Trang chủChính trịNgoại giaoVới Việt Nam, EVFTA chắc chắn là thành công lớn

Với Việt Nam, EVFTA chắc chắn là thành công lớn

Những tiêu chuẩn cao của EVFTA giúp nền kinh tế Việt Nam mở rộng thương mại, đạt được lợi thế rõ rệt trong việc tăng khả năng cạnh tranh trong thương mại toàn cầu.

Trao đổi với phóng viên Báo Thế giới & Việt Nam, GS. TS. Andreas Stoffers, chuyên gia nghiên cứu về kinh tế Việt Nam hiện đang sống tại Đức nhận định, các số liệu kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 đã chứng minh lợi ích từ “hiệp định lịch sử” với Liên minh châu Âu (EU).

GS. TS. Andreas Stoffers. (Ảnh: NVCC)
GS. TS. Andreas Stoffers, chuyên gia nghiên cứu về kinh tế Việt Nam hiện đang sống tại Đức. (Ảnh: NVCC)

Năm 2020, Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên trên thế giới ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU (EVFTA). Để ký kết Hiệp định này, Việt Nam đã phải trải qua một quá trình kéo dài tới 9 năm. Đây được xem như một thành công lớn của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng tầm vị thế quốc gia và tạo ra những cơ hội, vận mệnh mới cho đất nước. Theo quan điểm của ông, Việt Nam có điều gì đặc biệt để những đối tác EU ủng hộ EVFTA?

Đúng vậy, thời gian đàm phán EVFTA rất dài. Nhưng điều này là do hiệp định thương mại có tác động rất sâu rộng đối với cả hai bên. Thực tế là có tổng cộng 27 quốc gia châu Âu, với các lợi ích khác nhau đã tham gia vào quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam. May mắn thay, hiệp định này đã được phê chuẩn vào năm 2020.

EU rất muốn có các FTA với càng nhiều quốc gia càng tốt. Tuy nhiên, việc đàm phán nhiều FTA tại một thời điểm không thể thực hiện được cùng lúc.

Về mặt này, Việt Nam có thể tự hào rằng, vào thời điểm đó, EU đã chọn Việt Nam là quốc gia ở Đông Nam Á cần ký kết một hiệp định hiện đại như vậy. Đây là sự tôn vinh những gì mà quốc gia Đông Nam Á đã đạt được về tự do và cởi mở kinh tế.

Đây cũng là dấu hiệu cho thấy, Việt Nam là cầu nối rất quan trọng đối với nền kinh tế châu Âu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tất cả những điều này khiến Việt Nam trở nên đặc biệt và góp phần to lớn vào thành quả cuối cùng là tất cả các đối tác trong EU đều ủng hộ EVFTA.

Việt Nam và EU đã trải qua 4 năm thực thi “hiệp định lịch sử” EVFTA. Ông đánh giá thế nào về những kết quả mà hiệp định này mang đến với Việt Nam?

Hiện EVFTA đã có hiệu lực được 4 năm và có lý do chính đáng để tôi khẳng định rằng, hiệp định này mang lại lợi ích tích cực cho cả hai bên. Hiệp định đã tạo ra sự tin tưởng giữa Việt Nam và EU, cả trong nhiều năm đàm phán cùng những năm sau khi phê chuẩn.

Là quốc gia được lựa chọn cho một FTA hiện đại như vậy, Việt Nam gây chú trên trên báo chí quốc tế và gây ấn tượng với công chúng, doanh nghiệp châu Âu.

Việc ký kết EVFTA năm 2020 cho thấy, Việt Nam là cầu nối rất quan trọng đối với nền kinh tế châu Âu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Đối với Việt Nam, EVFTA đã và chắc chắn là một thành công lớn. Nhờ hiệp định, Việt Nam có khả năng tiếp cận trực tiếp tới 27 thị trường của EU. Những tiêu chuẩn cao mà EVFTA đặt ra giúp nền kinh tế Việt Nam mở rộng thương mại, đạt được lợi thế rõ rệt trong việc tăng khả năng cạnh tranh trong thương mại toàn cầu.

