Trang chủNewsThời sựTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất quyết đoán, nhất là những...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất quyết đoán, nhất là những vấn đề hệ trọng


Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung chia sẻ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo có công lao to lớn và đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đồng chí đã để lại những dấu ấn sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn, thể hiện qua các kết quả rất quan trọng đã đạt được, mang dấu ấn lịch sử của công tác đối ngoại.

Những dấu ấn lịch sử

Chú thích ảnh
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Chia sẻ về các dấu ấn lớn trong công tác đối ngoại từ năm 2011 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Lê Hoài Trung khẳng định, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cùng với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá sớm và đúng tình hình, diễn biến rất phức tạp, nhanh chóng như đã thấy trong hơn 10 năm qua; từ đó đề ra những chủ trương rất đúng đắn và kịp thời, phát triển đường lối đối ngoại để thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

Những nội dung rất lớn đã được đề cập từ Đại hội XI tới Đại hội XIII của Đảng. Chúng ta khẳng định: “bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc”; “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”; “tiếp tục xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”…

Bên cạnh đó là nhiều dấu ấn lịch sử của việc thực hiện đường lối và chủ trương đối ngoại. Về quan hệ với các đối tác, từ năm 2011 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện, Đối tác chiến lược hoặc Đối tác chiến lược toàn diện với 25 nước, trong tổng số 30 nước mà chúng ta có quan hệ ở các cấp độ này trong 40 năm đổi mới vừa qua. Trong đó, có những đối tác rất quan trọng, là các nước lớn, nước có vị trí quan trọng ở các khu vực và đối tác khác.

Về quan hệ song phương, Việt Nam đã củng cố rất vững chắc quan hệ với các nước láng giềng Lào, Campuchia, Trung Quốc; thể hiện qua sự tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau được tăng lên; quan hệ kinh tế dần đi vào theo hướng đột phá và phát triển, thúc đẩy hợp tác một số lĩnh vực khác.

Trong quan hệ với các nước khác, gần đây nhất, báo chí quốc tế cũng đề cập rất nhiều về việc, trong vòng chỉ 9 tháng, lãnh đạo của ba cường quốc hàng đầu trên thế giới đến thăm Việt Nam: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (9/2023); Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (vào tháng 12/2023) và mới đây nhất là Tổng thống Nga Vladimir Putin (tháng 6/2024). Trong năm 2024, lần đầu tiên, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican thăm Việt Nam…

“Đây là những điểm rất đặc biệt của việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và đa phương hóa, đa dạng hóa”, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương khẳng định.

Cùng với đó, đối ngoại trong tất cả các lĩnh vực được mở rộng, không chỉ chính trị, an ninh, mà còn có ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, công tác người Việt Nam ở nước ngoài… Các thành quả đạt được không chỉ vừa giữ vững độc lập chủ quyền mà còn giải quyết nhiều vấn đề về biên giới, lãnh thổ. Việt Nam đã cùng với Lào, Campuchia, Trung Quốc, nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên giới, đấu tranh phòng, chống tội phạm, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh, đạt nhiều kết quả mới trong việc xây dựng đường biên giới trên bộ hòa bình, hợp tác và phát triển…

Chúng ta vừa đề cao thành tựu đạt được trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, vừa đấu tranh có hiệu quả với những chính sách và hành động gây bất ổn định về chính trị-xã hội, nhưng vẫn giữ được quan hệ với các nước.

Trong việc thực hiện đường lối đối ngoại, một điểm rất đặc biệt, Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”. Cùng với đó, triển khai mạnh mẽ đối ngoại quốc phòng, đối ngoại an ninh, ngoại giao nghị viện…

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thông qua đề án, kế hoạch cụ thể về quan hệ đối ngoại Đảng trong giai đoạn mới, triển khai trên thực tế đáp ứng yêu cầu Nghị quyết số 34-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII đã đề ra. Đó là đối ngoại Đảng giữ vai trò trụ cột trong công tác tham mưu chiến lược và xây dựng định hướng quan hệ chính trị các đối tác.

