Trang chủNewsThế giớiẤn Độ thi hành luật cấp quốc tịch gây tranh cãi

Ấn Độ thi hành luật cấp quốc tịch gây tranh cãi


Chính phủ Ấn Độ bắt đầu thi hành luật cấp quốc tịch vốn bị chỉ trích là phân biệt đối xử với người Hồi giáo, sau khi trì hoãn hơn 4 năm.

“Chính quyền Modi tuyên bố thực hiện Đạo luật Quốc tịch Sửa đổi (CAA). Đây là phần không thể thiếu trong tuyên ngôn năm 2019 của đảng Bharatiya Janata (BJP). Nó sẽ mở đường cho những người bị đàn áp tìm kiếm quốc tịch ở Ấn Độ”. phát ngôn viên văn phòng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết hôm 11/3, đề cập bản tuyên ngôn của đảng cầm quyền BIJ sau khi chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2019.

Theo CAA, người dân thuộc các cộng đồng thiểu số tại những nước Hồi giáo Afghanistan, Bangladesh và Pakistan sẽ được cấp quốc tịch Ấn Độ nếu họ tới nước này trước tháng 12/2014. Những cộng đồng này gồm người theo Hindu giáo, đạo Sikh, Phật giáo, Jains, Parsis và Kitô giáo. Trong khi đó, người Hồi giáo ở ba quốc gia trên không thuộc diện được cấp quốc tịch theo đạo luật.

CAA được quốc hội Ấn Độ thông qua vào tháng 12/2019, song việc thi hành đã bị trì hoãn sau khi xuất hiện làn sóng biểu tình phản đối quy mô lớn. Tình trạng bạo lực trong các cuộc biểu tình khiến hơn 100 người thiệt mạng.





Một số nhà hoạt động biểu tình phản đối CAA tại bang Assam  ngày 11/3. Ảnh: AFP

Một số nhà hoạt động biểu tình phản đối CAA tại bang Assam ngày 11/3. Ảnh: AFP

Các tổ chức Hồi giáo nói đạo luật này, cùng với chương trình sổ đăng ký công dân quốc gia, có thể khiến hơn 200 triệu người Hồi giáo tại Ấn Độ bị phân biệt đối xử. Họ cho rằng chính phủ nước này có thể tước quốc tịch của những người Hồi giáo không có giấy tờ ở các bang biên giới.

Chính quyền Thủ tướng Modi phủ nhận CAA là đạo luật chống người Hồi giáo, đồng thời khẳng định rằng đạo luật này là cần thiết để giúp đỡ các cộng đồng tôn giáo thiểu số “đang bị đàn áp” tại các nước có đông người theo đạo Hồi. Ấn Độ là quốc gia có cộng đồng người Hồi giáo đông thứ ba thế giới.

Chính phủ Ấn Độ nhấn mạnh CAA được ban hành nhằm mục đích trao quốc tịch, chứ không phải tước bỏ từ bất kỳ ai. Chính quyền ông Modi cũng cáo buộc các cuộc biểu tình phản đối CAA trước đó đều có động cơ chính trị.

Động thái được tiến hành khi Ấn Độ chuẩn bị tiến hành tổng tuyển cử vào tháng 5. Các kết quả khảo sát cho thấy Thủ tướng Modi, người nắm quyền từ năm 2014, sẽ giành chiến thắng dễ dàng để tiếp tục tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ.

Đảng Quốc đại đối lập ngày 11/3 cáo buộc chính quyền ông Modi có động cơ chính trị khi thông báo ban hành đạo luật trước thềm cuộc bầu cử.

“Sau 9 lần gia hạn thời điểm thông báo các quy tắc, việc chính phủ Ấn Độ chọn thời điểm ngay trước cuộc bầu cử rõ ràng là nhằm làm gây ra chia rẽ trong sự kiện này, đặc biệt là ở Tây Bengal và Assam”, phát ngôn viên đảng Quốc đại Jairam Ramesh viết trên mạng xã hội X.

Hai bang miền đông Tây Bengal và Assam là các khu vực có đông người Hồi giáo sinh sống ở Ấn Độ, đồng thời cũng là nơi diễn ra các cuộc biểu tình phản đối CAA trong quá khứ. Người Hồi giáo tại đây sợ rằng chính phủ có thể dùng đạo luật để tuyên bố họ là người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh và tước quốc tịch Ấn Độ của họ.

Phạm Giang (Theo Reuters, AFP)




Source link

Cùng chủ đề

Ấn Độ khánh thành đường hầm chiến lược, duy trì quân số gần biên giới Trung Quốc

Ấn Độ vừa khánh thành đường hầm chiến lược kết nối với khu vực Ladakh ở phía bắc, trong khi duy trì số lượng binh sĩ tại khu vực biên cương trong mùa đông này. ...

Tàu hải quân Ấn Độ húc lật phà chở khách, ít nhất 13 người thiệt mạng

Ít nhất 13 người thiệt mạng khi một tàu hải quân Ấn Độ va chạm và làm lật một phà chở hơn 100 hành khách ngoài khơi Mumbai. ...

