Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBài toán thiếu trường lớp vẫn còn đó

Bài toán thiếu trường lớp vẫn còn đó


Trong những hội thảo về giáo dục được tổ chức gần đây, các chuyên gia giáo dục cho rằng đầu tư cho giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo (GD-ĐT).

Bốc thăm để vào… trường mầm non

Thiếu trường lớp là vấn đề đau đầu của TP Hà Nội. Cách đây 2 năm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai phải tổ chức cho phụ huynh bốc thăm để giành suất học mầm non công lập cho con do thiếu trường lớp. Việc bốc thăm này khiến dư luận bức xúc vì con không được đến trường dù đúng tuyến tuyển sinh.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hà Nội Trần Thế Cương thông tin với hơn 2,3 triệu học sinh, Hà Nội có 2.910 trường học, tăng 39 trường so với năm ngoái. Thống kê cho thấy giai đoạn 2021-2025 Hà Nội xây mới hơn 430 trường nhưng thiếu trường lớp vẫn là vấn đề nan giải ở vùng nội thành do gia tăng dân số cơ học quá lớn ở thủ đô.

Năm học 2024-2025 số học sinh đầu cấp của thành phố tiếp tục tăng khoảng 70.000 học sinh so với năm học trước. Một số quận nội thành như Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Tây Hồ và Hà Đông không bảo đảm được 100% học sinh trong độ tuổi vào lớp 1 và lớp 6 trên địa bàn được học trường công lập. Cụ thể, quận Thanh Xuân thiếu 1.197 chỗ học lớp 1 công lập và 1.423 chỗ học lớp 6; quận Cầu Giấy thiếu 519 chỗ học lớp 1 và 1.650 chỗ học lớp 6; quận Nam Từ Liêm thiếu 966 chỗ học lớp 1 và 103 chỗ học lớp 6… Theo quy hoạch mạng lưới trường học của TP Hà Nội, năm học 2024-2025 thành phố thiếu 14 trường tiểu học và 31 trường THCS. Nhiều quận, huyện của Hà Nội đang nỗ lực, gấp rút xây thêm trường, cải tạo nâng tầng để tăng thêm lớp học công lập.

Các thành phố lớn khẩn trương xây dựng trường học mới để đáp ứng nhu cầu đến trường của học sinh. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Các thành phố lớn khẩn trương xây dựng trường học mới để đáp ứng nhu cầu đến trường của học sinh. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Bộ GD-ĐT thừa nhận tình trạng thiếu trường lớp ở các địa phương. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cấp mầm non, phổ thông còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng năm học 2024-2025 là năm với rất nhiều yêu cầu, nhiệm vụ và là thời điểm rất quan trọng của ngành. Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đặt ra cho năm học mới, người đứng đầu ngành giáo dục đề nghị các sở GD-ĐT tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được giao. Bộ trưởng đề nghị các sở GD-ĐT lưu ý tham mưu cho lãnh đạo địa phương xây dựng kế hoạch 5 năm 2025-2030 để địa phương chủ động đầu tư cho giáo dục.

Bảo đảm tối thiểu 20% ngân sách cho giáo dục

Trước đó, tại cuộc làm việc với Phó Thủ tướng Lê Thành Long về tình hình triển khai các nhiệm vụ GD-ĐT, Bộ GD-ĐT cho biết công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai các nhiệm vụ của bộ trong 6 tháng đầu năm 2024 còn một số khó khăn, vướng mắc. Trong đó có tình trạng thiếu giáo viên cục bộ ở hầu hết các địa phương, tình trạng thiếu phòng học tại các khu vực có mật độ dân cư cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tỉ lệ chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực GD-ĐT chưa bảo đảm tỉ lệ tối thiểu 20%.

Bộ GD-ĐT đề xuất, kiến nghị lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính thực hiện phân bổ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực GD-ĐT bảo đảm tối thiểu 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm. Ưu tiên bố trí ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương để thực hiện đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục phổ thông… Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh nếu không đầu tư kinh phí ráo riết sẽ tăng nguy cơ bất bình đẳng trong giáo dục vì hiện vẫn còn gần 20% trường học chưa được kiên cố hóa.

Kết luận buổi làm việc này, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ GD-ĐT và các cơ quan liên quan chú trọng triển khai nghiên cứu, rà soát và đề xuất các biện pháp, giải pháp cụ thể về các vấn đề có tính đặc thù nhằm khắc phục từng bước những bất cập trong hệ thống GD-ĐT ở các địa phương, trong đó có vấn đề thiếu trường lớp học cấp mầm non, phổ thông ở Hà Nội, TP HCM. 