Đến nay, chúng ta có quan hệ với gần 260 chính đảng trên thế giới ở gần 120 nước, trong đó có khoảng 70-80% chính đảng hoặc là cầm quyền hoặc tham gia các liên minh cầm quyền.

Dấu ấn rất lớn thứ ba là tổng kết, khái quát toàn diện trên cơ sở lý luận và thực tiễn về trường phái đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao.

Dấu ấn ngoại giao “cây tre Việt Nam”

Thông tin rõ hơn về dấu ấn nền ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương cho biết, Tổng Bí thư đã lần đầu tiên đề cập đến khái niệm nền “đối ngoại – ngoại giao mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam” tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 năm 2016.

Đến Hội nghị Đối ngoại toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức vào cuối năm 2021, trên cơ sở lý luận cũng như thực tiễn của công tác đối ngoại, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát thành hệ thống về trường phái đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” với những mục tiêu, quan điểm, tư tưởng lớn, nội dung, phương châm, phương pháp.

Tổng Bí thư đã nêu rất rõ, nguyên tắc và mục tiêu cao nhất là vì hạnh phúc của nhân dân, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Phương pháp, phương châm rất mềm mại nhưng rất can trường; linh hoạt, sáng tạo song rất kiên định và bản lĩnh.

Bên cạnh đó là những phát triển về mặt lý luận, thể hiện qua các phát biểu chỉ đạo, nghiên cứu, trong đó có nhiều nội dung đã được đưa vào các tác phẩm quan trọng của Tổng Bí thư, không chỉ liên quan tới công tác đối ngoại mà còn về công tác xây dựng Đảng, đoàn kết dân tộc, quốc phòng, an ninh…, tạo cách nhìn tổng thể về thế và lực của đất nước, từ đó tạo cơ sở, nền tảng cho công tác đối ngoại.

Dấu ấn của trường phái đối ngoại, ngoại giao cây tre còn là những kết quả rất quan trọng, dấu ấn lịch sử trong thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời gian qua; được bạn bè quốc tế nhìn nhận và đánh giá cao.

Tổng Bí thư cũng đã khẳng định, trường phái đối ngoại, ngoại giao cây tre Việt Nam là kết quả từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam, là sự tổng kết bản sắc của ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, dựa trên sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, có tiếp thu tinh hoa của văn hóa nhân loại và qua thực tiễn đúc kết.

Có thể nói, truyền thống và phương thức lãnh đạo của Đảng ta được thể hiện rất rõ qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Quán triệt sâu sắc, phát huy những kết quả quan trọng đã đạt được trong công tác đối ngoại, ông Lê Hoài Trung cho rằng, trong thời gian tới cần tiếp tục theo dõi rất sát, nắm chắc tình hình để đề ra phương pháp đúng, thực hiện theo lời Tổng Bí thư luôn căn dặn: “Không được để bị động, bất ngờ”.

Hết lòng và hy sinh vì công việc

Nhắc về kỷ niệm với Tổng Bí thư, ông Lê Hoài Trung kể lại, cách đây cũng chỉ ít ngày, lần cuối cùng ông được báo cáo công việc với Tổng Bí thư về tình hình quốc tế, kết quả công tác đối ngoại 6 tháng qua và phương hướng 6 tháng cuối năm 2024.

“Đồng chí có căn dặn, nhiệm kỳ vừa qua, công tác đối ngoại đã đạt những thành quả nổi bật. Bây giờ, điều quan trọng nhất là giữ đà, đừng để mất. Đó là một trong những kỷ niệm rất sâu sắc với tôi”, ông Lê Hoài Trung xúc động nói.

Chia sẻ về khoảng thời gian tiếp xúc, làm việc với Tổng Bí thư, ông Lê Hoài Trung cho rằng, đó là những lần “may mắn”. Ông có nhiều dịp báo cáo Tổng Bí thư khi làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao trong nhiệm kỳ XII của Đảng và những lần “may mắn” đó nhiều hơn trong nhiệm kỳ XIII của Đảng.

