và bước vào giai đoạn vận hành thử nghiệm cuối cùng.

Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây kém hiệu quả, Nga-Trung Quốc ngày càng quyền lực, BRICS chớp thời cơ ‘nổi dậy’, tương...

Những nỗ lực của Nga đã củng cố vị thế của nước này, cùng với Trung Quốc, trở thành đối thủ địa chính trị chính và trực tiếp của phương Tây.

Nga-Trung ca ngợi “mối tình” bền chặt, Moscow chỉ điểm nhiệm vụ quan trọng nhất với Bắc Kinh, Mỹ bị gọi tên

Ngày 12/11, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, đang ở thăm Bắc Kinh tham gia cuộc họp tham vấn về các vấn đề an ninh chiến lược với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nhà ở xã hội; Hà Nội dẫn đầu về tốc độ tăng giá chung...

Thủ tướng sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nhà ở xã hội vào cuối tháng 1; giá chung cư Hà Nội tăng đến 50% sau 1 năm, diện tích đất tăng thêm so với sổ đỏ có phải nộp thuế không?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Apple phát hành iOS 18.3 RC với nhiều thay đổi mới

Mới đây, Apple đã chính thức tung ra bản cập nhật iOS 18.3 RC cho những nhà phát triển và người thử nghiệm beta công khai với nhiều thay đổi mới.

Những phong tục truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt

Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 3/11/2022. Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0879553979, Fax: 84-24-38234169, Email: [email protected] Liên hệ quảng cáo: [email protected] © Copyright 2022 "Báo Thế giới & Việt Nam", All rights reserved. ® Không được...

Giá cà phê tăng liên tiếp, robusta “quyết” giữ vùng đỉnh, nỗi lo cung thiếu

Tính chung năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng hơn 1,34 triệu tấn cà phê các loại, giảm mạnh 17,1% so với năm 2023 và là mức thấp nhất trong 9 năm qua. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng trong niên vụ 2023 - 2024 vừa qua ước giảm 6% so với niên vụ trước đó, chỉ đạt khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn.

Tòa án bác đề xuất gia hạn lện bắt Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, nói “thiếu chính đáng”

Ngày 24/1, một tòa án ở Seoul (Hàn Quốc) đã bác yêu cầu của cơ quan công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Tân Ngoại trưởng Mỹ điện đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc, đề cập Biển Đông, Đài Loan

Tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 24.1 đã có cuộc điện đàm đầu tiên với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, theo AFP. ...

Tòa án bác đề xuất gia hạn lện bắt Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, nói “thiếu chính đáng”

Ngày 24/1, một tòa án ở Seoul (Hàn Quốc) đã bác yêu cầu của cơ quan công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Công tố viên Hàn Quốc yêu cầu tăng thời hạn tạm giam tổng thống bị luận tội

Cơ quan công tố Hàn Quốc đã đệ đơn yêu cầu tòa án kéo dài thời hạn tạm giam Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol trong lúc đẩy nhanh cuộc điều tra để tiến hành truy tố. ...

Mới nhất

75 năm quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: chặng đường nhiều thành tựu và dấu ấn quan trọng

Tối 24/1, tại thủ đô Bắc Kinh, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và Hội hữu nghị Đối ngoại Nhân dân Trung Quốc cùng phối hợp tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025). Tham dự buổi lễ,...

Mức giảm hàng tuần lớn nhất

Tỷ giá USD hôm nay 25/01/2025: Đồng USD đã ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 11 năm 2023 do lo ngại đáng kể về thuế quan. Tỷ giá USD hôm nay 25/01/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 25/01, tỷ giá trung tâm tại Ngân...

Nỗ lực cấp điện cho Sân bay Long Thành

TP - Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ các hoạt động thi công trên công trường xây dựng và cung ứng điện ngay khi Cảng hàng không Sân bay Quốc tế Long Thành (Sân bay Long Thành) đi vào hoạt động, Công ty Điện lực Đồng Nai, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực...

Lời nhắn biết yêu thương cô giáo gửi học sinh ngày tết

Nghỉ học để đón những ngày Tết Nguyên đán bên gia đình của mình, cô giáo mong các em học sinh luôn ...

Tỷ phú Ấn Độ xây trung tâm dữ liệu lớn nhất thế giới, vượt xa siêu dự án của Mỹ

Tập đoàn Reliance của tỷ phú Mukesh Ambani sẽ xây trung tâm dữ liệu lớn nhất thế giới tính theo công suất tại Ấn Độ. Theo nguồn tin của Bloomberg, tỷ phú 67 tuổi sẽ mua những con chip mạnh nhất của Nvidia và thiết lập trung tâm dữ liệu tại thị trấn Jamnagar với tổng công suất 3 gigawatt....

Mới nhất