Các số liệu kinh tế của Việt Nam trong năm nay cũng đã chứng minh lợi ích từ “hiệp định lịch sử” với EU. Kết quả của nền kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 rất đáng khích lệ, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,42%. Kỳ vọng trong năm 2024, GDP ở mức 6,5-6,7%.

Cả ba trụ cột của nền kinh tế là đầu tư, thương mại và tiêu dùng đều đang có xu hướng đi lên mạnh mẽ. Nhìn chung, đây là điều kiện rất tốt để Việt Nam mở rộng thương mại với EU dựa trên EVFTA.

Song song với đó, trong 6 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân đạt 12,55 tỷ USD, tăng 8,4%. Điều đặc biệt đáng chú ý là 80% vốn FDI đăng ký tập trung ở những nơi có cơ sở hạ tầng hoàn hảo, nguồn nhân lực có tay nghề cao và chính quyền địa phương cam kết xúc tiến đầu tư hợp lý.

Chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đang cải thiện rõ rệt. Các sản phẩm công nghệ cao và bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong công nghiệp và sản xuất chiếm 78,5% vốn FDI vào Việt Nam trong 6 tháng.

EVFTA đã chứng minh sự thành công khi góp phần giúp Việt Nam vượt qua nhiều “cơn gió ngược” của thế giới như đại dịch Covid-19, lạm phát… Trong những thành quả có được từ EVFTA, lĩnh vực nào thành công nhất nhờ Hiệp định này?

Thật khó để đánh giá lĩnh vực nào được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​EVFTA.

Theo quan điểm của tôi, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam có cán cân thương mại dương 14,1 tỷ USD, trong đó, EU đóng vai trò thiết yếu khi hàng nhập khẩu từ Việt Nam nhiều hơn xuất khẩu. Từ tháng 1 đến tháng 4/2024, thặng dư thương mại của Việt Nam với EU ước đạt 11,4 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm ngoái.

Cả ba trụ cột của nền kinh tế là đầu tư, thương mại và tiêu dùng đều đang có xu hướng đi lên mạnh mẽ. Nhìn chung, đây là điều kiện rất tốt để Việt Nam mở rộng thương mại với EU dựa trên EVFTA.

Bên cạnh những thuận lợi về chính sách thương mại, không thể bỏ qua lĩnh vực thu hút FDI. Lĩnh vực này có tác động lan tỏa từ chính sách thương mại đến chính sách đầu tư.

Các doanh nghiệp châu Âu có thể đặt cơ sở sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu sang các nước trong khu vực, nổi bật trong đó phải kể đến: BBraun, Tesa, Lego và Bosch.

Về phía doanh nghiệp, theo ông, doanh nghiệp Việt Nam và EU gặt hái được những “trái ngọt” nào nhờ EVFTA?

Những tác động lan tỏa tới nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp Việt Nam và châu Âu có thể dễ dàng coi là “trái ngọt” của EVFTA. FTA thế hệ mới, với nội dung sâu rộng đã nâng cao uy tín của Việt Nam tại châu Âu.

Tôi có thể khẳng định điều này từ kinh nghiệm của bản thân trong khoảng thời gian thời gian quản lý Deutsche Bank Việt Nam từ năm 2009-2012 và thời gian tôi ở Việt Nam năm 2019-2024. Sự quan tâm đến Việt Nam ở quê hương tôi – nước Đức – tăng lên đáng kể từ khi EVFTA được phê chuẩn.

Các loại rau gia vị của Việt Nam được bày bán tại cửa hàng thực phẩm châu Á tại Bỉ. EVFTA ‘chắp cánh’ cho nông sản Việt tại Bỉ. (Nguồn: TTXVN)
Các loại rau gia vị của Việt Nam được bày bán tại cửa hàng thực phẩm châu Á tại Bỉ. (Nguồn: TTXVN)

Không thể phủ nhận, khi đi trên “tuyến đường cao tốc” EVFTA, Việt Nam và EU vẫn gặp phải những khó khăn nhất định. Những khó khăn đó là gì?

Tất nhiên, khó khăn có thể nảy sinh trên con đường chung EVFTA. Đây là bản chất của sự việc, vì một mặt hoàn cảnh địa chính trị và kinh tế toàn cầu có thể thay đổi, nhưng mặt khác các điều kiện khung ở từng quốc gia ký kết cũng có thể thay đổi.