Từ đầu nhiệm kỳ XIII đến nay, Tổng Bí thư đã tham gia trực tiếp hơn một trăm hoạt động đối ngoại. “Đây là con số rất lớn. Với mỗi hoạt động, công tác chuẩn bị phải đảm bảo rất kỹ lưỡng, khoa học; tổng hợp ý kiến các cơ quan, bộ, ngành, báo cáo văn bản và báo cáo trực tiếp Tổng Bí thư. Có hoạt động báo cáo 1-2 lần nhưng có những hoạt động lên đến 5-7 lần”, ông Lê Hoài Trung nói.

Tiêu biểu là hoạt động đối ngoại rất quan trọng vào ngày 7/9/2023, Cuộc gặp cấp cao lần thứ hai sau 30 năm giữa những người đứng đầu ba Đảng của Việt Nam, Lào, Campuchia. Đây là hoạt động phải có chuẩn bị kỹ lưỡng, trong thời gian dài cả về nội dung và các vấn đề khác. Đó còn là chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (30/10-1/11/2022); đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (10-11/9/2023); đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (tháng 12/2023); đón Tổng thống Nga Vladimir Putin (19-20/6/2024), diễn ra trong bối cảnh công việc khác còn rất nhiều và sức khỏe của Tổng Bí thư không được như mong muốn.

Qua những kỷ niệm đó, ông Lê Hoài Trung bày tỏ ấn tượng với Tổng Bí thư không chỉ bởi tầm nhìn chiến lược mà còn là quyết tâm rất cao, tinh thần hết lòng và hy sinh vì công việc. “Đồng chí rất quyết đoán trong công việc. Sau khi đã nghiên cứu kỹ, lắng nghe, đồng chí rất quyết đoán, nhất là những vấn đề hệ trọng”, ông Lê Hoài Trung chia sẻ.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/dong-chi-le-hoai-trung-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-rat-quyet-doan-nhat-la-nhung-van-de-he-trong-377173.html

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Cà Mau

Chiều 16/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phường 1, thành phố Cà Mau (Cà Mau). Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ghi...

tập trung tuyên truyền Đại hội Đảng bộ các cấp

Kinhtedothi - Sáng 29/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức Hội nghị Báo cáo viên TP tháng 10/2024. Huy động sức mạnh văn hóa trong xây dựng, phát triển đất nước Tại hội nghị, các đại biểu nghe Phó Giám đốc, Phó Tổng biên tập Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia Sự thật Phạm Thị Thịnh quán triệt những nội dung chính cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản...

Cùng nhớ về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày khai giảng

Tại lễ khai giảng, thầy và trò trường THPT Nguyễn Gia Thiều cùng xem lại những thước phim, hình ảnh tư liệu và những lời căn dặn của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong đổi mới toàn diện công tác giáo dục. Lần gần đây nhất là lần về thăm trường nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Trường Nguyễn Gia Thiều (1950 - 2020), những tình cảm chân thành với các thầy cô, tình cảm với những...

Khai trương Trang thông tin đặc biệt ‘Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng cùng ngày, Báo Nhân Dân đã khai trương Triển lãm ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, gồm 44 bức ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí. Triển lãm sẽ đón khách tham quan từ ngày 20-22/8/2024, tại 71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/khai-truong-trang-thong-tin-dac-biet-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-nha-lanh-dao-co-tam-co-tam-cua-dang-378567.html

Thư, điện cảm ơn lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các chính đảng và bạn bè quốc tế

Trong những ngày qua, trước sự ra đi của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế, các chính đảng và bạn bè quốc tế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam – Indonesia nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, chiều 10/3, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto đã chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm và chính thức công bố nâng cấp quan hệ Việt Nam – Indonesia lên Đối tác Chiến lược...

Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Cộng hòa Indonesia từ ngày 9-11/3/2025 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, hai nước đã ra "Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam". ...

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo đó, bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:1. Về tài nguyên nước:a) Văn bản xin chủ...

