Trang chủKinh tếNông nghiệpAi đã đặt tên cho những cơn bão và tại sao lại...

Ai đã đặt tên cho những cơn bão và tại sao lại là bão TRAMI chứ không phải tên khác?


Vì sao phải đặt tên cho các cơn bão?

Trước hết, chúng ta cần hiểu lý do tại sao cơn bão lại cần phải có tên. Trên thực tế, tên gọi không chỉ giúp ta dễ nhớ và theo dõi mà còn rất cần thiết cho việc truyền thông tin chính xác và kịp thời. Hãy thử tưởng tượng một ngày đẹp trời, các nhà khí tượng học thông báo về bão mà không đặt tên, ví dụ: “Một cơn bão mạnh đang tiến về miền Trung, cơn bão thứ 9 trong năm!” – nghe có vẻ kém hấp dẫn và còn có thể khiến mọi người nhầm lẫn với các cơn bão khác. Vì vậy, việc đặt tên giúp mọi người nhận biết nhanh hơn, từ đó phản ứng kịp thời với nguy cơ mà bão mang lại.

Nhưng tại sao lại không đặt tên đơn giản như “Bão số 1”, “Bão số 2”. Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), ban đầu, các cơn bão được đặt theo tên của các vị thánh liên quan đến ngày cơn bão đổ bộ. Ví dụ cơn bão Santa Ana đổ bộ vào ngày 26/7/1825 được đặt theo tên Thánh Anne của Kitô giáo.

Ai đã đặt tên cho những cơn bão và tại sao lại là bão TRAMI chứ không phải tên khác? - Ảnh 1.

Danh sách tên các cơn bão đã được WMO thông qua.

Nếu có 2 cơn bão đổ bộ vào trong cùng một ngày, cơn bão mới hơn sẽ có thêm phần hậu tố trong tên gọi của nó. Chẳng hạn cơn bão đổ bộ Puerto Rico vào ngày 13/9/1876 được đặt tên là San Felipe và một cơn bão khác đổ bộ vào ngày 13/9/1928 được đặt tên là bão San Felipe II.

Các nhà khoa học sau đó sử dụng thông tin về kinh độ, vĩ độ hình thành nên cơn bão để đặt tên cho các cơn bão. Tuy nhiên, phương pháp này khiến quá trình nhận diện các cơn bão trở nên rườm rà và dễ nhầm lẫn.

Đến năm 1953, các chuyên gia dự báo thời tiết tại Mỹ sử dụng tên do Trung tâm Bão Quốc gia (trực thuộc NOAA) chỉ định. Các nhà khoa học tại NOAA sẽ đặt tên riêng cho từng cơn bão được hình thành.

Một điều khá thú vị, ban đầu, các nhà khoa học đã sử dụng tên gọi của phái nữ để đặt cho các cơn bão, trong đó cơn bão đầu tiên được đặt tên là bão Maria, được đặt theo tên nhân vật nữ chính trong cuốn tiểu thuyết “Storm” (Cơn bão), được viết vào năm 1941 của nhà văn Mỹ George Rippey Stewart.

Tuy nhiên, khi phong trào nữ quyền phát triển khiến các nhà khoa học nhận ra rằng việc sử dụng tên phái nữ để đặt cho các cơn bão có phần phân biệt giới tính. Do vậy đến năm 1979, các nhà khoa học tại NOAA đã sử dụng tên của nam giới để đặt cho các cơn bão và sử dụng luân phiên tên của 2 giới để đặt cho các cơn bão.

Chính NOAA đã khởi xướng cho việc đặt tên các cơn bão, tuy nhiên, ban đầu những tên gọi này được sử dụng trong phạm vi nước Mỹ và các nước đồng minh phương Tây.

Quy trình đặt tên các cơn bão có gì đặc biệt?

Trở lại với câu hỏi nhiều người thắc mắc: “Ai là người đặt tên cho bão?”. Để tránh mọi người tưởng tượng ra hình ảnh một nhà khí tượng học nào đó ngồi đung đưa trên ghế và tùy hứng chọn một cái tên ngẫu nhiên, thực tế là việc này được quản lý rất chặt chẽ bởi một tổ chức quốc tế có tên là Ủy ban Bão thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO). Mỗi khu vực trên thế giới sẽ có một danh sách tên bão được chuẩn bị trước và sử dụng luân phiên, thường kéo dài trong nhiều năm.

