Trang chủChính trịNgoại giaoCường quốc kinh tế thế kỷ XXI

Cường quốc kinh tế thế kỷ XXI

Thủ tướng Narendra Modi tự tin Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trong năm năm tới, ngay trong nhiệm kỳ thứ ba của ông.

Ấn Độ bổ sung gần 55.000 km mạng lưới đường cao tốc quốc gia trên toàn quốc, tăng 60% về chiều dài tổng thể, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2023. (Nguồn: Reuters)
Ấn Độ bổ sung gần 55.000 km mạng lưới đường cao tốc quốc gia trên toàn quốc, tăng 60% về chiều dài tổng thể, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2023. (Nguồn: Reuters)

Thủ tướng Narendra Modi đã ghi dấu ấn vào lịch sử Ấn Độ, khi trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên nắm giữ ba nhiệm kỳ liên tiếp, kể từ thời Thủ tướng đầu tiên Jawaharlal Nehru. Dưới sự điều hành của ông, Ấn Độ – quốc gia đông dân nhất thế giới, đã đạt được vị thế nổi bật mới trên trường quốc tế, cải tổ kết cấu hạ tầng quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu của 1,4 tỷ người.

Khát vọng “Viksit Bharat” năm 2047

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới với GDP khoảng 3.700 tỷ USD, đang nổi lên là nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2022, 2023 và được dự báo tiếp tục duy trì trong năm 2024. Năm 2023, Ấn Độ đạt tăng trưởng ấn tượng 7,6%, trong khi tăng trưởng toàn cầu chỉ 2,6%. Quyết giữ vững mục tiêu phát triển nhanh chóng và ổn định, Thủ tướng Modi hoài bão đưa đất nước thành quốc gia phát triển vào năm 2047.

“Thế giới của thế kỷ XXI đang hướng về Bharat (Thủ tướng Modi sử dụng tên Bharat như tên gọi chính thức của Ấn Độ thay cho India) với nhiều hy vọng. Chúng ta cần thay đổi tư duy truyền thống về cải cách. Bharat không thể giới hạn cải cách chỉ ở kinh tế, mà phải tiến trên mọi mặt của đời sống xã hội theo hướng đổi mới. Những cải cách phải phù hợp với khát vọng về một “Viksit Bharat” (Ấn Độ phát triển) vào năm 2047”, Thủ tướng Modi kêu gọi.

Tại sự kiện mừng chiến thắng nhiệm kỳ thứ ba (tháng 6/2024), Thủ tướng Modi không quên nhắc lại lời hứa thực hiện cam kết khi tranh cử là đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, từ vị trí thứ năm hiện tại và tiếp tục thực hiện thành công chương trình nghị sự.

Theo ước tính của Bộ Tài chính Ấn Độ vào cuối tháng 1/2024, kinh tế quốc gia Nam Á này được dự đoán sẽ bùng nổ trong những năm tới, trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2028, với GDP đạt 5.000 tỷ USD, vượt qua Đức và Nhật Bản.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hồi tháng 5/2024 nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính 2024-2025 từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công. Báo cáo của IMF còn nhấn mạnh, “Ấn Độ là nguồn gốc của những bất ngờ tăng trưởng tích cực liên tục, được hỗ trợ bởi nhu cầu nội địa mạnh mẽ, ổn định”.

Thực tế cho thấy, để biến Ấn Độ thành một cực tăng trưởng mới, trong thời gian qua, quốc gia này chú trọng thu hút FDI, đẩy mạnh nền sản xuất, từ máy móc, dây chuyền sản xuất và cơ sở hạ tầng trong nước, đồng thời tăng chi tiêu xây dựng đường sá, bến cảng và sân bay…

Theo kế hoạch, trong năm 2024 và xa hơn, Ấn Độ tập trung phát triển cơ sở hạ tầng logistics, tiếp tục tiệm cận mục tiêu trở thành một trung tâm sản xuất lớn tiếp theo của thế giới. Chính phủ chuẩn bị mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các công ty toàn cầu thành lập các trung tâm nghiên cứu sáng tạo và sản xuất khổng lồ ở Ấn Độ. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới như Amazon và Microsoft đổ hàng tỷ USD vào “thung lũng Silicon” Bangalore, trong khi các tập đoàn khổng lồ khác như Verizon, Nokia và Cisco đang đầu tư gấp đôi vào cường quốc kinh tế mới nổi này.