Ví dụ, Việt Nam chắc chắn đã phát triển kinh tế hơn so với thời điểm bắt đầu đàm phán EVFTA vào khoảng năm 2010. Do đó, Việt Nam đang tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm công nghệ cao.

Bên cạnh đó, các công ty Việt Nam hiện đang hoạt động kinh tế tích cực hơn trong EU so với trước đây, điều này khiến Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) càng trở nên hấp dẫn hơn, đồng thời, cũng nâng nền tảng của EVFTA lên một tầm cao mới.

Các công ty Việt Nam hiện đang hoạt động kinh tế tích cực hơn trong EU so với trước đây, điều này khiến EVIPA càng trở nên hấp dẫn hơn, đồng thời, cũng nâng nền tảng của EVFTA lên một tầm cao mới.

Về phía doanh nghiệp Việt Nam, khó khăn đặt ra là Việt Nam chưa hiện diện đầy đủ trong giới kinh doanh châu Âu. Sự cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng rất cao. Các doanh nghiệp Việt Nam thậm chí còn phải đối mặt với những tiêu chuẩn cao của EVFTA hơn bao giờ hết. Sản phẩm của Việt Nam chủ yếu được bán ở một số quốc gia lớn trong EU như Hà Lan, Đức, Pháp và Italy nhưng lại chiếm thị phần tương đối nhỏ.

Đối với các doanh nghiệp châu Âu, họ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như quy định phức tạp, việc chính quyền địa phương chưa tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và sự hiểu biết chưa đầy đủ của các bên liên quan về EVFTA. Những trở ngại kỹ thuật khác cũng đang cản trở thương mại bao gồm chứng nhận, thử nghiệm sản phẩm, các vấn đề về thông quan và định giá.

Tuy nhiên, các tổ chức như Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các phòng thương mại của châu Âu… có thể đóng góp quan trọng vào việc này. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng vượt qua những khó khăn phát sinh, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý tri thức.

Thời gian tới, Việt Nam cần làm gì để cải thiện khó khăn, tận dụng triệt để lợi ích của EVFTA?

Điều mà Việt Nam vẫn có thể cải thiện để tận dụng tối đa EVFTA là nâng cao kiến ​​thức về các tiêu chuẩn của EU. Tại mục 13 của hiệp định EVFTA đề cập đến điều kiện làm việc và khía cạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR).Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Các quy định mới xuất hiện từ EU cũng cần được tính đến. Ví dụ như Luật thẩm định cung ứng của Đức – phù hợp với chỉ thị của EU – có thể gây thách thức cho đối tác kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị tốt với những thay đổi này, nếu muốn tham gia quan hệ thương mại, kinh doanh với các doanh nghiệp châu Âu.

Tất nhiên, điều tương tự cũng xảy ra với phía châu Âu. Các thành viên EU cần hiểu biết sâu sắc hơn về thị trường Việt Nam để có thể thành công ở đây.

Nhà máy của Bosch tại KCN Long Thành, huyện Long Thành.
Nhà máy của Bosch tại Khu công nghiệp Long Thành, huyện Long Thành. (Nguồn: Báo Đầu tư)

Ông nhận định thế nào về triển vọng ký kết EVIPA? Nếu được ký kết, cùng với EVFTA, hai Hiệp định này sẽ tác động thế nào đến kinh tế Việt Nam và hợp tác đầu tư giữa hai bên?

Cả hai hiệp định EVFTA và EVIPA nên được coi là một thực thể thống nhất bởi thương mại và đầu tư thường đi đôi với nhau. Các công ty châu Âu đã đầu tư hoặc đang có ý định đầu tư vào Việt Nam cần có sự chắc chắn về mặt pháp lý của một hiệp định bảo hộ đầu tư.

Sau khi đầu tư vào Việt Nam, bước tiếp theo của doanh nghiệp tất nhiên là nhập khẩu một số hàng hóa nhất định. Doanh nghiệp châu Âu có thể sẽ ưu tiên nhập khẩu thành phẩm từ Việt Nam – nơi EVFTA đã có hiệu lực. Thương mại có thể mang lại động lực và thúc đẩy cho đầu tư.

