Trang chủNewsThời sựĐông Nam Á có phải ‘đất hứa’ cho máy bay chở khách...

Đông Nam Á có phải ‘đất hứa’ cho máy bay chở khách Trung Quốc?


Tham vọng vươn khỏi bầu trời đại lục

Đối với Trung Quốc, bầu trời của nước này không đủ rộng để đáp ứng tham vọng sản xuất máy bay chở khách nội địa.

Họ muốn máy bay phản lực của Trung Quốc sải cánh rộng hơn và bay xa hơn, nhưng hiện tại, mong muốn này vẫn chỉ là tham vọng, mặc dù đã có bước đột phá nhỏ ở khu vực Đông Nam Á được đánh giá là có tiềm năng lớn.

dong nam a co phai dat hua cho may bay cho khach trung quoc hinh 1

Máy bay phản lực chở khách Comac C919 của Trung Quốc có thể bố trí từ 152 đến 198 ghế và tầm bay 4000 km. Ảnh: China Daily

Tổng công ty Máy bay Thương mại Trung Quốc (Comac) đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng trong nước cho máy bay phản lực thân hẹp C919 do công ty tự sản xuất. Và tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước này hiện đang vạch ra lộ trình vươn tới thị trường nước ngoài để cạnh tranh với thế độc quyền của Airbus và Boeing.

Thực tế khắc nghiệt là việc thiếu chứng nhận quan trọng từ các cơ quan quản lý hàng không ở châu Âu hoặc Mỹ, cũng như các vấn đề địa chính trị lan rộng, có thể đe dọa dập tắt hy vọng lớn lao của Comac đối với C919, vốn được coi là đối thủ tiềm năng của dòng máy bay Boeing 737 và Airbus A320.

Nhưng Đông Nam Á mới là nơi mang lại hy vọng, khi hãng hàng không TransNusa có trụ sở tại Jakarta đã lọt vào tầm ngắm của Comac, trong lúc thị trường Trung Đông cũng đang được nhà sản xuất Trung Quốc tích cực thăm dò.

Shukor Yusof, nhà sáng lập công ty tư vấn hàng không Endau Analytics có trụ sở tại Singapore, cho biết: “Tôi hy vọng TransNusa sẽ tiếp tục trung thành với Comac và cuối cùng sẽ mua C919 vì họ cần máy đội bay phản lực lớn hơn để phát triển và cạnh tranh hiệu quả”.

“Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu một đơn hàng chắc chắn được thực hiện trong vòng hai năm tới”, ông Shukor Yusof nói thêm.

Indonesia và Brunei là những điểm đột phá

Văn phòng Comac tại Jakarta, nơi đang giúp TransNusa đào tạo phi công, đặt mục tiêu lặp lại thành công của hai máy bay Comac ARJ21, nhỏ hơn C919 với sức chứa chỉ khoảng 100 khách, đã hoạt động khắp quần đảo Indonesia trong một năm.

Chiếc ARJ-21 thứ ba cũng đã đến Jakarta vào tháng 5 và đang được chuẩn bị để bắt đầu hoạt động, Yusof hy vọng Comac sẽ đưa ra các mức giảm giá và ưu đãi khi TransNusa tiến gần hơn đến nhiều thỏa thuận hơn vì đội bay hiện tại của hãng đang già đi.

Ông Yusof nói thêm: “Trong khi TransNusa tiếp tục mua từ Airbus hoặc mua máy bay phản lực cũ từ những người khác, họ sẽ xem xét các lựa chọn với Comac liên quan đến C919”.

dong nam a co phai dat hua cho may bay cho khach trung quoc hinh 2

Hãng hàng không TransNusa của Indonesia nhận chiếc ARJ21 thứ 3 hồi tháng 5 vừa qua. ARJ21 cũng do Comac sản xuất, nhưng nhỏ hơn C919, với sức chứa chỉ 100 khách. Ảnh: CNA

Ngoài ARJ21, đội bay của TransNusa còn bao gồm bốn chiếc A320 có độ tuổi trung bình là 18 năm và hãng có thể cần mua máy bay mới để duy trì các tuyến bay chính từ trụ sở tại Jakarta đến Singapore, Kuala Lumpur và các trung tâm tại Trung Quốc bao gồm Quảng Châu.

