Trang chủKinh tếNông nghiệpẤn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, Indonesia mua "nhỏ...

Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, Indonesia mua “nhỏ giọt”, Bộ NNPTNT dự báo gì về thị trường gạo?

Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, trong khi Indonesia tự chủ lương thực và chỉ nhập khẩu lượng nhỏ gạo, điều này đã tác động đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam. Thực tế, từ mức đỉnh cao vào giữa tháng 8/2023 với con số 700 USD/tấn, giá gạo xuất khẩu đã tụt dốc xuống thấp nhất trong vòng 3 năm qua, giảm tới 43%.

Theo báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT gửi Bộ Tài chính phục vụ họp Ban chỉ đạo điều hành giá quý I/2025, mặt hàng lúa gạo năm 2025 được dự báo sẽ khó khăn và cần sớm tính các phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp ngay từ đầu năm.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo năm 2024 đạt 9 triệu tấn và 5,67 tỷ USD, tăng 11,1% về khối lượng và tăng 21,2% về giá trị so với năm 2023. Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2024 đạt 627 USD/tấn, tăng 9,1% so với năm 2023.

Ước khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo tháng 1 năm 2025 đạt 500.000 tấn và 308 triệu USD, tăng 1% về khối lượng nhưng giảm 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.

Trong năm 2024, Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 46,1%. Indonesia và Malaysia là hai thị trường lớn tiếp theo với thị phần tương ứng là 13,2% và 7,5%. So với năm 2023, giá trị xuất khẩu gạo năm 2024 sang thị trường Philippines tăng 48,9%, Indonesia tăng 16,6%, Malaysia tăng 2,1 lần. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất, giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất ở thị trường Malaysia với mức tăng 2,1 lần; thị trường có giá trị xuất khẩu giảm mạnh nhất là Trung Quốc với mức giảm 8,4%.

Ấn Độ đã gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo - Ảnh 1.

Kho gạo xuất khẩu đi Philippines, Trung Quốc tại Công ty TNHH Dương Vũ, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Ảnh: Hồng Đạt

Năm 2024, thị trường thóc, gạo trong nước chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tình hình xuất khẩu gạo. Giá các loại thóc, gạo tẻ có xu hướng tăng khoảng 1.000-2.000 đồng/kg (gạo tẻ thường phía Bắc khoảng 17.000-20.000 đồng/kg; phía Nam khoảng 12.500-13.500 đồng/kg). Trước, trong và sau Tết, giá lúa gạo ít biến động.

Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2024 ước đạt 626,5 USD/tấn, tăng 9% so với năm 2023 (quý I, giá gạo 5% tấm đầu năm cao, tăng mạnh nhờ nhu cầu lớn từ các thị trường nhập khẩu, trung bình khoảng 623 USD/tấn; quý II giá đạt đỉnh vào tháng 4 khoảng 642,7 USD/tấn nhưng giảm mạnh trong tháng 5,6, đạt trung bình khoảng 572 USD/tấn; quý III giá phục hồi nhẹ nhờ nhu cầu tăng giữa năm khoảng 605 USD/tấn; quý IV giá trung bình khoảng 628 USD/tấn duy trì mức cao ổn định và tăng tích cực so với 2023.

Dự báo về sản xuất và xuất khẩu gạo năm 2025, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho hay, diện tích sản xuất lúa là 7,0 triệu ha, giảm 132.000 ha so với 2024; Năng suất dự kiến 61,6 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; Sản lượng ước đạt khoảng 43,143 triệu tấn, giảm khoảng 357.000 tấn so với năm 2024.

Năm 2025, sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng ĐBSCL; các vùng khác chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa. Ước sản xuất cả năm 2025 vùng ĐBSCL đạt 3,778 triệu ha, năng suất bình quân ước 63,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt 23,965 triệu tấn. Trong đó, tiêu thụ nội địa cho vùng ĐBSCL và TP.HCM (dự tính tổng số lượng người tiêu thụ gạo từ ĐBSCL là 28 triệu người, gồm: dân số vùng ĐBSCL khoảng 18 triệu người và TP. HCM khoảng 10 triệu người) và sử dụng làm giống, thức ăn chăn nuôi… tổng lượng lúa tiêu thụ trong vùng khoảng 8,9 triệu tấn.