Riêng khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, nơi mà Việt Nam thường phải hứng chịu bão, danh sách tên bão đã được các quốc gia thành viên trong khu vực đóng góp, trong đó có cả Việt Nam. Các nước này đề xuất các cái tên dựa trên những yếu tố văn hóa, thiên nhiên, động vật hay cả những điều đặc trưng của đất nước mình. Ví dụ, Việt Nam đã đóng góp những cái tên như “Sơn Tinh”, “Bạc Liêu”, và “Con Voi”, “Sơn Ca”, “Sao La”, … vào danh sách.

Ai đã đặt tên cho những cơn bão và tại sao lại là bão TRAMI chứ không phải tên khác? - Ảnh 2.

Theo cập nhật tin bão TRAMI mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ, vị trí tâm bão Trami ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 126,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông miền Trung Philippines. Ảnh minh họa.

Cái tên cơn bão TRAMI từ đâu mà có?

Nói về TRAMI – cái tên của cơn bão lần này, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc: “TRAMI là gì nghe lạ hoắc, có nghĩa gì không nhỉ?”. 

Theo đại diện của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tên bão TRAMI do Việt Nam đặt tên. TRAMI trong tiếng Việt là một loài hoa thuộc họ hoa hồng. Hoa Trà Mi còn có tên gọi khác là hoa Sơn Trà, hoa có tên khoa học là Camellia Japonica, thuộc chi Chè. Hoa có nguồn gốc từ vùng Đông Á.

Đặc biệt, với Việt Nam, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã đưa ra đề xuất 20 tên gọi cho bão để gửi lên WMO, nhưng sau đó Ủy ban Bão của WMO tại khu vực chỉ chọn ra 10 cái tên do Việt Nam đề cử, bao gồm Conson, Saola, Songda, Sontinh, Lekima, Sonca, Bavi, Tramy, Halong, Vamco.

Tuy nhiên, tên gọi Sontinh sau đó đã được phía Việt Nam đề nghị rút ra khỏi danh sách đặt tên cho bão vì đây là vị thần biểu tượng cho nỗ lực chống lại các hiện tượng thiên tai, bão lũ trong truyền thuyết của dân tộc, do vậy việc sử dụng “Sơn tinh” để đặt tên cho các cơn bão là không phù hợp.

Danh sách tên gọi các cơn bão sẽ được tái sử dụng sau mỗi 6 năm. Chẳng hạn danh sách các cơn bão năm 2023 sẽ được sử dụng lại để đặt tên cho các cơn bão vào năm 2029.

Mặc dù các tên bão được sử dụng theo chu kỳ, có một số tên bão lại bị “xóa sổ” mãi mãi khỏi danh sách. Điều này xảy ra khi cơn bão đó quá tàn khốc, gây thiệt hại nghiêm trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của người dân. Các quốc gia bị ảnh hưởng thường đề nghị loại bỏ tên đó khỏi danh sách để tránh gợi nhớ về những ký ức đau buồn. Ví dụ, những cái tên như Haiyan (2013), Katrina (2005), hay Linda (1997) đều đã bị gạch tên sau khi gây thiệt hại nặng nề. Sau khi một tên bão bị loại bỏ, một cái tên mới sẽ được thêm vào danh sách để thay thế.





Nguồn: https://danviet.vn/ai-da-dat-ten-cho-nhung-con-bao-va-tai-sao-lai-la-bao-trami-chu-khong-phai-ten-khac-20241022153413635.htm

Cùng chủ đề

Số người chết vì bão Helene ở Mỹ tăng lên 200

Số liệu cập nhật này, gấp đôi so với báo cáo trước đó, được công bố khi Tổng thống Joe Biden đến thăm các khu vực bị tàn phá ở bang Florida và Phó Tổng thống Kamala Harris cũng có chuyến thăm riêng đến bang Georgia vào ngày thứ Năm....

Bão Helene với sức tàn phá “thảm khốc” khiến ít nhất 40 người thiệt mạng

Bão Helene đã gây ra lũ quét, lở đất và lốc xoáy khi tiến vào đất liền sau khi tấn công bờ biển Vịnh Florida, với sức gió lên tới 225 km/h.Sự tàn phá của cơn bão nhiệt đới Helene đã kéo dài gần 1.287 km...