Tập đoàn cho thuê máy bay Trung Quốc, trực thuộc tập đoàn tài chính nhà nước China Everbright Group, cũng là một bên liên quan trong TransNusa.

Vào tháng 6, Everbright đã gia hạn quan hệ đối tác chiến lược với Comac, vốn đã được thỏa thuận lần đầu vào năm 2018, và mối quan hệ này có thể đóng vai trò môi giới và hỗ trợ các thỏa thuận trong tương lai.

Tuy nhiên, Comac tại Jakarta không chỉ nhắm đến TransNusa, khi Hội đồng Sân bay Quốc tế (ACI) dự đoán Indonesia sẽ là thị trường lớn thứ tư thế giới về lưu lượng giao thông vào những năm 2040 sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ.

Indonesia, nền kinh tế lớn nhất và đông dân nhất Đông Nam Á, là thị trường hàng không lớn thứ 13 thế giới vào năm ngoái và là thị trường lớn nhất trong khối ASEAN.

Mặc dù sự chứng thực của phương Tây không phải là điều bắt buộc, như trong trường hợp của ARJ21, nhưng sự chấp thuận từ chính quyền Jakarta vẫn cần thiết để C919 có thể bay ở Indonesia, nơi đã xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc về hợp tác giao thông và cơ sở hạ tầng.

Phải mất hai năm để ARJ21 được chứng nhận tại Indonesia, với chuyến bay đầu tiên từ Jakarta đến Bali diễn ra vào tháng 4 năm 2023.

Comac cũng đang để mắt tới Brunei như một bệ phóng khác sau khi ký thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD với hãng hàng không khởi nghiệp GallopAir của Brunei về việc hãng này mua 30 máy bay, bao gồm cả C919, vào tháng 9.

GallopAir, thuộc sở hữu của Tập đoàn đầu tư Tianju có trụ sở tại Thiểm Tây, Trung Quốc, hy vọng có thể bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2024.

Theo Reuters, vào tháng 2, Tổng giám đốc điều hành của GallopAir, Cham Chi cho biết hãng đã nộp đơn xin chứng nhận cho C919 từ các cơ quan quản lý tại Brunei.

Kỳ vọng ở thị trường Đông Nam Á  và Trung Đông

Zhang Xin, giáo sư kỹ thuật hàng không vũ trụ tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, cho biết: “Cơ hội ở Đông Nam Á có thể kéo dài trong nhiều năm và Comac nên khôn ngoan khi giới thiệu C919 cho các hãng hàng không nhỏ, những hãng nhanh nhẹn hơn trong việc khám phá các loại máy bay mới”.

“Từ quan hệ thương mại, vị trí địa lý đến tiềm năng thị trường, các hãng vận tải mới năng động của Đông Nam Á đáp ứng mọi yêu cầu”, giáo sư Zhang nhấn mạnh.

dong nam a co phai dat hua cho may bay cho khach trung quoc hinh 3

Nội thất của một chiếc C919. Tập đoàn Comac hy vọng dòng máy bay này có thể chinh phục được những khách hàng Ả-rập khó tính. Ảnh: China Daily

Theo giáo sư Zhang, dòng máy bay 737 dễ xảy ra tai nạn của Boeing có thể làm tăng thêm sức hấp dẫn của C919, trong khi Airbus đang bị hạn chế về năng lực mở rộng sản xuất thêm nữa.