Ngoài ra, những doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tiếp tục giữ vị trí xương sống trong nền kinh tế Ấn Độ, chiếm 95% số doanh nghiệp, tạo ra 30% GDP, chiếm hơn một nửa giá trị xuất khẩu và sử dụng 110 triệu lao động trực tiếp.

Thị trường tiêu dùng nội địa nước này cũng phát triển rất nhanh, cùng các ngành công nghiệp lớn mạnh, là yếu tố về lâu dài thu hút dòng vốn đầu tư toàn cầu. Minh chứng hướng đi tập trung phát triển nền công nghiệp là giải pháp bền vững của Ấn Độ.

Giải “bài toán cân não”

Ngày 30/7, phát biểu khai mạc Hội nghị Ngân sách liên bang 2024-2025: “Hành trình hướng tới Viksit Bharat”, Thủ tướng Narendra Modi tự hào khẳng định, Ấn Độ đang vững bước trên con đường trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

“Ấn Độ đang tăng trưởng nhanh và ngày mà đất nước trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, từ vị trí thứ năm hiện tại không còn xa nữa. Chính phủ của chúng tôi không thiếu ý chí chính trị và sẽ đưa ra mọi quyết định với phương châm ‘lợi ích quốc gia là trên hết’”, Thủ tướng Modi phát biểu.

Tự hào về những thành tích đạt được trong thời gian qua, với tăng trưởng cao và lạm phát thấp, Ấn Độ trở thành ngọn hải đăng tăng trưởng ổn định, trong một thế giới đang phải đối mặt với lạm phát cao, tăng trưởng thấp, cùng hàng loạt thách thức địa chính trị. Thủ tướng Modi tin tưởng, “toàn thế giới đang để mắt đến Ấn Độ, các nhà đầu tư toàn thế giới đang háo hức đặt chân tới đây. Các nhà lãnh đạo thế giới tràn đầy quan điểm tích cực về Ấn Độ. Đây chính là cơ hội cho ngành công nghiệp Ấn Độ phát triển và chúng ta cần phải vươn lên mạnh mẽ để nắm bắt “cơ hội vàng”, đóng góp vào mục tiêu Viksit Bharat năm 2047!”, Thủ tướng Modi kêu gọi.

Trên thực tế, giới quan sát nhận định, Thủ tướng Modi bước vào nhiệm kỳ thứ ba với không ít “cơn gió ngược”, thậm chí những thách thức cần giải quyết cũng nhiều không kém thành tích mà ông đã đạt được.

Mặc dù kinh tế tăng trưởng ấn tượng, song phần lớn tài sản ngày càng tăng của đất nước lại được phân bổ không đồng đều. Dù có lợi thế về lực lượng lao động trẻ chất lượng và đông đảo (40% dân số Ấn Độ dưới 25 tuổi, nhiều người am hiểu công nghệ và nói tiếng Anh lưu loát), nhưng đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất là tầng lớp thượng lưu, trong khi phần đông người dân đang đối mặt với giá cả phi mã, tình trạng thất nghiệp tăng cao và bất bình đẳng thu nhập giãn rộng.

Với vị trí chiến lược ở châu Á và một nền kinh tế đang bùng nổ, những thành công của chính phủ Thủ tướng Modi được kỳ vọng vượt xa biên giới, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư hàng đầu thế giới. Mỹ từ lâu coi New Delhi là bức tường thành quan trọng trong khu vực nhằm đối trọng với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán. Nhưng Ấn Độ lại là đối tác gần gũi với Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây…

Các nhà phân tích đánh giá, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ đã sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế của thế kỷ XXI, nhưng việc cố gắng cân bằng lợi ích trong nước, cũng như “đi trên dây” trong quan hệ giữa các nước lớn vì lợi ích quốc gia tiếp tục là “bài toán cân não” trong nhiệm kỳ mới của nhà lãnh đạo.





Nguồn: https://baoquocte.vn/an-do-cuong-quoc-kinh-te-the-ky-xxi-280923.html

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam

(NLĐO) - Sáng 15-1, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI. ...

