Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốAI sinh lợi nhuận khủng, tại sao Meta lại ‘cho đi’ gần...

AI sinh lợi nhuận khủng, tại sao Meta lại ‘cho đi’ gần như miễn phí?


Llama 2 được nhiều người biết đến nhiều hơn sau sự bùng nổ của ChatGPT vào cuối năm 2022. Đây cũng là LLM đứng đằng sau các trợ lý ảo và tích hợp trên các thiết bị đeo VR mà Mark Zuckerberg ra mắt tại hội nghị Kết nối thường niên của công ty tổ chức vào tháng trước.

“Câu đố” dành cho phố Wall

Dù tạo ra sự thích thú cho giới công nghệ, song Llama lại là bài toán khó giải với những nhà đầu tư phố Wall, khi không dễ định giá và gây ra sự khó hiểu nhất định.

Hiện chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng và huấn luyện AI đang ở mức cao, Meta đã bỏ “tiền tấn” để phát triển phiên bản đầu tiên của Llama, trước khi cập nhật lên Llama 2 vào tháng 7.

Do đó, việc biến LLM này thành mã nguồn mở, đồng nghĩa Meta đang tặng miễn phí kết quả nghiên cứu của họ dành cho các nhà phát triển, một cách tiếp cận khác biệt đáng kể so với mô hình đăng ký và cấp phép phần mềm truyền thông.

Điều này không giống như cách Facebook sử dụng mảng kinh doanh tiếp thị kỹ thuật số để trở thành gã khổng lồ Internet.

next generation of llama 2 ai header.jpg
Tháng trước, Meta cho biết đã có hơn 30 triệu lượt tải xuống các mô hình dựa trên Llama thông qua nền tảng Hugging Face và 10 triệu lượt tải chỉ trong vòng 30 ngày.

Khi công bố Llama 2, Meta cho biết phiên bản mới sẽ có giấy phép thương mại cho phép các công ty tích hợp vào sản phẩm dịch vụ. Zuckerberg khẳng định không tập trung kiếm tiền trực tiếp từ Llama 2, song trên thực tế Meta đã nhận được một khoản tiền không tiết lộ từ những công ty đám mây như Microsoft và Amazon.

Metaverse (vũ trụ ảo) như tên của công ty, vẫn là một trọng tâm phát triển của gã khổng lồ truyền thông xã hội trong thời gian tới. Song, sự nổi lên như vũ bão của AI tạo sinh khiến Zuckerberg không thể ngồi yên. Meta định vị Llama và hệ sinh thái xung quanh LLM này là một nguồn mở thay thế cho GPT (ChatGPT của OpenAI) hay PaLM 2 (Bard AI của Google).

Các chuyên gia nhận định Llama có vị thế trong lĩnh vực AI tạo sinh tương tự như Linux, đối thủ mã nguồn mở với Microsoft Windows, trên thị trường hệ điều hành máy tính.

Linux có vai trò quan trọng trong thế giới Internet hiện đại, đồng thời đã xâm nhập và trở thành một bộ phận quan trọng với các máy chủ doanh nghiệp trên toàn thế giới. Và đây có lẽ cũng là mục tiêu của Meta với việc phát triển Llama làm nền tảng kỹ thuật số tiềm năng hỗ trợ ứng dụng AI tiếp theo.

Cho đi để nhận lại

Vào tháng 7, Zuckerberg nói rằng những cải tiến do các nhà phát triển bên thứ ba thực hiện đối với Llama có thể làm “tăng hiệu quả”, giúp Meta chạy phần mềm AI của mình rẻ hơn.

Meta cho biết họ dự kiến chi tiêu vốn cho năm 2023 sẽ nằm trong khoảng từ 27 tỷ USD đến 30 tỷ USD, giảm so với mức 32 tỷ USD vào năm ngoái.

Giám đốc tài chính Susan Li cho biết con số này có thể sẽ tăng vào năm 2024, một phần là do các khoản đầu tư liên quan đến trung tâm dữ liệu và AI.

7809d65d7aafd1bca5953aed99bad50d3b38b16f.jpeg
CEO Mark Zuckerberg không kỳ vọng LLM của Meta có thể tạo ra doanh thu đáng kể trong tương lai gần.