Khai thác chính sách đặc thù, ưu đãi

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, để giải những bài toán khó của ngành giáo dục hiện nay, cần lưu ý khai thác chính sách đặc thù, chính sách ưu đãi đối với các tỉnh, thành, như Hà Nội có Luật Thủ đô; các chính sách đặc thù với TP HCM, Đà Nẵng, Huế, Nghệ An… Tuy mức độ khác nhau nhưng đều có thể khai thác được những điểm có lợi để phát triển giáo dục. Các sở GD-ĐT tiếp tục tham mưu cho địa phương quan tâm đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, chuẩn bị phương án để bảo đảm kiên cố hóa 100% cơ sở giáo dục đến năm 2030…



Nguồn: https://nld.com.vn/bai-toan-thieu-truong-lop-van-con-do-196240805211240362.htm

Cùng chủ đề

Hà Nội nỗ lực giải bài toán thiếu trường học

Để giải quyết vấn đề thiếu trường lớp trong bối cảnh tốc độ tăng dân số cơ học nhanh, Hà Nội đã và đang đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả các cấp học,...

Phòng GD&ĐT thông báo gì?

Theo nội dung thông báo, Phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm đã ghi nhận 523 đơn của phụ huynh học sinh trên địa bàn phường Tây Mỗ có nguyện vọng xin cho con chuyển sang học tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (quận Nam Từ Liêm). Trong số này, có 230 học sinh đang học tại Trường Tiểu học Lý Nam Đế (phường Tây Mỗ), số còn lại (293 em) đang học ở các nơi khác. Thông báo...

Hơn 500 phụ huynh viết đơn xin chuyển trường cho con

TPO - Liên quan đến sự việc hàng trăm phụ huynh “quây” Trường tiểu học Tây Mỗ 3 ngày 21/8, UBND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết có 524 phụ huynh viết đơn bày tỏ nguyện vọng cho con chuyển về trường mới. Tách và lập trường mới ra sao? Theo UBND quận Nam Từ Liêm, địa bàn phường Tây Mỗ có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số hiện có khoảng 70...

Khắc phục vấn đề thiếu trường, lớp học cấp mầm non, phổ thông

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 348/ TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại buổi làm việc với Bộ GD-ĐT.  Theo đó, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hết sức quan trọng, quyết định chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, được xã hội đặc biệt quan tâm và được Đảng,...

Tăng 70.000 học sinh trong năm tới, Hà Nội giải quyết bài toán quá tải thế nào?

Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tiếp tục tăng mạnh. Dự kiến số lượng học sinh vào lớp 1 tăng khoảng 7.000, học sinh vào lớp 6 - khoảng 58.000 và vào lớp 10 - khoảng 5.000 em so với năm ngoái.Nhu cầu về chỗ học và áp lực tuyển sinh năm học 2024 - 2025 của thành phố Hà Nội vì thế sẽ tăng cao. Trong khi đó, hiện tỷ lệ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính phủ trình cơ cấu tổ chức mới sau sắp xếp, có 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ

(NLĐO)- Ngày 5-2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp phiên 42, cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV ...

Có 1 tỉ đồng mua bất động sản nào để sinh lời?

(NLĐO)- Có 1 tỉ đồng, nhà đầu tư có thể vay thêm tiền để mua chung cư cũ và cho thuê ngay hoặc mua đất nền vùng ven ...

Báo chí cũng phải phát triển tương xứng, chuyên nghiệp

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đề nghị báo chí cần đẩy mạnh các nội dung tuyên truyền về những ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng trong năm 2025 ...

Thi đại học có nhiều tổ hợp mới, ngành mới

Kỳ tuyển sinh đại học 2025 ghi nhận nhiều trường đại học mở thêm các ngành học mới, tổ hợp mới phù hợp với các môn thi tốt nghiệp THPT ...

Giá vàng hôm nay, 5-2: Tăng rất mạnh

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay chưa dừng đà tăng, tiếp tục lập kỷ lục mới sau khi Trung Quốc phản ứng mức thuế quan của Mỹ ...

Bài đọc nhiều

Nhặt được ví tiền, học sinh ở Bình Định trả lại cho người đánh rơi

Khi đi xem pháo hoa trong đêm giao thừa, em Đinh Tấn Phát (học sinh lớp 8 ở Bình Định) đã nhặt được một ví tiền, liền mang đến công an phường nhờ tìm người đánh rơi để trả lại. ...

