Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcAI và những đòi hỏi về hạ tầng lưới điện

AI và những đòi hỏi về hạ tầng lưới điện

Trước nhu cầu năng lượng khổng lồ từ trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI) tại Mỹ, các tập đoàn công nghệ như Microsoft, Google, Amazon và Meta đều đã đầu tư mạnh vào năng lượng hạt nhân nhằm đáp ứng mục tiêu bền vững.

AI và những đòi hỏi về hạ tầng lưới điện - Ảnh 1.

Microsoft cùng với Google và Amazon đang đầu tư lớn vào các trung tâm dữ liệu – Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, một bài điều tra công bố gần đây của Hãng tin Bloomberg cho thấy sức ép đang dồn lên lưới điện ở Mỹ do nhu cầu năng lượng từ công nghệ AI. Thực tế cho thấy cần có những cải tiến lớn trong hạ tầng lưới điện để đảm bảo an toàn và ổn định điện năng song hành với sự phát triển của AI.

Đổ xô vào năng lượng hạt nhân

Theo Bộ Năng lượng Mỹ, mức tiêu thụ điện toàn cầu có thể tăng 75% vào năm 2050, phần lớn được thúc đẩy bởi những tham vọng công nghệ AI. Các trung tâm dữ liệu AI có thể sớm phát triển lớn đến mức chúng sẽ “ngốn” nhiều điện hơn cả một thành phố.

Công ty tư vấn Bain & Co. (Mỹ) cảnh báo nhu cầu điện ở Mỹ có thể vượt quá nguồn cung trong vài năm tới, buộc các công ty điện lực phải tăng sản lượng thêm 26% vào năm 2028.

Trước áp lực này, các gã khổng lồ công nghệ đang chuyển hướng sang năng lượng hạt nhân – nguồn điện sạch, ổn định 24/7 và đủ mạnh để vận hành các trung tâm dữ liệu AI, theo Forbes.

Tháng 10 vừa qua, Amazon đã ký các thỏa thuận hỗ trợ xây dựng một số lò phản ứng mô đun nhỏ (SMR), do công ty tiện ích công cộng Energy Northwest (Mỹ) điều hành, có khả năng tạo ra lượng điện đủ cho nhu cầu của hơn 770.000 hộ gia đình Mỹ.

Trong khi đó, Google tuyên bố hợp tác với start-up Kairos Power, có thể cung cấp 500MW điện vào năm 2035. Đáng chú ý nhất là hợp đồng gần đây của Microsoft với Công ty Constellation Energy để hồi sinh Nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island.

Microsoft đã đầu tư 1,6 tỉ USD để khôi phục hoạt động của nhà máy vào năm 2028 và đảm bảo nguồn năng lượng không carbon trong 20 năm tới.

Vài tháng gần đây, cổ phiếu của các công ty liên quan đến năng lượng hạt nhân như NuScale Power, Oklo, Cameco và Centrus Energy cũng tăng vọt, phần lớn do các thỏa thuận mang tính đột phá với các công ty công nghệ.

Với tất cả những điều trên, năm 2025 dự kiến chứng kiến lượng điện hạt nhân tăng kỷ lục, với hơn một nửa trong số này đến từ Trung Quốc và Ấn Độ, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).

Đe dọa sự ổn định của lưới điện

Các trung tâm dữ liệu AI đang phát triển nhanh chóng trên khắp nước Mỹ đang gây ra một vấn đề nghiêm trọng với chất lượng điện cung cấp cho hàng triệu người dân. Bloomberg đã phân tích dữ liệu từ khoảng 770.000 cảm biến đặt tại các hộ gia đình trên khắp nước Mỹ.

Kết quả cho thấy khi xem xét các hộ gia đình có điện vào nhà bị nhiễu hoặc không ổn định thì hơn 75% trong số đó đều nằm gần các trung tâm dữ liệu lớn, trong phạm vi khoảng 80km.

Tình trạng điện không ổn định này giống như khi bạn nghe thấy tiếng rè rè phát ra từ loa vì âm lượng bị đẩy quá cao. Trong kỹ thuật, người ta gọi đây là hiện tượng “sóng hài xấu” (bad harmonics).

Sóng hài là một loại sóng nhiễu không mong muốn và tác động xấu đến hệ thống điện. Theo đó, thay vì chạy đều đặn theo một nhịp độ chuẩn, dòng điện vào nhà bị biến dạng và gây ảnh hưởng đến các thiết bị.

Hậu quả là các thiết bị điện trong nhà có thể bị nóng bất thường, động cơ tủ lạnh và điều hòa rung lắc, thậm chí hỏng hóc sớm hơn bình thường, với tổng thiệt hại có thể lên tới hàng tỉ USD.

Tại “thung lũng trung tâm dữ liệu” ở phía bắc bang Virginia (Mỹ), nơi tập trung nhiều trung tâm dữ liệu nhất thế giới với công suất gấp đôi Bắc Kinh, vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng. Hạt Loudoun tại đây có tỉ lệ biến dạng điện cao gấp 4 lần mức trung bình toàn quốc.