Ấn Độ khánh thành đường hầm chiến lược, duy trì quân số gần biên giới Trung Quốc

Ấn Độ vừa khánh thành đường hầm chiến lược kết nối với khu vực Ladakh ở phía bắc, trong khi duy trì số lượng binh sĩ tại khu vực biên cương trong mùa đông này. ...

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành logistics tại Việt Nam

Chiều 9/1, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp với Dự án Thương mại số tại Việt Nam tổ chức hội thảo "Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành logistics". Chuyển đổi số là xu thế tất yếu Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các trường đại học và các tổ chức liên quan, tạo ra một...

Bản quyền AI khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ đối mặt thách thức lớn

Theo nhận định từ Reuters, năm 2025 có thể mang tới những diễn biến quan trọng trong loạt vụ kiện bản quyền. Những yếu tố này có thể trở thành bước ngoặt lớn góp phần định hình tương lai hoạt động thương mại trí tuệ nhân tạo. ...

Tàu hải quân Ấn Độ húc lật phà chở khách, ít nhất 13 người thiệt mạng

Ít nhất 13 người thiệt mạng khi một tàu hải quân Ấn Độ va chạm và làm lật một phà chở hơn 100 hành khách ngoài khơi Mumbai. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kẻ tấn công tạp chí Charlie Hebdo bị kết án 30 năm tù, cấm nhập cảnh Pháp

Ngày 23/1, một tòa án ở Paris, Pháp tuyên án 30 năm tù giam đối với Zaheer Mahmood, người Pakistan vì tội cố ý sát hại 2 người bên ngoài văn phòng cũ của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo năm 2020.

Tổng thống Trump đã trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ sẽ lại bùng nổ?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Miền thương miền nhớ” và sự kết nối giá trị liên văn hóa

Sách “Australia - Miền thương miền nhớ” của tác giả Hồng Chi là những trang viết thể hiện góc nhìn, trải nghiệm liên văn hóa sống động, sâu sắc dưới con mắt của một cựu du học sinh người Việt Nam tại Australia được phát hành rộng rãi tại Việt Nam và toàn cầu. Chỉ sau một tuần được giới thiệu trên nền tảng Amazon, sách đã được sự đón nhận của đông đảo độc giả người Việt trên khắp thế giới.

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Được Mỹ bật đèn xanh, Venezuela có thể xuất khẩu khí đốt sang Trinidad & Tobago

Venezuela và Trinidad & Tobago, cùng các công ty tham gia dự án chung ngoài khơi, đã bắt đầu đàm phán giá để xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Caracas sang đảo quốc Caribbean.

Cùng chuyên mục

Tổng thống Trump đã trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ sẽ lại bùng nổ?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Giá xăng dầu hôm nay 24/1: Ngập tràn sắc đỏ

Giá xăng dầu hôm nay 24/1, phát biểu qua video tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ ngày 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục Saudi Arabia và OPEC hạ giá dầu và thế giới giảm lãi suất. Thị trường dầu ngập tràn sắc đỏ sau bài phát biểu này. Kết quả là, giá dầu ghi nhận thêm phiên giao dịch ngày 23/1 “hạ nhiệt”.

Mới nhất

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng quà Tết Ất Tỵ tại Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

(MPI) - Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong chiều ngày 22/01/2025, Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đoàn Thanh niên cơ quan tổ chức Đoàn công tác tới thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn và các...

Dịch vụ cho thuê mai chưng Tết hút khách ở vùng biển Tây Nam

Dịch vụ thuê mai chơi Tết trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người dân và doanh nghiệp hiện nay. Giá thuê mai chưng Tết có giá dao động 4-20 triệu đồng giúp nhiều người tiết kiệm chi phí và chăm sóc mai. ...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định số 73 của Chính phủ

Giáo viên làm việc tại các trường công lập của Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng...

Cách làm thịt đông ngon cho mâm cỗ Tết Ất Tỵ 2025 thêm đủ vị, hấp dẫn

GĐXH - Thịt đông là một món ăn truyền thống thường không thiếu trong mâm cỗ Tết. Dưới đây là cách làm thịt đông ngon cho mâm cỗ ngày Tết bạn có thể tham khảo. ...

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

Thông tin từ Bộ Y tế tối 24/1 cho biết, TS.BS Nguyễn Quốc Triệu - Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đã qua đời lúc hơn 17h chiều nay tại Hà Nội. ...

Mới nhất

Lạ lùng bún chuối