Phát huy tinh thần Chiến thắng Buôn Ma Thuột để Đắk Lắk tiến bước vào kỷ nguyên mới

Đây là mong muốn, niềm tin tưởng của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Đắk Lắk tại Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025), dấu mốc lịch sử trọng đại mở đầu cho thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột, sáng 10/3. ...

Phát biểu chính sách của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN, sáng 10/3, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, thủ đô Jakarta, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và có bài phát biểu chính sách quan trọng. Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung Phát...

Bài đọc nhiều

Hàng chục nghìn người hòa cùng đêm Gala “Vinh quang Công an Nhân dân Việt Nam”

Kinhtedothi - Tối 9/3, chuỗi hoạt động “Vinh quang Công an Nhân dân Việt Nam” đã khép lại với một đêm Gala âm nhạc hoành tráng, thu hút hàng chục nghìn lượt người dân và du khách tham dự. Gala âm nhạc “Vinh quang Công an Nhân dân Việt Nam” là sự kiện nghệ thuật đặc biệt được tổ chức  tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những hoạt động trọng...

“Không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo”

Chiều 30/10, tại phiên thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã giải trình, làm rõ một số nội dung ĐBQH nêu. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao kết quả giám sát của Đoàn giám sát đã đánh giá khách quan, toàn diện quá trình triển khai 3 Chương trình mục...

Hôm nay (23/5), Quốc hội thảo luận chương trình xây dựng luật 2024, dự án Luật Giá; nghe công tác thực hành tiết kiệm,...

Hôm nay (23/5), Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận chương trình xây dựng luật 2024, dự án Luật Giá (sửa đổi); nghe công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Lai lịch bất hảo kẻ cầm dao uy hiếp bé gái trên mái nhà ở Bắc Ninh

Sau 4 tiếng "cân não", Công an tỉnh Bắc Ninh đã giải cứu thành công bé gái bị đối tượng Phạm Văn Tuấn uy hiếp, khống chế. Trước khi gây ra vụ việc tại Bắc Ninh, Tuấn từng có 3 tiền án. 4h ngày 27/3, Công an phường Phượng Mao, huyện Quế Võ nhận được tin báo từ anh Trần Thanh Hải (trú tại thôn Mao Dộc, phường Phượng Mao) về việc 2h cùng ngày, một thanh niên khoảng 40...

Khai mạc triển lãm và hội nghị Tech4life 2023

Sự kiện này nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia và giới thiệu các sản phẩm công nghệ, giải pháp thông minh phục vụ chuyển đổi số, thông minh hóa cuộc sống. Tech4Life 2023 diễn ra ngày 4 và 5-10, tại Tân Sơn Nhất - Pavillon (đường Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận), bao gồm các hội thảo chuyên...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Hòa Phát đưa vào khai thác tàu The Momentum 110.000 DWT, tăng năng lực chủ động chuỗi cung ứng

Ngày 02/07/2025, Hòa Phát đưa vào khai thác tàu hàng rời The Momentum có tải trọng 110.000 DWT. Đây là tàu biển lớn nhất của Tập đoàn Hòa Phát, phục vụ chiến lược mở rộng đội tàu vận tải biển và chuẩn bị cho giai đoạn tăng tốc sản xuất tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát...

THÔNG BÁO GIA HẠN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI NHÓM QUẠT TRẦN “ GIÓ X3, ĐIỆN NỬA TIỀN SUNHOUSE APEX BAO GIÓ CẢ HÈ ”

Nhằm tiếp tục mang đến cơ hội sở hữu các sản phẩm quạt trần chất lượng cùng ưu đãi hấp dẫn trong mùa hè 2025, với sự ủng hộ mạnh...

VOSCO – 55 năm song hành cùng đất nước – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 01/7/2025, Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập (01/7/1970 – 01/7/2025). Đây không chỉ là dấu son khắc ghi truyền thống lịch sử vẻ vang của VOSCO – Công ty vận tải biển lâu đời nhất Việt Nam mà còn là...

Mới nhất