Nguyên nhân sâu xa là do các trung tâm dữ liệu AI tiêu thụ điện năng khổng lồ – tương đương 10.000 hộ gia đình. Không chỉ vậy, mức tiêu thụ điện của AI còn rất bất ổn định, biến động mạnh.

Các công ty điện lực đang triển khai một số giải pháp như xây dựng trạm biến áp riêng cho trung tâm dữ liệu, lắp đặt bộ lọc và tụ điện. Tuy nhiên, việc theo dõi và đo lường vấn đề ở cấp hộ gia đình vẫn còn hạn chế do chi phí cao.

Chuyên gia Bob Marshall, CEO của Công ty Whisker Labs, cảnh báo rằng hiện tượng sóng hài xấu là dấu hiệu sớm cho thấy hệ thống điện đang chịu áp lực quá tải và có thể dẫn đến những sự cố nghiêm trọng hơn trong tương lai.

AI “ngốn” điện cỡ nào?

Báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu điện lực Mỹ cho thấy các trung tâm dữ liệu có thể tiêu thụ tới 9% lượng điện của Mỹ vào năm 2030, gấp đôi lượng điện chúng sử dụng hiện nay, theo Forbes. Một số trung tâm dữ liệu thế hệ kế tiếp có thể tiêu thụ điện tương đương với 1 triệu hộ gia đình Mỹ.

Nhu cầu điện của Mỹ sẽ tăng gần 16% trong 5 năm tới, gấp hơn ba lần so với ước tính cách đây một năm, chủ yếu là do các trung tâm dữ liệu mới, theo báo cáo gần đây của Công ty Grid Strategies.

Đó là lượng điện năng khổng lồ, buộc chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc về cách đáp ứng nhu cầu đó theo cách đáng tin cậy và bền vững.



Nguồn: https://tuoitre.vn/ai-va-nhung-doi-hoi-ve-ha-tang-luoi-dien-2024123010285253.htm

Cùng chủ đề

Bất chấp các lo ngại, DeepSeek trở thành chatbot AI phổ biến thứ 2 thế giới

(Dân trí) - Bất chấp những lo ngại về nguy cơ lấy cắp thông tin người dùng, DeepSeek vẫn tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng đáng kinh ngạc khi vươn lên trở thành chatbot AI có lượng truy cập lớn thứ 2 thế giới. Theo Similarweb, công ty chuyên theo dõi và so sánh lượng truy cập của các trang web trên toàn cầu, lượng truy cập vào trang web DeepSeek.com đã có sự tăng trưởng vượt trội trong...

Đào tạo nhân lực AI trong xu thế mới

Đầu năm mới, PV Thanh Niên có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Văn Vũ, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin kiêm Trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), về xu hướng...

OpenAI phát hành công cụ AI mới, có thể hoạt động như nhà nghiên cứu

Công ty trí tuệ nhân tạo (AI) OpenAI của Mỹ ngày 3.2 công bố một công cụ AI mới có khả năng hoạt động như một nhà nghiên cứu phân tích chuyên sâu. ...

Mã nguồn của phần mềm AI DeepSeek hé lộ nhiều điều bất ngờ

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện những điều bất ngờ bên trong mã nguồn của DeepSeek, phần mềm AI có nguồn gốc từ Trung Quốc và đang gây sốt trên toàn cầu trong những ngày gần đây. Điểm đặc biệt của DeepSeek là phần mềm được phát triển dưới dạng mã nguồn mở, cho phép cộng đồng cùng tham gia đóng góp cũng như các nhà phát triển có thể nhúng công cụ AI...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giám đốc, chủ tịch công đoàn đến nhà chúc Tết, lo xe đón công nhân trở lại

Sáng 5-2, bà Phạm Thị Hồng Hà - chủ tịch công đoàn Công ty cổ phần Sài Gòn Food - cho biết đang ở Thanh Hóa để đón công nhân trở lại TP.HCM làm việc. ...

Chìa khóa khai thác sức mạnh nhân tài Việt

Thay vì theo đuổi những nhân tài phương xa còn nhiều bất định chịu cạnh tranh gay gắt, chúng ta nên tập trung vào nghiên cứu và phát triển (R&D) và khai thác hiệu quả những "nhân tài trước mặt" - nguồn lực đang hiện hữu và tiềm năng ngay trong nước. ...

Ăn phần nào của thịt gà là tốt nhất cho sức khỏe?

Theo Yahoo Life, thịt gà là một trong những 'ngôi sao' trên bàn ăn nhờ giá cả phải chăng, sự đa dạng trong cách chế biến và giá trị dinh dưỡng lành mạnh hơn so với các loại thịt khác. Thịt gà là nguồn...

Hoan hỉ mua bán mía vàng trước ngày vía Ngọc Hoàng

Ngày 5-2, nhiều người tìm đến nơi bán mía thân vàng bên đường Lê Quang Sung (quận 6, TP.HCM) chọn mua những cặp mía về cúng vía Ngọc Hoàng (mùng 9 tháng giêng). ...

