Trang chủDu lịchẨm thựcĂn bánh tày nghe chuyện làng Nôm

Ăn bánh tày nghe chuyện làng Nôm


Tương tự nhiều làng cổ khác của vùng chiêm trũng Bắc bộ, làng Nôm thuộc Đại Đồng, Hưng Yên vẫn còn đó những nét đẹp cổ kính, trầm mặc, từ đình làng, ao làng, đường làng, cùng 19 nhà thờ họ biểu trưng cho con dân làng Nôm. Ở đời thường, nhắc đến Nôm là gợi ngay về nghề đặc thù của làng, ấy là buôn đồng nát. Cái nghề ấy “lẻn” cả vào thơ vè, định danh cụ thể về làng rằng: “Đồng nát thì về cầu Nôm”.

Ngược dòng lịch sử, tìm hiểu chuyện hình thành làng Nôm thông qua cụm di tích đình làng còn lưu lại mới biết thành hoàng làng Nôm chính là thánh Tam Giang – vị anh hùng dân tộc vẻ vang chống ngoại xâm chẳng liên quan gì đến nghề đồng nát. Ở vùng chiêm trũng Bắc bộ, thánh Tam Giang có hai hóa thân là thiên thần và nhân thần. Ở góc độ thiên thần, đây là vị thần chuyên bảo hộ vùng sông nước. Còn ở nhân thần, thánh Tam Giang là vị tướng oai dũng chống giặc ngoại xâm, sau khi hy sinh vì nước, ông được người dân tôn thờ. Thống kê có đến gần 400 đình, đền, nghè ở các làng cổ phía bắc thờ thánh Tam Giang.

Ăn bánh tày nghe chuyện làng Nôm- Ảnh 1.

Bánh tày với độ dài và kích cỡ khác hẳn các dòng bánh lá cùng loại

Trong cụm di tích đình Tam Giang ở làng Nôm, ngoài kiến trúc cổ kính của đình làng, mái ngói, cầu đá… còn nổi bật một cây đa cổ thụ. Các cụ cao niên kể rằng đấy là nơi khi xưa thánh Tam Giang và quân sĩ buộc ngựa, chiêu binh phục vụ kháng chiến chống giặc. Việc chiêu mộ binh sĩ khắp nơi, mỗi người mang mỗi họ khác nhau, khi đất nước yên bình, nhiều người trong số đó ở lại, thành cư dân làng Nôm. Nguyên cớ có đến 19 dòng họ khác nhau ở đây là vì vậy.

Cũng từ câu chuyện chiêu quân của đức thánh Tam Giang, bánh tày ra đời. Với chiều dài gần 40 cm, khẩu chỉ bằng 3 ngón tay chụm lại, cầm rất vừa tay, mỗi chiếc bánh đủ cho một người bình thường ăn no. Việc người làng Nôm phát minh ra bánh tày chính là để phục vụ nhu cầu lương binh cho quân sĩ, vừa đủ dưỡng chất vừa đáp ứng tính tiện dụng, dễ dàng vận chuyển, lưu trữ thời gian dài. Nhờ vậy, bánh tày là dạng lương thực để binh sĩ bồi bổ trong những chiến trận ác liệt hoặc những cuộc hành quân xa.

Ăn bánh tày nghe chuyện làng Nôm- Ảnh 2.

Lát cắt bánh tày với các lớp mỡ, nhân, vỏ đều đặn

Tên gọi bánh tày, khi tìm hiểu ra, cũng mang lại nhiều thuyết giải thú vị. Liệu chiếc bánh có liên quan gì đến dân tộc Tày hay không? Nếu nhìn lại danh sách các dòng họ đang hiện hữu ở làng Nôm và những họ phổ biến của người Tày như Đỗ, Lê, Tạ… có thể thấy có sự tương đồng. Biết đâu trong quá trình chiêu quân, các tráng sĩ người Tày cũng tham gia công cuộc vệ quốc, gia nhập binh đoàn thánh Tam Giang và mang thứ bánh lá đặc trưng của dân tộc mình vào đời sống quân ngũ?