Lúa hàng hóa dùng cho xuất khẩu ước khoảng 15 triệu tấn, tương đương 7,54 triệu tấn gạo hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu, trong đó, lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước 4,5 triệu tấn (tháng 1 khoảng 450.000 tấn; tháng 2 khoảng 570.000 tấn; tháng 3 khoảng 1,13 triệu tấn; tháng 4 khoảng 1 triệu tấn; tháng 5 khoảng 850.000 tấn; tháng 6 khoảng 500.000 tấn).

Lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu 6 tháng cuối năm ước 3,04 triệu tấn (tháng 7 khoảng 550.000 tấn; tháng 8 khoảng 900.000 tấn; tháng 9 khoảng 900.000 tấn; tháng 10 khoảng 300.000 tấn; tháng 11 khoảng 250.000 tấn; tháng 12 khoảng 140.000 tấn).

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, khi Ấn Độ đã gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, trong khi Indonesia (thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam) tự chủ lương thực và chỉ nhập khẩu lượng nhỏ gạo tùy thuộc vào nguồn cung sẽ tác động đến lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. 

Thực tế trên thị trường cho thấy, sau Tết Nguyên đán, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm đáng kể, đạt mức thấp nhất trong 9 năm qua. Lượng gạo xuất khẩu tăng nhưng giá trị đang giảm mạnh. Trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất khẩu khoảng 500.000 tấn gạo, thu về 308 triệu USD, tăng 1% về lượng nhưng giảm 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ mức đỉnh cao vào giữa tháng 8/2023 với con số 700 USD/tấn, giá gạo xuất khẩu nước ta đã tụt dốc và xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua (giảm tới 43%).

Hiện gạo tẻ thường loại 5% tấm xuất khẩu chỉ ở mức 399 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 371 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 313 USD/tấn – đây là mức giá thấp nhất trong 9 năm qua. Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan hiện đang đứng ở mức 433 USD/tấn (cao hơn 34 USD/tấn so với gạo Việt Nam); gạo 25% tấm đứng ở mức 411 USD/tấn (cao hơn 40 USD/tấn so với gạo Việt Nam) và gạo 100% tấm đứng ở mức 377 USD/tấn (cao hơn 64 USD/tấn so với gạo Việt Nam).

Với giá gạo Ấn Độ, gạo 5% xuất khẩu hiện cũng đang đứng ở mức 413 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 394 USD/tấn. Gạo Pakistan 5% tấm xuất khẩu đứng ở mức 404 USD/tấn; gạo 25% tấm đứng ở mức 377 USD/tấn và gạo 100% tấm đứng ở mức 340 USD/tấn.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự kiến đạt 56,3 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn so với dự báo trước đó. Nguồn cung dồi dào sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu. Hiện các quốc gia sản xuất gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan đang đẩy mạnh cung ứng để tận dụng cơ hội xuất khẩu. Do đó, Việt Nam phải linh hoạt hơn trong chiến lược, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa thương hiệu.

Để duy trì ổn định về giá và thị trường, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho rằng, một mặt vẫn chú trọng xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như Philippines, Indonesia… mà cần mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác, như châu Âu, Mỹ, Trung Đông, Tây Á và Châu Phi; các địa phương cần tập trung sản xuất các loại gạo chất lượng, giá bán cao được thị trường ưa chuộng như các loại gạo thơm, gạo đặc sản… Đồng thời, tập trung nguồn lực cho việc triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL.





Nguồn: https://danviet.vn/an-do-go-bo-lenh-cam-xuat-khau-gao-indonesia-mua-nho-giot-bo-nnptnt-du-bao-gi-ve-thi-truong-gao-20250212094838452.htm

Cùng chủ đề

Giá vàng chiều nay 12/02/2025: Đảo chiều giảm mạnh

Giá vàng chiều nay 12/02/2025: Giá vàng giảm sâu từ chiều 11/2 đến sáng nay sau khi liên tục lập đỉnh các phiên trước đó. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn, Điện...

Công bố thiết kế 3 ‘siêu’ cầu vượt sông Hồng vừa được Hà Nội thông qua

TPO - Sau nhiều năm chuẩn bị, 3 dự án cầu vượt sông Hồng là Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi vừa được UBND thành phố Hà Nội thông qua tờ trình để xây dựng trong thời gian sớm nhất, riêng cầu Tứ Liên có kế hoạch khởi công vào dịp 19/5/2025. TPO - Sau nhiều năm chuẩn bị, 3 dự án cầu vượt sông Hồng là Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi vừa...