Giá vàng tăng ‘đỉnh nóc kịch trần’, lên mạng bán vàng sang tay tránh khoản chênh mua vào bán ra

Giá vàng tăng cao đạt ngưỡng 88-91 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) khiến các hội nhóm mạng liên quan đến vàng đang rất nhộn nhịp. Những bài đăng bán vàng sang tay trước ngày Thần Tài cứ thế xuất hiện càng nhiều. ...

Bài đọc nhiều

ChatGPT thêm công cụ Deep Research, cạnh tranh DeepSeek

OpenAI khẳng định với công cụ Deep Research mới nhất, ChatGPT có thể 'hoàn thành trong vài chục phút những việc mà con người phải mất đến nhiều giờ'. Theo AFP ngày 3-2, gã khổng lồ công nghệ Mỹ OpenAI công bố một công...

Intel bổ nhiệm lãnh đạo mới cho nhà máy tại Việt Nam

Tập đoàn Intel chính thức bổ nhiệm ông Kenneth Tse vào vị trí Tổng Giám đốc nhà máy Intel Việt Nam (Khu Công nghệ cao, TPHCM). Ông Kenneth Tse bắt đầu sự nghiệp ở Intel trong vai trò kỹ sư quy trình tại Albuquerque (Mỹ), sau đó ông cũng đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý tại thị trường Mỹ và Trung Quốc trước khi chuyển đến công tác tại Việt...

10 xu hướng công nghệ trong năm 2025

6. Mạng 5GMạng 5G tiếp tục được triển khai trên toàn cầu, tạo ra một cơ sở hạ tầng kết nối nhanh và đáng tin cậy, có thể cung cấp tốc độ truyền tải và độ trễ thấp...

AI thua chuột khi nhận diện vật thể bị che khuất

Các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến đã có thể tạo ra mã máy tính và giúp khám phá các loại dược phẩm mới. Nhưng khi nói đến việc nhận diện các vật thể đơn giản, chúng vẫn còn phải học hỏi từ những chú chuột nhỏ bé. ...

Mẫu vật ngoài Trái Đất tàu Mỹ đem về chứa 19 yếu tố sự sống

(NLĐO) - Các "khối xây dựng sự sống" từ mẫu vật tàu vũ trụ OSIRIS-REx đem về Trái Đất hứa hẹn viết lại lịch sử hệ Mặt Trời. ...

Cùng chuyên mục

Xuất hiện hành tinh mới có thể có sự sống như Trái Đất

(NLĐO) - Quanh một ngôi sao cách Trái Đất gần 20 năm ánh sáng, các nhà khoa học đã tìm thấy 3 hành tinh mới. ...

Trung Quốc ‘phá giá’ AI

Giới chuyên gia nhận định rằng chính Mỹ đã tạo động lực giúp Trung Quốc thành công trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) với chi phí thấp. Điều này xảy ra khi Washington hạn chế Bắc Kinh tiếp cận các dòng chip tiên tiến nhưng đắt đỏ. ...

Sinh vật tông Người bí ẩn khai phá Âu

(NLĐO) - Các nhà khoa học tại Romania đã tìm thấy dấu vết một loài bí ẩn thuộc tông Người, tiến hóa đủ cao để biến sử dụng công cụ từ 1,95 triệu năm trước. ...

Australia cấm sử dụng DeepSeek trên các thiết bị của chính phủ

Bộ Nội vụ Australia ngày 4/2 đã công bố hướng dẫn mới nhất về việc cấm DeepSeek - công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) do Trung Quốc phát triển - trên tất cả các thiết bị của chính phủ do lo ngại vấn đề an ninh. ...

Trung Quốc làm robot Thần Tài ngoại hình và giao tiếp y chang người thật

Nhờ kết hợp nhiều công nghệ hiện đại, robot 'Thần Tài' của Trung Quốc có thể giao tiếp và biểu cảm giống y người thật. Robot Thần Tài và nhiều robot khác tại ngày hội Đền chùa thời AI ở Bắc Kinh - Ảnh:...

Mới nhất

‘Bỏ túi’ tiền triệu đầu năm nhờ kiếm thức ăn cho tôm hùm

TPO - Ngoài việc nuôi hàu, ngư dân ở thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) tận thu thêm vẹm rồi bán cho các chủ nuôi tôm hùm mang lại thu nhập khá dịp đầu năm mới. 05/02/2025 | 14:24 ...

Trái chủ trái phiếu Vạn Thịnh Phát cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để nhận tiền bồi thường

Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đề nghị các trái chủ liên hệ Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt (TVSI) để được hướng dẫn hoàn thiện đơn và tài liệu đính kèm nhằm thuận tiện nhận lại tiền bằng hình thức chuyển khoản. Trái chủ trái phiếu Vạn Thịnh Phát cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ...

Giám đốc, chủ tịch công đoàn đến nhà chúc Tết, lo xe đón công nhân trở lại

Sáng 5-2, bà Phạm Thị Hồng Hà - chủ tịch công đoàn Công ty cổ phần Sài Gòn Food - cho biết đang ở Thanh Hóa để đón công nhân trở lại TP.HCM làm việc. ...

Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tuyến làm Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Cụ thể, Quyết định số 242/QĐ-TTg bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng...

Mới nhất