Một lý giải khác liên quan đến bánh tày bắt nguồn từ chiều dài chiếc bánh. Nếu đo trung bình độ dài một chiếc bánh tày sẽ tương đương chiều dài cẳng tay với điểm đầu là lòng bàn tay và điểm cuối là cùi chỏ. Trong phương ngữ vùng Bắc bộ, đặc biệt là cư dân Hà Tây, chữ “tay” khi phát âm sẽ được nhấn thêm dấu huyền để thành “tày”. Trong quá trình tập hợp binh về làng Nôm, có thể trong số ấy có những người lính đến từ vùng Hà Tây, việc biến âm trong phương ngữ khiến chiếc bánh tay khi xướng âm biến thành bánh tày là vậy.

Trở lại với thời bình, bánh tày làng Nôm chỉ được làm vào dịp tết hoặc những sự kiện thực sự trọng đại. Cấu tạo một chiếc bánh rất đơn giản chỉ với đậu xanh đánh (đậu xanh lột vỏ, luộc chín, xào đường theo tỷ lệ 1:1) và mỡ thăn lợn cắt thỏi dài. Hai thứ này dùng làm nhân, còn lớp vỏ bánh là gạo nếp bao quanh, áo là lá dong. Bánh tày, ngoại hình giản đơn chỉ có thế. Nhưng khi ăn, bánh tày thực sự gây ấn tượng bởi sự cân bằng hài hòa giữa các nguyên liệu, hương vị. Ngọt bùi của đậu, béo ngậy của mỡ, dẻo thơm của nếp…, tất cả hòa quyện theo từng miếng cắn rất vừa nhờ kích thước khác lạ với các dòng bánh lá hiện hữu.

Ăn bánh tày nghe chuyện làng Nôm- Ảnh 3.

Công đoạn dàn nhân và vỏ bánh tày trước khi gói

Là đặc sản làng Nôm, ai ăn cũng khen ngon nhưng để tìm người làm ra bánh tày hôm nay lại là chuyện nan giải khi cả làng chỉ còn lại cụ Tạ Đình Hùng hằng năm vẫn gói bánh tày mùa tết đến. Tham gia cùng cụ Hùng trong một chuyến gói bánh tày, được nghe giải thích và chứng kiến các công đoạn làm bánh, mới thấy đằng sau vẻ giản đơn của chiếc bánh con con là vô số công đoạn phức tạp. Đầu tiên là phân chia tỷ lệ nguyên liệu, để ra một mẻ 100 chiếc bánh cần 10 kg gạo nếp cái hoa vàng vụ mới, 10 kg đường trắng, 10 kg đậu xanh không vỏ, 10 kg mỡ thăn. Phần chuẩn bị nguyên liệu chỉ có khoản đậu xanh đánh là nhọc sức vì phải luộc cho đậu nhừ, đánh nhuyễn không còn thấy dáng hạt rồi trộn đường đảo đều. Cái vất vả là khi đậu quết cùng đường, đảo tay không đều và nhanh sẽ làm đường chảy gây cháy khét, mẻ nhân ấy coi như hỏng. Đậu đảo đến chín nhừ, vàng ươm là hoàn thiện.

So sánh làm bánh tày và bánh chưng, cụ Tạ Đình Hùng bảo: “Làm bánh tày vất hơn bánh chưng nhiều, bánh chưng có khuôn, một bánh tôi làm chậm nhất chỉ 2 phút, gói được một bánh tày bằng gói 3 – 4 cái bánh chưng”. Đem câu chuyện làm bánh tày hỏi các nhà bán bánh lá ở chợ Nôm, ai cũng lắc đầu: “Không làm đâu, nhọc công lắm chú ạ”. Cái sự nhọc ấy, hóa ra chẳng phải khó ở khâu chuẩn bị nguyên liệu mà ở kỹ thuật gói. Chứng kiến cụ Hùng tay thoăn thoắt từng thao tác xếp lá dong, rải 100 gram nếp cho một cái bánh, đặt phần nhân bánh lên lớp nếp, đoạn lấy tay túm hai mép lá kéo lên cao, giật xóc nhẹ, cuộn lại thật nhanh và đều, rồi thắt dây là xong một cái bánh tày. Độ khó khi làm bánh chính là ở cú giật “kinh điển” ấy. Cụ Hùng biết gói bánh tày từ năm 10 tuổi, đến nay đã hơn 70 năm tuổi nghề và cú giật điệu nghệ ấy vừa đủ lực để lớp gạo mỏng te bám đều quanh lõi nhân. Tôi làm thử mấy chiếc bánh cùng cụ nhưng cứ đến công đoạn cuối cùng với thao tác giật là gạo bay đằng gạo, nhân rời đằng nhân, không thể nào căn đều cho được.