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Nguyễn Doãn Toản là Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội

Kinhtedothi - Sáng 12/2, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã công bố Quyết định số 8167-QĐ/TU về việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội. Theo quyết định, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội. Ban Thường vụ Thành ủy quyết định phân công đồng chí Nguyễn Doãn...

Ngày nhỏ sửa máy cháy khét lẹt, nay thành tay nghề cấp thoát nước ‘cả trường không có đối thủ’

Vũ Văn Thanh, học viên Trường cao đẳng Xây dựng và Công nghệ xã hội (Quảng Ninh), ước mơ trở thành giáo viên dạy nghề. Anh kể con đường đến với học nghề của mình bắt đầu từ tính tò mò, thích khám phá đủ thứ đồ đạc trong nhà. ...

Trường đại học Công nghệ thông tin TP.HCM bổ sung các tổ hợp xét tuyển có môn tin học

Năm 2025, Trường đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM) sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức, bổ sung các tổ hợp xét tuyển có môn tin học và mở thêm ngành truyền thông đa phương tiện. Chiều nay 12-2,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giới trẻ hào hứng thưởng thức cà phê và tập bắn cung ở Đà Nẵng

Thời gian gần đây, các quán cà phê kết hợp sân bắn cung xuất hiện ngày càng nhiều ở Đà Nẵng. Các quán cà phê này trở thành điểm hẹn mới của những bạn trẻ yêu thích bộ môn bắn cung. ...

Cả làng Gia Lai nuôi chim yến là chim tiền tỷ, hễ ngó ra sân là thấy ngay tỷ phú nông dân

Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến (nuôi chim yến lấy tổ yến) được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình...

Giá lợn hơi bất ngờ tăng mạnh lên 75.000 đồng/kg, dẫn đến khan hàng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi nói gì?

Số liệu của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, tính đến tháng 2/2025, tổng đàn lợn cả nước trên 30 triệu con, tăng trưởng 3,7%. Tuy nhiên, khảo sát của Dân Việt, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện nay, lợn hơi đang rất khan hiếm, nhiều thương lái "găm...

Cơ sở hạ tầng đồng bộ, hỗ trợ mô hình sản xuất mới, nông thôn Nam Giang ở Quảng Nam tốt hơn

Bằng nhiều nguồn lực được lồng ghép giúp huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam có thêm điều kiện thuận lợi để triển khai xây dựng nông thôn mới đạt kết quả, trong đó đáng chú ý là huyện đã có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 2...

Tỷ phú Bến Tre là một ông nông dân nuôi tôm công nghệ cao lãi 30-40 tỷ, cả làng phục sát đất

Với gần 50 ha đất mặt bằng nuôi tôm công nghệ cao, mỗi năm ông Lê Văn Sấm, tỷ phú Bến Tre 66 tuổi ở xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú thu lãi 30 - 40 tỷ đồng. ...

Bài đọc nhiều

Một người dân Quảng Trị câu được con cá chình dài tới 1,2m, nặng 14kg

2 ngày nay, cư dân mạng tỉnh Quảng Trị chú ý đến một con cá chình “khủng” được một chủ cửa hàng mua từ người đi câu. ...

Một vùng nổi tiếng ở Cần Thơ có món đặc sản dưa môn, đem cây này xào với ếch ăn hoài không chán

Nhắc đến Cờ Ðỏ (TP.Cần Thơ), người địa phương sẽ nghĩ ngay đến món đặc sản dưa môn. Vùng đất này nổi tiếng với nhiều món ngon dân dã từ cây môn, trong đó có ếch đồng xào môn ngọt. ...

Miền Bắc có nơi nhiệt độ xuống dưới 3 độ C, Thủ tướng chỉ đạo nóng cho ngành nông nghiệp, y tế

Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không để người dân đói, rét, đau ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế. Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống rét, dịch bệnh để bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhất là gia súc, gia cầm, thủy...