Ông Zhang, người từng là cựu giáo sư kỹ thuật máy bay của Airbus và giám đốc Trung tâm công nghệ tiếng ồn Airbus tại Đại học Southampton, cho biết thêm: “Tôi cho rằng đây là một bước tiến cho C919, khi hai đối thủ mà bạn đang nỗ lực cạnh tranh đều đang gặp khó khăn, và Đông Nam Á đang chứng kiến ​​một thế hệ hãng hàng không mới”.

Trung Đông cũng nằm trong tầm ngắm của Comac khi chủ tịch tập đoàn, He Dongfeng đã đến thăm Saudi Arabia vào tháng 5 và hội đàm với hãng hàng không quốc gia của vương quốc này.

“Hành khách từ châu Á và châu Âu đến Bán đảo Ả Rập và châu Phi có thể bay đến các trung tâm như Dubai, Doha hoặc Riyadh trước tiên, sau đó chuyển sang các chuyến bay trên máy bay thân hẹp để đến đích cuối cùng… Đây là một thị trường tiềm năng khác cho C919”, giáo sư Zhang nói thêm.

Nhưng vẫn còn những vấn đề có thể đe dọa đến tham vọng của C919 vì các khu vực khác khó có thể chấp nhận máy bay phản lực của Trung Quốc.

“Thực tế địa chính trị có nghĩa là C919 sẽ khó được chứng nhận ở châu Âu hoặc châu Mỹ trong thời gian tới”, một báo cáo của Viện nghiên cứu kinh tế và ngoại giao thuộc Đại học Nhân dân (Trung Quốc) công bố vào tháng 2 đã cảnh báo. “Phương Tây, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ khó có thể mở cửa bầu trời của họ”.

Nathaniel Sher, một nhà nghiên cứu cấp cao tại công ty tư vấn Carnegie China, cho biết Bắc Kinh có thể tận dụng ảnh hưởng ngoại giao và quan hệ thương mại để thu hút người mua nước ngoài và Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) có thể hình thành quan hệ đối tác với các đối tác nước ngoài khi tìm kiếm chứng nhận ở hải ngoại cho C919.

Sher cho biết: “Một số khách hàng quốc tế đầu tiên của Comac vẫn duy trì mối quan hệ trực tiếp với các nhà đầu tư Trung Quốc… và Indonesia đã chứng nhận ARJ21 với sự giúp đỡ của CAAC”.

Nhưng ông Sher cảnh báo rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể ảnh hưởng đến khách hàng tiềm năng do rủi ro địa chính trị. Nhà nghiên cứu này nói thêm: “Đây là một trong số nhiều rủi ro mà khách hàng quốc tế phải cân nhắc khi quyết định có nên mua và vận hành C919 hay không”.

Nguyễn Khánh



Nguồn: https://www.congluan.vn/dong-nam-a-co-phai-dat-hua-cho-may-bay-cho-khach-trung-quoc-post305556.html

Cùng chủ đề

Di sản kiến trúc quân sự độc nhất Đông Nam Á

VHO - Với giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa và kiến trúc, Thành nhà Hồ không chỉ là niềm tự hào của xứ Thanh mà còn là điểm nhấn trong các công trình nghiên cứu của học giả quốc tế suốt hơn một thế kỷ qua. Những đánh giá khách quan, sâu sắc từ các chuyên gia Pháp và Nhật Bản đã góp phần làm sáng rõ giá trị của di sản này trên bản...

Một ngày khai trương 2 đường bay đến Trung Quốc

(NLĐO)- Sáng 30-3, sân bay quốc tế Nội Bài chào đón đường bay mới Hà Nội - Phúc Châu do Hãng hàng không Xiamen Airlines khai thác. ...

Phê duyệt điều chỉnh Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1

(NLĐO)- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ngày 29-3 vừa ký quyết định phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. ...

Embraer thúc đẩy các hợp đồng mua bán với các hãng hàng không Việt Nam

(NLĐO)- Chủ tịch Embraer thông báo với Thủ tướng về các hoạt động, trao đổi với các đối tác Việt Nam trong chuyến thăm. ...