Công ty đặt cược rằng các nhà phát triển bên thứ ba sẽ thường xuyên cập nhật Llama 2 và phần mềm AI liên quan để nó chạy hiệu quả hơn, một cách giao việc nghiên cứu và phát triển cho đội quân tình nguyện viên.

Không chỉ vậy, cộng đồng sử dụng phổ biến LLM cũng mang lại sự ảnh hưởng tích cực. Chẳng hạn, khi các nhà nghiên cứu AI hàng đầu thế giới sử dụng Llama, Meta sẽ có cơ hội dễ dàng tiếp cận tuyển dụng những kỹ sư lành nghề.

Điều này từng được thực hiện với Facebook, nền tảng có lịch sử chuyên sử dụng các dự án nguồn mở, ví dụ như khung mã hoá PyTorch cho ứng dụng học máy, làm công cụ thu hút nhân tài công nghệ muốn đầu quân cho công ty.

Bên cạnh các công cụ điện toán đám mây như Microsoft Azure và Amazon Web Services, Hugging Face là một trong những đối tác quan trọng mà Meta lựa chọn cho Llama 2.

Theo đó, các nhà phát triển, nhà nghiên cứu AI và hàng nghìn công ty sử dụng nền tảng của Hugging Face có thể chia sẻ mã, bộ dữ liệu và mô hình, biến nền tảng này trở thành một trong những cộng đồng lớn nhất trong ngành.

Dù vậy, không phải Meta “cho đi” nghiên cứu của mình hoàn toàn miễn phí. Công ty này yêu cầu những nhà phát triển bên thứ ba phải xin cấp phép phê duyệt sử dụng Llama 2 nếu họ tích hợp vào bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào có “hơn 700 triệu người dùng hàng tháng”. Bước đi này được cho là nhằm giữ chân những đối thủ trực tiếp như Snap hay TikTok.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của TC Cowen với 680 công ty trong lĩnh vực điện toán đám mây, cho thấy, các doanh nghiệp đầu tư vào AI thích sử dụng LLM có sẵn trên thị trường.

Cuộc khảo sát ghi nhận 32% số người được hỏi đã sử dụng hoặc có kế hoạch sử dụng LLM được đóng gói thương mại như phần mềm GPT-4 của OpenAI trong khi 28% tập trung vào LLM nguồn mở như Llama và Falcon. Chỉ 12% số người được hỏi dự định sử dụng LLM nội bộ.

(Theo Bloomberg, CNBC)

Meta dùng dữ liệu người dùng Facebook, Instagram đào tạo chatbot AI

Meta dùng dữ liệu người dùng Facebook, Instagram đào tạo chatbot AI

Meta cho biết dùng bài viết Facebook, Instagram công khai của người dùng để đào tạo trợ lý ảo trí tuệ nhân tạo (AI) mới, nhưng loại trừ nội dung chỉ chia sẻ cho gia đình, bạn bè.

Meta 'đặt cược' vào AI làm bước nhảy vọt về vũ trụ ảo metaverse

Meta ‘đặt cược’ vào AI làm bước nhảy vọt về vũ trụ ảo metaverse

Meta ra mắt các sản phẩm tích hợp AI cho người tiêu dùng, bao gồm chatbot tạo hình ảnh, kính thông minh có thể trả lời câu hỏi, cũng như thiết bị đeo thực tế ảo (VR) nâng cấp.

Meta Platforms phát triển hệ thống AI mạnh gấp nhiều lần Llama 2

Meta Platforms phát triển hệ thống AI mạnh gấp nhiều lần Llama 2

Meta Platforms đang nghiên cứu một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) mới có sức mạnh ít nhất tương đương với phiên bản mạnh mẽ nhất cung cấp bởi OpenAI.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump trừng phạt Colombia nặng nề: Đòn kinh tế khẩn cấp, các nước dè chừng

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp mức thuế 25% và các lệnh trừng phạt lên Colombia sau khi tổng thống Gustavo Petro không cho phép hai máy bay quân sự của Mỹ chở người bị trục xuất đáp xuống Colombia. Loạt biện pháp trừng phạt khẩn cấp Theo CNN , rạng sáng 26/1 (giờ Việt Nam) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành mức thuế khẩn cấp, áp dụng ngay lập tức, ban đầu là 25%, lên Colombia...