Ăn bánh tày nghe chuyện làng Nôm- Ảnh 4.

Cụ Tạ Đình Hùng, người gói bánh tày cuối cùng ở làng Nôm

Mỗi lần chuẩn bị cho một mẻ bánh 100 cái, mất 2 ngày trời, dù tuổi cao, sức yếu, nhưng cụ Tạ Đình Hùng vẫn cố gắng làm, bởi: “Lệ làng xưa mỗi khi bày cỗ tết hoặc cúng đình, phải có giò cây, bánh tày, chả hoa, đều là các thứ người làng tôi tự làm cả, có năm cầu kỳ hơn thì thêm món cá kho ủ trấu. Giờ các món ấy thất truyền hết, còn lại mỗi bánh tày. Gói bánh mệt người lắm nhưng con cháu ở xa chúng nó cứ bảo gói để lễ thánh và mang làm quà đặc sản làng Nôm. Mấy năm nay chúng nó đem bánh tày làm quà biếu tết, ai ăn cũng khen, chiều các cháu nên cố làm”.

Nhờ kích thước nhỏ, gói đều tay, cộng thêm 5 giờ luộc ngập sôi trong nước, bánh tày khi hoàn thiện ngon dẻo rền ngậy đến lạ kỳ, ăn no vẫn không ngán. Đem cắt lát miếng bánh do cụ Hùng làm, thấy rõ các lớp vỏ, nhân, mỡ phân bố đều tăm tắp, mắt nhìn đã thấy thèm. Ăn bánh của cụ Hùng thật ngon, nhưng cũng có chút bâng khuâng, bởi rằng món bánh tày trứ danh của làng Nôm đang thiếu người kế tục. Trong nhiều mâm cỗ dâng lễ thánh ngày xuân của người làng, bóng dáng bánh tày đang dần được thay bằng những cao lương mỹ vị hợp thời hơn. Lo rằng một ngày không xa, món bánh tày làng Nôm chỉ còn tồn tại trong hoài niệm và chuyện kể.




Nguồn: https://thanhnien.vn/an-banh-tay-nghe-chuyen-lang-nom-185250123171328558.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chiếc quần jeans hack dáng đẹp nhất cho người có chiều cao ‘khiêm tốn’

Dưới đây là những chiếc quần jeans đẹp nhất cho cô nàng thấp bé và cách mặc để tôn...

Chàng trai mang tiếng suốt ngày ‘say rượu’

Mặt anh D. luôn đỏ do giãn mao mạch. Anh thường bị mọi người hiểu nhầm là uống rượu bia khi làm việc. ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam là một trong 20 nền ẩm thực ngon nhất thế giới

Theo chuyên trang ẩm thực TasteAtlas, ẩm thực Việt Nam đứng thứ 19 trong bảng xếp hạng 100 nền ẩm thực ngon nhất thế giới năm 2024. Nguồn: https://tuoitre.vn/viet-nam-la-mot-trong-20-nen-am-thuc-ngon-nhat-the-gioi-20241231100335196.htm

'Kiếp nạn thứ 82' của cây đu đủ: Thân muối chua kho cá cực tốn cơm

Đã từ lâu, những món ăn được chế biến từ quả, lá, hoa đu đủ... được nhiều người biết đến và yêu thích. Thế nhưng, việc dùng phần lõi thân cây đu đủ để làm thực phẩm thì có lẽ không nhiều người biết tới. Mới đây, chị Lê Tình (SN 1987, Hà Tĩnh) khiến cộng đồng người yêu thích trồng rau sạch tại nhà "tròn mắt" trước món ăn mà theo chị rất tốn cơm vào mùa đông....

Phở bò Wagyu, gan ngỗng dát vàng đắt đỏ nhất Việt Nam lên báo Mỹ

Theo CNN Travel, số tiền mà khách hàng phải trả cho một bát phở như vậy vào khoảng 170 USD (4,1 triệu đồng Việt Nam). Tọa lạc ở một trong những khách sạn cao nhất Việt Nam, nhà hàng này cho biết mỗi ngày họ chỉ phục vụ đúng năm bát phở đặc biệt. “Phở là món ăn dân tộc của Việt Nam, được thưởng thức ở mọi nơi, mọi thời điểm trong ngày và tôi muốn bày tỏ...