Việc đàm phán và ký kết cả hai thỏa thuận đã và đang không hề dễ dàng. Với trường hợp của EVIPA, cũng có thẩm quyền xét xử ngoài lãnh thổ cần thiết đối với các tranh chấp giữa các công ty và nhà nước, qua đó cả EU và Việt Nam đều chuyển giao và nhượng lại một phần thẩm quyền của mình cho thế giới bên ngoài.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, các công ty EU đã “khởi xướng” 157 dự án mới tại Việt Nam vào năm 2023 và “rót” thêm 1834 triệu USD vốn đăng ký mới. Điều này đưa EU trở thành một trong 7 nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu vào Việt Nam vào năm 2023.

Các ngành được hưởng lợi chính từ FDI là thương mại và khoa học công nghệ. Tổng vốn đầu tư tích lũy của EU vào Việt Nam lên tới khoảng 31 tỷ USD, trải rộng trên 2450 dự án.

Nói một cách ngắn gọn, ảnh hưởng của chính sách thương mại và đầu tư mở cửa đã được chứng minh là có tác động tích cực đến nền kinh tế của một quốc gia. Và tôi hy vọng rằng, EVIPA sẽ được ký kết và phê chuẩn nhanh chóng.

Xin cảm ơn ông!





Nguồn: https://baoquocte.vn/voi-viet-nam-evfta-chac-chan-la-thanh-cong-lon-282248.html

Cùng chủ đề

Kinh tế Việt Nam sẽ đón nhiều cơ hội sau chính sách của ông Trump

(VTC News) - Theo chuyên gia, các chính sách sắp tới của chính quyền ông Trump có thể sẽ tác động giúp kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc. Cơ hội phát triển vượt bậc  Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định, ông Donald Trump luôn coi Việt Nam là một thành phần quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển chung của khu vực. Chính...

Nhiều cơ hội để Việt Nam đạt tăng trưởng 8% năm 2025

Theo TS Lương Văn Khôi – Phó Viện trưởng CIEM, Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, TS Lương Văn Khôi – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, với những nỗ lực trong thực hiện đổi mới sáng tạo, chuyển...

Việt Nam: Hình mẫu kinh tế cho các nước đang phát triển

Theo World Bank, hành trình phát triển kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 21 đang là bài học kinh nghiệm quý giá cho các quốc gia đang phát triển. Trong bối cảnh thế giới đã bước qua một phần tư thế kỷ 21, tổ chức Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa công bố báo cáo chuyên sâu về các quốc gia đang phát triển, trong đó nêu bật Việt Nam như một hình mẫu...

Kinh tế Việt Nam năm 2024: Tăng trưởng vượt mọi dự báo, ngân sách bội thu

(Dân trí) - Tăng trưởng GDP trong năm 2024 của Việt Nam đạt mức tăng cao, trên 7% và vượt xa dự báo của các tổ chức lớn như ADB, World Bank, IMF. Thiết kế: Thiết kế: Thủy Tiên Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/kinh-doanh/kinh-te-viet-nam-nam-2024-tang-truong-vuot-moi-du-bao-ngan-sach-boi-thu-20250111122555714.htm

Dự báo mới nhất về kinh tế Việt Nam năm nay

TPO - Dựa trên động lực mạnh mẽ được tiếp nối từ năm 2024 kết hợp với việc xem xét những rủi ro và tác động ngược từ các cuộc xung đột thương mại sắp tới từ Tổng thống mới của Mỹ, Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7%. TPO - Dựa trên động lực mạnh mẽ được tiếp nối từ năm 2024 kết hợp với việc xem...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Ukraine đánh tiếng với đồng minh về việc đàm phán với Nga, cảnh báo không có Kiev sẽ hỏng việc

Tổng thống Ukraine cho rằng các cuộc đàm phán về Ukraine mà không có sự tham gia của nước này sẽ không mang lại kết quả thực sự.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth công bố các ưu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 25/1 ra tuyên bố nêu rõ những ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Slovakia bác lời kêu gọi từ chức vì “lý do thân”… Tổng thống Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 25/1 đã bác bỏ lời kêu gọi từ chức của những người tổ chức biểu tình.

Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Bộ trưởng An ninh nội địa, có quan điểm tương đồng với ông Trump

Thượng viện Mỹ, do đảng Cộng hòa kiểm soát, ngày 25/1 đã phê chuẩn bà Kristi Noem - cựu Thống đốc bang South Dakota - làm Bộ trưởng An ninh nội địa.

Tòa án Hàn Quốc không đồng ý gia hạn giam giữ, luật sư lập tức yêu cầu trả tự do

Ngày 25/1, Tòa án quận trung tâm Seoul một lần nữa bác bỏ yêu cầu của các công tố viên về việc gia hạn thời gian bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

Được Mỹ bật đèn xanh, Venezuela có thể xuất khẩu khí đốt sang Trinidad & Tobago

Venezuela và Trinidad & Tobago, cùng các công ty tham gia dự án chung ngoài khơi, đã bắt đầu đàm phán giá để xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Caracas sang đảo quốc Caribbean.

Thúc đẩy doanh nghiệp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững

Diễn đàn VCSF 2024 là dịp để cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục chung tay khẳng định niềm tin và những nỗ lực của doanh nghiệp trong tiến trình hiện thực hóa mục tiêu đưa mức phát thải ròng về "0' vào năm 2050.

Cùng chuyên mục

Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Thị trường carbon tại Việt Nam sẽ được triển khai thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028 và giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029.

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế

Tại cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế. Tối 24/1, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio. ...

Tổng thống Trump trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ bước vào thời hoàng kim?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Ngành đường của một quốc gia Đông Nam Á lao đao do lệnh cấm đột ngột từ Trung Quốc

Trung Quốc, thị trường nhập khẩu đường chủ lực của Thái Lan, đột ngột áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đường lỏng và bột trộn sẵn từ quốc gia Đông Nam Á này, gây thiệt hại ước tính lên tới 1 tỷ Baht (tương đương 29,5 triệu USD).

[Video] Quan hệ Việt Nam – Vương quốc Anh qua lời chúc Tết của các nhà ngoại giao

Video chúc mừng năm mới của Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew và Tổng Lãnh sự Anh tại Thành phố Hồ Chí Minh Alexandra Smith gửi gắm những thông điệp ý nghĩa về quan hệ đối tác Việt Nam - Vương quốc Anh qua góc nhìn văn hóa và phát triển hiện đại. Mở đầu video, Đại sứ Iain Frew xuất hiện tại Đền Ngọc Sơn, một địa danh biểu tượng...

Mới nhất

Vén màn “bí kíp” thơm ngon món Huế

(NLĐO) - Bí kíp làm cho món Huế thơm ngon, hút khách nằm ở cách chọn thực phẩm, chế biến, bày soạn và...

Người bệnh cao huyết áp ăn Tết cần biết điều này để bảo vệ sức khỏe

GĐXH - Trong mâm cỗ ngày Tết, "kẻ thù" đầu tiên của người bệnh cao huyết áp là chất béo đến từ thịt và da các loại gia cầm. Ngoài ra, các món ăn ngọt, bánh chưng, đồ ăn...

Món ngon đặc trưng trong mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Trung

Mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Trung có những món ngon đặc trưng, được bày thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ bày một ít và bài trí trên mâm tròn. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, văn hóa ẩm thực của miền Trung chịu tác động rất lớn từ thời tiết khắc...

Người nước ngoài mê mẩn Tết Việt: Lì xì, bánh chưng và hơn thế nữa

Những cành đào khoe sắc, chậu quất trĩu quả hay cùng gói bánh chưng và trao bao lì xì đỏ đã trở thành trải nghiệm quen thuộc với người nước ngoài mỗi dịp Tết, giúp họ hiểu rõ về văn hóa và con người Việt Nam. ...

Nhận định bóng đá Fulham vs Man Utd: ‘Quỷ đỏ’ lao dốc

Cuộc đối đầu giữa Fulham và Man Utd diễn ra trên sân vận động Craven Cottage lúc 2h ngày 27/1 là trận đấu muộn nhất vòng 23 Ngoại Hạng Anh. Trong giai đoạn khủng hoảng của "Quỷ đỏ", việc đội bóng này mất điểm trên sân khách nếu xảy ra cũng không phải bất ngờ.Dự đoán kết quả...

Mới nhất