Từ chối tiền tỷ bán đất để nối nghiệp cha, trồng loại cây ‘Tết ai cũng thích’

Ông Bùi Văn Sang nhiều lần từ chối lời đề nghị bán đất để tiếp nối nghiệp cha, giữ vườn đào Nhật Tân tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Mùa này, Đà Lạt khá lạnh. Ông Sang mặc thêm chiếc áo khoác rồi ra tỉ mẩn kiểm tra từng gốc đào tại thung lũng Mười Lời ở phường 4. Nơi khu vườn rộng lớn, hàng trăm gốc đào Nhật Tân, đào thất thốn, đào phai và nhiều loại đào...

Silicon Valley nói gì về DeepSeek, đối thủ đáng gờm nhất của ChatGPT?

Đầu năm 2025, startup DeepSeek của Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ ngành công công nghệ Mỹ với mô hình AI giá rẻ nhưng mạnh không kém ChatGPT. Sau khi DeepSeek phát hành phiên bản mở của mô hình suy luận R1 đầu tuần trước, nhiều lãnh đạo công nghệ Mỹ đã dành những lời có cánh cho thành tựu của startup. Ngày 27/1, ứng dụng của DeepSeek đã vượt qua ChatGPT trên bảng xếp...

8 năm liên tiếp người dân đón giao thừa vào ngày 29 Tết, vì sao?

Kể từ năm 2025 - 2032, trong 8 năm liền chỉ có ngày 29 tháng Chạp. Vậy nên người dân sẽ đón giao thừa vào đêm 29 Tết. Vì sao có tháng âm lịch 29 ngày? Theo lịch âm, số ngày trong tháng được tính dựa trên con số thiên văn vận hành của Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời. Nhiều người còn gọi lịch âm là lịch Mặt trăng vì tuân theo quan sát chu kỳ trăng tròn. Mặt...

Những ngôi chùa đẹp, linh thiêng hút khách du xuân đầu năm 2025

Dưới đây là gợi ý một số địa điểm du xuân đầu năm 2025 để đón năng lượng mới, tràn đầy niềm vui và sự bình an. Xem nhanh: Địa Tạng Phi Lai Tự - Hà Nam Chùa Hang - Hải Phòng Chùa Linh Ứng  - Đà Nẵng Chùa Linh Ẩn - Lâm Đồng Chùa Hang - An Giang Địa Tạng Phi Lai Tự - Hà Nam Chùa Địa Tạng Phi Lai (còn gọi là chùa Đùng) tọa lạc ở thôn Ninh Trung, xã Liêm...

Bài đọc nhiều

Samsung Galaxy S25 Slim sẽ ra mắt vào cuối năm 2025?

Theo thông tin mới nhất, Samsung được cho là sẽ ra mắt thêm biến thể Galaxy S25 Slim mới vào cuối năm 2025, sau khi các phiên bản Galaxy S25, S25 Plus và S25 Ultra được trình làng.

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Công an đề nghị cung cấp tài liệu dự án khu dân cư ở Thanh Hóa

(NLĐO)- PC03 Công an tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị cung cấp thông tin về dự án khu dân cư Đông Thọ để xác...

Tết không nghỉ trên các công trình nguồn điện trọng điểm

Trên công trường của dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I (tỉnh Quảng Bình), Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (tỉnh Hòa Bình), nhịp độ thi công vẫn không hề giảm sút dù Tết Ất tỵ đã cận kề. Trên công trường của dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I (tỉnh Quảng Bình),...

Đầu năm Ất Tỵ, thử xem phong thủy cho ngành chứng khoán

Dù trải qua một giai đoạn dài trầm lắng nhưng nhìn chung năm Ất Tỵ sẽ là một năm tương đối thành công của chứng khoán, CLSA dự báo. Dù trải qua một giai đoạn dài trầm lắng nhưng nhìn chung năm Ất Tỵ sẽ là một năm tương đối thành công của chứng khoán, CLSA dự báo. ...

Ngành quản trị kinh doanh thu hút thí sinh đăng ký

Khi kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng cùng sự phát triển của công nghệ, AI, hầu hết lĩnh vực nghề nghiệp đều phải linh hoạt cải tiến để thích ứng. ...

Mới nhất