Ăn buffet nướng Đà Nẵng ở đâu ngon và rẻ?

Đến Đà Nẵng, điều đầu tiên khiến con người bị cuốn với mảnh đất này là phong cảnh thiên nhiên trù phú với những món hải sản tươi ngon bất bại. Tuy nhiên, sau khi đã chán các...

Cùng chuyên mục

Người giữ lửa nghề tương ở Đường Lâm

Gần trọn cuộc đời, ông Hà Hữu Thể (ở thôn Mông Phụ, làng cổ Đường Lâm, huyện Sơn Tây, Hà Nội) đã gắn bó với công việc làm tương. Với ông, làm tương không chỉ là một nghề mưu sinh mà còn là cách giữ gìn hồn quê, truyền thống văn hóa của cha ông. Nghề tương "cũng lắm công phu" Gặp ông Hà Hữu Thể trong những ngày đầu Xuân Ất...

Bộ sưu tập ‘mâm cơm tài chính’ vừa khoa học vừa đủ chất, thiết thực hàng ngày

GĐXH - Chỉ với hơn 100.000 đồng, bạn đã có ngay một mâm cơm gia đình giàu chất dinh dưỡng, đa dạng món ăn theo xu hướng 2025. Hãy cùng tham khảo một số những món ăn dưới đây để thêm ngay vào thực đơn hàng ngày của gia đình...

Những mâm cúng ông Công ông táo theo tone màu khiến các anh chồng ‘xuýt xoa’

GĐXH - Trong không khí rộn ràng của 23 tháng Chạp vừa qua, các mẹ đảm đã có dịp trổ tài vào bếp và cho ra đời những thành phẩm mâm cúng lễ theo tone màu rất hiện đại nhưng lại không mấy khác với truyền thống. ...

Đặc sản ‘tôm leo cây’ lạ miệng ở Lạng Sơn, khách sành ăn khen ngon hơn thịt ếch

Mặc dù có vẻ ngoài kém hấp dẫn nhưng “tôm leo cây” được xem như đặc sản nức tiếng ở tỉnh Lạng Sơn, lúc cao điểm có giá lên tới nửa triệu đồng/kg vẫn hút khách thưởng thức. Tôm rừng là loại côn trùng có hình dáng khá giống tôm, kích thước nhỏ, cỡ bằng ngón tay út người lớn. Chúng được tìm thấy ở khu vực rừng sâu thuộc một số tỉnh như Bắc Giang, Nghệ An,… nhưng nhiều...

Bí quyết gia truyền mắm Dì Cẩn

Thương hiệu mắm Dì Cẩn không còn xa lạ với cả nước, thậm chí vươn ra thế giới. ...

Mới nhất

đảm bảo tuyệt đối an toàn các sự kiện, ngày lễ lớn trên địa bàn

Kinhtedothi- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 24/1/2025 về việc tăng cường tuyên truyền, phòng chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện, ngày lễ lớn trên địa bàn TP năm...

Khu xử lý Đa Phước ngưng hoạt động, TPHCM tính chuyển rác về Củ Chi

Trường hợp bãi rác Đa Phước (huyện Bình Chánh) ngưng hoạt động, TPHCM lên phương án chuyển toàn bộ rác theo lộ trình về đây sẽ đưa qua Củ Chi và các bãi khác. UBND TPHCM vừa chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan về phương án điều phối...

Tết về đánh bóng lư đồng, nhớ thương nguồn cội

Như một thông lệ, sau ngày 25 Tết, khi cúng đưa ông bà xong thì người dân miền Tây tập trung lau chùi lư đồng, dọn dẹp bàn thờ, trang hoàng nhà cửa. ...

Phòng hạ đường huyết cho người đái tháo đường trong ngày Tết

Trong những ngày Tết, người bệnh đái tháo đường thường không kiểm soát tốt đường huyết do thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng thuốc... Do đó không ít trường hợp bị hạ đường huyết, nếu không...

Ông Vũ Hồng Văn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Ngày 25/1, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương,...

Mới nhất