Dự báo về bão Helene “nhanh bậc nhất lịch sử”

"Trung tâm Bão quốc gia Mỹ (NHC) chưa bao giờ dự báo một cơn áp thấp trở thành bão lớn trong vòng 60 giờ. Toàn bộ dự báo về cơ bản cũng nhanh hơn so với bất kỳ dự báo nào trong 36 giờ và 48...

Thủ tướng Chính phủ biểu dương tinh thần chia sẻ của Hải Phòng và Quảng Ninh

Ngày 10-9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký công văn của Thủ tướng Chính phủ gửi Thành ủy, UBND thành phố Hải Phòng và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh. Công văn nêu, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh là 2 địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3. Tại các cuộc họp, làm việc với 2 địa phương, Thủ tướng Chính phủ...

Xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam trong tháng 7

Tháng 7 khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ C, có nơi cao so với trung bình nhiều năm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Kiên trì giữ và chăm vườn tiêu, nay giá tiêu tăng cao, nông dân một huyện miền núi ở Bình Định lãi lớn

Cũng như nông dân các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, nông dân huyện An Lão (Bình Định) đang tất bật bước vào cao điểm vụ thu hoạch hồ tiêu với tâm trạng vui mừng, phấn khởi.Bước vào vụ tiêu năm nay, gia đình anh...

Cây dủ dẻ ra thứ hoa thơm thần thánh, con gái toàn giấu ngửi thầm, ra quả dại ngon nhất quả đất

Hoa dủ dẻ quá quen thuộc với người dân quê miền Trung. Dường như nó đã trở thành một "đặc sản" của các vùng trảng cát khô cằn, nắng rát. Nhớ đến hoa dủ dẻ là nhớ về những chùm hoa vàng tươi ẩn mình trong các...

Lần đầu tiên Lễ hội trái cây Việt Nam được tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc

Sau chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Bắc Kinh, Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT đang đồng phối hợp tổ chức Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên tại thủ đô Bắc Kinh, với sự hợp tác của...

Hội Nông dân Sơn La tập huấn, bỗi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động nông thôn mới

Clip: Nông dân Sơn La tích cực tham gia xây dựng nông thôn mớiTích cực thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mớiTriển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng...

Ngăn đà sụt giảm xuất khẩu gỗ

Một trong những giải pháp trọng tâm trong thời gian tới của ngành gỗ trong nước là phát triển bền vững, dựa trên yếu tố cơ bản là sử dụng gỗ có chứng chỉ SFC và sản phẩm giảm phát thải…Đối mặt nhiều khó khăn Hiện nay, mỗi năm ngành gỗ xuất khẩu thu về trung bình trên 10 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

20 năm không ngừng đổi mới

20 năm qua, chúng tôi liên tục dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực và kiến tạo nên những sản phẩm - dịch vụ "industry first" tại  Việt Nam.Các cột mốc chính:  2004: Khởi nghiệp, tiên phong khai phá thị trường game nhập vai trên PC. 2012: Ra mắt Zalo, nền tảng mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam.  2013:...

Để “hồn cốt dân tộc” lưu giữ trong từng tên xã, tên phường?

VHO - HĐND hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận đã họp và ra Nghị quyết thống nhất chủ trương sáp nhập hai tỉnh. Nhân dân, các chuyên gia văn hóa cho rằng, việc sáp nhập này là cần thiết sẽ tạo mối liên kết vùng, phát huy thế mạnh để phát triển kinh tế -xã của hai...

“Phương thức sản xuất số là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA tại tọa đàm “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng...

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Lễ hội Kỳ Yên Đình Bình Thủy

VHO - Từ ngày 8-12.5.2025 (nhằm ngày 11-15.4 âm lịch), UBND quận Bình Thủy, TP Cần Thơ long trọng tổ chức Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền tại Đình Bình Thủy. Đây là sự kiện văn hóa tâm linh đặc sắc, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách trong, ngoài nước. Đình Bình...

Chuẩn bị khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu

VHO - Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam cho biết, ngày 6.5.2025, Bộ VHTTDL đã có quyết định số 1264/QĐ-BVHTTDL cho phép Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu, thôn Lạc Câu, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Theo đó, thời gian thăm...

Mới nhất