Tin vui đến từ chi tiêu tiêu dùng và lạm phát, tăng trưởng vững vàng trên 7%

Mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) dự báo, nền kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng 7,2% trong năm 2024.

Thủ tướng Ấn Độ Modi “quét” 3 quốc gia trong 5 ngày, khám phá cơ hội hợp tác mới

Thủ tướng Narendra Modi đến Nigeria vào hôm nay, 17/11, bắt đầu chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu chính phủ Ấn Độ đến quốc gia Tây Phi sau 17 năm.

Binh sĩ Ấn Độ, Trung Quốc tặng kẹo cho nhau, ngừng đối đầu ở biên giới

Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc trao đổi kẹo ngọt tại một số điểm biên giới, báo hiệu sự tan băng trong quan hệ song phương sau khi hoàn tất tiến trình rút quân khỏi 2 điểm tranh chấp. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập SCO, thể hiện sức hút của tổ chức hiện do Trung Quốc làm Chủ tịch

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố mục tiêu của nước này là trở thành thành viên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO).

Tổng thống Ukraine hé lộ toan tính ép Nga ngồi vào bàn đàm phán, Moscow “khuyên” NATO đừng nghe Kiev

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với một kênh truyền hình Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu ra điều "cần thiết" phải làm để Nga "ngồi vào bàn đàm phán" theo các điều kiện của Kiev.

Sáng kiến giảm rác thải điện tử ở châu Âu

Ước tính mỗi năm, có khoảng 50-60 triệu tấn rác điện tử được thải ra, trong khi nhiều thiết bị hoàn toàn có thể sửa chữa và tái sử dụng. Những năm gần đây, nhiều người dân ở Amsterdam, Hà Lan đã tìm tới những “quán cà phê sửa chữa” để sửa lại các thiết bị hỏng hóc, thay vì bỏ đi một cách lãng phí. Chiều thứ tư hàng tuần,...

Cùng chuyên mục

Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO

Vài ngày sau khi ký sắc lệnh về việc rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổng thống Donald Trump cân nhắc gia nhập trở lại. ...

Triều Tiên tuyên bố duy trì các biện pháp đáp trả mạnh mẽ nhất một quốc gia “từ A đến Z”

Mặc dù ông Trump đã có những cử chỉ thiện chí với nhà lãnh đạo Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng vẫn "lên gân' mỗi khi diễn ra tập trận Mỹ-Hàn.

Ông Trump hé lộ về chuyến công du quốc tế đầu tiên, kỳ vọng “một món hời lớn”

Ông Trump nhấn mạnh rằng điểm đến nước ngoài đầu tiên của ông có thể là Saudi Arabia.

Mỹ cân nhắc giải pháp mới để cung cấp vũ khí cho Ukraine, “một mũi tên trúng hai đích”

Washington đang cân nhắc việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine bằng tiền thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa. Cách tiếp cận này có thể là một phần của giải pháp toàn diện nhằm hỗ trợ Ukraine và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Mới nhất

Viettel Post lập công ty tại Quảng Tây; Digiworld chia tách Digiworld Venture; 911 mở thêm công ty

Dệt may 29/3 mở rộng qua M&A; Đức Long Gia Lai mua lại vốn góp từ công ty liên kết từng thoái vốn; Tập đoàn 911 mở thêm một công ty; Một thành viên Vietravel hoàn tất thủ tục giải thể... Viettel Post lập công ty tại Quảng Tây; Digiworld chia tách Digiworld Venture; 911 mở thêm công tyDệt may...

PJICO vượt kế hoạch lợi nhuận, tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền tỷ lệ 10%

Với gần 111 triệu cổ phiếu lưu hành, dự kiến PJICO sẽ chi gần 111 tỷ đồng cho đợt tạm ứng cổ tức này. Danh sách cổ đông sẽ chốt vào ngày 14/2. PJICO vượt kế hoạch lợi nhuận, tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền tỷ lệ 10%Với gần 111 triệu cổ phiếu lưu hành, dự kiến PJICO...

‘Tết hải đảo – Xuân yêu thương’ đến với bà con nghèo

Quà nhỏ nhưng chứa đựng tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Hải đoàn 42, Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4 mong muốn gửi đến bà con nghèo ở vùng đất cuối cùng Tổ quốc vui xuân đón Tết. ...

Trồng cây phát tài búp sen, nữ nông dân bán sang cả nước ngoài

Cây phát tài búp sen xuất hiện trên bàn thờ của nhiều nhà ngày Tết. Loại cây này được một nữ nông dân ở TP.HCM trồng hàng chục nghìn chậu, xuất...

Video về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm gây xúc động và nổi bật tuần qua

Video về ngày Tết xưa khiến nhiều người bồi hồi, xúc độngĐoạn video về ngày mồng 1 Tết Giáp Tuất năm 1994 đã khiến không ít người bồi hồi, xúc động về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm.Đoạn video cho thấy các robot hình người cố gắng đá bóng vào lưới đối thủ và biết cách ăn...

Mới nhất