Doanh nhân Đồng Tháp, người “mượn” AI để trồng lúa, người biến ếch thành món lạp xưởng độc, lạ chưa từng có

Đồng Tháp đang chứng kiến sự “trỗi dậy” của một thế hệ doanh nông trẻ đầy nhiệt huyết và sáng tạo. Từ “bệ đỡ” của nền nông nghiệp truyền thống, bằng một góc nhìn mới, sáng tạo, nhiều doanh nông trẻ đã mang đến một “cú hích” cho kinh tế nông...

Ở độ cao 800m so với mực nước biển, làng Bình Định này hoa gì đang rộ mà người ta khéo lên xem?

Vĩnh Sơn là một xã vùng cao của huyện Vĩnh Thạnh, ở độ cao khoảng 800m so với mực nước biển, có khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, với núi rừng hùng vĩ, sông, suối, thác nước còn nguyên sơ. Đặc biệt, người dân nơi đây trồng...

Cùng chuyên mục

Cả làng Gia Lai nuôi chim yến là chim tiền tỷ, hễ ngó ra sân là thấy ngay tỷ phú nông dân

Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến (nuôi chim yến lấy tổ yến) được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình...

Giá lợn hơi bất ngờ tăng mạnh lên 75.000 đồng/kg, dẫn đến khan hàng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi nói gì?

Số liệu của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, tính đến tháng 2/2025, tổng đàn lợn cả nước trên 30 triệu con, tăng trưởng 3,7%. Tuy nhiên, khảo sát của Dân Việt, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện nay, lợn hơi đang rất khan hiếm, nhiều thương lái "găm...

Cơ sở hạ tầng đồng bộ, hỗ trợ mô hình sản xuất mới, nông thôn Nam Giang ở Quảng Nam tốt hơn

Bằng nhiều nguồn lực được lồng ghép giúp huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam có thêm điều kiện thuận lợi để triển khai xây dựng nông thôn mới đạt kết quả, trong đó đáng chú ý là huyện đã có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 2...

Tỷ phú Bến Tre là một ông nông dân nuôi tôm công nghệ cao lãi 30-40 tỷ, cả làng phục sát đất

Với gần 50 ha đất mặt bằng nuôi tôm công nghệ cao, mỗi năm ông Lê Văn Sấm, tỷ phú Bến Tre 66 tuổi ở xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú thu lãi 30 - 40 tỷ đồng. ...

Vừa uống cà phê vừa bắn cung ở Đà Nẵng

TPO - Những năm gần đây, bộ môn bắn cung đã trở thành một trong những hoạt động thể thao được giới trẻ yêu thích. Tại Đà Nẵng, những quán cà phê kết hợp bắn cung đã trở thành điểm đến của nhiều bạn trẻ yêu thích bộ môn này. 12/02/2025 | 06:23 ...

Mới nhất

Cởi trói tư duy, khơi thông điểm nghẽn

Bước vào kỷ nguyên mới, tư duy phải “vươn mình”; thiết kế cơ cấu tổ chức của Chính phủ phù hợp theo hướng “Chính phủ nhỏ, Xã hội lớn”, “Chính phủ lái thuyền mà không chèo thuyền”. Thể chế có...

Thả hơn 2 triệu con tôm, cua giống xuống đầm Đông Hồ

Hơn 2 triệu con tôm, cua giống các loại đã được chính quyền và nhân dân TP Hà Tiên (Kiên Giang) thả về đầm Đông Hồ nhằm góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản trong môi trường tự nhiên. ...

Bây giờ 70 tuổi, tôi đang hưởng một cái Tết vui vẻ con đàn cháu đống

Tôi nghĩ rằng các cháu là con của anh vợ thì cũng giống như con của tôi. Tôi làm điều này không phải để đòi hỏi đền đáp bất cứ điều gì, chỉ để cầu xin một lương tâm...

Cả làng Gia Lai nuôi chim yến là chim tiền tỷ, hễ ngó ra sân là thấy ngay tỷ phú nông dân

Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến”...

Cách tính điểm xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa TPHCM 2025

Trường ĐH Bách khoa TPHCM sử dụng 5 phương thức xét tuyển năm 2025, trong đó chủ đạo là xét tuyển kết hợp nhiều thành tố, có thể lên tới 90% tổng chỉ tiêu. Trường này sử dụng 5 phương thức xét tuyển gồm: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT (1-5% tổng...

Mới nhất