18 tỉnh, thành chốt môn thứ ba thi lớp 10

Đến thời điểm này, nhiều tỉnh, thành phố thông báo về việc lựa chọn môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. Mới đây, tỉnh Bình Dương thông báo học sinh thi tuyển vào lớp 10  THPT năm học 2025-2026 bắt buộc dự thi 3 môn Ngữ văn, Toán, tiếng Anh. Thời gian làm bài cho mỗi môn thi cụ thể là Toán, Ngữ văn mỗi môn 120 phút, riêng môn tiếng Anh thời gian làm...

Điểm chuẩn năm 2024 của Trường Đại học Ngân hàng TPHCM

Chiều ngày 17/8, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM công bố điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT năm 2024.Điểm chuẩn theo phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT năm 2024 vào Trường Đại học Ngân hàng TPHCM dao động từ 20,45 đến 26,36  tùy chương trình và tùy ngành. Ngành có điểm chuẩn cao nhất vào trường là ngành kinh doanh quốc tế chương trình chuẩn với 26,36 điểm. Cụ thể điểm chuẩn vào...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Nữ thiên tài đứng sau DeepSeek, chinh phục các “ông lớn” công nghệ

La Phúc Nhài không chỉ là một nhà khoa học nữ xuất sắc mà còn là hình mẫu truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ đam mê công nghệ. ...

Cùng chuyên mục

Tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2025: Mở rộng quy mô, tăng cường thông tin

Năm 2025, thí sinh sẽ dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo "luật chơi" hoàn toàn mới. Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp của báo Tuổi Trẻ từ năm nay do đó cũng có nhiều đổi mới...

Ba trường đại học sư phạm lớn bỏ xét tuyển học bạ

Trường ĐH Sư phạm TPHCM, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên) bỏ xét tuyển học bạ từ năm nay. Ông Nguyễn Ngọc Trung, Phó hiệu trưởng, Trường ĐH Sư phạm TPHCM vừa cho biết, trước đây nhà trường xét tuyển học bạ độc lập (khoảng 10%) chỉ tiêu hoặc kết hợp điểm học bạ với điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt  (30-40% chỉ tiêu). Tuy nhiên, từ năm nay trường...

Thầy hiệu phó trường cấp 3 hát bài “Tái sinh” khiến học sinh toàn trường hò reo phấn khích

Ngay khi thầy hiệu phó vừa xuất hiện trên sân khấu, học sinh toàn trường đã hò reo cổ vũ trong tiếng nhạc bài hát “Tái sinh”. ...

Đại học Quốc gia Hà Nội ra sách hướng dẫn thi đánh giá năng lực

Theo Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, đây là tài liệu chính thức đầu tiên và duy nhất do Trung tâm khảo thí biên soạn nhằm hỗ trợ học sinh tự học, ôn tập và chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi đánh giá năng lực. ...

Băn khoăn giáo viên trường công có được mở trung tâm dạy thêm

TPO - Không cấm giáo viên dạy thêm nhưng Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định, giáo viên các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường. TPO - Không cấm giáo viên dạy thêm nhưng Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định, giáo viên các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường. Bộ GD&ĐT...

Mới nhất

Khai mạc Tuần văn hóa lễ hội Cổ Loa năm 2025

Ngày 02/02 (Mùng 5 Tết Ất Tỵ) huyện Đông Anh (Hà Nội) đã tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa - thể thao lễ hội Cổ Loa năm 2025. Tới dự có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn...

Thủ tướng: Chuẩn bị cho khả năng ‘chiến tranh thương mại’ thế giới để phản ứng nhanh nhạy

Trước khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới có thể sẽ làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, thu hẹp thị trường xuất khẩu, Thủ tướng yêu cầu có giải pháp để phản ứng nhanh nhạy, giữ nhịp tăng trưởng. ...

Các bộ, ngành, địa phương phải có chỉ tiêu tăng trưởng mới

Ngày 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025. Theo chương trình,...

Gỡ điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực phát triển khoa học công nghệ

DNVN - Trong Chỉ thị số 03 ban hành ngày 4/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đôn đốc thực hiện một loạt nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên...

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự quý 1/2025 tăng cao do thiếu hụt lao động

Bộ LĐTB&XH dự báo, do tình hình thiếu hụt lao động cục bộ quý I/2025, nhu cầu tuyển dụng nhân sự tăng cao, đặc biệt ở các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) năm 2025 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 7 - 9/2/2025, tức...

Mới nhất