Nhiều chuyến bay từ Việt Nam tới Thái Lan bị ảnh hưởng bởi động đất

Nhiều chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam tới hai sân bay của Thái Lan là Đôn Mường và Suvarnabhumi đã bị ảnh hưởng do trận động đất tại Myanmar và Thái Lan ngày 28/2. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc du lịch Cát Bà

(CLO) Chiều 30/3 tại Quần đảo Cát Bà - Di sản thiên nhiên thế giới, huyện Cát Hải tổ chức Khai mạc du lịch Cát Bà năm 2025 và Giải Marathon Cát Bà Amatina 2025 - Heritage Road (Sải bước trên miền di sản). ...

Tổng thống lâm thời Syria công bố thành lập chính phủ chuyển tiếp

(CLO) Ngày 29/3, Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa đã công bố chính phủ chuyển tiếp với 23 bộ trưởng, đánh dấu giai đoạn mới sau khi chế độ của Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12 năm ngoái. ...

Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ ba lần trong 24 giờ

(CLO) Trong vòng 24 giờ qua, lực lượng vũ trang Houthi tại Yemen đã ba lần tấn công nhóm tàu chiến do tàu sân bay USS Harry S. Truman của Mỹ dẫn đầu tại Biển Đỏ. ...

Mùi tử khí và cảnh tượng hoang tàn khắp khu vực động đất ở Myanmar

(CLO) Mùi tử khí nồng nặc lan khắp đường phố Mandalay, Myanmar vào ngày 30/3 khi người dân tuyệt vọng tìm kiếm người sống sót giữa đống đổ nát, hai ngày sau trận động đất khiến hơn 1.600 người thiệt mạng. ...

Nét văn hóa truyền thống độc đáo có tại Lễ hội điện Huệ Nam

(CLO) Sáng ngày 30/3, Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (tên dân gian là điện Hòn Chén) được tổ chức tại địa điểm chính là điện Huệ Nam tọa lạc tại làng Hải Cát, phường Long Hồ, thành phố Huế. ...

Bài đọc nhiều

Quốc hội hôm nay (21/6) thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Quốc hội hôm nay (21/6) sẽ dành cả ngày họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là một trong những dự án luật thu hút sự quan tâm rất lớn của cử tri và nhân dân trong thời gian qua.

giải thể công an cấp huyện, cần cơ chế đặc thù cho hoạt động tố tụng

Kinhtedothi - Thảo luận về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước, đại biểu Quốc hội đề xuất khi thực hiện giải thể công an cấp huyện cần có cơ chế đặc thù riêng cho hoạt động tố tụng. Ngày 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường...

Thu giữ, tiêu hủy số lượng lớn hàng lậu, hàng giả dịp Tết Nguyên đán

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an TPHCM phối hợp cùng Quản lý Thị trường thành phố và các đơn vị chức năng liên quan phát hiện, thu giữ và xử lý số lượng lớn hàng lậu, hàng gian, hàng giả trên địa bàn. ...

Báo Nhân Dân lắp đặt các trạm tương tác thông minh tại các di tích, nâng cao tiện ích phục vụ du khách

(CLO) Mỗi trạm tương tác thông minh sẽ cung cấp câu chuyện, hình ảnh (video hoặc mô hình 3D, nếu có) về địa điểm và tỉnh, thành phố, nơi trạm tương tác được đặt, đồng thời cung cấp tính năng tra cứu, dẫn đường, tìm hiểu thông tin để khám phá...

Tin mới nhất, hay nhất trên Báo Giao thông ngày 25/2/2025

Không gián đoạn cấp đổi bằng lái xe; Đua tiến độ làm cao tốc, sân bay; Mất tiền, hủy tour vì bị cấm xuất cảnh... là những tin mới nhất trên Báo Giao thông. ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất